Ng. Dân (Danlambao) - Trên 60 năm về trước, thời gian sau 1955-1960, ở miền Nam, tại những vùng ruộng đồng thẳng tắp, trên những cái bưng, cái trấp, cái lung... người nông dân thường bắt gặp một số người, 5-3 tên, họ đi từng nhóm, cách ăn mặc cũng không khác gì là người dân - những người dân tứ xứ đổ về làm mướn làm thuê và sinh sống với mọi thứ nghề: đặt lọp, giăng lưới, giăng câu bắt cá. Và cả lân la gần gũi xin nhập vào một số nông dân làm mùa. Họ với những tính cách, tình cảm khá là thân thiện với mọi người dân quê chân lấm tay bùn làm thuê sinh sống.
Lúc đầu, người dân thấy thương, thấy tội (tội nghiệp). Bản chất của người dân ruộng đồng miền Nam thì vẫn luôn là cởi mở (và rộng mở), sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai có khó khăn, thiếu thốn, còn nghèo. Một số gia đình cho “người ta” vào tá túc – cùng ăn, cùng ở, cùng làm - Đó là nghĩa cử thương yêu đùm bọc cùng nhau, mà dân đồng bằng sông nước ruộng vườn miền Nam đâu cũng có.
Từ đó, có mối quan hệ thân thiết. Và dần dà, số người nói trên lần lượt cũng nhiều thêm, đông thêm. Họ sống trong dân, sống từng tốp trong đồng. Trong chòi canh giữ ruộng, trong vườn, trong những vùng xa xôi hẻo lánh, chòm xóm khắp nơi…
Rồi họ sinh hoạt cùng dân, tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào qui tụ toàn dân vùn lên đánh đuổi giặc Pháp - bọn đô hộ, thống trị dân ta từ bấy lâu nay - Họ bắt đầu ra mặt – ra mặt với danh nghĩa lực lượng đấu tranh giành độc lập tự do. Tên gọi là “mặt trận Việt Minh” – đoàn quân giải phóng - bộ đội cụ Hồ - Sự xuất hiện của người cộng sản tại miền Nam từ lúc đầu, thuở trước, đại để là như vậy đó.
(Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ xin nói về người CSVN - giai đoạn trước ở miền Nam - Riêng các vùng khác, không dám mạo muội).
Đấu tranh để giái phóng đất nước, dân tộc. Đánh đuổi quân xâm lược giành lấy độc lập tự do, một mục đích, đường lối vô cùng chính nghĩa, và ai nấy đều rất khát khao, thì ai mà lại không đồng lòng hưởng ứng. Lại nữa, hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ”, ai ai cũng đều là bình dị, tử tể, hiền lành. Sống chung với dân tỏ ra hiếu kính, còn tốt hơn cả bà con ruột rà của mình, thì ai lại không thương, không mến. Vì thế mà: Ở dân thương, đi dân nhớ.
Hình ảnh còn đáng để nhớ, để thương, để quí nữa là: những lúc có “giặc” – lính quốc gia và Pháp từ ngoài vào ruồng bố. Dân làng bồng bế chạy giặc tản cư. Chạy đi trên những đường làng cỏ cây chật hẹp, cầu bắt qua kênh. Người (lính) bộ đội cụ Hồ, cũng trên đường chạy đi hoặc ngăn giặc. Họ sẵn sàng lội xuống mương rạch, xuống xìn, để nhường đường cho dân bồng chống chạy giặc. Nghĩa cử anh bộ đội cụ Hồ hy sinh vì đất nước, bảo vệ dân, nhường đường cho dân đi như vậy, thì ai mà không động lòng, xúc cảm. Thì sao mà dân không thương không quí?
Đó là những mặt nổi – làm cho dân thấy và biết – Còn những mặt chìm - hằng hà sa số những cái “chìm” với biết bao là thủ đoạn, luôn được che đậy giấu kín, thì người dân thật thà chất phát, làm sao mà biết được. Chỉ có sau này (50, 70 năm về sau), dần dà người dân mới biết, thì bao chuyện đã bị lừa dối, bị lọt vào tròng, thì đã quá muộn màng.
Chính vì thủ đoạn dối gian lường gạt trong quá khứ, quá tinh vi, mà từng ngày, từng tháng, từng năm - qua từng giai đoạn - cuộc “chống thực dân giành độc lập”, “chống Mỹ cứu nước”. Công cuộc “giải phóng miền Nam” được tiếng là chính nghĩa, được người dân hết lòng giúp sức, và đưa đến thành công.
Chắc không ai là không nhớ: cái ngày giải phóng 30/4/1975 hầu như mọi người đều “hồ hỡi”,” phấn khởi” đón mừng đoàn quân “giải phóng” (CS miền Nam và miền Bắc) vào Sài Gòn, đi đến tiếp thu từng vùng miền, tỉnh thành, đô thị, huyện làng… rất được người dân có cảm tình mừng đón. Giai đoạn lúc này thì rất là loạn lạc xôn xao - vẫn có một số (phía VNCH) bỏ đi, chạy trốn. Nhưng mà, nhìn chung, người CS (anh giải phóng quân) từ rừng núi đi về đều được mến mộ đón chào.
Từng anh bộ đội cụ Hồ trước đây. Hình ảnh của bộ bà ba đen bạt màu sờn vai, khăn rằn quấn cổ. Bây giờ là anh “giải phóng quân” với đồng phục rừng xanh, dép lốp, mũ cối (hoặc tai bèo), đi trên đường phố, đi vào làng… Cũng vẫn là hình ảnh hiền lành chân thật, có phần ngờ nghệch núi rừng. Người dân vẫn còn thấy quí mến, thấy thương. Họ chưa có gian manh lộ liễu, họ chưa biết vòi vĩnh ăn hối lộ. Chưa biết hống hách hiếp đáp dân. Chưa biết, chưa rành về cướp đoạt. Chỉ biết tuân hành từ “lệnh trên” – tuân lệnh như tuân lệnh ở chiến trường. Là đừng làm gì cho dân sợ, dân phiền.
Hình thức “ngụy tạo” này cũng chỉ được kéo dài thời gian ngắn. Đâu khoảng đôi năm. Và rồi, từ thời gian sau đó – sau cái ngày gọi là “đất nước đã được thống nhất”, được đảng CS hoàn toàn nắm trong tay mọi thứ. Thì tất cả đều đổi khác. Đổi khác từ từ và đổi khác hoàn toàn. Một khi “đảng ta” và anh bộ đội (trước gọi là bộ đội cụ Hồ) giải phóng miền Nam đã được phô bày bằng bộ mặt thật. Chiếc “mặt nạ” che đậy, lọc lừa, xảo trá, dối gian… không cần phải giấu và đậy che nữa, vì: đảng đã thành công, thắng lợi hoàn toàn, và tự hào quang vinh của người CS.
Đảng, hình ảnh và bộ mặt thật thật của người công sản hôm nay:
- Được biết: bản chất của người cộng sản là dối gian, tàn ác. Một loại người vô cùng gian manh với mọi thủ đoạn, miễn là đạt được mục đích, mục tiêu. Và có lúc cũng sẵn sàng cúi lòn, nịnh bợ - cũng chỉ vì mục đích. So với tính cách làm người thì là vô vàn bẩn thỉu xấu xa. Vậy mà họ vẫn thành công – thành đạt và thành công cũng chính vì cái tính đó.
- Tuy nhiên, để biết được, hiểu được (gian manh lừa bịp…) không phải là chuyện dễ, phải trả giá bằng cả cuộc đời. Vì lúc nào, và bao giờ họ cũng che dấu bưng bít bằng mọi thủ đoạn rất tinh vi. Khám phá và biết được, trừ phi đã được sống chung với CS. Và, cho đến khi họ thỏa mãn tự hào đạt đỉnh vinh quang.
- Sau 30/4/1975, dấu mốc lịch sử, người CSVN tự hào đã thắng lợi và thành công - một thắng lợi hoàn toàn, vẻ vang thần thánh. Huênh hoang, kiêu kỳ, tự mãn không cần dấu diếm che đậy. Cũng từ đó, bộ mặt thật dần lộ rõ: Gian tham, tàn bạo, ác đức bất nhân, và cũng trở nên vô cùng hèn hạ.
- Trải hơn 40 năm, người ta thấy: giải phóng dân tộc chỉ là cái cớ để xâm chiếm miền Nam. Đấu tranh giành lấy tự do chỉ là lừa mị. Và giành độc lập chỉ là phĩnh phờ. Hơn 40 năm gọi là “chống Mỹ cứu nước” thành công, đem ấm no cho dân tộc. Toàn dân VN nay đã được gì?
- Một khối lượng vô số dân oan trên khắp cùng đất nước. Họ đi khiếu kiện, kêu nài, van xin cầu cứu, vì họ đã bị chính người CS - bọn người mà họ từng cưu mang thời chiến - cướp sạch nhà cửa đất đai, chỉ vì một chế độ bất công và dẫy đầy tham ô nhũng lạm. Và để họ bị đàn áp, bị đánh đập, và cũng vô số bị bắt bỏ tù chỉ vì: đòi công lý, chống xã hội thối nát bất công. Và bị cho là… chống chế độ. Một chế độ đang toa rập với mọi lộng hành áp chế, chỉ để thụ hưởng, chỉ để củng cố thêm uy quyền, thống trị.
- Việt Nam bây giờ, người ta thấy từng đám CA, CSCĐ, lôi cuống theo đám côn đồ (gọi là quần chúng tự phát) đi trấn áp, đánh đập người dân biểu tình chống Trung quốc, chống xả thải chất độc, chống hủy hoại môi trường. Và chống hiến dâng đất nước. Đó là hình ảnh người cộng sản của hôm nay. Trước kia là anh bộ đội cụ Hồ, hiền lành, tử tế. Nay hiện nguyên hình là loài quỉ dữ tàn ác với lương dân.
- Hình ảnh này, đâu đâu cũng có, khắp cùng đất nước VN. Đó là chỉ nói bọn thừa hành cấp dưới. Còn giới chỉ huy lãnh đạo cấp trên thì sao? Tàn bạo hơn. Ác đức hơn. Độc địa hơn. Và vô cùng đớn hèn, vô liêm sĩ. (Nhìn vào toàn thể đất nước VN với bao nhiêu là cơ sở, bóng dáng bọn Tàu. Nhìn vào làng xóm khắp nơi - từ miền xuôi lên miền ngược – bao người dân đói rách xác xơ, vất vả, lê la đi kiếm sống hằng ngày, đã nói lên điều đang muốn nói).
- Họ là ai? Là những người (hoặc là hậu duệ cháu con) mà trước đây người dân đã cưu mang, che chở, đùm bọc. Người dân đã đem của cải tài sản, đôi khi đã phải liều mình, hy sinh tính mạng, để giúp cho “cách mạng” (bọn họ) được thành công. Nay thành công, được viên mãn. Được hoàn thành, được ngôi cao tước vị thì lại chỉ biết có quyền uy, hưởng thụ, quên ơn, quên tình, quên nghĩa. Quên công cha gầy dựng, quên dân tộc đói nghèo. Và đem đất nước dâng nạp ngoại bang để mưu cầu vinh sang, bổng lộc. Phản bội chăng? Đốn mạt chăng? Hèn hạ chăng? Vậy mà, một mực huênh hoang, tự hào. Đôi khi lại… tự sướng…
- Trong những ngày họp thượng đỉnh APEC (Đà Nẵng) tại đất nước VN. Có qui tụ số đông các lãnh đạo khắp nơi, nhiều nước. Và so sánh nhìn vào lãnh tụ “đảng ta”, đất nước VN, người bàng quan không khỏi mỉm cười thú vị. Và người dân trong nước càng thấy… nhục. Cung cách lãnh đạo của người ta thì tự nhiên thoải mái, bình thản, không khúm núm, không rụt rè. Nói chung là không có tự ti: không cúi lòn. Và cũng chẳng cần để vênh vang tự đắc.
- Còn lãnh đạo đảng ta thì có khác: Một thủ tướng cứ cười toe toét miệng, lăng xăng lich xích (với lãnh đạo nước ngoài), không khác gì một đứa con nít theo chân người lớn mong được cho quà, cho kẹo. Chủ tịch nước thì như kẻ mất hồn, lơ lơ, láo láo. Phát ngôn và cử chỉ hầu như đang được điều khiển (remode control) từ xa? Dường như đâu có giống cung cách Trần Đại Quang tươi tắn lúc nào.
- Một TBT thì hầu như chỉ duyên dáng nhờ cái đầu bạc. Còn mọi thứ khác thì rất chi là… “cúi lòn”. Hình ảnh chấp hai tay đưa lên trán (qua rất nhiều video) trông thật vui mắt. Chấp tay xin xỏ, hay đầu hàng? Hay là khuất phục? Thưa ngài TBT.
- Thần phục, khuất phục bọn bá quyền. Nó giỏi hơn mình, nó mạnh hơn mình. Và nhất là nó luôn có “cái” cho mình ăn. Nịnh nọt, lòn cúi, xin xỏ, khuất phục là chí phải. Người đứng đầu chóp của một đảng quang vinh. Chỉ một điều đáng tiếc là: “khôn nhà dại chợ”: bên ngoài thì “yếu xìu”, mà trong nhà thì “hung hãn”: ông nhóm lò và đòi đốt. Đốt tất cả: củi khô, củi tươi, củi ướt, củi mục gì đốt hết. Ông ơi! Coi chừng đốt cháy cả ông. Người xưa có câu: “Lửa cháy ngang mày”. Cẩn thận, kẻo không thoát kịp.
- Trong lần phát biểu tại APEC/Đà Nẵng, ngày 10/11/2017, tổng thống Hoa kỳ Donald Trump phát biểu rất là hùng hồn và chí lý: Ông dạy mình, dạy người và dạy đời. Đời là phải biết tự lập, tự cường, và tự lo liệu. Đừng cứ phải trông chờ, cầu mong vào người khác. Tự lo cho mình thì người ngoài mới giúp. Không cầu cạnh cúi lòn. Nhất là đừng bao giờ, vì bất cứ cái gì tự dâng nạp núi sông để xin làm thân nô lệ.
- Đối với Việt Nam, ông có lời nhắc nhở về lịch sử: Từ 2.000 năm về trước, dân tộc VN đã từng quật khởi chống xâm lăng. Lịch sử Việt, có hai bà Trưng – là đàn bà – mà đứng lên đánh đuổi bọn Hán/Tàu để giành độc lập nước nhà. Một khơi gợi lý thú để cho những cái đầu siêu việt “bách chiến” Ba đình để biết thế nào là đừng “hèn yếu cúi lòn”, mà phải quật khởi. Nếu hèn nhát, không chịu quật khởi, thì toàn dân sẽ phải đứng lên mà “quật” cái đám chỉ biết “hèn với giặc ác với dân”. Nhu nhược, lòn cúi, ươn hèn, dân tộc Việt Nam ta không bao giờ chấp nhận.
Tháng 11/2017