Thiên tai âm nhạc Hồ Chí Minh - Dân Làm Báo

Thiên tai âm nhạc Hồ Chí Minh

Dâu bể tang thương (Danlambao) - Từ khi chính thức thành lập (03-02-1930) đến nay, đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã xây dựng nên hình tượng hai thiên tài trong hẻm cụt là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Giáp được tô vẽ như một tài năng quân sự có một không hai vì xuất thân từ một giáo viên dạy môn Lịch sử ở trường tiểu học, chưa từng thụ huấn bất kỳ khóa huấn luyện quân sự nào, nhưng đã chỉ huy quân đội Việt cộng chiến đấu và chiến thắng trong suốt 30 năm liền, một kì tích chưa từng có trong quân sử thế giới!!! Về phần Minh, một tên bồi bếp, quét tuyết với trình độ tiểu học Việt Nam, sau 30 năm sống đầu đường xó chợ, lang bạt kỳ hồ, trở về nước đã trở thành vị cha già dân tộc. Minh được ca tụng bởi trí tuệ siêu việt, thông thạo vài chục ngoại ngữ, cổ kim uyên bác, rành rẽ chính trị, quân sự… Thực tế lại cho thấy cả Minh và Giáp đều là những kẻ đã ngu, lại ác còn háo danh. Những bằng chứng phơi bày sự giả dối và rỗng tuếch của hai tên này tuy đã rất nhiều nhưng vẫn không ngừng tăng lên. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin cung cấp thêm một luận cứ khác về sự tuyên truyền bịp bợm của ĐCSVN về Minh trong lĩnh vực âm nhạc.

Một tờ báo cộng sản đã đăng tải một bài viết rất lố bịch và trơ trẻn về trò hề chỉ huy dàn nhạc của Minh năm 1960 (1). Lúc ấy, Minh tự đứng lên bắt nhịp bài hát "Kết đoàn" và tên thợ chụp hình Lâm Hồng Long đã chụp một tấm ảnh mà đến ngày nay ĐCSVN vẫn còn lấy ra để tự sướng như trường hợp bé gái bị phỏng do bom Napalm. Sau đây là một vài trích đoạn sặc mùi bợ đít mang đậm phong cách bồi bút Việt cộng: 

"...Bức ảnh ấy đã trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết dân tộc. Ở đó, chân dung vị lãnh tụ hiện lên thật giản dị, gần gũi với thần thái ung dung, tự tại. Bác không chỉ là người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng năm ấy mà còn là người nhạc trưởng vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam..."

"...Bức ảnh như có sức hút vô hình, níu chân người xem. Tôi còn nhớ, trong một cuộc triển lãm nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác (được tổ chức ở Hà Nội), có những cụ già đã lặng đi, đôi bàn tay run run, hai hàng nước mắt chực trào ra từ đôi mắt mờ đục khi những nếp nhăn trên gương mặt xô ép lại trong lúc ngước nhìn bức ảnh này…"

"...Hình ảnh Bác mặc áo lụa sáng, chân đi dép cao su nổi bật trên một phông nền sẫm. Ở phía sau, các nhạc công với gương mặt rạng rỡ đang say sưa biểu diễn. Hình ảnh những bóng đèn xuất hiện góp phần làm cho khuôn hình trở nên lung linh, giúp người xem hình dung đến những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời..."

Trái ngược với những cảm xúc và suy luận của bồi bút, một người có chút hiểu biết về âm nhạc nói chung và nhạc giao hưởng nói riêng như tôi lại có cách nhìn khác hẳn về tấm hình này. Nhạc giao hưởng là dòng nhạc đỉnh cao của trí tuệ và phong cách. Do đó yêu cầu của nó rất khắt khe trong từng chi tiết. Thế nhưng, khi chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, Minh đã phạm phải những sai lầm sơ đẳng, chết người như sau: 



- Thứ nhất về trang phục, từ nhạc công đến nhạc trưởng đều phải ăn mặc lịch lãm, không cần cầu kỳ nhưng phải chuẩn mực. Đặc biệt, nhạc trưởng đứng ở vị trí trung tâm của dàn nhạc, không chỉ khán thính giả mà tất cả nhạc công đều dồn ánh mắt vào mình. Ở hình B & C, chúng ta dễ dàng nhận thấy trang phục truyền thống của nhạc trưởng là áo sơ mi trắng có thắt nơ, quần tây đen, áo veste đen hoặc áo đuôi tôm. Thế nhưng tên Minh lại vẫn tôn thờ bộ đồ quen thuộc của hắn là áo lụa trắng, quần vải nâu, dép cao su (hình A) nhìn lôi thôi, bôi bác. Ngay cả các nhạc công mà hắn chỉ huy cũng đều mặc trang phục lịch sự. Rõ ràng Minh không hề tôn trọng dàn nhạc lẫn khán thính giả chút nào. 

- Thứ hai về tư thế chỉ huy, vai trò của nhạc trưởng là chỉ huy dàn nhạc, không phải chỉ huy khán thính giả. Do đó, nhạc trưởng phải đứng xoay lưng về khán thính giả và hướng vào dàn nhạc để các nhạc công theo dõi từng động tác chỉ huy mà trình diễn cho đúng (hình B). Minh lại làm ngược đời, hướng ra khán giả và vung vẩy đũa chỉ huy (hình A) khiến cho ai cũng cảm thấy khó hiểu, không biết hắn muốn làm gì. 

- Thứ ba về cách cầm đũa chỉ huy, nhạc trưởng hầu như phải vận động liên tục nên sức lực tiêu hao không ít, mỏi mệt là chuyện tất yếu. Do đó từng động tác nhỏ nhặt nhất cũng phải thực hiện đúng kỹ thuật. Ở hình C, nhạc trưởng giữ đũa bằng hai ngón cái và trỏ, các ngón còn lại chỉ khép hờ để đỡ mỏi. Ngược lại ở hình A, Minh bóp chặt cây đũa trong tay, và đặt ngón trỏ lên đũa, nghĩa là cơ bản hoàn toàn sai. 

- Thứ tư về vai trò của nhạc trưởng, để chỉ huy dàn nhạc thì nhạc trưởng phải có uy phong của mình. Khi chỉ huy phải biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt và từng động tác để dàn nhạc trình diễn hoàn hảo. Thế nhưng gương mặt của Minh không có chút biểu cảm nào, phía dưới các nhạc công đang thoải mát cười cợt. Không rõ do thiếu nghiêm túc hay là họ đang chế nhạo Minh không biết chỉ huy. Nói chung, đây là một dàn nhạc bát nháo, thiếu sự chuẩn mực cần phải có của một giàn nhạc giao hưởng. 

Tóm lại, qua những luận điểm nêu trên, chúng ta thấy rõ ràng Minh không có kiến thức về chỉ huy dàn nhạc. Điều này cũng là hợp lý với một kẻ trình độ thấp, đầu đường xó chợ, tâm địa độc ác, đầu óc bệnh hoạn, cộng thêm tính cách ti tiện. Để trở thành chỉ huy dàn nhạc thì ngoài việc có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh, còn phải trải qua chương trình đào tạo bài bản. Ngay cả ngành giáo dục Việt cộng vốn tệ hại cũng phải học đến bốn năm với rất nhiều bộ môn khác nhau (2). Ngoại ngữ thì ĐCSVN có thể tuyên truyền rằng Minh trong quá trình lang bạt kỳ hồ đã tiếp thu được. Tuy nhiên, với âm nhạc thì hoàn toàn không thể học kiểu tạp nham, nhất là một ngành rất khó như chỉ huy dàn nhạc. Cũng vì không hiểu biết về âm nhạc nên suốt cả một chương trình biểu diễn dài, Minh chỉ chọn một bài duy nhất để chỉ huy là bài "Kết đoàn", một bài hát của Tàu. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy Minh chính là một tên gián điệp Tàu đội lốt Nguyễn Ái Quốc vốn đã chết từ lâu. Là người Tàu dĩ nhiên không rành nhạc Việt mà chỉ biết nhạc Tàu nên cầm đũa vung vẩy theo giai điệu đã thuộc nằm lòng là được. Chỉ huy dàn nhạc chỉ là trò hề giả tạo, cố ý tạo dáng để chụp ảnh làm công cụ tuyên truyền mới là mục đích chính của hắn. 

Tấm hình này được chụp từ năm 1960, nghĩa là đã gần 60 năm qua ĐCSVN lợi dụng nó để tô vẽ hình tượng thiên tài Hồ Chí Minh siêu việt, không cần học nhạc ngày nào vẫn biết chỉ huy dàn nhạc. Giờ đây nhân dân đã thức tỉnh hơn trước và tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng cho phép chúng ta tìm hiểu, vạch trần những luận điệu dối trá của ĐCSVN liên tục. Thế nhưng, những đầu óc Việt cộng bã đậu vẫn không biết làm gì khác hơn là sử dụng những tài liệu cũ kĩ, những lập luận ấu trĩ để tiếp tục tuyên truyền và che đậy cho tội ác của tên Minh và đồng bọn. Nhiệm vụ của mỗi người trong chúng ta là càng cần phải vạch mặt bọn chúng không khoan nhượng bằng những chứng cứ rõ ràng, không thể bác bỏ. Có như thế mới mong góp phần thức tỉnh những người dân bị nhồi sọ, mụ mị quá lâu bởi chính sách ngu dân. Càng nhiều người thức tỉnh, đứng lên thì ngày tàn của ĐCSVN càng mau tới và hy vọng thoát ách nô lệ giặc Tàu càng cao. Vì tổ quốc Việt Nam thân yêu, quyết chiến đấu đến cùng với bọn phản quốc! 

14/04/2018 



__________________________________

Tư liệu tham khảo




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo