Thế trận gay go giữa Hoa Kỳ-Trung cộng và Việt Nam (Phần I) - Dân Làm Báo

Thế trận gay go giữa Hoa Kỳ-Trung cộng và Việt Nam (Phần I)

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống vào ngày 8-11-2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm một loạt các nhân vật danh tiếng vào tân Nội các. Nhiều chức vụ quan trọng của Tân Nội các Hoa Kỳ có liên quan đến chính sách đối ngoại đã gây cho các nước cựu thù quan tâm đúng hơn là lo ngại. Thế nên, người viết xin nêu một số chức vụ có liên quan đến vấn đề này.

- Bộ Ngoại Giao (Secretary of State): Ông Rex Tillerson 64 tuổi, là Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia của Mỹ là ExxonMobil, được ông Trump ca ngợi ông Rex Tillerson là "Một nhà ngoại giao lớn". Trong nhiều năm qua, Tập đoàn ExxonMobil đã hợp tác với tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga tiến hành nhiều dự án khai thác dầu khí ở Bắc Cực, biển Đen và vùng Siberia. Ông Tillerson đã được Tổng thống Putin trao tặng Huân chương Hữu nghị, vinh dự cao nhất nước Nga. Đây có phải là dấu hiệu Mỹ-Nga sẽ khắng khít hay không?

- Bộ Tưởng Quốc Phòng (Defense Secretary): Đại Tướng Thuỷ Quân Lục Chiến James N. Mattis 66 tuổi. Tướng Mattis có biệt danh "Mad Dog" (Chó Điên) là vị tướng cứng rắn với các quốc gia có thù nghịch với Mỹ, được Tổng thống Donald Trump tuyên bố bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Quốc Phòng (Chức vụ này cần được Thượng Viện phê chuẩn). Tướng Mattis về hưu từ năm 2013, Tướng Mattis làm Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ (United Central Command) tại chiến trường Trung Đông và Tây Nam Châu Á vào các năm 2010-2013. Đây có phải là dấu hiệu Mỹ sẽ trừng trị quốc gia nào thù nghịch với Mỹ, tiêu biểu là Trung cộng hay không? 

- Bộ Trưởng Giao Thông (Transportation Secretary): Elaine L. Chao được chọn làm Bộ Trưởng Giao Thông, có trách nhiệm quan sát, tân trang, sang sửa: Cầu cống, phi trường, hệ thống quốc lộ... Bà Elaine L. Chao gốc Đài Loan, là phu nhân Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell, trước đây từng là Bộ Trưởng Lao Động dưới thời Tổng thống George W. Bush (Bush con). Tân Tổng thống Trump bổ nhiệm bà Chao có liên quan gì việc “không công nhận một nước Trung Hoa” hay không? 

- Cố Vấn An Ninh Quốc gia (National Security Adviser: Trung Tướng Michael T. Flynn, nguyên giám đốc Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency) được bổ nhiệm làm Cố Vấn An Ninh Quốc gia. Mặc dù, Cố Vấn An Ninh Quốc gia không phải là thành phần Nội các. Tuy nhiên, chức vụ Cố Vấn An Ninh Quốc gia rất quan trọng vì liên quan thiết yếu với Bộ Ngoại Giao và Ngũ Giác Đài. Khi Tổng thống Mỹ xem xét và quyết định việc quốc gia, tướng Flynn với tư cách Cố Vấn An Ninh Quốc gia sẽ cố vấn Tổng thống Mỹ về cách đối phó với những vấn đề gay go của quốc gia, điển hình như tại Đông Nam Á, do Trung cộng gây hấn. 

- Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia: Ông Peter Navarro 67 tuổi, là một nhà kinh tế có đường lối cứng rắn với Trung cộng, được Tổng thống đắc cử Trump mời làm Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia tại tòa Bạch Ốc. Tiến sĩ Kinh tế Peter W. Navarro tốt nghiệp đại học Harvard đã giảng dạy tại UC Irvine và Giáo sư Greg Autry ở Trường Quản Trị Merage, đã biên soạn Tác phẩm “Death by China” tức là “Chết bởi Trung Quốc”, và sách ra mắt tại Hoa Kỳ ngày 11-5-2011. Đây có phải là kế hoạch ngăn chận Trung cộng đang phá rối kinh tế nước Mỹ hay không? 

Vì sao những nhân vật cốt lỗi tại tòa Bạch Ốc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump lại gây cho Trung cộng lo ngại, vì Mỹ xem Trung cộng là kẻ vong ân bội nghĩa với Mỹ, đang toan tính lấn lướt cả Mỹ, nên Mỹ muốn trừng trị Trung cộng. Vậy chúng ta hãy xem xét vì sao gọi Trung cộng là “kẻ vong ân bội nghĩa”. 

Trung cộng vong ơn bội nghĩa với Hoa Kỳ:

Vì sao nói Trung cộng là kẻ vong ơn bội nghĩa? Đấy là, trong Đệ nhị thế chiến, cả quân đội của Quốc Dân đảng và quân Cộng sản Tàu đã hợp tác chống Nhật, cả hai quân đội này đang bị quân Nhật đánh đuổi tơi tả lại được Mỹ tận tình giúp đỡ vũ khí, huấn luyện và cứu thương. Sau đấy, quân đội Mỹ theo lệnh của Tổng thống Harry S. Truman, vào ngày 6-8-1945, thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, đến ngày 9-8-1945, thả quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã cho phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki của nước Nhật. Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2-9-1945, chính thức chấm dứt Thế chiến thứ hai, nước Tàu nhờ đấy mới khỏi bị Nhật đô hộ, nên người Tàu đã mang ơn Mỹ cứu lần thứ nhất.

Thứ đến, Mỹ muốn tách Trung cộng ra khỏi Liên Xô vì Mỹ đang có “Chiến tranh lạnh” với Liên Xô. Thế nên, vào năm 1972, Tổng thống Mỹ là Nixon tới Thượng Hải, Mỹ trong vị thế một siêu cường số một, Tàu là một quốc gia đông dân, cả tỉ dân nhưng yếu kém về kinh tế. Tổng thống Nixon đã ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung. Mỹ cố đánh gục Liên Xô để giải quyết “Chiến tranh lạnh”, đến đời Tổng thống lỗi lạc Ronald W. Reagan là Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981-1989) đã gây cho Liên Xô liểng xiểng, sau đấy đưa đến kết quả: Vào lúc 7:32 tối ngày 25-12-1991, quốc kỳ Liên Xô phải hạ xuống từ điện Kremlin và thay thế bằng quốc kỳ Nga, dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan.

Sau khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung, Trung cộng được Mỹ hỗ trợ nên phát triển mạnh mẽ, trở thành nước có nền kinh tế mạnh thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Thế mà, Trung cộng lại “ăn cháo đá bát” theo báo “Viet Times” bài viết: “Hoàn Cầu đe giết 12 triệu người Mỹ”: Năm 2013, tờ Global Times (Hoàn Cầu thời báo) còn xuất bản một bài báo mô tả những đòn tấn công hạt nhân sẽ giết chết 12 triệu người Mỹ như thế nào.

Các căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng bắt đầu:

Vào ngày 8-11-2016, nước Mỹ bầu cử Tổng thống, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Ông Trump là người chưa hề có thành tích chính trị nhưng ông là người đối đáp nhanh nhẹn, nói năng không theo bài bản như các nhà chính trị khác. Thế nên, chính nhân dân Mỹ và các quốc gia dù bạn hay thù của nước Mỹ đã bàn bạc chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống đắc cử Donald Trump đều ngỡ ngàng và không thể dự đoán được kế sách ông ta. 

Ông Donald Trump đã nói rằng sẽ đánh thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung cộng là 45%. 

Kể từ năm 1979, Hoa Kỳ đã công nhận “một nước Trung Hoa” và cắt đứt liên hệ ngoại giao chính thức với đảo quốc Đài Loan. Thế mà, vào ngày 2-12-2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã trao đổi bằng điện thoại với Tổng thống Đài Loan Tsai ing-wen (Thái Anh Văn). Sau đấy, Văn phòng Tổng thống Đài Loan còn loan báo rằng bà Tsai ing-wen sẽ rời Đài Bắc vào ngày 7-1-2017, ghé qua Houston (Bà -wen đã đến Mỹ hôm nay 9-1-2017) một ngày rồi mới đi thăm: Honduras, Nicaragua, Guatemala và El Salvador. Khi trở về Đài Loan, trên đường đi bà wen sẽ ghé qua San Francisco (Mỹ) vào ngày 13-1-2017, việc này đã gây cho Trung cộng rất phẫn nộ.

Ngoài ra, thiết bị lặn của Hải quân Mỹ UUV l là tàu lặn không người lái đang hoạt động ở biển Đông, có nhiệm vụ thu thập dữ liệu hải dương học lại bị Trung cộng thu giữ?! Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối 17-12-2016, viết trên Twitter: “Chúng ta nên nói với phía Trung cộng rằng chúng ta không cần chiếc AUV mà họ đã đánh cắp. Cứ để họ giữ nó”.

Từ đấy, có thể giữa Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ căng thẳng gay gắt chăng? Sự căng thẳng gay gắt này có đưa đến cuộc xung đột vũ trang không? Trong hoàn cảnh gay go này, chúng ta hãy xem xét khái quát về tương quan lực lượng vũ trang của Mỹ-Trung thế nào?

So sánh quân đội Hoa Kỳ và Trung cộng:

1- Quân số: Hiện nay, Quân đội của Hoa Kỳ có khoảng 1.400.000 người, Quân đội của Trung cộng được gọi dưới mỹ từ: Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có khoảng 2,200.000 người.

2- Bộ binh: Bộ binh mạnh nhất thế giới hiện nay có thể xếp hạng theo thứ tự: Hoa Kỳ, Trung cộng, Ấn Độ, Nga và Anh. Như vậy, quân đội Mỹ về Bộ binh vẫn mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, quân đội Mỹ bị áp lực bởi cuộc chiến liên miên ở khắp nơi trên thế giới, như lực lượng quân đội phải phân tán nhiều nơi, ví dụ như hậu quả từ các cuộc chiến tại các quốc gia Iraq và Afghanistan.

3- Không quân: Số lượng máy bay của quân đội Mỹ nhiều gấp 3 lần so với quân đội Trung cộng. Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung cộng có thể ngang ngửa với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, tuy nhiên lại phụ thuộc vào động cơ của Nga, nếu Trung cộng tự chế tạo động cơ thì hiệu quả còn kém, để khắc phục điểm yếu này, Trung cộng cố phát triển hệ thống tên lửa đất đối không (SAM), để kiềm chế không lực đối phương, Bắc Kinh đã chế tạo khoảng 1.400 tên lửa, những tên lửa này có thể làm tê liệt các căn cứ không quân của Mỹ trên đảo Okinawa. 

4- Hải quân: Hải quân Mỹ hiện có 10 tàu sân bay đang hoạt động. Vào ngày 07-01-2017, Bắc Kinh cho biết đang đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai và sẽ hoàn tất trong năm 2017. Ngoài ra, Bắc Kinh còn dự kiến sẽ đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba. Hiện nay, chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang tiến hành các cuộc tập trận bằng đạn thật với các chiến đấu cơ tối tân trên biển Đông, nơi có một số quốc gia trong vùng đang tranh chấp chủ quyền. 

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ, bố trí thường trực ở Nhật Bản - Ảnh: Reuters 

Ngoài ra, Mỹ đã chế tạo vũ khí laser, loại vũ khí này có thể sử dụng trên tầu chiến, máy bay, xe tăng, Vũ khí laser có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, máy bay không người lái, máy bay trực thăng... 

Còn khoảng 10 ngày nữa là ngày 21-1-2017, ông Trump sẽ làm lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Từ những suy nghĩ của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với Trung cộng đã thượng dẫn, Khi ông Trump đã điều hành tòa Bạch Ốc (White House), ông sẽ giải quyết những bất đồng với Trung cộng thật sự thế nào? Đến khi đấy, chúng ta sẽ thấy sự thật rõ ràng hơn. 

Ngày 9-1-2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo