...Bằng các thủ đoạn, mánh khóe tiếp thu từ trong gia đình, có bản chất của chế độ ngụy quyền, cụ thể là từ bố dượng và cha vợ, Thơ dùng tiền mua chuộc, chạy chọt để leo cao, chui sâu vào hàng ngũ lãnh đạo của ta... Thơ còn có một cô “vợ bé” sống như vợ chồng tên là Lê Thị Mỹ Hạnh. Thơ dùng chiêu duyệt giá rẻ, bán rất nhiều mảnh đất vàng cho Hạnh... triển khai dự án xây biệt thự hủy hoại môi trường sinh thái bán đảo Sơn Trà...
*
Kính gửi: Đ/c Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư
Kính gửi: Đ/c Trần Đại Quang, Chủ tịch nước
Đồng kính gửi đ/c Phạm Minh Chính Trưởng ban Tổ chức
Và đ/c Trần Quốc Vượng Chủ nhiệm UBKT
Các đ/c Ủy viên Bộ Chính trị
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KÍNH ĐỀ NGHỊ UBKTTW LÀM RÕ
Trên báo chí chính thống (Vietnamnet, Gia đình và xã hội, Giáo dục, Tổ quốc …) đăng tải nhiều bài viết, trong đó có nêu ý kiến của các đ/c là lãnh đạo Đảng, nhà nước, lãnh đạo tỉnh QN-ĐN qua các thời kỳ đề nghị UBKTTW vào cuộc làm rõ nhiều vấn đề nghiêm trọng về lý lịch, sự thăng tiến quá nhanh về chức vụ, việc vi phạm Luật hôn nhân gia đình, sở hữu nhiều tài sản lớn và có nhiều doanh nghiệp “sân sau” đối với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
1- Về lý lịch
Ông Huỳnh Khoan sinh năm 1938 kết hôn với bà Võ Thị Tha cũng sinh năm 1938, sống tại Hòa Quý, Ngũ Hành sơn, sinh ra 2 người con là Huỳnh Thị Bài (1958) và Huỳnh Đức Thơ (1962).
Đến năm 1964 (tức là khi ông Thơ được 2 tuổi) cha đi du kích và hy sinh. Thế nhưng, đến năm 1969, mẹ ông Thơ là bà Tha lại tiếp tục sinh con: Huỳnh Hùng (1969), Huỳnh Thị Tính (1970). Vậy cha ruột của Hùng và Tính là ai, tại sao lại mang họ Huỳnh là họ của ông Huỳnh Khoan?
Trên thực tế, năm 1968, sau khi chồng hi sinh, bà Võ Thị Tha lấy chồng khác là một tên “Bình định nông thôn” của ngụy (đây là lực lượng đặc biệt, là đội quân tinh nhuệ của Nguyễn Văn Thiệu, chúng sống trong nhà dân để truy cơ sở cách mạng, thực hiện phương châm cùng ăn, cùng ở với dân, trực tiếp theo dõi dân có móc nói với Việt Cộng không, nhằm sớm phát hiện và tiêu diệt cơ sở cách mạng của ta. Bọn “Bình định nông thôn” được xếp vào loại ác ôn, có nợ máu với nhân dân).
Bà Tha sinh cho người chồng sau 2 người con: 1 con trai và 1 con gái, là 2 em cùng mẹ khác cha với ông Thơ. Thế nhưng khi viết lý lịch ông Thơ đã khai đây là 2 em ruột, lấy họ Huỳnh cha ruột của mình đã hy sinh 1964 để khai cho 2 em: Huỳnh Hùng và Huỳnh Thị Tính. Việc khai man này nhằm mục đích gì?
Lên 6 tuổi, Thơ bắt đầu sống với cha dượng, chịu sự nuôi dưỡng, giáo dục của ngụy cho đến trưởng thành. Đến tuổi lập gia đình, Thơ lấy vợ là cô Nguyễn Thị Vân Anh, con gái sĩ quan ngụy tên là Nguyễn Đắc Kỳ. Kỳ là quân cảnh, cấp bậc đại úy (sau này, Thơ khai là trung úy), là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn quân cảnh đóng tại Quảng Ngãi. Tiểu đoàn này cuối năm 1968, đầu 1969 đã ra Huế đàn áp phong trào cách mạng của ta tại đây. (Về sự tàn độc của lực lượng quân cảnh ngụy, đề nghị hỏi những người bị bắt, bị tù quân cảnh sẽ biết việc bị đánh đập, tra tấn dã man ra sao).
Bản thân Nguyễn Đắc Kỳ sau giải phóng phải cải tạo hơn 2 năm.
Hiện nhà của ông Thơ đang ở tại đường Hàm Nghi, TP Đà Nẵng chính là nhà của cha mẹ vợ để lại (điều này Thơ đã khẳng định nhiều lần tại các cuộc họp thành phố). Trước đây, Thơ sống dựa vào gia đình vợ, cha mẹ vợ cho tiền làm nước đá bán cho ngư dân đi biển để ướp cá. Một người sống phụ thuộc kinh tế của đại úy quân cảnh ngụy, được nuôi dạy bởi 1 tên “bình định nông thôn” thử hỏi có lập trường tư tưởng chính trị thế nào, có lý tưởng cộng sản không, có vi phạm các quy định của Đảng về lý lịch “tứ thân phụ mẫu” khi không khai cha dượng là người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục mình trưởng thành, khai man họ của em cùng mẹ khác cha, sửa chữa chức vụ của cha vợ, vừa khai gian, vừa giấu bớt vừa sửa chữa cho có lợi cho mình: thử hỏi người đó có xứng đáng đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản không, chứ chưa nói có xứng đáng làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP của chế độ ta hay không?
2- Về con đường thăng tiến
Bằng các thủ đoạn, mánh khóe tiếp thu từ trong gia đình, có bản chất của chế độ ngụy quyền, cụ thể là từ bố dượng và cha vợ, Thơ dùng tiền mua chuộc, chạy chọt để leo cao, chui sâu vào hàng ngũ lãnh đạo của ta. Từ vị trí Giám đốc Công ty cung ứng và phát triển kỹ thuật Đà Nẵng (nay là công ty cổ phần SEATECCO) được đưa về làm Phó trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp Chế xuất TP. Đà Nẵng, sau đó, được điều về làm Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn nhiệm kỳ 2004 – 2009, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng. Từ vị trí Chủ tịch quận và nhất là Giám đốc Sở nắm nhiều quyền lực về kế hoạch, đầu tư, Thơ ra sức vơ vét các dự án lớn nhỏ, ở đây chỉ xin nhắc 1 vụ đặc biệt nhất là vụ việc “Sân vận động Chi Lăng”. Với vai trò là cơ quan tham mưu chính, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Huỳnh Đức Thơ có thể nói không có trách nhiệm gì hay sao, mà theo dư luận Thơ nhận tiền hối lộ của Phạm Công Danh - Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh với con số khổng lồ.
Bạo liệt nhất là dưới thời ông Trần Thọ làm Bí thư Thành ủy thì Thơ dùng chiêu bài cũ “tiền đổi chức” để leo kỷ lục với 4 chức chỉ trong vòng 8 tháng (tại các cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy, cán bộ chủ chốt TP và HĐND TP toàn là họp bất thường):
- 14-4-2014: được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP
- Tháng 10-2014: được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy
- 26-01-2015: được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy
- 26-01-2015 (trong buổi sáng cùng ngày): Chủ tịch UBND TP
Thơ có tài cán nổi bật gì mà lên chức quá nhanh, lên chức vụ không có trong quy hoạch (Thơ không quy hoạch Phó Chủ tịch văn xã). Hơn nữa, để Thơ có suất vào Thường vụ thì Thành ủy Đà Nẵng dưới sự sắp xếp của Trần Thọ chấp nhận dôi dư 1 Ủy viên Thường vụ vào thời điểm bất ngờ, đ/c Trương Chí Lăng, Chỉ huy trưởng BCH quân sự TP lẽ ra cơ cấu cứng vào Thường vụ trước nhưng phải nhường cho Thơ, sau này số lượng Ủy viên Thường vụ lên 16, tăng 1 so với quy định thì lấy lí do Chỉ huy trưởng quân sự ra giải thích, tránh tiếng cho Thơ. Chính điều này làm xôn xao dư luận, nhất là các đ/c lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí cho rằng phấn đấu, hy sinh cả đời có khi mới lên tới Phó Chủ tịch TP, trong khi đó anh Thơ đã đóng góp gì cho TP Đà Nẵng mà 8 tháng lên 4 chức vụ cao cấp của TP (Đ/c Nguyễn Đăng Lâm, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy QN-ĐN, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có tâm đơn chính thức đề nghị làm rõ, đơn thư đăng tải trên nhiều trang báo với tựa đề: “Cựu lãnh đạo Đà Nẵng gửi “tâm thư” lên cấp cao nêu đích danh ông Huỳnh Đức Thơ).
Điều đáng nói, trong thời điểm Thơ lên chức không đúng quy hoạch thì Đà Nẵng không thiếu cán bộ lãnh đạo, nhiều đồng chí có bề dày thành tích và đúng quy hoạch như đ/c Nguyễn Thị Thanh Hưng (Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), đ/c Đặng Thị Kim Liên (Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP), đ/c Lê Trung Chinh (Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo)...
3- Về vi phạm Luật hôn nhân và gia đình
Ngoài người vợ chính thức là Nguyễn Thị Vân Anh hiện đang sống tại ngôi nhà ở đường Hàm Nghi, quận Thanh Khuê, ông Thơ còn có một cô “vợ bé” sống như vợ chồng tên là Lê Thị Mỹ Hạnh - sinh năm 1976 có số điện thoại là 0905358855 (nay đã đổi số), người gốc Huế, cũng là con của lính ngụy ác ôn trước đây cũng đóng quân tại Hòa Quý. Cô Hạnh và ông Thơ quan hệ từ thời Thơ làm Chủ tịch Ngũ Hành Sơn, có con trai riêng tên là Lê Đức Duy, năm nay 16 tuổi học lớp 10 Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng (điều này về địa phương hỏi thì sẽ rõ). Hiện hai mẹ con cô Hạnh đang sống tại đường An Thượng 12, quận Ngũ Hành Sơn, dư luận rằng sắp sửa đưa con đi Mỹ du học vừa lo cho tương lai vừa tránh điều tiếng.
Quay lại thời điểm Thơ làm Chủ tịch Ngũ Hành Sơn, với quyền lực trong tay, Thơ dùng chiêu duyệt giá rẻ, bán rất nhiều mảnh đất vàng cho Hạnh. Gần đây, khi dư luận ầm ĩ, vợ chính ghen tuông, Thơ bàn với Hạnh đã nhanh chóng bán đất trong vòng 3 ngày lên đến 240 tỷ đồng (đề nghị kiểm tra phòng thuế quận Ngũ Hành Sơn). Số tiền này giao cho Trần Phước Sơn, Phó Chánh Văn phòng UBND TP, đệ tử ruột của Thơ, cùng với Đặng Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty đầu tư Đà Nẵng - Miền Trung, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty thép Dana-Ý, Cổ đông chính đang thâu tóm Công ty cấp nước Đà Nẵng, là “đệ ruột”, 1 trong những sân sau của Thơ, dùng tiền tiếp tục chạy chọt, nhất là rải cho báo chí để bịt miệng. Phần tiền còn lại cùng với đối tác Công ty CP du lịch Tiên Sa triển khai dự án xây biệt thự hủy hoại môi trường sinh thái bán đảo Sơn Trà (hiện đã bị Thành ủy đình chỉ).
4- Về sử dụng cán bộ
Chính vì xuất thân và quan điểm chính trị như vậy nên Thơ kết bè kết phái, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm hoặc rút về Văn phòng UBND TP sử dụng toàn cán bộ có lý lịch liên quan trực tiếp đến ngụy, không có phẩm chất đạo đức như: Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế ngành, Sở Kế hoạch Đầu tư, cha đẻ là ngụy quân suốt 10 năm nhưng Thơ nhất quyết bảo vệ đưa lên Phó Giám đốc Sở KHĐT, Thường trực Thành ủy không duyệt thì Thơ chủ trì BCS đảng Ủy ban lùng nhùng mãi không trình nhân sự khác để tình trạng đến nay Sở KHĐT chỉ có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc Huỳnh Văn Thanh sắp về hưu. Mỗi khi Thường trực Thành ủy nhắc nhở, yêu cầu trình sớm thì BCS đảng Ủy ban lại xin khất.
Trường hợp khác là Võ Nguyên Chương, Thơ rút từ thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường về VP UBND TP, bổ nhiệm Phó phòng Nội chính - Pháp chế, phụ trách các vấn đề liên quan tới công tác cán bộ, nội chính, pháp chế của Ủy ban. Cha đẻ của Chương là Võ Đình Diệu, Chi đội trưởng Thiết quân vận M113 tại Chi đoàn 3, Thiết đoàn 7 kỵ binh, Sư đoàn I bộ binh, đóng quân tại Huế, cấp bậc Thiếu úy, tham gia Đảng Đại Việt, đóng quân tại đèo Phước Tượng, huyện Phú Lộc, Huế, gài mìn giết 1 cán bộ của ta, tịch thu vũ khí của cách mạng, vì thế được tuyên dương Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, nay Thơ cho giữ hồ sơ Mật và đưa Chương đi học cao cấp chính trị lớp K11 tại Học viện Chính trị quốc gia 3 tại Đà Nẵng. Đ/c Trần Đình Hồng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy có ý kiến nhưng Thơ không chịu thay đổi (hỏi như vậy có tự diễn biến, tự chuyển hóa không?).
Rất đáng lưu ý, khi còn làm Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Thơ cho bổ nhiệm Phạm Đình Thành Hoàng và Nguyễn Văn Thành là tay chân thân tín của mình đang là chuyên viên hợp đồng lao động, chưa có biên chế lên chức phó phòng. Khi Thanh tra Sở Nội vụ tiến hành thanh tra, Thơ chỉ đạo làm im, chờ bổ sung biên chế. Hiện nay vừa cho đi thi vào biên chế nhưng chưa có kết quả. Như vậy, hai phó phòng Hoàng và Thành đã bổ nhiệm 5 năm nhưng hiện vẫn chưa vào biên chế nhà nước.
Một trường hợp nữa là Mai Đăng Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, phụ trách phòng Nhật Bản và các văn phòng đại diện của TP Đà Nẵng tại Tokyo và 1 số thành phố của Nhật. Ngày 20-10-2015, Đại sứ Nhật tại Việt Nam có công hàm gửi Bộ Công an đề nghị điều tra, xác minh nghi ngờ Hiếu có liên quan mafia Nhật, dùng quyền lực ép nhà đầu tư Nhật Bản lấy tỷ lệ % góp vốn tại các công ty Nhật ở Đà Nẵng, đề nghị không để Hiếu tham gia công tác đối ngoại, lễ tân, nhất là trong việc đón tiếp các đoàn khách Nhật. Dù không góp xu nào nhưng Hiếu đòi từ 30%-50% csc công ty của Nhật (như: Chef Meat, Digital Ship, Sông Hàn, Samurai, Ai Ichi, Hello...), do vợ Hiếu là Nguyễn Thị Lữ Trang và em vợ Nguyễn Xuân Thắng đứng tên. Trong quan hệ làm ăn, Hiếu dùng súng (không biết súng thật hay súng giả) để uy hiếm đe dọa bà Reiko Usuda người Nhật làm bà stress nặng (hiện bà đang sống tại Thanh Nam, Cẩm Châu, Hội An, số điện thoại 0903586269), ông Võ Như Thắng, Phó Giám đốc One Dana, 1 người rất am hiểu và có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật đã lên tiếng tố cáo Hiếu với những hành vi trấn lột trắng trợn nhà đầu tư Nhật. Khi Ban Thường vụ Thành ủy họp và có ý kiến tạm điều chuyển Hiếu về Sở Nội vụ nhằm thuận lợi cho công tác thanh tra, điều tra, đồng thời không để Hiếu tham gia công tác xúc tiến đầu tư thì Hiếu vẫn đưa nhà đầu tư Nhật đến Đà Nẵng, Chủ tịch Thơ vẫn tiếp bình thường. Mặc dù, được điều về Sở Nội vụ song Hiếu thường xuyên lên xuống phòng Chủ tịch, trao đổi với thư ký Chủ tịch Hoàng Sơn Trà và Phó Văn phòng Trần Phước Sơn, đồng thời tự nhiên ra vào phòng Chủ tịch có khi đến hàng tiếng đồng hồ, không rõ làm gì. Nhưng có ai nói Chủ tịch thân với Hiếu là Chủ tịch phản ứng dữ dội, dùng lời lẽ tục tĩu, không thể chấp nhận được.
Lái xe của Thơ là Lý Huỳnh Anh, nổi tiếng giang hồ bịp bợm. Con trai Huỳnh Anh mới học tiểu học mà uy hiếp bạn học bắt đưa tiền. Mẹ cháu bé này là cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Nhân (số điện thoại 0919074980) hiện đang dạy học tại Trường THCS Trưng Vương, quận Hải Châu, điện thoại trao đổi với Huỳnh Anh thì bị anh lái xe này đe dọa đòi đuổi việc “có biết tao là ai không?”. Cô giáo viết thư gửi lên Chủ tịch tố cáo Huỳnh Anh nhưng Thơ bao che, không xử lý. Nghiêm trọng hơn, khi Thơ xây dựng mở rộng nhà riêng tại Hàm Nghi, có mâu thuẫn với nhà hàng xóm là bà Nga và cô Trang về ranh giới đất, Thơ sai lái xe Huỳnh Anh nhảy sang đánh cô Trang ngất xỉu tại chỗ phải nhập viện cấp cứu. Cô Trang kiện lên Chủ tịch nhưng cũng không giải quyết.
Trường hợp đặc biệt không thể không kể đến là Phó Căn phòng UBND TP Trần Phước Sơn, vốn là Trưởng phòng xây dựng cơ bản, Thơ đưa lên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư rồi rút về Ủy ban, là tay chân thân tín số 1 của Chủ tịch Thơ, người được các nhà đầu tư Đà Nẵng gọi là "kẻ thu tô" khét tiếng, trùm tham nhũng dự án của Đà Nẵng. Sơn tuyên bố ai muốn làm ăn gì ở đất này thì phải chung chi Sơn 1%, Chủ tịch từ 5-10% tùy dự án lớn nhỏ. Dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Sơn điện thoại tất cả các doanh nghiệp xếp hàng đến chung chi cho Chủ tịch để lo đối ngoại. Nhìn hàng dài doanh nghiệp chen chúc xếp hàng không ai dám bỏ ra vì mất chỗ, chuyên viên Văn phòng Ủy ban đi qua nhìn thấy nói đùa không khác thời tem phiếu. Có doanh nghiệp kể vào gặp Chủ tịch đúng 1 phút, gửi bì là đi. Không gặp là không được. Đối ngoại của Chủ tịch mà Phước Sơn nói với doanh nghiệp là việc dùng rượu Chivas 25, 38 và phong bì, mỗi bì từ 30-50 triệu đồng gửi hết cho mỗi Thành ủy viên, Giám đốc sở, Bí thư, Chủ tịch quận/huyện, một số cán bộ hưu trí và đặc biệt là cánh báo giới để ủng hộ và bảo vệ Chủ tịch khi cần. Hiện nay, trên các facebook của Thế Thịnh (vừa thôi chức Trưởng đại diện Báo Thanh niên), Xuân thu (Giám đốc VTV8)... thường xuyên có bài viết bảo vệ Thơ rằng đất đai tài sản như vậy là nhỏ bé, đặc biệt chúng nói rõ Thanh đến, Anh đi, chào ngày mới, Thơ ngân nga... Thanh ở đây là Phạm Viết Thanh, Bí thư đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương (người Quảng Nam), Anh là Nguyễn Xuân Anh phải ra đi, Thơ là Huỳnh Đức Thơ ngân nga câu hát chào ngày mới... Thế Thịnh cũng nêu Quyết định của UB Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra Ban Thường vụ Thành ủy, tại sao Thịnh biết? ai cung cấp? mục đích gì? Ai đứng đằng sau...?
5- Về tài sản lớn và góp vốn doanh nghiệp sâu sau
Mặc dù đã làm Chủ tịch TP song Thơ vẫn góp vốn làm ăn với doanh nghiệp (do vợ đứng tên), 1 số doanh nghiệp Thơ góp vốn trước khi làm Chủ tịch thì vẫn không thoái vốn. Việc kê khai tài sản cũng rất lập lờ, hàng chục lô đất, 4-5 công ty nhưng Thơ không khai công ty nào cụ thể, dư luận cho rằng khai như vậy cũng chỉ mới 1/10. (Về tài sản của thơ, các đ/c Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm VP Quốc Hội, đ/c Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm UBKTTW, đ/c Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch UBMTTQVN TP... và nhiều đ/c khác đã lên tiếng đề nghị làm rõ).
Trường hợp cụ thể, công ty thép Dana-Ý, hiện gây ô nhiễm nặng cho dân, dân tụ tập đông người khiếu kiện liên tục, kéo dài nhưng Thơ dùng quyền Chủ tịch ép đẩy dân đi, để doanh nghiệp gây ô nhiễm của mình ở lại. Họp Ủy ban, Thơ quyết liệt kết luận Dana-Ý chỉ chịu phần giải tỏa, còn bố trí tái định cư TP dùng ngân sách lo. Đất sau khi giải tỏa dân sẽ giao cho doanh nghiệp để bù vào chi phí giải tỏa, dư luận nói rằng Thơ "dùng mỡ ráng mỡ", như vậy là nhà nước lo hết, doanh nghiệp gây ô nhiễm không đi mà cũng không mất tiền. Tiền về túi ai thì đã rõ!!!
Hiện Thơ đang chỉ đạo Đặng Thanh Bình Đà Nẵng - Miền trung thâu tóm công ty cấp nước, đề xuất tự kêu gọi đầu tư để dễ bề ăn chia sau này, Ủy ban có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị từ chối nguồn viện trợ ODA của Nhật. Về vấn đề này, hiện nay Đại sứ quán Nhật có công hàm J.F 66/2017 quan ngại sâu sắc tính nghiêm túc trong các đề nghị của của UBND TP Đà Nẵng. Nhật sẽ cân nhắc dừng tất cả chương trình hợp tác hiện tại cũng như tương lai đối với TP.
Cuối cùng, về đạo đức, lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử, trong nói năng, phát biểu, Thơ luôn có thái độ trịnh thượng, khệnh khạng. Giữa kỳ họp cuối năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố được truyền hình trực tiếp, khi phát biểu, Thơ ngồi tại chỗ kéo micro về phía mình nói tự nhiên không phép tắc gì cả. Cán bộ hưu trí và nhân dân theo dõi truyền hình trực tiếp bất bình với thái độ không tôn trọng Chủ tọa kỳ họp, không tôn trọng đại biểu HĐND và cử tri TP. Chúng tôi cũng theo dõi và được biết, nhiều lần họp hành Thơ đều như vậy. Sau tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, sau cuộc gặp mặt đầu năm với doanh nghiệp TP, Thơ đứng lại nói chuyện với 1 doanh nghiệp, không rõ nói chuyện gì mà 2 bên chỉ mặt nhau lớn tiếng dọa nạt, chửi thề, chị em phục vụ lễ tân dọn dẹp sợ hãi, chạy tán loạn ra ngoài, xôn xao bàn tán. Phong cách nói năng của Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP là như vậy sao? Học tập và làm theo Bác Hồ theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị là chửi thề, đề ngu, đầu bò, tục tĩu như vậy có chấp nhận được không? Vậy mà khi được góp ý thì Thơ cho là làm theo thói quen không có ý gì. Thói quen này xa lạ với những người cộng sản chân chính có ý thức tổ chức kỷ luật có trên có dưới, xa lạ với đạo đức, phong cách Hồ Chí Mình mà toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta đang học tập, nó lạc lõng, tha hóa và suy thoái khi soi chiếu vào tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) mà từ đ/c Tổng Bí thư đến từng cán bộ, đảng viên đang ra sức triển khai thực hiện. Không cần phân tích sâu hơn, có lẽ các đ/c lãnh đạo của UBKTTW cũng biết nó rơi vào những điểm nào của 27 suy thoái trong Nghị quyết TW4 của chúng ta!!!
Kính thưa các đồng chí! Từ 5 vấn đề nêu trên, chúng tôi tha thiết đề nghị UBKTTW vào cuộc làm rõ, cho chúng tôi biết Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ có còn đủ uy tín, có phẩm chất đạo đức xứng đáng làm Chủ tịch hay không? Việc ý kiến của lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí về lý lịch, về vi phạm Luật hôn nhân gia đình tại sao rơi vào im lặng? Việc Chủ tịch UBND TP góp vốn kinh doanh với doanh nghiệp có vi phạm Điều 37 của Luật phòng chống tham nhũng không, việc có nhiều tài sản bất minh, về dung dưỡng cán bộ làm sai trái, về việc chạy chức chạy quyền leo 8 tháng 4 chức... có vi phạm nghiêm trọng Điều lệ đảng, 19 điều đảng viên không được làm, vi phạm Nghị quyết Trung ương 4 mà toàn đảng ta đang nghiêm túc triển khai hay không?
Để làm rõ hơn những gì trình bày, chúng tôi đề nghị Đoàn kiểm tra của UBKTTW cho lịch hẹn gặp trực tiếp để chúng tôi trình bày rõ hơn vấn đề. Chúng tôi muốn biết các đ/c có muốn lắng nghe tiếng nói chân thực từ cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng và tiếng nói của dân nữa không? Chúng tôi lo lắng niềm tin của dân vào Đảng sao cứ giảm sút dần, sẽ giảm đến đâu và tương lai của Đảng. Đây là tâm huyết của những người cả đời cống hiến hi sinh vì Đảng, vì Tổ quốc, mong các đồng chí lắng nghe!
Nguyễn Thị Chát