Bàn tay đẫm máu của Hồ Chí Minh - Dân Làm Báo

Bàn tay đẫm máu của Hồ Chí Minh

John G. Hubbell, Reader's Digest * VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) trích dịch - Lời của người dịch: Bài của John G. Hubbell, đăng trên tạp chí Reader's Digest tháng 11/1968. Tuy tài liệu cũ, chúng tôi muốn bạn trẻ sinh ra, lớn lên sau chiến tranh Việt Nam được biết, nhất là trong nước bị cấm. Bản gốc khá dài, có nhiều chi tiết mất thời gian tính, chúng tôi chỉ trích dịch, nhưng cố gắng giữ nguyên điểm chánh. Cũng xin báo trước, trong bài có nhiều chi tiết tượng hình làm bạn đọc sợ. Xin cẩn thận.

*

Viên xã trưởng và bà vợ bấn loạn lên. Đứa bé bảy tuổi, một trong những đứa con của họ, mất tích đã bốn ngày. Hai vợ chồng kinh hoàng cho Trung tướng Lewis W. Walt (xem chú thích) biết, họ tin rằng thằng bé bị VC bắt.

Đột nhiên, thằng bé phóng ra khỏi rừng, chạy qua bờ ruộng tiến về làng. Nó khóc. Bà mẹ chạy đến và ôm trọn thằng nhỏ trong vòng tay. Hai bàn tay nó bị chặt đứt ngang, trên cổ đeo tấm bảng gửi cho người cha: nếu ông hay bất cứ người nào trong làng dám đi bỏ phiếu ​​trong cuộc bầu cử sắp tới, thằng bé sẽ bị trừng phạt nặng hơn nữa.

Tương tự, VC cảnh cáo dân của ấp khác gần Đà Nẵng. Mọi người bị bắt quy tụ trước nhà ông trưởng ấp, bà vợ đang mang thai và bốn đứa con phải chứng kiến viên trưởng ấp bị cắt lưỡi. Sau đó, cơ quan sinh dục của ông bị cắt bỏ và khâu trong miệng đẫm máu của ông. Khi ông chết rồi, VC quay sang bà vợ, cắt toang dạ con ra. Rồi tới đứa con trai chín tuổi: chúng dùng tre nhọn đâm xuyên từ tai này qua tai kia. Hai đứa con khác của ông trưởng ấp cũng bị giết tương tự như vậy. VC tha chết đứa bé gái năm tuổi - không hành hạ thể xác, chúng mặc cho con nhỏ khóc, tay vẫn níu chặt lấy xác người mẹ.


Tướng Walt cho biết khi ông tới trụ sở quận sau ngày VC và quân Bắc Việt xâm nhập. Những người lính miền Nam còn sống sau trận đánh, bị VC trói chặt và bắn vào miệng hoặc phía sau đầu. Sau đó, vợ con của họ, gồm cả một số trẻ em hai, ba tuổi, bị đưa ra ngoài phố, lột hết quần áo, tra tấn và bị hành quyết: cắt cổ; bị bắn, chặt đầu, hay bị móc ruột. Xác người bị cắt xẻo phơi trên hàng rào, có tấm bảng cảnh cáo mọi người nếu họ tiếp tục yểm trợ chính quyền Sài Gòn và lực lượng đồng minh, số phận họ sẽ giống như vậy.

Kỷ luật máu:

Hơn một năm trước 1954, Hồ phát động một chiến dịch dã man sát hại chính dân của mình. Hầu như mọi làng Bắc Việt, các đội tay sai tập hợp dân chúng chứng kiến ​​"lời thú tội" của chủ đất. Tiếp theo, các giới kinh doanh, trí thức, thầy giáo dạy học, các nhà lãnh đạo dân sự- tiềm năng của giới đối lập trong tương lai - cũng được quy tụ lại và bắt "thú tội" với "sai phạm tư tưởng", tiếp theo đấu tố, buộc tội rồi xử tử hình. Nhiều người bị bắn, chặt đầu, bị đánh đến chết; một số bị trói chặt, ném xuống huyệt chôn sống. Hồ khủng bố dân chúng theo định kỳ. Từ 50.000 đến 100.000 người chết trong các cuộc tắm máu - với nỗ lực tính toán lạnh lùng cho đảng và quần chúng có kỷ luật. Rất ít người không bị khủng bố, dường như Hồ bị cám dỗ bởi chính cơn thịnh nộ của hắn. Tuy nhiên, trong suốt những năm 1950, Hồ phải dập tắt một số cuộc nổi dậy đáng kể ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là vụ xảy ra vào đầu tháng 11 năm 1956 tại tỉnh Nghệ An (Quỳnh Lưu), trong đó có Nam Đàn, quê của Hồ.

Nhiều vùng bị thuế nặng, dân chúng liên kết nhau và chống lại giá thuế của Hồ đưa ra. Hắn sai quân đội đến thu thuế, rồi sau đó phái một sư đoàn tới bắn giết. Khoảng 6.000 người dân không võ trang bị giết. Những người sống sót bị đày đi khắp nơi, một số trốn thoát vô miền Nam. Vụ tàn sát không được thế giới chú ý vì đang lưu tâm đến chuyện Liên bang Sô viết cưỡng chiếm Hungary.

Đấu tố CCRD


Một nhóm du kích VC bị bắt cho biết nhóm chúng 8 người, tiến vào một ngôi làng được chọn là mục tiêu: "Việc đầu tiên: bắt và giết tại chỗ bốn người theo lịnh của huyện ủy. Một người từng chiến đấu chống Pháp, giờ ủng hộ chính quyền miền Nam. Người thứ hai thân với quân đội chính phủ. Hai người kia bị chặt đầu, họ là chủ đất trong làng"

Diệt chủng:

Theo cách đó, bão tố khủng bố phá vỡ miền Nam Việt Nam. Năm 1960, khoảng 1.500 thường dân bị giết, 700 bị bắt cóc. Đầu năm 1965, Đài Phát thanh Hà Nội và Đài MTGPMN khoe khoang VC phá huỷ 7.599 ấp của Nam Việt Nam. Cuối năm 1967, 15.138 dân miền Nam bị giết, 45.929 người bị bắt cóc. Rất ít người bị bắt cóc sống sót trở về.

Hồ tấn công vào tầng lớp lãnh đạo miền Nam thực là hình thức diệt chủng - và thành công quá mức. Vì vậy, nếu Nam Việt Nam sống còn trong tự do, đất nước này mất cả thế hệ để thay thế những mất mát tầng lớp thiết yếu trong xã hội. Tuy nhiên, hoạch định khủng bố có nhiều mục tiêu khác, CS hy vọng buộc chính phủ phản ứng bằng cách chống khủng bố hay đàn áp, sẽ làm dân ghét chính phủ và nâng cao hận thù. VC cũng mong đợi thành công về mặt tuyên truyền rộng lớn khi cá nhân người lính Nam Việt Nam nặng tay với cs, khi chính gia đình những người lính này là nạn nhân của cộng sản.

Bác sĩ A. W. Wylie, người Úc, phục vụ một bệnh viện ở châu thổ sông Cửu long, cho biết một ấp hoặc làng dù không hợp tác với chính quyền Sài Gòn, hoặc lực lượng đồng minh; chỉ cần trung lập thôi, đủ để bị tàn sát, cs không chấp nhận trung lập. Ông trích dẫn một số trường hợp đã chứng kiến:

- Khi VC hành hạ xong người phụ nữ mang thai, cả hai chân cô đều lủng lẳng chỉ dính bằng sợi thịt, nhưng phải cưa hai chân. Người chồng, trưởng ấp, bị siết cổ trước mắt cô, đứa con ba tuổi bị bắn chết. Bốn giờ sau khi chân bị cưa, cô bị hư thai đứa con trong bụng. Có lẽ điều tệ nhất là cô còn sống ngày hôm đó.

- Cảnh sát viên trong làng bị bắt đứng yên khi tay súng VC bắn bay đi lỗ mũi, đạn xuyên qua xương gò má gần mắt, hai mắt chỉ còn là mảnh thịt đẫm máu. Anh chết vì xuất huyết không cầm được.

- Cô giáo 20 tuổi, quỳ trong góc, cố tự bảo vệ mình với hai tay ôm đầu, cô bị chém bằng mã tấu. Phía sau đầu bị chém sâu đến mức óc lộ ra. Cô ấy chết vì lòi óc và mất máu.

Hoạt động của súng phun lửa:

Ngày 5 tháng 12, 1967, CS bị phỉ báng về hành động tàn bạo trọng nhất lịch sử ở Dak Son, một làng ở cao nguyên trung phần, dân cư khoảng 2.000 người. Người Thượng - một bộ lạc miền núi, độc lập nhưng hiền lành. Họ bỏ ngôi làng cũ trong vùng VC kiểm soát, không trở về theo lịnh của VC, cũng không cung cấp nam thanh niên tòng quân cho VC.

Dak Son, Darlak, Vietnam.

Hai tiểu đoàn VC tấn công giờ sớm nhất trong khi làng đang ngủ.

Chúng nhanh chóng giết người gác, tràn vô làng dùng đuốc đốt hết mọi nhà. Một số gia đình tỉnh dậy khi súng phun lửa thổi vào nhà, họ xông ra trốn vào rừng. Một số đàn ông ở lại chiến đấu, để vợ con kịp trốn vào mương tránh pháo kích, dưới sàn nhà. Khi mọi nhà bốc cháy, VC phun lửa vào cửa hầm tạo ra ngọn lửa dài, địa ngục trong lửa, muốn chắc chắn không ai sống sót, chúng ném lựu đạn vào hầm. Khi trời rạng sáng rút về hướng biên giới Campuchia.

Sáng đến, một cảnh kinh sợ hãi hùng. Ngôi làng bây giờ là đống tro còn âm ỉ, xác người vương vãi khắp nơi trên nền xanh cây cỏ. Đếm được xác 252 người, phần lớn bà mẹ và trẻ em, cháy phồng, hay cháy tận tới xương. Người sống sót, đa số bị phỏng nặng, đi lang thang vô vọng, hoặc ngồi cạnh xác người thân và khóc. Khoảng 500 người mất tích; sau đó tìm thấy xác trong rừng, bị chết vì bỏng và các thương tích khác; nhiều người biệt tích.

Cuộc tàn sát ở Đắk Son là lời cảnh cáo nhằm vào các khu định cư của người Thượng, VC muốn họ phải hợp tác. Nhiều bộ lạc bây giờ đến chiến đấu cạnh quân đội đồng minh.

Hồ bực bội bởi hệ thống giáo dục miền Nam phát triển nhanh chóng: từ năm 1954 đến năm 1959, số trường tăng gấp ba lần và số học sinh tăng 4 lần. Có học vấn, đặc biệt là những người được giáo dục theo lý tưởng dân chủ, không hợp với cs. Do đó, hệ thống trường học là một trong những mục tiêu đầu tiên Hồ ra lịnh tấn công. Tổ chức Giáo dục Thế giới (World Confederation of Organizations of the Teaching Profession) nhanh chóng gửi một ủy ban, do Shri S. Natarajan người Ấn Độ dẫn đầu cuộc điều tra.

Những phát giác của ủy ban về việc xảy ra ở tỉnh An Xuyên. Trong năm học 1954-55, có 3.096 trẻ em trong 32 trường của tỉnh; cuối năm học 1960-61, có 27.953 học sinh đi học ở 189 trường. Sau đó, cs vào, chúng cấm phụ huynh đưa con em đến trường.

Các giáo viên bị cảnh cáo không dạy giáo dục công dân, ngừng giảng dạy trẻ em tôn vinh quốc gia, quốc kỳ và Tổng thống. Không tuân theo, nhiều giáo viên bị bắn, chặt đầu hoặc bị cắt cổ, lý do hành quyết ghi trên tấm bảng đóng đinh vào xác của họ.

Ủy ban Natarajan báo cáo việc VC chặt đứt một ngón tay của học sinh 6 tuổi, rồi hăm dọa sẽ chặt hết ngón tay các em khác nếu còn tiếp tục đi học nữa. Trường đóng cửa.

Trong một năm ở tỉnh An Xuyên, cs đóng cửa 150 trường học, giết hay bắt cóc hơn năm tá thầy cô giáo, 20.000 học sinh nghĩ học. Đến cuối năm học 1961-62, có 636 trường học miền Nam bị đóng cửa, số học sinh giảm gần 80.000.

Nhưng nên giáo dục Nam Việt Nam trở dậy mạnh mẽ. Các trường học bị phá hoại được xây dựng lại. Nhiều giáo viên di chuyển mỗi đêm, ngủ ở nhà của một học sinh để cs không tìm thấy họ, hoặc qua lại các thành phố lân cận để không bị bắt.

Với quyết tâm đánh bại ý định của Hồ: 1954, có khoảng 400.000 học sinh cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Nay (1968) chỉ Nam Việt Nam thôi đã có hai triệu học sinh đến trường. Khoảng 35.000 hiện đang theo học tại 5 trường đại học miền Nam, gấp bốn lần so với năm 1962. Trong khi có hơn 42.000 học sinh tham gia các trường ban đêm.

Công lý:

Sau thảm họa Tết tại Huế đầu năm 1968, 19 ngôi mộ tập thể chứa hơn 1.000 xác, phần lớn là thường dân: đàn ông, đàn bà, em gái nhỏ, học sinh, linh mục, nữ tu, bác sĩ (trong đó có ba người Đức giảng dạy tại Đại học Y khoa Huế). Khoảng một nữa bị chôn sống, nhiều người bị quấn dây thép gai, đất cát hay giẻ nhồi vào miệng, cổ họng, mắt họ mở trừng. VC đến Huế với một danh sách dài phải giết hết những người làm việc cho chính phủ miền Nam, Hoa Kỳ, hay có người thân trong lãnh vực này. Nhưng khi tình hình quân sự trở nên tuyệt vọng, VC chộp lấy bất cứ ai ngay trên đường, hay lôi ra khỏi nhà, tất cả bị đưa ra bãi đất trống, kết tội "phản động", "chống cách mạng" và giết sạch.

"Cuộc tấn công Tết Mậu Thân thể hiện sự thay đổi chiến thuật quyết liệt ", tướng Walt nói. "Mục đích tấn công nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam. Hồ biết đang mất dân. Nhưng quân đội của Hồ lại không biết; họ được dạy dỗ rằng không cần kế hoạch rút lui, vì người dân sẽ nổi dậy cùng chiến đấu chống Mỹ. Chuyện xảy ra ngược lại. Nhiều người đã chiến đấu chống VC như mãnh hổ" 

Tết Mậu Thân bộc phát do sự thất vọng của Hồ đối với công tác khủng bố bị thất bại.

Sự tàn bạo của cs ở Việt Nam viết đầy nhiều bộ sách dài, tình hình sẽ thảm hại hơn nữa khi miền Nam rơi vào tay cs, sẽ có nhiều tra tấn, thảm sát. Cs phải được đẩy ra khỏi Nam Việt Nam, và nếu được ra khỏi toàn cõi Việt Nam.

Chú thích:

Trung tướng Lewis W. Walt, tư lịnh Sư đoàn 3 TQLC đóng quanh vùng Đà Nẵng 1965- 1969.

2017.11.05

VNCH-Ngọc Trương trích dịch

__________________________________________

Nguồn:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo