Trần Quốc Việt (Danlambao) - Thảm sát Huế là vết nhơ của nền văn minh. Và nền văn minh có thể đáp trả bằng ba phiên tòa xét xử.
Nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn viết trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù: "Tòa án Nuremberg phải được coi là một trong những thành tựu đặc biệt của thế kỷ hai mươi: tòa án đã giết chính tư tưởng của cái ác, mặc dù tòa giết chỉ một số rất ít những người bị nhiễm độc bởi tư tưởng ấy."
Còn Tướng Douglas MacArthur, tư lệnh tối cao của lực lượng Đồng Minh ở Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ Hai, nói:
"Người lính, dù bạn hay thù, đều phải có trách nhiệm bảo vệ những người yếu đuối và những người không có vũ khí." Từ đấy ông cho rằng không có tội ác nào lớn hơn, tàn nhẫn hơn hay nguy hiểm hơn cho bằng tội ác thảm sát những người cô thế nhân danh quyền lực quân sự hay sự cần thiết quân sự. Cho nên những kẻ phải ra trước vành móng ngựa tòa án xét xử tội phạm chiến tranh chính là những kẻ cầm quyền cao nhất đương thời.
Những người như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn và những kẻ khác trong giới lãnh đạo Bắc Việt đương thời thoát tòa án tội phạm chiến tranh. Nhưng họ và những kẻ thủ ác dưới họ đang sống hãy đã chết đối mặt với tòa án ký ức và công luận mà bản án dành cho họ kéo dài muôn đời. Tên họ không còn là danh từ riêng mà trở thành những danh từ chung hay tính từ chỉ về tội ác mà thế giới văn minh không thể nào tả nỗi và hiểu nỗi.
Bản án bia miệng chỉ tồn tại khi ký ức về tội ác còn tồn tại. Đó là lý do các thể chế toàn trị xây dựng trên nền tảng tội ác luôn luôn ngụy tạo lịch sử để phủ định hay tầm thường hóa bao tội ác ghê gớm, nói theo cách nói của họ, "muôn đời muôn kiếp không tan".
Nhà văn Tiệp Khắc Milan Kundera nói một câu rất nổi tiếng:
"Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự lãng quên/" Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau lau đi bao lớp bụi thời gian để bao thế hệ hiện nay và mai sau thấy nền móng tội ác của chế độ hiện tại qua tấm gương ngời sáng của ký ức. Đó cũng là lời nhắn gởi tha thiết của nhạc sĩ Nguyên Minh Khôi - "Người ơi xin chớ quên" trong bản nhạc bất hủ "Cơn Mê Chiều".
Phiên tòa cuối cùng là phiên tòa nhân quả chính ở kiếp này và chính trong những đêm trường một mình đối diện với lương tâm còn sót lại của mỗi cá nhân trong cuộc. Nhân quả là chính mình tự xét mình-tại sao mình lại rơi xuống hố thẳm đã man vô cùng tận và tách xa đạo đức, lương tâm và văn minh như thế. Vết máu năm xưa trên tay sao rửa hoài vẫn không sạch. Họ dằn vặt và đau khổ thầm lặng không ngừng bởi vì, dù sao, nói như nhà văn Solzhenitsyn, trong mỗi trái tim bị cái ác nhiễm độc nặng nề vẫn còn một chút nền móng của cái thiện. Có lẽ vào cuối đời họ nên lên tiếng sám hối để góp phần tiêu diệt cái ác do chính tay họ góp phần tạo ra.
Chính nhờ những phiên tòa xét xử trên của nền văn minh những tội ác như thảm sát Huế ít khi xảy ra và nền văn minh vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển dưới bóng của tôn giáo, đạo đức và lương tâm.