Đất nước cho mai sau - Dân Làm Báo

Đất nước cho mai sau

Huỳnh Tâm (Danlambao) - Hôm qua, tôi đi xem một buổi biểu diễn múa tại Paris, toàn bộ bố cục múa theo công thức toán học và biến hóa bằng hình học, có thể nói rằng quá tuyệt tác, đặc biệt thành phần diễn múa toàn là những người trẻ độ 13-15 tuổi, họ tự sáng tạo theo diễn múa mà xưa nay chưa ai suy nghĩ.

Hôm qua, tôi bừng tỉnh sực nhớ vào thời chuyển tiếp nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (miền Nam), lúc này tôi mới 20 tuổi (1948-1965) đã nhận thức được một ít chính trị. 

Thời đó miền Nam có một nhà nước "Tứ Quyền" phân lập, dân chủ thực sự rất tiến bộ.

Chức vụ số một đứng đầu là Quốc Trưởng (Phan Khắc Sửu) không có quyền bính gì cả chỉ biểu tượng cho Quốc gia. Chức vụ thứ hai Chủ tịch Quốc hội (lập pháp). Chức vụ thứ ba Thủ Tướng (Phan Huy Quát) hành pháp. Chức vụ thứ tư là Tư pháp bảo vệ pháp quyền. 

Nhà nước này hoạt động rất hiệu quả nhưng không lâu, chỉ được một năm (1965) vì bị quân đội tiếm quyền thành lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa.

Đặc biệt chức vụ Quốc trưởng không có quyền hành nhưng lại có tiếng nói giá trị nhất một khi Hành Pháp và Lập Pháp bế tắc hay bị bải nhiệm thì Quốc trưởng thay mặt toàn dân làm trung gian hòa giải và thay mặt toàn dân lấy quyết định cuối cùng. Nếu lúc ấy Thủ tướng chưa thành lập được chính phủ thì Quốc trưởng tạm thay mặt toàn dân điều hành đất nước, trong thời gian này Quốc trưởng không được thay đổi luật nước. Tuy nhiên được quyền khuyến khích bộ máy nhà nước hoạt động mãnh mẽ. Thủ tướng (Hành pháp) và Tư pháp do Lập pháp (Quốc hội) đề cử.

Khi tôi đến Âu Châu tìm hiểu vận hành đất nước của họ, thấy hai điều:

1 - Nhà nước vận hành theo biểu tượng quốc gia như nước Đức, nước Bỉ, nước Anh, Tây Ban Nha v.v... họ rất tiến bộ nhưng chưa hẳn ưu việt.

2 - Nhà nước vận hành tập trung quyền lực vào một tay Tổng Thống như nước Pháp và nước Hoa Kỳ hiện nay. Tất nhiên cũng có thủ tướng, quốc hội và tư pháp chỉ để thực hiện Sắc lệnh, vận hành nhà nước độc đoán đã lỗi thời.

Ngày nay những vận hành đất nước như trên đã bệnh hoạn, còn vận hành đất nước như đảng Cộng sản Việt Nam là loại điên cuồng.

Nhưng tôi thấy có một điều đáng chú ý, hiện nay những đảng phái tại Châu Âu có xu hướng lãnh đạo hoàn toàn trẻ hóa, họ thải bỏ chức vụ Chủ tịch hay Tổng thư ký mà người lãnh đạo cao nhất là "điều hợp" tổ chức, vì lý do đơn giản người ta đang tìm một mô hình mới để vận hành tổ chức cho hiệu quả hơn cũng là mô hình tương lai vận hành đất nước.

Tôi lúc nào cũng đề cập đến thế hệ trẻ trong tổ chức, đảng phái, và quốc gia.

Chính những người trẻ làm thay đổi thế giới cho ngày mai, tôi hy vọng nơi họ vì họ có những thực tiễn mà người cao niên rất hiếm hoi có được.

Và hôm nay, tôi rất vui mừng cho nước Áo chuẩn bị bầu ông ÖVP Sebastian Kur, 31 tuổi (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1986 ở Vienna), làm Thủ tướng, là một chính trị gia của Đảng Nhân dân Áo (ÖVP). Từ năm 2011 đến năm 2013, ông ÖVP Sebastian Kurz làm Ngoại trưởng lúc ấy mới 27 tuổi, ông sẽ là Thủ tướng nước Áo trẻ nhất thế giới, người thứ hai là Tổng thống nước Pháp, người thứ ba là Thủ tướng nước Canada, và sẽ có những tuổi trẻ khác đang chuẩn bị nhập cuộc.


Khi tôi nói về người ta thì suy nghĩ về tổ chức vận hành đất nước của mình, tôi rất hy vọng quý ACE, nhất là người trẻ có tư tưởng sinh động, nếu trẻ mà tư tưởng thủ cựu thì buồn vô hạn!

Thân chào, chúc quý ACE vui khỏe mùa Noël.

21.12.2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo