Nguoiviettudo (Danlambao) - “I have a dream...” - Martin Luther King đã mơ cho nước Mỹ của ông. Tôi, một người Việt Nam tầm thường cũng đã có một giấc mơ cho tổ quốc mình. Giấc mơ đó như thế này:
Tự nhiên một buổi sáng tốt trời, toàn bộ đảng viên Cộng Sản lăn đùng ra chết. Chết không có nguyên nhân. Mà chẳng những đảng viên, tất cả mọi thành phần liên quan tớ ĐCSVN đều từ mạnh khỏe bỗng chuyển sang từ trần hết trọi.
Các phái bộ y tế thế giới lập tức gởi những chuyên gia uy tín nhất của mình tới VN để tìm hiểu nguyên nhân. Dù đã bỏ biết bao công lao thời giờ nghiên cứu, cuối cùng trong bản báo cáo cho Hội đồng Liên Hiệp Quốc, những bác sĩ lừng danh đành phải thú nhận: chúng tôi không tìm ra lý do, có lẽ là họ bị… dịch vật!!!.
Ở nước ngoài, nhiều trường hợp mất tích kỳ lạ xuất hiện. Tất cả bọn cảm tình viên, bọn đã từng được ăn học nhờ sự ưu ái của dân miền Nam, nay thành tài, trở cờ nịnh bợ cộng sản, bọn có bằng cấp cùng mình, (cỡ tiến sĩ, giáo sư ăn trên ngồi trước), lại dở thói bưng bô, hòa hợp hòa giải với cộng sản, chúng biến mất như những giọt sương mai bốc hơi bởi sức nóng của mặt trời. Không ai thương tiếc bọn này vì người ta biết ngoài mấy tấm bằng to như cái bảng, chúng chẳng ích lợi gì cho nhân loại.
Chỉ có một nhóm nhỏ thanh niên biết được nguyên nhân. Danh xưng của họ là Nhóm Hốt Rác. Họ tự đặt cho mình cái nhiệm vụ phải dọn dẹp sạch sẽ tất cả những rác rưới có liên quan tới CSVN... Họ thành lập bởi những thanh niên yêu nước. Xong nhiệm vụ, họ giải tán, êm ái và lặng lẽ như lúc tập họp với nhau, không chờ đợi những lời khen ngợi nhiệt liệt của đồng bào.
Nước Việt Nam bỗng dưng dành lại được tự do mà không tốn một giọt máu. Một chính phủ dân chủ được thành hình qua lá phiếu của người dân. Tổng thống là một người đã từng trải những tháng năm ngục tù của VC. Ông được dân chúng biết đến bởi tấm gương sáng yêu nước, thành tích đấu tranh không mỏi mệt cho hạnh phúc của người dân và cho sự trường tồn của tổ quốc. Điều không ngạc nhiên là ông mang họ Nguyễn, một cái họ rất phổ thông ở VN.
Người dân thành lập chế độ tự do dân chủ ở VN bằng lá phiếu của mình. Họ bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống, họ cũng bầu lên các bộ trưởng, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, cùng những viên chức Lập Pháp. Mọi chức vụ đều được thông qua bởi lá phiếu. Dù không cùng một ê kíp, nhưng dân chúng biết rằng họ sẽ làm việc ăn khớp với nhau vì tất cả có chung một lý tưởng: sự thịnh vượng của đất nước và hạnh phúc của toàn dân.
o O o
Mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng. Trước tiên, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, người đứng đầu một cơ quan có trách nhiệm rất lớn với gần một trăm triệu người VN, tuyên bố: "VN sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc giảng dạy đạo đức cho học sinh từ bậc mẫu giáo." Bộ trưởng, một phụ nữ đã chứng mình được tình yêu của bà đối với thế hệ tương lai của tổ quốc. Bà cũng đã từng trải qua những năm tháng trong ngục tù vì đấu tranh cho đất nước dân tộc. Dân chúng yêu mến bà, họ biết họ đã đặt đúng người vào đúng chỗ.
Học sinh được dạy dỗ và khuyến khích làm tròn những bổn phận đối với quốc gia, dân tộc. Các em học yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Biểu tượng cao quý nhất trên hết mọi thứ là Quốc Kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà mọi người có bổn phận và trách nhiệm phải bảo vệ (kể cả bằng chính mạng sống mình). Mỗi lần Quốc Ca được hát lên, dù đang ở đâu và làm gì, mọi công dân đều đứng nghiêm, trang trọng. Họ hòa theo từng lời, mắt họ rơm rớm, và họ hát với tất cả tấm lòng. Bao nhiêu năm rồi những người con VN mới lại được cùng nhau chào kính ngay giữa Sài Gòn Tổ quốc thân thương của họ qua lá Quốc Kỳ phất phới.
Đó là hình ảnh diễn ra vào mỗi buổi sáng trong tuần. Nhiều người ngoại quốc ngạc nhiên khi đến VN lần đầu sau CS. Họ ngạc nhiên vì bỗng chốc tất cả trở nên nghiêm trang yên lặng đến lạ lùng trong khoảng thời gian mười lăm phút, thời gian mà mọi người VN coi là thiêng liêng nhất trong ngày. Người ngoại quốc không biết rằng bao nhiêu anh hùng tử sĩ tiền nhân Việt Nam đã thí mạng mình để con cháu có được phút giây đó ngày hôm nay.
o O o
Ngày N, tháng N, một thương gia Ấn Độ đến VN dự một phiên họp quan trọng, đã hốt hoảng phát giác ra mình lạc mất chiếc cặp chứa đựng hồ sơ và số hiện kim đáng kể. Ông nhớ lại mình bỏ quên trên taxi từ phi trường về khách sạn. Phòng ngừa tình huống xấu nhất, ông gọi điện thoại cho Lãnh Sự Quán nước mình báo cáo sự việc.
Khi nhân viên khách sạn cho biết có người muốn gặp, ông tưởng là đại diện của sứ quán, cho tới khi ông giật mình nhận ra đó chính là tài xế chiếc taxi đã chở ông. Kiểm tra lại thấy mọi thứ còn nguyên ông kinh ngạc ôm chầm người đàn ông gầy gò trước mặt cảm ơn rối rít. Để tỏ lòng biết ơn, ông xin phép được biếu vị ân nhân - xem ra không giàu có gì - một món tiền lớn. Nhưng người tài xế lịch sự từ chối. Ông lễ phép nói: "Thưa ông đó chỉ là bổn phận của tôi, tôi làm những gì phải làm. Những người tài xế khác mà nếu ông có gặp, cũng sẽ làm như tôi thôi. Đối với chúng tôi, Danh Dự của Tổ Quốc, Dân Tộc là trên hết. Chúng tôi thà đói nghèo, chứ không thà bán rẻ danh dự của tổ quốc dân tộc mình."
Nhà doanh nhân Ấn Độ đã kể câu chuyện trên cho tờ báo “India News”, tờ báo lớn nhất ở nước ông, lập tức câu chuyện được biết đến nhanh chóng trên khắp thế giới. “Chỉ có ở Việt Nam ngày nay mới xảy ra câu chuyện mà tôi kinh nghiệm qua bản thân”, ông kết luận.
o O o
Ngày N tháng N, báo chí VN đăng một mẩu chuyện thương tâm vừa xảy ra tại một trạm xe điện ngầm:
- Thiếu niên lớp năm tiểu học, mười tuổi, bị tử nạn bởi xe điện. Theo nội dung “Em Nguyễn Văn Hữu đã nhảy xuống đường ray xe với mục đích cứu lấy lá quốc kỳ (Nền Vàng Ba Sọc Đỏ) bằng giấy bị gió thổi bay đi từ tay một bạn đồng học. Tờ báo tiếp: “Cô giáo Nguyễn Thị Dung, người hướng dẫn các em trong chuyến đi, xin nhận lấy trách nhiệm và hình phạt cao nhất vì chăm sóc, canh chừng các em chưa đúng mức.”
Ở thủ đô các trường học đã treo cờ rũ để tang hành động anh hùng này và trạm xe điện ngầm nay được đặt tên em.
Không chỉ học sinh tiểu học, ở bậc trung và cả đại học, các em được dạy dỗ đầy đủ về tinh thần trách nhiệm, về kính già mến trẻ, về những nhân bản tốt đẹp của con người.. Sinh viên trước khi tốt nghiệp phải tình nguyện ba tháng thực tập về đạo đức. Bác sĩ phải sinh hoạt, hòa mình với bệnh nhân, kỹ sư phải xuống công xưởng với công nhân để “thấu hiểu và chia sẻ với những tình huống sẽ đối mặt trong tương lai”, như lời Bộ Trưởng Bộ Nghề Nghiệp nhấn mạnh.
o O o
VN giờ đây là một nước giàu mạnh. Không quốc gia nào trên thế giới muốn gây hấn với Việt Nam mặc dù trên lý thuyết họ không có lực lượng hiện dịch lớn. Sự bí mật của họ nằm ở chỗ nếu biến động, chỉ trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ (từ khi lời kêu gọi của Tổng Thống, vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao,) quân đội sẽ động viên ngay bốn triệu quân nhân dưới cờ, sẵn sàng tác chiến. Đó là chưa kể đến lực lượng yểm trợ khoảng mười triệu thiếu niên nam nữ từ mười ba tới mười sáu tuổi tình nguyện tham gia. Nhiều binh chủng tổng trừ bị: Nhảy Dù TQLC, BĐQ và nhất là LLĐB đã từng vang danh nay được tái thành lập. Các cơ sở thuộc Bộ Quốc Phòng đã sản xuất vũ khí thế hệ tân tiến hiện đại, tách khỏi sự lệ thuộc vào công nghiệp Quốc Phòng với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tuy nhiên VN đã sử dụng chính sách ngoại giao khôn khéo để giao hảo với thế giới, như lời vị Bộ Trường Bộ Ngoại Giao cho biết. Ông nhấn mạnh: "Chiến tranh đem lại đau thương đổ vỡ, mất mát, chẳng lợi lộc gì cho bất cứ ai, nhất là thường dân." Từ khi nước VN được tự do, thoát khỏi sự kềm kẹp của chủ nghĩa CS, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Văn Hạnh đã áp dụng triệt để và thành công với những di huấn của tiền nhân Nguyễn Trãi:
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cuồng bạo..."
o O o
Bộ Trưởng Xã Hội là một người đàn bà sâu sắc. Được người dân tín nhiệm bằng lá phiếu, bà đã hăng hái lao đầu vào cuộc chiến chống nghèo đói bao nhiêu năm nay. Nạn tứ đổ tường, hút xách, biến mất. Chẳng có phép lạ gì ở đây cả, bà nói, chỉ là tình thương giữa người với người. Cờ bạc rượu chè hút xách bởi vì người nghiện không có cơ hội để sống đàng hoàng. Nếu mình cho họ một cơ hội khả dĩ có thể lo cho chính cuộc sống của mình và của những người thân, tự khắc những tệ nạn sẽ biến mất.
Và đó là những gì bà và Bộ của bà đang thực hiện: tạo công ăn việc làm cho người dân. Rất hiếm khi thấy bà có mặt ở văn phòng, muốn tìm bà phải đến những cơ quan, xí nghiệp vừa mở cửa. Nạn buôn hương bán phấn cũng vậy, triết lý của bà khá ngộ nghĩnh: “Chẳng có người phụ nữ nào muốn mình lớn lên sẽ làm nghề này, họ muốn trở thành người vợ, người mẹ. Bổn phận của tôi là tìm hiểu lý do và giúp họ. Không thể trừng phạt, vì họ không có tội. Dạy dỗ hướng dẫn và an ủi hỗ trợ là phương cách tốt nhất để giúp họ. Trên hết, hãy tôn trọng họ. Tin tôi đi, tôi hiểu vì tôi cũng là đàn bà.”
o O o
Mức sống của người VN bây giờ trở thành mức sống cao nhất trên thế giới. Thu nhập bình quân mỗi đầu người là một trăm ngàn đồng /năm. Người ta sẽ hình dung ra được con số thực tế nếu người ta biết rằng một VND = 3.75 USD (USD vẫn còn giữ được tính quốc tế trong lưu thông tiền tệ). Nạn con nít bỏ học đi bán vé số đã là dĩ vãng đau thương từ thời CS, nay không còn nữa. Người già không còn gồng gánh bán buôn hay đạp xích lô kiếm từng đồng bạc khốn khổ như trong thời CS. Tổng thống đã ký luật cho phép chính quyền chăm sóc lo lắng cho các học sinh từ bậc tiểu học cho tới đại học. Đi học là một bổn phận bắt buộc. Mọi chi phí thuộc về sự bảo trợ của nhà nước.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng học tập theo VN, nhưng đành bỏ dở vì không chịu nổi. Nếu họ biết rằng chính quyền đã dành tới hơn bốn mươi lăm phần trăm ngân sách quốc gia để đầu tư cho giáo dục, chắc họ sẽ không ngạc nhiên.
o O o
Ông Lê Huy, Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Đô Thị đã có một sáng kiến độc đáo, trở thành mô hình cho toàn thế giới: ông cho dẹp bỏ hết những trại mồ côi và câu lạc bộ người già. Thay vào đó ông để họ chung sống với nhau trong môi trường gia đình. Làm như vậy người già sẽ không còn cô đơn và trẻ mồ côi có một mái ấm với ông bà. Họ sẽ chăm sóc và lo lắng cho nhau. Nhà nước sẽ chu cấp mọi thứ cần thiết.
o O o
Một vị Bộ Trưởng rất đặc biệt là cô Chung Thị Mai, hai mươi bốn tuổi, Tiến sĩ Lịch sử Cận Đại. Toàn văn phòng chỉ có ba người: Bộ Trưởng và hai nhân viên. Nhiệm vụ duy nhất của họ là đóng gói những anh “Tử” cho vào thùng gởi về Tàu, cố quốc của các anh. Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử… (ngoại trừ Giang Tử và Chu Tử) tác giả của những câu nói vớ vẩn “Quân tử thần tử, thần bất tử bất trung” hay “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đã từng phá nát tương lai biết bao góa phụ đương xuân, lũ lượt “mua vé xuất ngoại” về Beijing.
Bộ trưởng Mai còn đệ trình ý kiến của mình trên Quốc Báo - sau khi đã được xét duyệt bởi Tổng Thống - đề nghị hủy bỏ Tết Trung Thu, một cái tết tào lao của anh vua tào lao Đường Minh Hoàng trong một giấc mơ du nguyệt điện. Lý do cô đưa ra là “Anh Đường này rất vớ vẩn vì cho rằng Hằng Nga đẹp tuyệt trần trong một giấc mơ. Rồi khi tỉnh dậy (sau cơn say xỉn) đã đứt giây thần kinh tỉnh táo, nằng nặc đòi lập nên cái tết Trung Thu để tưởng nhớ nàng”. Cùng với đề nghị trên, cần phải loại bỏ tất cả việc đốt vàng mả múa lân, đốt pháo... đã làm người nước ngoài đến VN tưởng rằng họ lạc vào một tỉnh nào ở bên Tàu. Mọi ý kiến của cô Tiến Sĩ trẻ tuổi thông minh tài cao này được đại đa số nhân dân tán đồng.
o O o
Kể từ khi đời sống và con người VN thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp tăng trưởng một cách chóng mặt. Nhiều người ngoại quốc đã tìm cách được trở thành người VN. Họ cố gắng kết hôn với người Việt, nhưng nay việc này không dễ thực hiện. Con trai con gái VN đẹp nhất so với dân các nước Á Châu còn lại. Họ có khuynh hướng lấy nhau để giữ sự tinh tuyền của nòi giống Lạc Hồng hơn là kết hôn với người nước khác. Thời con gái VN phải chịu nhục để đàn ông Đại Hàn, Đài Loan trả giá như cá ngoài chợ hết rồi. Đối với người nước ngoài, lấy được vợ VN chẳng khác nào trúng tờ vé số.
Việc thi tuyển để nhận quốc tịch VN vì thế rất gay gắt. Nhưng điều đó vẫn không cản được hàng chục ngàn người nộp đơn mỗi ngày để hy vọng nhờ may mắn họ sẽ có ngày cầm tờ chứng nhận là người VN trong tay.
Họ phải học về lịch sử VN, những vị anh hùng dân tộc xưa và nay, họ phải học và hiểu ít nhất một câu thơ Lục Vân Tiên hoặc Thúy Kiều. Họ phải hiểu tại sao tướng Trần Bình Trọng đã khẳng khái “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua xứ Bắc”. Chưa hết, họ còn phải học về bọn tay sai bán nước, tội đồ của dân tộc thời CS, lý do gì chúng nó bị người VN nguyền rủa đời đời.
Cuộc khảo sát rất khó khăn, nhưng nhiều người đã không nản. Một thanh niên Đài Loan suýt chút thành công sau khi trải quá hai ngày thi cử. Anh bị rớt vào ngày thứ ba vì ban giám khảo phát giác anh nêm xì dầu vào tô bún riêu nóng hổi. Lời phê của ban giám khảo như sau: “Về nhà học lại. Bún riêu phải kèm mắm tôm!”
o O o
Chỉ có ở VN cảnh sát không cần trang bị súng ống. Bộ cảnh phục trên người và chiếc còi tu huýt là vũ khí duy nhất. Vậy mà bất cứ một hỗn loạn nào trong dân chúng, người ta cũng đều nhờ cảnh sát phân xử. Người ta kính trọng bộ đồ anh mặc và cái nón anh đội trên đầu. Đối với mọi người đó là dấu hiệu của luật pháp và không ai có thể hối lộ anh để dành phần thắng cho mình. Lương hướng anh được hưởng từ người dân đủ cho anh làm tròn nhiệm vụ mà không cần nguồn thu nhập nào khác. Anh không cần phải đứng đường, chờ cơ hội để chộp tiền của người lương thiện. Dân coi anh là bạn vì việc phân xử của anh luôn phận minh. Chính nhà nước Hoa Kỳ đã phải cử những nhân viên giỏi nhất của mình từ FBI sang thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Quốc gia VN. Ho kinh ngạc khi thấy tội phạm ngoan ngoãn đứng yên và giơ tay chiu trói khi nghe tiếng còi của cảnh sát. Nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Nhật Bản đã ký thỏa ước để mời Cảnh Sát Viên VN sang làm huấn luyện viên cho lực lượng cảnh sát của họ.
Chỉ có một vài nhà tù được xây dựng ở VN, dùng để giam giữ tội phạm nước ngoài. Người VN không chịu được cái nhục mang danh tội phạm. Hình phạt khủng khiếp nhất là bị tước quốc tịch. Đã xảy ra khi một người VN gây án ở ngoại quốc và bị tòa án nơi anh sinh đẻ phán quyết anh không còn là người VN. Hai ngày sau anh tự tử để lại tuyệt thư: "Tôi xin lỗi đã xúc phạm tới danh dự tổ quốc dân tộc. Nay tôi xin lấy cái chết để chuộc tội."
o O o
Bởi sự nghiêm chỉnh và công bằng trong phân xử, thừa hưởng từ một nền giáo dục nhân bản, nhiều giao ước kinh tế hợp đồng tài chính, các bên tham gia có khuynh hướng mời cho được một trọng tài VN. Nếu cuộc làm ăn mua bán được chứng nhận bởi trọng tài VN bản hợp đồng sẽ có giá trị quốc tế. Chữ ký đó coi như một bằng chứng xác thực nhất bảo đảm một sự trung tín và đúng đắn. Các Đặc Trách Ủy Viên này sẽ được công ty của họ gởi đi để thi hành những thương ước ngoại quốc. Họ luôn nhớ nằm lòng “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm” một khái niệm có giá trị sống còn. Cái thói làm ăn cẩu thả, trục lợi, tiếm quyền như xảy ra dưới thời Cộng Sản nay không còn chỗ đứng trong công việc làm ăn mua bán. Đặc biệt với nước ngoài.
Tiếng Anh giờ là thứ tiếng được sử dụng thứ hai sau tiếng Việt. Vì sự trong sáng của Việt ngữ, người ta dùng tiếng Việt trong nhiều lãnh vực, nhất là lãnh vực ngoại giao. Các văn bản quan trọng đều được viết bằng tiếng Việt và điều đó hoàn toàn làm hài lòng các phe liên hệ. Kể cả trong văn chương, trước đây các học giả và nhà văn VN có khuynh hướng thường hay chêm những từ tiếng Anh và tiếng Pháp trong tác phẩm của mình (để khoe kiến thức bác học, hay trình độ khoa bảng?). Người ta thường trích những câu nói của Jean Paul Sartre, André Gide, George Bernard Shaw... trong bài viết của mình. Nay chính những nhà văn nước ngoài nổi tiếng lại rất hãnh diện được thêm vào vài câu nói, bài thơ của các bậc danh nhân Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Trần Hưng Đạo để chứng tỏ sự hiểu biết sâu xa. Nguyễn Công Trứ được trích dẫn rất nhiều bởi những triết lý độc đao của ngài như:
- Ngũ thập niên tiền, ngã thập tam (năm mươi năm trước tôi mới mười ba tuổi)
Hay:
- Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc... (biết Đủ, dùng Đủ,... tức là đã Đủ).
Nhiều nhà Đạo Đức Học nổi tiếng (điển hình Jean Jacque Letrand, Pháp) đã trịnh trọng trích “Gia Huấn Ca” của tiền nhân Nguyễn Trãi vào tác phẩm mới ấn hành của ông. Riêng Tướng ba sao John Ulysses Jr. chỉ huy trưởng trường Võ Bị West Point nổi tiếng của quân đội Mỹ vừa ra thông báo sẽ giảng dạy cho sinh viên tác phẩm "Binh Thư Yếu Lược" của Đức Trần Hưng Đạo, và chiến thuật thần tốc chiến thắng xuân Kỷ Dậu của Quang Trung Hoàng Đế vào đầu niên học tới.
o O o
Việt ngữ trở nên thước đo về trí thức, trình độ khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới dù bận rộn cách mấy cũng ráng sắp xếp thời gian để tổ chức một lớp Việt ngữ cho gia đình và bạn hữu tại tư dinh. Tổng thống Pháp đã hãnh diện khoe bức ảnh chụp ông cầm mảnh bằng tốt nghiệp Việt Ngữ lớp Tư (tiểu học), bức hình này được loan truyền khắp nước Pháp thông qua mạng lưới báo chí nội địa.
o O o
Dù người dân rất chán ghét CS, đảng CS vẫn được phép hoạt động. Đảng trưởng là một ông già sáu mươi chín tuổi, bệnh lao phổi vì hút thuốc lào quá nhiều.
Đảng viên gồm đứa con mười ba tuổi, ngủ còn đái dầm, và con chó vá luôn luôn được đảng trưởng dòm ngó bằng con mắt thèm thuồng.
Vợ đảng trưởng chết đã lâu, còn thằng con mười tám tuổi thì thẳng thừng tuyên bố:
- Sao bố không dẹp luôn cái đảng lưu manh đó cho rồi, còn bám vào nó làm gì
Lão thở dài:
- Thế mày xem bố sẽ sống thế nào nếu không có nó? Ít nhất cũng còn tí phân (fund) của nhà nước.
o O o
Ngay sau ngày vui mừng của dân tộc - ngày toàn bộ đảng CS có tên trên trang cáo phó, nhiều người VN đã xếp hàng trước văn phòng hộ tịch để xin được đổi họ. Những người nầy vốn mang họ Hồ, nhưng cho biết “Chúng tôi không muốn dính dáng gì tới tên Hồ Chí Minh. Cùng một họ với nó nhục lắm!”
Rồi lũ lượt tới những người mang họ Lê, Tôn, Phạm, Nguyễn. Đoàn người rồng rắn mỗi ngày trước văn phòng hộ tịch cuối cùng đã làm chính Tổng Thông phải lo ngại. Ông gấp rút lên truyền hình trấn an:
- Kính thưa đồng bào, đồng bào không phải lo lắng gì cả về sự trùng họ với bọn bán nước. Những ai có liên hệ đến chúng đều đã chết bởi trận dịch Trời cho vừa qua. Nay đồng bào vẫn còn sống ở đây có nghĩa là chẳng vương vấn gì tới bọn đó. Tôi cũng họ Nguyễn nhưng bởi dòng dõi Đức Nguyễn Huệ, chứ không liên quan gì tới Nguyễn Tấn Dũng, cũng như Đức Lê Lợi, Đức Tôn Đản hoặc Đức Phạm Ngũ Lão chứ không phải đám Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng hay Phạm Văn Đồng. Đồng bào hãy yên tâm.
Chỉ những ai mang họ Hồ thì sẽ được toại nguyện.
o O o
Nhiều công trình nghiên cứu đã đem đến lợi ích thiết thực cho cuộc sống của người dân nhờ vào những kỹ sư trẻ. Tiến sĩ kỹ sư Nguyễn Văn Chui, xuất thân từ vùng Cà Mau đã chế tạo được máy cấy lúa mà nông dân không phải ngâm nước và cúi gập người trên cánh đồng. Ông bùi ngùi kể lại vì nhìn thấy bà ngoại còng lưng lúc tuổi già, hậu quả của việc khom người cấy lúa thời trẻ là nguồn cảm hứng cho ông. Các nước nông nghiệp như Nhật, Đại Hàn, Thái Lan đã đặt những khối lượng lớn máy của ông để trang bị cho nông dân xứ họ.
o O o
Chính quyền VN đã nhìn thấy trước tương lai của thế giới với nạn nhân mãn và tình trạng thiếu lương thực, do đó họ đầu tư rất cao vào nông nghiệp. Nông dân được giảm thuế, được bảo đảm bán sản phẩm mình làm ra với giá cao cho nhà nước. Họ cũng được hưởng tất cả những thành quả tốt đẹp về đời sống, điều này đã cuốn hút rất nhiều người bỏ đời sống thành thị để trở về thôn quê, mặc dù ở đâu trên đất nước họ cũng được no đủ. Nhờ đó thành thị trở nên thoáng đãng hơn, đường sá trống vắng hơn. Không có cảnh không khí ô nhiễm, người lái xe bất chấp luật lệ như trước đây dưới thời cộng sản.
Cô Tạ Thị Hường và rất đông người khác đã về nhà trễ hơn nữa tiếng hôm thứ sáu tuần qua vì phải dừng xe chờ đèn xanh tại một ngã tư. Đèn giao thông hôm đó có trục trặc khiến đèn đỏ kéo dài tới ba mươi phút. Một phóng viên nước ngoài, ngạc nhiên khi thấy đoàn xe máy kiên nhẫn chờ đợi, đã đến gặp cô Hường để làm một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng.
Khi nghe anh hỏi tại sao cô không vượt đèn, nhất là không có sự hiện diện của cảnh sát, (như anh từng nghe trong quá khứ), cô đã trợn mắt trả lời: "Anh nghĩ tôi là ai? và tôi đang ở đâu? Tôi rất hân hạnh cho anh biết tôi là người Việt Nam và tôi đang sống trên quê hương mình. Anh nghĩ là chúng tôi sẵn sàng vi phạm những luật lệ mà chính chúng tôi đã đồng ý lập ra à?"
o O o
Về Ngoại Giao, thế giới công nhận Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao có một biệt tài: ông hòa giải được những cuộc đối đầu nguy hiểm trên thế giới. Hễ ở đâu có điểm nóng, người ta lại hy vọng chính phủ VN sẽ nhanh chóng phái ông đến. Có lần, ông đã đồng ý đứng ra làm trung gian hòa giải cho một cuộc xung đột tưởng chừng như sẽ châm ngòi Thế Chiến Thứ Ba. Theo người biết chuyện kể lại, họ nghe những tiếng cười khoái trá vẳng ra từ phòng họp đóng kín cửa. Ba mươi phút sau một thông cáo chung cho thấy những khó khăn đã giải quyết xong.
Chỉ nhờ vào hồi ký của ông sau này người ta mới tìm ra câu giải đáp: ông kể cho hai phe nghe chuyện tiếu lâm của VN, bởi vì khi hai kẻ thù mà cười được với nhau thì chuyện gì cũng có thể giải quyết..
Chính các nhân viên ngoại giao VN đã rất thành công khi áp dụng bí quyết này vì “c huyện tiếu lâm VN vui thấy mẹ!” như lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ xác nhận.
o O o
Tiến Sĩ Y khoa Nguyễn Văn Tèo đã khiêm nhường trả lời câu hỏi sao ông không đổi một tên khác đẹp hơn, như sau: "Đó là tên của cha mẹ tôi đặt cho. Đối với tôi tên VN nào cũng đẹp cả. Tôi cũng muốn luôn luôn nhớ về xuất thân của mình. Chính nhờ đồng bào cưu mang mà tôi có được cơ hội ăn học thành tài như ngày nay."
Tiến sĩ Tèo nổi tiếng nhờ vào việc tìm thấy thuốc trị bệnh AIDS từ huyết thanh của con dê đực. Ông để tâm nghiên cứu và đã đi đến kết luận: "Nếu một con dê đực có thể làm tình với nhiều con dê cái hàng ngày không cần bao cao su mà vẫn chẳng bệnh hoạn gì thì hẳn nó phải có một lý do rất đặc biệt trong máu. Cái đó là cái gì?"
Câu hỏi giúp ông để nhiều thời gian quan sát, cuối cùng sáng chế được thuốc tiêu diệt căn bệnh thế kỷ này. Nhờ vào thành tích có một không hai trên, chính phủ VN đã trao tặng ông giải thưởng “Y Khoa VN Phục Vụ Thế Giới,” một giải thưởng được công nhận về giá trị hoàn cầu, thay thế cho giải Nobel nay đã quá cũ và mất nhiều uy tín, từ khi một trong chúng được trao cho Lê Hữu Thọ và Kissinger, hai hung thần trong chiến tranh VN.
o O o
Về Canh Nông, bà Hoàng Thị Lợi, Tiến sĩ Thực Phẩm cùng với hai mươi bốn kỹ sư VN đã sáng chế được một loại bom mới trong nông nghiệp. Gọi là bom vì nó có hình dáng như trái bom và cách sử dụng cũng giống một trái bom được thả từ máy bay. Điều khác biệt là nó không giết người, trái lại, khi thử nghiệm trên sa mạc nó có khả năng biến đất cát thành đất trồng trọt. Phát minh của bà đã giải quyết rất nhiều cho nạn nhân mãn. Trong một cuộc họp báo, bà đã hóm hỉnh trả lời: "Quí vị sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đất nước và dân tộc chúng tôi không dành một ngân khoản lớn để nghiên cứu về không gian như các quốc gia khác. Đó là bởi vì chúng tôi quan niệm: hãy lo cho trọn vẹn cuộc sống của người dân ở dưới đất cái đã, sau đó sẽ tính tới chuyện trên trời."
o O o
Cuối cùng người ta vẫn thường cho rằng nguồn gốc của võ thuật bắt nguồn từ chùa Thiếu Lâm bên Tàu. Thực ra nó có xuất xứ từ VN. Đỉnh điểm của võ thuật là vào thời Đức Quang Trung Hoàng Đế. Chính bởi bộ môn trống trận và kỹ thuật chém chân ngựa của ngài đã đem chiến thắng vang dội vào năm 1789, đuổi cổ bọn lính Tôn Sĩ Nghị chạy thục mạng về Tàu. Bọn chúng ỷ có kỵ binh hùng mạnh tưởng chừng nuốt chửng nước VN nhỏ bé dưới vó ngựa kinh hoàng. Rồi thình linh chúng phải rụng rời thất dởm khi nghe tiếng trống dồn dập, cùng lúc hàng trăm ngàn dũng sĩ lăn xả vào chém đứt chân ngựa, quật chúng té xuống đất làm mồi cho người lính VN đang say máu giặc. Nếu võ thuật phát xuất từ bên Tàu làm sao có thể giải thích được bao lần thất trận của chúng khi điên cuồng xâm lược VN?
o O o
Kính thưa người Việt Nam trên khắp thế giới, tôi tin rằng giấc mơ của tôi cũng là giấc mơ của quí vị. Mọi chuyện sẽ trở thành sự thật nếu chúng ta xóa sạch và tiêu diệt chế độ CS cùng những hệ lụy của nó. Lúc đó chúng ta sẽ kể chuyện cho con cháu nghe cái thời khốn khổ nhất trong cuộc đời mình: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cụm chữ “Hồi đó, vào cái thời VC còn cai trị…” (như một quá khứ khủng khiếp). Hãy chắc chắn rằng chúng và con cháu của chúng sẽ không bao giờ quên được những gì đã xảy đến cho mọi người VN “Sau 30/4 năm 75, cả nước phải đi tù...”.
*
Trang phụ:
- Nước Việt Nam mới có tên Việt Nam Cộng Hòa Đệ Tam. Biểu tượng Quốc Huy là Ba Cây Lúa với hàng tre bao ngoài. Quốc kỳ nền vàng mang ba sọc đỏ.
- Tất cả mọi công dân nam nữ (từ 18 đến 35) đều gia nhập quân đội trong thời hạn mười tám tháng. Không có ngoại trừ. Con cái giới chức chính quyền khi hoàn tất huấn luyện đều tình nguyện về các đơn vị chiến đấu. (Nguyễn Văn Nam, con cả của bộ trưởng quốc phòng Nguyễn Văn Tính hiện là ĐĐT/ ĐĐ1/81 thuộc LLĐB)... Lính văn phòng dành cho con nhà thường dân.
- Thương Binh Tử Sĩ là Anh Hùng Quốc Gia. Mộ phần Tử Sĩ được dân chúng chăm sóc và kính viếng trang trọng nhiều lần trong năm (dưới sự bảo trợ của Bộ Quốc Phòng). Khi một thương binh qua đời, họ sẽ được mai táng theo lễ nghi quân cách. Con cháu họ mang danh xưng Quốc Gia Nghĩa Tử (với mọi quyền lợi xứng đáng). Nhiều Quốc Gia Nghĩa Tử đã làm rạng danh cha ông, điển hình như khoa học gia Trần Quốc Tuân (cha đẻ của hệ thống "năng lượng mới" biến chế từ nước biển) và tiến sĩ Y khoa Trình Viết Toàn (người chế tạo ra máy chẩn bệnh thay thế bác sĩ với hiệu quả 100% chính xác).
- Tổng thống thỉnh thoảng xin phép “Bả” để đi bù khú với anh em thương binh một đêm (tại Làng Thương Binh). Có lần ông đã không thể trở về tư dinh cho tới sáng hôm sau vì quá “xỉn”.
- Người Việt Nam nay là dân tộc văn minh nhất thế giới: họ luôn luôn sử dụng hai chữ “xin lỗi” và “cám ơn” (kèm nụ cười) trong tất cả mọi giao tiếp.
- Tỷ lệ tử vong vì tai nạn thấp nhất trên thế giới. Khi có một nạn nhân, người ta nhanh chóng giúp đỡ. Người gọi cấp cứu, kẻ áp dụng CPR. Trong vòng năm phút, một trực thăng (vâng, trực thăng) cứu thương sẽ đưa nạn nhân tới bệnh viện, ở đó đội ngũ bác sĩ đã túc trực sẵn. “Sinh mạng bệnh nhân trên hết” là tâm niệm của giới chức ngành y tế.
- Bệnh viện và trường học được xây dựng đến tận đơn vị hành chánh nhỏ nhất trong nước và được điều hành bởi những chuyên viên giỏi (thầy cô giáo, bác sĩ y tá) trong lãnh vực.
- Nhiều nhà nước trên thế giới tỏ vẻ ganh tị với hệ thống Y tế và Giáo Dục ở VN, điển hình như China, N. Korea, Cuba, Laos, Campuchia… một số quốc gia Tây Âu, đứng đầu là Hoa Kỳ và Đức đã đề nghị cử các chuyên viên của họ sang du học ở VN. Đề nghị của họ đang được chính quyền VN cứu xét.
- Hãng bia Heinneken dự tính sẽ nộp đơn kiện VN vì họ cho rằng chính quyền đã khuyến khích và giáo dục dân chúng giảm tối đa nạn bia bọt. Người dân VN nay chê thức uống có cồn, họ giải khát bằng nước “rễ tranh mía lau“. Chỉ duy nhất ở đám cưới họ mới sử dụng hai loại rượu nội địa: rượu đế và rượu cần. Nếu có phải dùng bia, họ vẫn thích bia “Saigon” (để ủng hộ sản xuất trong nước), nhưng việc này vẫn rất hạn chế vì họ không muốn mang tiếng “ngu“ (cố gắng chiếm vị trí tiêu thụ bia rượu hạng nhất nhì trên thế giới) vào thời cộng sản.
- McDonald, Burger King, tuyên bố đóng cửa hàng loạt điểm bán ở VN vì không có khách hàng như lời TGĐ các công ty trên than phiền. Dân VN thích ăn canh chua, cá kho tiêu hơn fast food độc hại và vô bổ.
16.01.2018