Từ Tô Giới Sa Diện đến các Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc - Dân Làm Báo

Từ Tô Giới Sa Diện đến các Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc

Chấn Minh (Danlambao) - Có một sợi chỉ đỏ xuyên suốt không thời gian, từ tô giới Sa Diện ở Quảng Châu, Trung Quốc đến các đặc khu dự trù tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc tại Việt Nam và trải dài qua trên 1400 năm, từ lúc Trung Quốc bắt đầu bị các nước mạnh khống chế, áp bức và bóc lột không tiếc tay cho đến lúc này, khi mà một Trung Quốc đã lớn mạnh triệt để thi hành một chủ nghĩa thực dân mới hậu hiện đại để cũng khống chế, áp bức và bóc lột không tiếc tay các nước yếu hơn như Việt Nam. Khi nhìn vào nội tình Trung Quốc nơi mà mức độ kìm kẹp người dân ngày càng gia tăng, khi nhìn về các nước tự do đang kịch liệt chống lại các mánh khóe bá đạo của Trung Quốc, những ai đang theo gót anh hùng Phạm Hồng Thái chống lại luật đặc khu, chống lại Trung Quốc xâm lược, và nhất là, chống lại một Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm tay sai bán nước cho Trung Quốc, sẽ thấy được là họ đã không hề và sẽ không bao giờ chiến đấu trong cô đơn. Và do đó, họ sẽ thắng. 

Phần 1: Từ Tô Giới Đến Đặc Khu 

Tiếng Bom Sa Diện 

Chiều ngày 18 tháng 6 năm 1924, vào giờ ăn tối, một người đàn ông người Việt Nam 28 tuổi trong vai trò một phóng viên/nhiếp ảnh gia tiến bước vào phòng ăn chính của khách sạn Victoria tại đảo Sa Diện, một tô giới của Tây Phương tại tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, và ném một quả bom dấu trong máy chụp hình của ông. Đối tượng của quả bom này là một viên chức cao cấp nguời Pháp, ông Henry Martin Merlin, chức vụ Toàn Quyền Đông Dương, tức là người đang thật sự nắm trong tay quyền sinh sát tuyệt đối trên khoảng 17 triệu người Việt-Miên-Lào vào năm đó. Khi quả bom rơi xuống bàn, ông Merlin đang ngồi ăn tối với một số tùy tùng trong đó có ông Louis Cordeaux, lãnh sự Pháp tại Quảng Châu. Quả bom do người đàn ông Việt Nam này tung ra giết chết ông Cordeaux và gây thương tích cho vài người khác nhưng đối tượng chính của quả bom, ông Merlin, đã thoát chết vì đã kịp thời chui xuống gậm bàn. 

Người ném bom đó là ông Phạm Hồng Thái, một thành viên của Tâm Tâm Xã và phong trào Đông Du của chí sĩ Phan Bội Châu. Giết hụt Merlin, và bị cảnh sát và mật thám người Pháp và nhân viên người Trung của họ tại tô giới Sa Diện ráo riết truy lùng, tối hôm đó ông Phạm Hồng Thái sẽ nhảy xuống sông Châu Giang trầm mình tự vẫn để không rơi vào tay chúng (1). 

Người dân Trung Quốc - một nước đang bị các cường quốc Tây Phương cấu xé và cắt xén đất - vào lúc đó đã rất cảm kích với lòng yêu nước và sự gan dạ của ông Phạm Hồng Thái. Vào tháng 3 năm 1925, họ hùn tiền cải táng ông Phạm Hồng Thái tại Hoàng Hoa Cương, nơi chôn cất của 72 liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh trong cuộc Cách Mạng Tân Hợi vào năm 1911 (2). Chính cuộc cách mạng này đã lật đổ được Thanh Triều và xóa được bốn ngàn năm vua chúa để đưa lịch sử Trung Quốc vào một bước ngoặt mới. Trong các thập niên đầu của thế kỷ thứ 20, Tiếng Bom Sa Diện sẽ khích động lòng yêu nước của hàng triệu người Việt. Từ đó, nhiều phong trào chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp sẽ dấy lên. Các phong trào đó sẽ lớn mạnh để rốt ráo dành lại được độc lập cho nước Việt Nam. 

Phạm Hồng Thái đã không thành công khi ném bom ám sát toàn quyền Đông Dương Merlin tại tô giới Sa Diện. Nhưng tô giới là gì? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi này và nhận diện tô giới như là sợi chỉ đỏ đã và đang xuyên suốt trên sáu trăm năm lịch sử: từ lúc Trung Quốc là một nước yếu hèn bị các nước mạnh Tây Phương cấu xé, cho đến lúc Trung Quốc trở thành một nước mạnh để từ đó triển khai một chánh sách thực dân mới hậu hiện đại mà một chỉ dấu là hàng trăm tô giới mà Trung Quốc đã, đang hay sẽ thiết kế tại nhiều nước nghèo hơn trong đó có Việt Nam. Cụ thể, bài viết sẽ xem xét: 

- Thời kỳ Bách Niên Quốc Sỉ (1839-1949) trong lịch sử Trung Quốc, khi mà các tô giới và các định chế tương tự là cảng hiệp ước, nhượng địa và thuộc địa xuất hiện. 

- Các định chế phát triển bắt ngưồn từ các tô giới, tức là các khu công nghiệp và đặc khu kinh tế Tại Tây Phương. 

- Việc Trung Quốc xử dụng các định chế phát triển trên để thoát nghèo. 

- Các chánh sách của trung Quốc trên đường đi lên. 

- Việt Nam trong vòng vây thực dân mới hậu hiện đại của Trung Quốc, đặc biệt là đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam và các thách đố gắn liền với đầu tư Trung Quốc trong đó có bẫy nợ Trung Quốc, các nhà máy nhiệt điện, và Dự luật đặc khu 2018. 

để từ đó đưa ra một số nhận định và khuyến cáo. 

Tô Giới Vào Thời Bách Niên Quốc Sỉ 

Một tô giới có thể định nghĩa như là một vùng đất trong một nước nhưng tại đó chủ quyền đã được chuyển nhượng cho một nước khác một cách hợp pháp, tức là qua một hiệp ước song phương nếu giữa 2 nước hoặc đa phương nếu có nhiều nước tham gia. Trong lịch sử Trung Quốc, một tô giới thường được thành lâp tại một cảng hiệp ước; cả hai loại định chế này xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc của vương triều nhà Thanh vào giữa thế kỷ thứ 19 và tồn tại cho đến giữa thế kỷ 20. Vào lúc đó, các nước mạnh Tây Phương (trong đó có Anh, Pháp, Đức, Nga, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Na Uy, Phần Lan, Hoa Kỳ) và Nhật Bản đã đồng loạt tiến công và uy hiếp Trung Quốc để đòi mở cửa giao thương. Qua các chiến thắng quân sự và chính trị, các nước kể trên đã ép được Thanh Triều ký nhiều hiệp ước theo đó Trung Quốc phải ký kết nhiều hiệp ước chấp nhận nhiều nhượng bộ về các mặt chính trị và kinh tế (3). Ba nhượng bộ quan trọng là: 

- Cho phép các thương thuyền nước ngoài tự do buôn bán tại các 38 “cảng hiệp ước”, tức là các cảng mà tại đó nhà Thanh phải cho tàu buôn của các nước mạnh Tây Phương tự do ra vào và buôn bán (4). 

- Nhượng đất đai, tức là cho các nước mạnh làm chủ các nhượng địa như Ngoại Mông, Ngoại Tây Bắc cho Nga, Hong Kong cho Anh Quốc, quảng Châu Loan tại Quảng Đông cho Pháp (5) và 

- Cho phép các nước mạnh thành lập các tô giới tại các thành phố lớn, hải cảng lớn, hay các cảng hiệp ước như Thượng Hải, Quảng Châu, v.v... 

Luật pháp và các cơ quan thi hành luật nước ngoài được áp dụng và thiết lập tại một tô giới. Ví dụ, trong tô giới quốc tế Thượng Hải tại Quảng Châu, tại khu Pháp Quốc luật pháp Pháp Quốc sẽ có hiệu lực trong khi tại khu Anh Quốc luật pháp Anh Quốc sẽ được áp dụng. Một tô giới có công an cảnh sát riêng, có lực lượng phòng vệ vũ trang riêng và việc ra vào tô giới của bất cứ là đều được kiểm soát rất chặt chẽ. 

Chế độ thuế khóa trong tô giới phục vụ nước ngoài. Tô giới là nơi các doanh nghiệp nước ngoài sinh sống, làm ăn buôn bán, có khi khai thác các tài nguyên như khoáng sản, hải sản, vv... hay sản xuất các mặt hàng tiêu dùng mà không sợ bị nhà nước sở tại kiểm soát hay đánh thuế. Nói chung, Trung Quốc đã phải chấp nhận cho các nước ngoài đã kể trên thành lập gần 50 tô giới và nhượng địa trong thời khoảng 1557 đến 1945 qua nhiều hiệp ước (6). 

Một đặc điểm của việc Tây Phương ép Trung Quốc mở các cảng hiệp ước, nhượng đất, hay cho thành lập tô giới, là thời hạn 99 năm trong các hiệp ước thành lập các định chế kể trên. Con số 99 năm, trong truyền thống luật pháp Tây Phương, chỉ là một con số tượng trưng với hàm ý là lâu dài hơn một đời người bình thường (7). Một ví dụ là Macau, một hải cảng Trung Quốc cho Bồ Đào Nha thuê vào năm 1557, và trở thành một nhượng địa trong vòng 99 năm vào năm 1887 qua một hiệp ước (8). Một ví dụ khác là nhượng địa Hong Kong, đã được trao cho Anh Quốc vĩnh viễn vào năm 1842 qua hiệp ước Nam Kinh, và sau đó chuyển sang quy chế nhượng địa 99 năm qua Quy Ước Bắc Kinh Lần Thứ Nhì vào năm 1898 (9). Cũng qua Quy Ước này mà Thanh Triều đã nhượng Quảng Châu Loan (Guangzhouwan) tại bờ biển Quảng Đông nhìn ra vịnh Bắc Việt cho Pháp với thời hạn là 99 năm (10, 11). 

Nhà nước và người dân Trung Quốc xem các cảng hiệp ước, tô giới, nhượng địa và thuộc địa là những sỉ nhục lớn cho Trung Quốc. Quan điểm này sai trái, vì một hiệp ước luôn luôn xuất phát từ các trao đổi hai chiều cho đến khi hai bên đồng thuận cho dù một phía có thể rất yếu thế khi đi vào thương lượng. Dù sao đi nửa, rất sớm vào các thập niên đầu của thế kỷ thứ 20 sau cách mạng Tân Hợi (1911) đã lật đổ được vương triều Thanh, và nhất là sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc lấy được chính quyền tại lục địa Trung Quốc vào năm 1949, để kích động lòng ái quốc của người dân, trí thức và nhà nước Trung Quốc Cộng sản đã gọi các hiệp ước này là những hiệp ước bất bình đẳng và thời khoảng 1839-1949 là “Bách Niên Quốc Sỉ” (12). Họ xem những gì đã xãy đến với Trung Quốc trong thời khoảng trên là những sỉ nhục lớn nhất mà Trung Quốc đã phải gánh chịu và do đó từng người Trung Quốc phải phải làm bất cứ gì để xóa bỏ chúng và trả thù bằng bất cứ giá nào. Trong Thế Chiến Thứ Nhì (1939-1945) cả hai phe Quốc Cộng đều đã góp phần giúp phe Đồng Minh đánh bại Đế Quốc Nhật Bản của phe Trục. Qua các đóng góp này, các nước mạnhTây Phương đã đồng loạt trao trả lại cho Trung Quốc chủ quyền trên hầu hết các định chế kể trên. Sự kiện này thể hiện qua việc các cảng hiệp ước, tô giới hay nhượng địa đã chỉ hiện diện tại Trung Quốc trung bình là 45 năm cho dù đa số đã được thương lượng cho 99 năm (13), trừ ba biệt lệ. 

Ba biệt lệ cho thời gian trung bình 45 năm trên là Macau, Hong Kong và một nhà kho tại Vân Nam. Chúng đã tồn tại 99 năm hay dài hơn theo đúng các hiệp ước đã ký. Vào năm 1999, sau 442 năm, Bồ Đào Nha trả lại Macau cho Trung Quốc sau khi đã thương lượng được là Macau sẽ có quy chế tự trị trong 50 năm kế tiếp, tức là cho đến năm 2049 (14). Vào năm 1997, sau 3 năm thương thảo để cho phép người dân Hồng Kong giữ được một số quyền làm người cơ bản người trong khuôn khổ một quy chế “Một Nước, Hai Hệ Thống”, Anh Quốc trả lại Hồng Kong cho Trung Quốc đúng thời hạn 99 năm (15). Vào lúc này, Trung Quốc vẫn còn để cho Anh Quốc giữ một tô giới rất nhỏ - thật sự là một dãy nhà kho mậu dịch - tại Vân Nam. Dãy nhà kho này được dựng lên từ đầu thế kỷ thứ 19 (16). 

Từ Tô Giới Đến Các Khu Công Nghiệp Và Đặc Khu Kinh Tế Tại Tây Phương 

Các khu công nghiệp và thương mại tự do tại Tây Phương thoát thai từ các hảng hiệp ước và tô giới. Những định chế như cảng hiệp ước, nhượng địa và tô đã giúp cho các nước Tây Phương nhanh chóng làm giàu qua thương mại, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sản xuất hàng hóa mà không phải đền bù bao nhiêu hay bất cứ gì cho các nước yếu đã bị chúng xâm lăng và up hiếp. Ngoài các định chế này, Tây Phương còn phát minh và xử dụng trong nước họ hai loại định chế khác nhưng cùng một mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế nội địa của chính nước họ: các khu công nghiệp (Industrial Park) và các khu thương mại tự do (Free Trade Zone). 

Khu công nghiệp là một vùng đất đã được chuẩn bị trước với một hạ tầng cơ sở (đường xá, điện nước, mặt bằng thiết kế cơ xưởng, truyền thông, vv…) tốt nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất a) giảm giá phí thiết lập cơ xưởng và điều hành khi được tập trung tại đó và b) hưởng được một số đặc quyền đặc lợi nào đó. Thông thường, vì chi phí thành lập mộ khu công nghiệp cao, một công ty muốn hoạt động sản xuất tromh một khu công nghiệp phải nằm trong diện các ngành công nghệ ưu tiên đối với nhà nước. Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới, Trafford Park, hình thành tại thành phố Manchester, Anh Quốc vào năm 1896. Khu công nghiệp đầu tiên của Hoa Kỳ, Clearing Industrial District được thành lập tại tỉnh Chicago, bang Illinois vào năm 1899 (17). 

Điều cần lưu ý ở đây là các khu công nghiệp tại các nước Tây Phương xuất hiện sau các cảng hiệp ước, tô giới hay nhượng địa các nước này đã dành được và thiết lập tại Trung Quốc và nhiều nước khác. Vì thế, trong chừng mực nào đó, các khu công nghiệp có thể xem như là những biến dạng của các cảng hiệp ước và tô giới đã hiện diện tại Trung Quốc trước đó nhưng nay được các nước mạnh áp dụng trên chính nước họ. 

Khác với các khu công nghiệp, các khu thương mại tự do có mục tiêu là giúp các doanh nghiệp tồn kho cho các mặt hàng quá cảnh mà không phải đóng thuế, hoặc được giảm các thuế hay hưởng một số đặc quyền đặc lợi khi đầu tư sản xuất hay kinh doanh trong những ngành nghề được nhà nước quy định là ưu tiên cho phát triển kinh tế. Các khu thương mại tự do đã hiện diện trên thương trường quốc tế từ 2500 năm về trước tại Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã và các nước khác bên bờ biển Địa Trung Hải ở Âu Châu. Tuy nhiên, chỉ vào các thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 các đặc tính của một khu thương mại tự do mới được kết hợp với các đặc tính của khu công nghiệp sẽ trở thành một khu chế xuất, hay một đặc khu – mà một dạng là các khu kinh tế trọng điểm quốc gia hay địa phương - để hoàn thành hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là thu hút đầu tư trục tiếp, ban đầu là của tư nhân trong nước hay các nước láng giềng tại các nước mạnh Tây Phương, về sau sẽ là từ nước ngoài tại các nước đang phát triển. Mục tiêu thứ nhì là phục vụ các ưu tiên và yêu cầu của các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế của nhà nước, trong đó có yêu cầu xuất khẩu để lấy tiền nước ngoài và dùng tiền nay để mua máy móc cho các dự án phát triển. 

Khu chế xuất đầu tiên trên thế giới là Khu Chế Xuất Shannon thành lập vào năm 1959 gần phi trường Shannon tại Ái Nhỉ Lan. Đài Loan là nước đầu tiên dùng cụm từ khu chế xuất khi ban hành Luật Khu Chế Xuất ngày 30 tháng Giêng 1965 (18). Hiện nay, thế giới có trên 3500 đặc khu tại hầu hết các quốc gia. Bản đồ sau tóm lược tính phổ cập của các đặc khu thên thế giới vào năm 2016 (19). 



Trung Quốc Thoát Nghèo Nhờ Đặc Khu, Khu Chế Xuất và Toàn Cầu Hóa 

Như trình bày ở trên, hiện nay có rất nhiều nước trên thế giới đã thành lập các khu chế xuất hay đặc khu để phát triển kinh tế. Mặc dù không phải là nước đầu tiên xử dụng các định chế này để phát triển, Trung Quốc chính là một trong các nước đã học hỏi, tiếp thu, cải tiến và áp dụng thành công thành công nhất những kinh nghiệm xương máu từ các định chế bóc lột thời Thanh Triều – các cảng hiệp ước, tô giới, nhượng địa và thuộc địa – và các định chế phát triển mới hơn của Tây Phương – các khu chế xuất hay đặc khu - để gặt hái được những thành quả lớn khi tìm cách phát triển kinh tế và từ đó đi lên địa vị một siêu cường. 

Về việc vận dụng và triển khai tối đa khái niệm đặc khu, Trung Quốc nay phân biệt và thiết kế nhiều loại đặc khu trong đó có: 

- Đặc khu hành chánh. Đây là những đặc khu thiết lập tại những khu vực đã có quản lý hành chánh, hay là những khu quãn lý hành chánh mới được quản trị như là một đặc khu. 

- Đặc khu địa dư. Đây là những đặc khu thiết lập dựa trên các tài nguyên và đặc tính địa dư của khu vực. 

- Đặc khu hợp tác quốc tế. Đây là những đặc khu thiết lập để hợp tác kinh tế với nước ngoài. country 

- Khu Công nghiệp địa phương. Đây là những khu công nghiệp chuyên ngành do nhà nước địa phương thiết lập. 

- Cụm Công nghiệp. Đây là những đặc khu thiết lập để phát triển một số ngành Cộng nghiệp chọn lọc. 

- Đặc khu tư nhân. Đây là những đặc khu do tư nhân bỏ vốn ra thành lập. Các đặc khu này có các chuổi cung cấp nguyên liệu và thị trường riêng (20). 

Thông thường, tại các đặc khu này, nhà nước: 

- Khuyến khích việc thành lập những công ty hợp doanh giữa các doanh nghiệp hay tư bản trong nước và các doanh nghiệp hay tư bản nước ngoài. 

- Cho các doanh nghiệp trong khu được: 

- Miễn hay giảm thuế lợi tức, thuế quan trên các máy móc, nguyên liệu, phụ tùng, bộ phận rời dùng trong sản xuất để xuất khẩu, và nhiều thuế khác. 

- Giúp nhà đầu tư miễn phí hay với giá phí tượng trưng tuyển mộ và huấn luyện nhân viên, cho phép nhân viên người nước ngoài xuất nhập dể dàng, giản dị hóa các thủ tục chuyển tiền lời về nước. 

- Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chánh rườm rà về đăng ký kinh doanh, xin giấy phép xuất nhập khẩu, việc xử dụng tiền tệ nước ngoài, các quy định và luật lệ về lao động, môi trường, vv… 

- Cung cấp một hạ tầng cơ sở có chất lượng cao hơn ở ngoài (mặt bằng để thiết kế nhà máy, đường xá, điện nước, dịch vụ truyền thông, v.v...) với một giá rẻ hay có trợ cấp. 

- Có thể cho phép tư nhân, chính quyền địa phương đứng ra quản lý cả khu, thay thế cho nhà nước trung ương (21). 

Trung Quốc có thể biết vận dụng các đặc khu, v.v… để thoát nghèo, nhưng còn có hai yếu tố khác quyết định được sự thành bại của ý đồ thoát nghèo của Trung Quốc: các lực chọn của Trung Quốc về ưu tiên đầu tư khi bắt đầu tiến hành việc thoát nghèo, và ý chí toàn cầu hóa của Tây Phương. 

Về yếu tố thứ nhất, Trung Quốc ban đầu tập trung vào việc sản xuất với giá thành thấp các mặt hàng tiêu dùng cấp thấp và rẻ tiền như trang phục và đồ chơi trẻ em cho các thị trường lớn như Hoa Kỳ và Âu Châu. Để sản xuất các mặt hàng này, Trung Quốc hợp doanh với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đó từ các nước tiến bộ hơn như Nam Hàn, Hong Kong, Singapore vv… trong khi các nước này đang giảm dần các đầu tư vào việc sản xuất các mặt hàng này và chuyển nền kinh tế sang các ngành công nghiệp nặng hay các ngành sãn xuất các sản phẩm tiêu dùng cấp cao như TV và tủ lạnh. Khi làm như vừa mô tả, Trung Quốc có hai lợi thế: một là có ngay các thị trường mà các nước tiến bộ hơn đã bỏ ngỏ và hai là lấy được các công nghệ và kỹ thuật sãn xuất các mặt hàng này từ các công ty nước ngoài. Thật ra, các nước tiến bộ hơn không thiệt hại hay mất mát gì nhiều khi giúp Trung Quốc thực hiện việc trên, vì công ty sản xuất các mặt hàng tiêu dùng cấp thấp tại Trung Quốc là một công ty hợp doanh, do đó họ vẫn có lời nếu không nhiều hơn thì ít ra cũng như trước vì khi giá phí lao động xuống thấp, giá bán hàng hóa cũng xuống, và số lượng hàng hóa bán ra sẽ có chiều hướng tăng. 

Khi nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế, những gì Trung Quốc đã làm chính là hội nhập vào và vận dụng được mẩu phát triển ngỗng bay (flying geese development pattern) đã được các nhà lãnh đạo kinh tế Nhật Bản đề xuất và áp dụng từ các năm 1930 để thúc đẩy Nhật Bản và các nước Đông Á canh tân và đuổi theo kịp các nước Tây Phương. 

Mẩu phát triển đàn ngỗng bay là một hình thức phân công lao động quốc tế đặc thù cho các nước Đông Á Châu và một phương thức phát triển tận dụng được các khác biệt về tài nguyên, lao động, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, v.v… của các nước đó. Mẩu phát triển này có hai thành tố. 

- Thứ nhất là các nước tham gia, tức là các con ngỗng trong đàn ngỗng bay. Bay trước là con ngổng đầu đàn, tức là Nhật Bản. Bay theo ngay sau Nhật Bản là các con ngỗng mạnh, tức là các nước vừa mới công nghiệp hóa (newly industrialized economies, NIEs. Các nước đó là Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và Hong Kong. Bay theo sau các con ngỗng mạnh là các con ngỗng trung bình, tức là các nước tiến nhất trong ASEAN: Nam Dương, Thái Lan, Brunei, Mã Lai. Bay theo sau cácc con ngỗng trung bình là các con ngỗng yếu, tức là các nước đến sau. Đây là những nước còn lại của ASEAN: Việt Nam, Phi Luật Tân, Lào, v.v… Trung Quốc vào thời khoản 1960-1980 có thể xem là một trong những con ngỗng yếu kể trên. Bay sau cùng là các con ngỗng yếu nhất, tức là các nước đến sau cùng. 

- Thứ nhì là sự phân công lao động theo trình độ phát triển của một quốc gia. Tiên khởi, tức là vào các thập niên đầu của thế kỷ thứ 20, con ngỗng đầu đàn, Nhật Bản, sẽ ưu tiên đầu tư vào các công nghệ nhẹ nhằm sản xuất các sản phẩm cấp thấp như trang phục, đồ chơi trẻ em, vv… để xuất khẩu vào các nước đã công nghiệp hóa tại Âu Châu và Mỹ Châu. Sau khi Nhật Bản chuyển dần trọng tâm đầu tư phát triển và xuất khẩu vào những sản phẩm có công nghệ và kỹ thuật cao hơn như sắt thép, các con ngỗng mạnh, nước vừa mới công nghiệp hóa, sẽ tiến vào các ngành sản xuất các sản phẩm cấp thấp và các thị trường liên hệ. Sau vài chu kỳ như thế, tất cả các nước tham gia vào sự phân công lao động này đều sẽ cùng phát triển, hay nói khác đi, cả đàn ngỗng sẽ cùng bay lên. Hình “Phát Triển Theo Mẫu Ngỗng Bay” minh họa khái niệm mẩu đàn ngỗng bay này (22, 23). Trong hình này, các hình nhỏ A, B, và C cho ta thấy nước nào sẽ làm gì và sản xuất gì khi thời gian trôi qua. 


Yếu tố thứ hai là ý chí toàn cầu hóa của Tây Phương. Yếu tố này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc và quan trọng hơn rất nhiều. Ý chí này thể hiện về mặt lý thuyết trong khái niệm toàn cầu hóa, về mặt thực hành trong các định chế quốc tế về mậu dịch, và trong thực tiển trước mắt là mở ra cho Trung Quốc một thị trường toàn cầu cho các sản phẩm của Trung Quốc. Nếu không có ý chí toàn cầu hóa của Tây Phương, các nhà máy và các kỹ thuật công nghiệp nhẹ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng tại Tây Phương và các nước Đông Á trong đàn mẩu ngỗng bay đã bàn đấn ở trên sẽ không di dời qua Trung Quốc để tìm giá phí lao động thấp, và các thị trường khổng lồ và giàu có của Tây Phương chủ yếu là Hoa Kỳ, Âu Châu và về sau cả địa cầu sẽ không mỡ rộng cửa tiếp đón các mặt hàng do các nhà máy công nghiệp nhẹ của Trung QUốc sãn xuất ra. 

Về mặt lý thuyết, toàn cầu hóa hiện diện khi ta có một nền kinh tế toàn cầu mở trong đó các mặt hàng, tư bản, dịch vụ, và công nghệ được phép di động và luân lưu tự do, thúc đẩy bởi các động lực thị trường mà không bị hạn chế bởi các biên giới địa dư hay các giới hạn nhân tạo như các rào cản thuế quan hay pháp lý, v.v… Khi tham gia vào toàn cầu hóa, một nước giàu có thể giãm giá phí lao động bằng cách sản xuất chế biến tại các nước nghèo, trong khi một nước nghèo có thể lấy được các kỷ thuật công nghệ của nước giàu, vào được thị trường nội địa của các nước này và hội nhập được vào nền kinh tế toàn cầu. Tây Phương xem toàn cầu hóa như là một phương pháp xây dựng một thế giới pháp trị (rule of law) về mặt mậu dịch. Trong một thế giới pháp trị, các tranh chấp quốc tế sẽ được giải quyết qua thương thuyết dựa trên những luật lệ đã được các nước liên hệ ký kết chấp thuận và quốc hội của họ phê chuẩn. Điều cần ghi nhận ở đây là khái niện pháp trị trên hoàn toàn trái ngược với khái niệm pháp quyền, phiên bản tiếng Việt thông dụng của cụm từ Anh Ngữ “rule of law”. Trung Quốc chính là nước được cai trị theo một nguyên lý ngược lại, tức là nguyên lý pháp trị, tiếng Anh là “rule by law”. Theo nguyên tắc này, nhà nước hay thật ra là ĐCSTQ dùng luật pháp để cai trị và đảng chính là cội nguồn của và ở trên mọi luật pháp. Niềm tin và việc áp dụng triệt để nguyên lý pháp trị vào các đối tác ngoài biên giới chính là nguồn gốc không ai nói ra của các lạm dụng và nhất là thái độ bề trên của Trung Quốc khi họ lên lớp dạy dổ các nước khác kể cả Tây Phương về ý nghĩa của toàn cầu hóa trong thời gian gần đây (24). 

Về mặt thực hành, ta có các quy định và định chế quốc tế về mậu dịch, chủ yếu là Hiệp Ước Chung Về Thuế Quan và Mậu Dịch (Global Agreement on Tariff and Trade, gọi tắt là GATT) từ 1947 đến 1995, và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization gọi tắt là WTO) từ sau 1995 cho đến bây giờ. Xuất phát từ yêu cầu giảm thiệu các tranh chấp mậu dịch giữa các nước vì các tranh chấp này có thể đưa đến chiến tranh, GATT và sau này là WTO có mục tiêu là giúp gia tăng mậu dịch quốc tế bằng các loại bỏ ham giảm thiểu các thuế quan, hạng ngạch hay trợ cấp nhưng vẫn giử lại biện pháp kiểm soát cần thiết hay hợp tình hợp lý. Vào lúc này, WTO là một tổ chức có nhiệm vụ quản lý một hệ thống hiệp ước mậu dịch đã được 164 nhà nước ký kết và quốc hội của họ phê chuẩn. Mục tiêu của WTO là giúp các nước buôn bán với nhau một cách hài hòa và nếu cần, giải quyết các tranh chấp mậu dịch qua kiện tụng và phán quyết thay vì qua chiến tranh nóng hay lạnh. (25) 

Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO vào năm 1986 nhưng chỉ được nhận vào 15 năm sau, vào ngày 11 tháng 11, 2001, khi đa số các nước thành viên chính thức của WTO đồng ý bỏ phiếu thuận cho Trung Quốc vào WTO. (26). 

Thành tích của Trung Quốc như là một thành viên của WTO không tốt. Tính đến trung tuần tháng 8 2018, và kể từ ngày gia nhập WTO, các thành viên khác của WTO đã kiện Trung Quốc 41 lần, tức là từ 2 đến 3 lần mổi năm. Các vi phạm khiến cho Trung Quốc bị các nước khác kiện chủ yếu nằm trong các ngành như khai thác khoáng sản và sãn xuất sắt thép (34%), biến chế cao cấp (22% cho các ngành máy bay, xe hơi và phụ tùng, điện tử, năng lượng gió, dụng cụ Tia-X), các dịch vụ tài chánh cao cấp (22%), tài sản trí tuệ (7%). Bản đồ sau. “Trung Quốc – Kiện Tụng tại WTO (8/2018) cho thấy xuất xứ các kiện tụng trên (27). 


Thành tích của Trung Quốc khi buôn bán với Âu Châu cũng không tốt. AEGIS EUROPE, một liên minh của nhiều tổ chức kinh tế và doanh nghiệp tư nhân tại Âu Châu (28) nhận định Trung Quốc đã cam kết rất nhiều khi xin vào WTO nhưng đã chẳng thực thi bao nhiêu. AEGIS EUROPE liệt kê và phân loại 10 mà Trung Quốc đã không tôn trọng như sau (29). 

1. giá cả các mặt hàng tại mọi nghành phải do thị trường quyết định, 

2. mọi trợ cấp phải được thông báo cho WTO và các trợ cấp bị WTO cấm phải bị loại bỏ ngay, 

3. các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động không bị nhà nước ảnh hưởng, 

4. không kỳ thị khi đấu thầu mua hàng hóa, 

5. nói chung, không kỳ thị, 

6. không có rào cản mậu dịch, 

7. tôn trọng tải sản trí tuệ, 

8. mở thị trường nội địa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào tất cả các nghành kinh tế ngay từ ngày đầu tiên được nhận vào WTO, 

9. thực thi các quy định của WTO về các biện pháp không phải là thuế quan,

10. tạo điều kiện (tòa án, liện lạc đối tác, thủ tục tố tụng và hành chánh) để bão đảm các kiện tụng hay kiểm tra pháp lý sẽ được thi hành một cách vô tư, minh bạch, và khách quan. 

Ngoài ra, AEGIS EUROPE còn đánh giá Trung Quốc không hội đủ 4 trên 5 điều kiện cần có để được xemnhư là một nước có một nền kinh tế thị trường (30). Năm điều kiện đó và đánh giá của AEGIS EUROPE là: 

1. Nhà nước có ít ảnh hưởng trên việc phân phối tài nguyên và các quyết định của các doanh nghiệp - KHÔNG. 

2. Nhà nước không tạo nên những lệch lạc khi điều hành các doanh nghiệp được tư nhân hóa – CÓ 

3. Luật doanh nghiệp minh bạch và không kỳ thị phân biệt – KHÔNG 

4. Luật pháp tôn trọng các quyền sở hửu và có một chế độ quản lý tốt quy trình phá sản – KHÔNG 

5. Có một khu vực tài chính thật và độc lập – KHÔNG. 

Vì tất cả các nước trong Liên Hiệp Âu Châu và ngay cả Liên Hiệp này như là một cá thể đều là thành viên của WTO, tổ chức AEGIS EUROPE chống lại việc Liên Hiệp Âu Châu công nhận Trung Quốc là một nước có “Trạng Thái Kinh Tế Thị Trường” (Market Economy Status, gọi tắc là MES) nhằm bảo vệ thị trường Âu Châu chống lại các biện pháp bán phá giá của Trung Quốc. Nếu có được MES, Trung Quốc sẽ được mọi dễ dãi khi đầu tư buôn bán tại thị trường Âu Châu như tất cả các nước có kinh tế thị trường khác. 

Bất chấp các vướng mắc kể trên, sau khi gia nhập được WTO vào năm 2001, Trung Quốc đã sử dụng được a) mô hình đặc khu và khu chế xuất, b) quy trình phát triển theo mẩu đàn ngỗng bay của các nước Đông Á và c) nương theo ý chí thúc đẩy toàn cầu hóa bằng mọi giá của Tây Phương để thoát nghèo và tiến lên hơn thế nửa. 

Đi trước Trung Quốc Cộng sản ở hoa lục là Cộng Hòa Trung Quốc (Đài Loan) của những người quốc gia. Bắt đầu từ giữa thập niên 1960, Đài Loan đã tiến hành một chính sách phát triển kinh tế trong đó then chốt là việc tham gia vào mẫu phát triển đàn ngỗng bay đã trình bày ở trên và việc thành lập nhiều khu chế xuất. Các khu này tổng hợp và giử lại điểm tích cực của cảng hiệp ước và tô giới đồng thời loại bỏ các điểm tiêu cực của chúng như mất chủ quyền quốc gia. Tại đó, các doanh nghiệp trong nước nhưng chủ yếu là ngoài nước có nhiều đặc quyền đặc lợi về các mặt pháp lý, thuế má, và hạ tầng cơ sỡ nhưng khi chủ quyền của nhà nước sở tại vẫn được bảo vệ. Chính sách kể trên của Cộng Hòa Trung Quốc (Đài Loan) đã thành công lớn: Tổng sản phẩm trong nước trên đầu người tăng 254% (từ 1256 USD đến 4456 USD theo thời giá 1985) trong thời khoảng 1960-1980 theo nguồn của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) (31). 

Vài năm sau khi Mao Trạch Đông qua đời và bắt đầu từ thập niên 1980 trở đi, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc của những người Cộng sản sẽ sử dụng lại chánh sách Đài Loan đã thi hành trong một quy mô lớn hơn vả, như đã trình bày trước, trong khuôn khổ hội nhập vào và vận dụng được của mô hình phát triển theo mẩu đàn ngỗng bay. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc sẽ thiết lập 4 đặc khu – thật ra là những khu chế xuất - dọc theo bờ biển phía Nam đối diện với Hong Kong và đảo Đài Loan. Các đặc khu này – Thẩm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn - này chuyên về công nghiệp nhẹ và dùng các cảng tại đó như là bàn đạp để tung các mặt hàng tiêu dùng ra thị trường quốc tế. Cũng trong vòng khoảng 20 năm, chánh sách này cũng đã thành công lớn: Tổng sản phẩm trong nước trên đầu người tăng 409% (từ 347.88 USD vào năm 1980 đến 1771.74 USD vào năm 2000 theo giá USD vào năm 2010), tức là gần hai lần (1.61) tăng suất của Đài Loan trong thời khoảng 1980-2000 (32). 

Phần 2: Trung Quốc Trên Đường Đi Lên 

Bước vào thập niên đầu của thế kỷ thứ 21, các thành công trên đã động viên CSTQ kích hoạt một loạt những chánh sách, chương trình và kế hoạch nhằm biến Trung Quốc thành một siêu cường co khả năng cạnh tranh trực tiếp với và đánh bại hay xô dạt ra Hoa Kỳ về mọi măt: chính trị, kinh tế và quân sự. Có ba chánh sách chính: “Đi Ra Ngoài”, “Vòng Đai Con Đường”, và “Làm Tại Trung Quốc 2025”. Cách nét chính của các chánh sách về mặt kinh tế này được trình bày sau. 

Chánh Sách Đi Ra Ngoài 

Thú nhất là chánh sách Đi Ra Ngoài nhằm toàn cầu hóa nền kinh tế Trung Quốc. Vào các năm 1998-2000 và tiếp tục cho đến ngày hôm nay, Trung Quốc khởi động một chính sách Đi Ra Ngoài theo đó Trung Quốc sẽ đầu tư vào các nước ngoài nhiều hơn, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao trình độ và chất lượng của các dự án, mở rộng các kênh tài chính trong nước để phục vụ thị trường nội địa, và cổ động các thương hiệu Trung Quốc tại các thị trường Âu Châu và Hoa Kỳ (33). Phía sau chính sách này là một dự trữ ngoại tệ rất lớn. Các dự trữ này đã tăng từ 1,655 tỷ USD vào năm 2000 đến trên 31.179,46 tỷ USD vào tháng Bảy 2018 như trình bày trong hình “Dự Trữ Ngoại Tệ Của Trung Quốc (2008-2018)” (34). 


Một thành tố quan trọng của chánh sách Đi Ra Ngoài trên trên là việc dùng các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc - thay vì nhà nước Trung Quốc - đứng ra hùn vốn đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài hay mua toàn phần hay bán phần các cổ đông của các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp nước ngoài được mua toàn phần hay bán phần đều được chọn lựa kỷ càng và nhằm giúp Trung Quốc tiến lên hàng đầu thế giới trong một ngành công nghiệp, tăng thị phần trong một ngành hay khu vực địa dư, thủ đắc được những kỷ thuật hiện đại nhất, hay nắm được một nguồn khoáng sản quan trọng. Một ví dụ cho các đầu tư trên trong lãnh vực công nghệ xây cất là vào năm 2008, một doanh nghiệp của nhà nước tỉnh Hồ Nam tên là Công Ty Công Nghiệp Nặng Và Phát Triển Khoa Học Kỹ Thuật Trường Sa Zoomlion đã bỏ ra 271 triệu Euro ($422.41 triệu USD) để mua 60% của công ty Ý Compagnia Italiana Forme Acciaio (CIFA) với điều kiện là sẽ có quyền mua hết công ty này trong vòng 3 năm. CIFA của Ý là một công ty sản xuất thiết bị trong ngành bê tông đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau hai doanh nghiệp của Đức Quốc là Putzmeister và Schwing. Khi mua được CIFA, Zoomlion trở thành nhà sản xuất thiết bị xây cất lớn nhất Trung Quốc vào năm 2008 (35). Vào năm 2018, Zoomlion đã trở thành công ty thiết bị xây cất đứng hàng thứ bảy trên thế giới. Sáu công ty xếp hạng trên Zoomlion là 1) Caterpillar (Hoa Kỳ), 2) Komatzu (Nhật Bản), 3) Volvo Thiết Bị Xây Cất (Thụy Điển), 4) Hitachi Thiết Bị Xây Cất (Nhật Bản), 5) Liebherr (Đức Quốc) và 6) Sany (Trung Quốc)) (36). 

Trong thời khoản 2000 đến 2017 sau khi chánh sách Đi Ra Ngoài được thi hành, Trung Quốc đã đầu tư tổng Cộng trên 1,052.63 ngàn tỷ USD vào các nước ngoài, tức là hầu hết các đầu tư ra nước ngoài kể từ năm 1982. Hình “Đầu Tư Vào Nước Ngoài Ròng của Trung Quốc 1982-2017” phân số liệu này vào từng năm một từ 1982 đến 2017 các số liệu này (37). 


Chính Sách Làm Tại Trung Quốc 2025 

Nếu đầu tư vào các nước ngoài của Trung Quốc có thể xem như là một dụng cụ giúp Trung Quốc trên đường đi lên, chánh sách “Làm Tại Trung Quốc 2025” (gọi tắt là LTTQ2025) là bàn tay hướng dẩn dụng cụ này. Được ĐCSTQ đề xuất vào năm 2015, LTTQ2025 này có mục tiêu là biến Trung Quốc thành nước dẩn đầu thế giới về phẫm và lượng trong các ngành công nghệ tiêu dùng và quốc phòng hiện đại nhất năm 2025. Trong tầm ngắm của LTTQ2025 là 10 ngành: 

1. công nghệ thông tin thế hệ mới 

2. máy móc điều khiển số và robot cao cấp 

3. thiết bị hàng không và không gian 

4. thiết bị hàng hải và các kỷ thuật chế tạo tàu thuyền với công nghệ cao 

5. thiết bị đường sắt cao cấp 

6. xe cộ bảo tồn và/hay dùng năng lượng mới 

7. thiết bị điện 

8. nguyên vật liệu mới 

9. y sinh học và dụng cụ y khoa có hiệu suất cao 

10. và các máy móc nông nghiệp (38). 

Khi đánh giá chánh sách này vào năm 2017, Phòng Thương Mại Hoa Kỳ nhận định đây là một nỗ lực phát triển một chiều, tức là tuy khuyến khích của các doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng nền kinh tế mở của các nước ngoài để mua hay hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong số 10 ngành ưu tiên kể trên và đi vào thị trường của nước họ, đồng thời ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài làm như thế đối với Trung Quốc. Các rào cản Trung Quốc dựng nên để định chế hóa việc phát triển một chiều này có thể chia ra thành hai loại chính. 

- Một là dành ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp nội địa trong các ngành nghề ưu tiên của LTTQ2025. Hiện nay Trung Quốc có trên 800 quỹ đầu tư vối tổng số vốn trị giá trên 2 ngàn tỷ Nhân Dân Tệ (RMB). Tính đến ngày hôm hay, các quỹ đã đầu tư vào các ngành bán dẩn, thiết bị nông nghiệp, chế tạo thông minh, và pin điện. Song song với các đầu tư này là việc hợp nhất nhiều công ty quốc doanh để có thể tiến lên thực hiện những dự án lớn. 

- Hai là bảo vệ các khu vực LTTQ2025 bằng cách chống lại mọi cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Các biện pháp dùng ở đây rất nhiều. Ta có thể kể: quy định các thị trường nội địa không mà các nước ngoài không được bước vào, không cấp hay gây rất nhiều khó khăn khi cấp giấy phép hành nghề, dùng luật lệ và tiêu chuẩn Trung Quốc và do đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi buộc họ phải tuân theo, xem xét, thẩm định và kiểm tra định kỳ các dự án từ nước ngoài rất khắt khe về các mặt an ninh mạng và an ninh quốc gia, và không cho tham gia hay giới hạn sự tham gia các doanh nghiệp nước ngoài trong các nghiệp vụ mua sắm thiết bị hay vật liệu và đầu thầu (39). 

Với một dự trữ ngoại tệ trên 31 ngàn tỷ USD và chánh sách LTTQ2025, để thành công trong mục tiêu dành lấy từ Hoa Kỳ và Âu Châu quyền lãnh đạo địa cầu và trở thành một nước giàu mạnh nhất trong lịch sử loài người, Trung Quốc sẽ cần có thêm hai yếu tố hỗ trợ khác. Một là an toàn trên các tuyến đường biển và đường bộ trên đó hàng hóa xuất hay nhập Trung Quốc sẽ luân lưu. Hai là càng nhiều nước đồng minh hay khách hàng càng tốt. Chánh sách hay đề án Một Vòng Đai Một Con Đường chính là dụng cụ có khã năng mang lại sự an toàn và các nước đồng minh hay khách hàng kể trên cho Trung Quốc. 

Chính Sách Một Vòng Đai, Một Con Đường (VĐCĐ) 

Mục tiêu của chính sách “Một Vòng Đai, Một Con Đường”, tạm gọi tắc là VĐCĐ nhằm tăng cường khã năng quốc phòng và ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc trến thế giới nhưng chủ yếu là tại Châu Á và Châu Âu đồng thời giúp cho Trung Quốc có được những thị trường và đồng minh mới. Chương trình có thể xem như có hai mặt: một mặt nổi và một mặt chìm. Mặt nổi là mặt mà ai cũng biết và được nhà nước Trung Quốc và các đồng minh quảng bá và cổ động một cách rộng rải, công khai và rất hồ hởi phấn khởi. Mặt chìm là mặt mà các viên chức hay tướng lãnh cao cấp của nhà nước Trung Quốc đề xuất và tranh cải trong các văn bản chủ yếu là không chính thức nhưng lại được nhà nước thực hiện dưới tầm dò xét của truyền thông quốc tế hay các đối tác nước ngoài. 

Mặt Nổi Của VĐCĐ 

Về mặt nổi, theo ĐCSTQ, đây chỉ là sự hồi sinh dưới một dạng hiện đại, quy mô hơn và thắng-thắng - tức là cả hai bên đều có lợi - cho tất cả các quốc gia đã có quan hệ với Trung Quốc qua Đường Tơ Lụa đã có từ đời Hán, hơn 200 năm trước Công Nguyên. VĐCĐ nổi có hai thành tố chính. Một là hệ thống xa lộ và đường xe lửa ở phía bắc mà các tuyến chính chạy từ Bắc Kinh đến Venice, Ý và qua các thành phố lớn của Ây châu như Hamburg, Đức, Rotterdam, Hà Lan và Madrid, Tây Ban Nha. Hai là một hệ thống cảng và các đường hải hành chạy từ Venice, Ý, xuyên qua Địa Trung Hải, nương theo Vịnh Á Rập, xuôi xuống phía Nam dọc theo bờ biển Đông Bắc của Phi Châu, chạy lên và tiếp cận với Sri Lanka, xuyên qua eo biển Malacca trước khi vòng lên dọc theo bờ Biển Đông để đến Phúc Châu, Trung Quốc. Hình “Các Dự Án Trong Vòng Đai Con Đường của Trung Quốc” ghi nhận vị trí các hệ thống đường xa lộ và xe lửa và các dự án trên VĐCĐ (40). 


Kinh phí đầu tư của VĐCĐ dạng nổi rất cao. Đây là một chương trình đầu tư vào hạ tầng cơ sở có tầm vóc toàn cầu ước tính sẽ có kinh phí đầu tư từ 1 đến 8 nghìn tỷ USD. Con số 1 nghìn tỷ có thể hợp lý nhưng thấp, vì trong thời khoản 2014-2017 Trung Quốc đã đầu tư khoản 340 tỷ USD và do đó sẽ cần khoản 7 năm nửa mới đạt con số 1 nghìn tỷ USD. Với tăng xuất này, nếu muốn con số này lên tới 3 nghìn tỷ USD, phải chờ đến các năm 2030. Con số 8 nghìn tỷ thì có thể quá cao, vì cơ sở của con số này là một báo cáo của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank) theo đó tổng trị giá của tất cả các kinh phí đầu tư có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho toàn thể Á Châu đang phát triển chính là 8 nghìn tỷ USD (41). 

Để hoàn tất chương trình VĐCĐ này, Trung Quốc sẽ hợp tác theo mô hình thắng- thắng, tức là ai cũng có lợi cả - với từ 65 đến 68 nước và qua các nước này, sẽ có ảnh hưởng trục tiếp hay gián tiếp trên đời sống của 70% dân số, 55% tổng sản lượng quốc gia, và 75% trữ lượng năng lượng, của toàn thế giới. Dọc theo vòng đai trên đất liền là những hành lang kinh tế và ở bờ các đại dương là những cảng và đặc khu mà Trung Quốc sẽ hợp tác để nâng cấp nếu đã có hay thiết kế nếu chưa có. Tại cả hai nơi, Trung Quốc sẽ hợp tác với các nước liên hệ để xây dựng những đặc khu, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, v.v... như đã trình bày trong hình “Các Dự Án Trong Vòng Đai Con Đường của Trung Quốc”. 
Mặt Chìm Của VĐCĐ 

Về mặt chìm, quy mô và ý đồ phía sau của VĐCĐ thật sự lớn hơn VĐCĐ nổi rất nhiều. Trước tiên là diện tích khổng lồ của những vùng đất tại đó VĐCĐ sẽ được triển khai. Theo hai nhà khảo cứu Devin Thorpe và Ben Spevack VĐCĐ gồm có 2 phần. Phần thứ nhất là một đường tơ lụa trên đất liền với 6 hành lang kinh tế chằng chịt trên các vùng đất giữa Bắc Phi Châu và Nam Á Châu. Phần này tương đương với hệ thống xa lộ và đường xe lửa ở phía bắc của VĐCĐ mặt nổi đã trình bày ở trước. Phần thứ nhì là một đường tơ lụa hàng hải dọc theo bờ biển của hai Châu Á và Châu Âu. Đường tơ lụa hàng hải dài gắp đôi hệ thống cảng và các đường hải hành của VĐCĐ mặt nổi đã trình bày ở trước. Đường tơ lụa hàng hải này có 3 nhánh chính mà các nhà kế hoạch Trung Quốc gọi là “lam sắc kinh tế vi chủ tuyến (蓝色经济为主线)tạm dịch là “đường chủ kinh tế màu lam”. Các đường chủ kinh tế này chạy dọc theo bờ biển Nam Cực phía trên Âu Châu, nối với đường tơ lụa trên đất liện tại cảng Hamburg ở Đức, bắt đầu lại tại Venice ở Ý, chạy xuyên qua Địa Trung Hải, bọc kín Ấn Độ Dương, Biển Đông, biển Nhật Bản, và lan ra Thái Bình Dương ở Châu Đại Dương. Bản đồ dưới cho thấy các hành làng và đường chủ kinh tế trên và các vùng đất khổng lồ quanh và trên đó VĐCĐ sẽ triển khai: toàn bộ châu Á, Châu Âu, và phần trên của Châu Phi. 


Theo Thorpe và Spevack, đường tơ lụa hàng hải có hại nhiều hơn lợi cho các nước Á Châu đang tham gia. Cụ thể, khi đánh giá các cảng do Trung Quốc tài trợ trên các đường chủ kinh tế theo sáu tiêu chuẩn: vị trí chiến lược, sự kiểm soát tài chánh, mô hình phát triển, tính minh bạch và phân phát lợi ích, sự hiện diện của ĐCSTQ và khả năng sinh lời, họ đã đưa ra các nhận định sau. 

- Tại Pakistan, dự án nâng cấp cảng Qwadar đã thay đổi quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc và Pakistan. Vì kinh phí đầu tư ngày càng leo thang, cả hai nước ngày càng lệ thuộc vào nhau về mọi mặt nhất là tài chánh. 

- Tại Sri Lanka, dự án cảng Hambantota đã giúp Trung Quốc khống chế được một các rỏ rệt chủ quyền và chính sách đối ngoại của Sri Lanka và dành được nhiều lợi thế cho Trung Quốc. 

- Tại Campuchia, qua những thủ đoạn phi pháp và mờ ám khi thương lượng và tiến hành dự án siêu trọng điểm phát triển kinh tế Koh Kong, Trung Quốc nay đã kiểm soát được 20% bờ biển của Cam Bu Chia, gây nên nhiếu thiệt hại kinh tế, tai họa môi sinh trường, và vi phạm nhân quyền. 

Ngoài ra, cũng theo Thorpe và Spevack, các đề án trên đường tơ lụa hàng hải còn có hai mục tiêu khác. Một là đảm bảo sự an toàn của các tuyến đường biển của Trung Quốc tại tất cả các đại dương, và hai là giúp Trung Quốc đáp ứng với “vấn nạn eo biển Malacca”, tức là phòng chống lại trường hợp eo biển này bị chận hay đóng lại. Hải hành tự do qua eo biển Malacca nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương rất quan trọng đối với Trung Quốc vì một lý do dể hiểu. Khoảng 80% dầu hỏa từ Trung Đông và Nam Mỹ và hầu hết các khoáng sản từ Phi Châu nhập vào Trung Quốc phải vận chuyển qua eo biển này. Để phục vụ hai mục tiêu kể trên, Trung Quốc đã dành được quyền cho tàu chiến, tàu ngầm của Trung Quốc được tự do ra vào bất cứ lúc nào để nghỉ ngơi, sửa chửa hay tiếp tế thêm (42). Khi điều trần tại Ủy Ban Chọn Lọc Thường Trực Về Tình Báo của Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 17/5/2018, bà Patricia M. Kim, một nhà nghiên cứu tại Hội Đồng Về Các Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations) đã lập lại các nhận xét của Thorpe và Spivack, đồng thời lưu ý Ủy Ban là Trung Quốc nay đã có một cảng thuần túy quân sự tai Djibouti, Phi Châu, và đã gần đây đã có những thao diển tập dược nhằm giải cứu và sơ tán kiều dân Trung Quốc tại Libya và Yemen khi cần thiết (43). 

Khi Trung Quốc Cho Vay 

Một phân tích mới (3/2018) và công phu đã xác nhận các nhận định về việc vay tiền Trung Quốc trong khuôn khổ VĐCĐ của Thorpe và Spevack. Theo các tác giả John Hurley, Scott Morris, và Gailyn Portelance của Trung Tâm Phát Triển Toàn Cầu (Center for Global Development) tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, trong số 68 nước tham gia vào VĐVĐ và có thể vay tiền Trung Quốc, có 23 nước có xếp hạng tín dụng thấp và ví thế có bị khũng hoảng nợ nếu nhận thêm tài trợ liên hệ đến VĐVĐ. Trong 23 nước trên, có 8 nước mà tỷ lệ công nợ trên tổng sản phẩm quốc gia có chiều hướng gia tăng vì tham gia VĐVĐ. Các nước này được liệt kê trong hình sau “Dự Phóng 2018 Tỷ Lệ Nợ/Tổng Sản Phẩm Quốc Gia của 8 Nước Nghèo Có Vay Tiền Của Trung Quốc Qua Đề Án Vòng Đai Con Đường”. 


Vào lúc này, để đòi nợ, Trung Quốc đã có các biện pháp từ nhẹ đến mạnh như sau đối với một số trong các nước kể trên. 

- Burundi, Afghanistan, và Guinea: xóa nợ 100%. 

- Khoảng 28 nước khác: không xóa nợ, nhưng giảm nợ hay giúp trả nợ. 

- Cuba: tái cấu trúc từ 4 đến 6 tỷ USD nợ, xóa một số nợ khác; một điều kiện là Cuba phải vay thêm để buôn bán tái thiết các cảng. 

- Tajikistan: lấy đứt vĩnh viễn 1.158 kilomét vuông, khoảng 5.5 % diện tích của vùng đất Trung Quốc tiên khởi đã đòi là 21.054,55 kilomét vuông. 

- Sri Lanka: vào tháng 7 năm 2017, đồng ý hoán đổi nợ-vốn chủ sở hữu và do đó đã biến cảng Hambantota thành một nhượng địa được Trung Quốc quản lý trong vòng 99 năm tới để xiết nợ 8 tỷ USD với lải suất 6% vì Sri Lanka không chịu trả nợ theo kỳ hạn. 

Những gì đang xảy ra tại các nước như Tajikistan và Sri Lanka chính là thực trạng bi đát của “bẫy nợ” VĐCĐ do Trung Quốc đang giăng ra cho các nước nghèo. Không trả được nợ thì sẽ bị Trung Quốc thao túng các sinh hoạt chính trị và kinh tế trong nước, sẽ mất đất hay phải nhường đất trong vòng 99 năm, tức là cũng như mất đứt luôn. Chỉ trong những trường hợp rất hiếm hoi (3 trường hợp) thì Trung Quốc mới xóa nợ, ngoài ra thì phải tái cấu trúc nợ tức là trả nợ với lâu dài hơn với số tiền trả góp ít hơn, hay phải …vay thêm. (44). 

Các nước tham gia VĐCĐ rơi vào bẫy nợ Trung Quốc thì đã dành, có nước không dính gì đến VĐCĐ cũng rơi vào bẫy nợ này. Ví dụ điển hình là Venezuela, một nước sãn xuất dầu hỏa hàng đầu trên thế giới với có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất thế giới - 300.878 triệu thùng vào năm 2018, so với nước thứ nhì là Saudi Arabia, với 266.455 triệu thùng (45). Trong vòng 20 năm qua, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của các tổng thống Hugo Chavez và người kế vị là Nicolas Maduro, Venezuela đã chi tiêu rất nhiều vào các chương trình dân sinh xã hội mỵ dân và nâng công nợ trong đó có tiền vay nước ngoài lên đến 140 tỷ USD (46). Một trong những chương trình này là việc quốc hửu hóa các doanh nghiệp dầu hỏa đã mang lại 90% các ngoại tệ của Venezueala. Sau quốc hửu hóa, các ngành khai thác và biến chế dầu hỏa tụt hậu về mọi mặt: nhân sự, vì đã đuổi trên 18 ngàn nhân viên có kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm để thay thế họ bằng tay chân của đảng cầm quyền hồng không chuyên; và kỷ thuật, vì không thay thế máy móc thiết bị đã quá hư hõng hay lạc hậu. Sự tụt hậu này khiến cho lượng dầu xuất khẩu ngày càng giảm. Vào năm nay (2018) Venuzuala đã phải nhập khẩu khoảng 100 ngàn thùng dầu thô nhẹ/tháng, loại dầu thô nhẹ này cần thiết cho các quy trình biến chế dầu thô nặng (47). Theo IMF, nền kinh tế Venezuela sẽ co rút lại và nhỏ hơn nền kinh tế vào năm 2013 đến 23%. Lạm phát vào năm nay sẽ lên tới 1.600% và bi đát nhất là việc người dân Venezuela càng ngày càng ốm đói. Cũng vào năm nay, mổi người dân đã tụt mất trung bình là 8.7 kg vì thiếu ăn (48). Đứng phía sau hậu trường của thảm kịch này là Trung Quốc. Dưới các chế độ Chavez và Maduro, để bù vào ngân sách thiếu hụt, hai nhà lãnh đạo này đã vay Trung Quốc một số nợ khổng lồ tổng Cộng là 62 tỷ USD; số nợ chưa trả vào năm nay (2018) là 23 tỷ USD. Vì thiếu ngoại tệ, hiện nay Venezuela đã chỉ có thể trả tiền lời thay vì trả tiền vốn của nợ, và phải trả bằng dầu hỏa, khoảng 330 ngàn thùng dầu một ngày (bpd, hay là barrel per day). Một tạp chí mạng chuyên ngành về dầu hỏa đã nhận định là tất cả trữ lượng dầu hỏa Venezuela trên thực tế đã nằm gọn trong tay Trung Quốc vào lúc này và có thể là mãi mãi (49). 

Một báo cáo mới của Nhà Trắng Hoa Kỳ đã cô đọng và mô tả các nét chính của ba chính sách “Di Ra Ngoài”, Làm Tại Trung Quốc 2025”, và “Một Con Đường Một Vành Đai” vào sáu mục tiêu sau: 

- Bảo vệ thị trường nội địa Trung Quốc chống lại nhập khẩu và cạnh tranh từ các nước ngoài. Các biện pháp Trung Quốc đã và đang dùng là thuế quan cao, các rào cản pháp lý không phải là thuế quan. 

- Tăng thị phần toàn cầu của Trung Quốc. Các biện pháp Trung Quốc đã xử dụng ở đây là hợp nhất nhiều doanh nghiệp nhà nước thành những doanh nghiệp “vô địch đại diện cho quốc gia” để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại các thị trường trong và ngoài nước; ưu đãi và trợ cấp các doanh nghiệp trong nước để sản xuất dư thừa cho thị trường nội địa, hậu quả sẽ là giảm giá toàn cầu của các mặt hàng để từ đó loại các doanh nghiệp nước ngoài ra khỏi các thị trường quốc tế. 

- Độc chiếm và kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên cốt lõi trên toàn thế giới. Vũ khí Trung Quốc xử dụng ở đây là biện pháp “bẫy nợ”. Theo biện pháp này, Trung Quốc sẽ tài trợ phát triển các nước nghèo một cách rộng rãi và bù lại đòi hỏi các nước này phải cho Trung Quốc quyền ưu tiên a) khai thác các tài nguyên thiên nhiên (như bauxit, đồng, kền, và một số khoáng sản hiếm như bé ryl, ti-tan, và các đất hiếm) và b) tiếp cận các thị trường nội địa. Mô hình thu gom tài nguyên này nặng tính trấn lột và rất công hiệu tại các nước độc tài và yếu kém về mặt tôn trọng pháp quyền. 

- Đứng đầu trong các công nghiệp biến chế truyền thống. Vào lúc này, Trung Quốc đang đứng đầu trong nhiều ngành sản xuất truyền thống qua các biện pháp như: cho vay nhẹ lãi, định giá các tiện ích dưới giá thị trường, áp dụng lỏng lẻo các luật lệ tự nó đã èo uột về mặt bảo vệ mội sinh trường, sức khỏe và an toan lao động. vào năm 2015, Trung Quốc đã sản xuất: 28% các xe hơi trên thế giới, 41% các tàu thuyền, 50% các tủ lạnh, trên 60% các TV màu, và trên 80% các máy lạnh và máy tính (24). 

- Lấy được các phát minh khoa học và kỷ thuật hiện đại và tài sản trí tuệ then chốt chất của các nước ngoài. Nhà nước Trung Quốc qua các biện pháp như dùng thị trường Trung Quốc để là mồi thu hút đầu tư ngoại quốc lập các doanh nghiệp hợp doanh, chuyển nhượng hay cho thuê kỹ thuật, và các biện pháp như dùng tình báo công nghệ, tin tặc để ăn cắp thẳng tay các bí mật của các nhà nước hay doanh nghgiệp nước ngoài. 

- Thu gom bằng mọi cách và thành lập tại Trung Quốc các công nghệ đang lên, có kỷ thuật cao và có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế và các tiến bộ trong các công nghiệp quốc phòng trong tương lai. Đây là chính sách “du nhập, tiêu hóa, hấp thụ, và triển khai qua các phát minh mới hơn” các kỹ thuật và tài sản trí tuệ đã lấy được và áp dụng chúng vào các ngành kinh tế và các công nghiệp quốc phòng tương lai. 

Các số liệu chi tiết trình bày trong báo cáo trên và các báo cáo khác đã dẩn (Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, Thorpe và Spivack) trong bài viết này cho ta thấy Trung Quốc đối xử với các nước mạnh và các nước yếu rất khác nhau. 

Khi Trung Quốc Đối Tác Với Các Nước Mạnh 

Với các nước mạnh hay tiến bộ hơn về khoa học kỷ thuật và các ngành công nghệ cao cấp, Trung Quốc một mặt đóng vai nước ngang hàng thậm chí cao cấp hơn và tỏ ra rất quan tâm về việc bảo vệ các thành quả tốt đẹp của toàn cầu hóa, một nền kinh tế toàn cầu mở, và Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), mặt khác thì tìm và không từ bỏ mọi cơ hội để thu gom các kỹ thuật, tài sản trí tuệ và công nghệ cao cấp nhất mà mới nhất từ các nước đó. Các biện pháp được Trung Quốc dùng là: 

- Xin hùn vốn đầu tư: dùng tiền nhà nước để tìm cách hùn vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp may mua nhiều cổ phiếu của các công ty nước ngoài trong các ngành công nghệ cao. Một số các ngành này là: trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo tăng cường, robot, chip bán dẫn, chuổi khối, máy bay siêu âm thanh, các kỹ thuật sinh học mới, vv… 

- Đánh cắp các kỷ thuật mới nhất: trực tiếp dùng tin tặc, gián điệp, chuyên gia có thể mua chuộc được để qua mặt các luật lệ kiểm soát xuất khẩu 

- Ép chuyển nhượng kỷ thuật: dùng các đòn phép luật lệ ép các doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển nhượng kỷ thuật nếu muốn vào thị trường nội địa Trung Quốc. 

- Học hỏi có chủ đích: gặt hái thông tin qua các phương pháp như dùng các nguồn mở, các nhà sưu tập thông tin không phải là các nhà khảo cứu, giảng viên hay sinh viên tại các đại học, viện nghiên cứu quốc gia, và các trung tâm phát minh khác 

- Tuyển dụng chọn lọc nhân tài và chuyên gia nước ngoài: những người này có thể là các giáo sư đại học đang nổi bật lên và do đó cần tài trợ để mở rộng hay thiết lập phòng thí nghiệm, các nhà lãnh đạo thành danh trong các ngành kinh doanh, tài chánh, khoa học và kỹ thuật. 

Khi Trung Quốc Đối Tác Với Các Nước Yếu 

Với các nước yếu muốn tham gia vào VĐCĐ cách đối xử của Trung Quốc hoàn toàn ngược lại. Cách đối xử này thường được nhà nước Trung Quốc hiệu chỉnh rất chính xác để một mặt hoàn thành các mục tiêu của Trung Quốc và mặt khác là thỏa mãn các mục tiêu và nhu cầu của các nhà lãnh đạo nước yếu sau khi họ đã quyết định tham gia vào VĐCĐ để xúc tiến một chương trình phát trển kinh tế. 

Về mặt hình thức, Trung Quốc dùng các doanh nghiệp tư nhiều hơn công (tức là của nhà nước Trung Quốc) hay tư nhân để thành lập những công ty hợp doanh với các doanh nghiệp công nhiều hơn tư của nhà nước sở tại. Hình thức hợp doanh này rất có lợi cho Trung Quốc. Khi đối tác là một doanh nghiệp công trong nước được Trung Quốc đấu tư, các yêu cầu sẽ được nhà nước sở tại lưu ý ngay. Ngược lại, khi một doanh nghiệp tư hay một tư nhân người hay có một quốc tịch khác nhưng có ràng buộc nào đó với Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc để dàng núp sau các doanh nghiệp hay tư nhân này và nhịp nhàng tiến thì ép thối thì nhường mà không để lại dấu vết hay mang tiếng gì khi tìm cách thực hiện các mục tiêu chính trị, địa chính trị hay kinh tế của mình. Đó là chưa kể các doanh nghiệp hay tư nhân này vẫn sẽ phải đảm bảo cho việc Trung Quốc thu lại cả vốn lẫn lời về sau. 

Về ngành nghề, các doanh nghiệp hợp doanh này sẽ chủ yếu là khai thác các tài nguyên thiên nhiên hay du lịch đang có hay sản xuất trong các ngành công nghiệp nhẹ với giá thành thấp hơn Trung Quốc. Việc này sẽ giúp Trung Quốc hoàn tất hai mục tiêu phụ khác. Thứ nhất là trở vào lại các thị trường mà tại đó các mặt hàng “made in China” đã hay sẽ không được mời đón vì không còn rẻ nửa hay vì đã vượt quá các hạn ngạch quy định. Thứ nhì là giúp các doanh nghiệp đang sản xuất các mặt hàng công nghiệp nhẹ kể tại Trung Quốc nâng cấp tiến vào các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự nhưng cao cấp hơn – ví dụ TV màn hình phẵng 1080P sang TV 4K hay OLED để có lợi nhiều hơn. Nếu sống ở một nước ngoài như Hoa Kỳ, người tiêu thụ khi có trong tay một mặt hàng tiêu dùng tốt, rẻ và có ghi “Make in Pakistan”, Made in Viet Nam”, “Made in Cambodia”, vv… điều này cũng có thể có nghĩa là tuy mặt hàng đã được sản xuất tại các nước đó, thật ra phần lớn các lợi nhuận mặt hàng này mang lại đều đã trã về cho một doanh nghiệp chủ nào đó tại Trung Quốc. 

Ngoài ra, qua các doanh nghiệp này, Trung Quốc sẽ có những đòi hỏi không khác gì những đòi hỏi các nước mạnh đã áp đặt trên Trung Quốc vào thời Bách Biên Quốc Sỉ, đồng thúc đẩy các nước yếu này thi hành những chánh sách hay biện pháp chính trị có lợi cho Trung Quốc. Một số biện pháp được Trung Quốc xử dụng có thể liệt kê như sau. 

- Dùng các doanh nghiệp tư nhân hay của nhà nước Trung Quốc, hay các các nhà tư bản Trung Quốc thành với Trung Quốc để đầu tư trực tiếp. Những doanh nghiệp hay nhà tư bản được Trung Quốc dùng không nhất thiết phải có trụ sở chính tại Trung Quốc. Họ có thể ở bất cứ đâu trên thế giới – Đài Loan, Macao, Hong Kong hay bất cứ nước nào khác miễn trung thành với nhà nước hay đảng Cộng sản Trung Quốc, hay có thể được Trung Quốc gián tiếp quản lý qua tỷ lệ phần hùn vốn hay số thành viên trung thành với Trung Quốc trong hội đồng quản trị. Một ví dụ là các nhà đầu tư chính của đặc khu Tam Giác Vàng ở Bokeo, Lào. Tại đó, một doanh nghiệp của hai vợ chồng tài phiệt Triệu Vi (Zhao We) và Tô Quế Cầm (Su Guiqin) đã thuê được từ nhà nước Lào 3000 mẫu đất trong vòng 99 năm để mở casino. Các doanh nghiệp tại đặc khu không nhận tiền Lào, chỉ nhận tiền nhân dân tệ của Trung Quốc và tiền baht của Thái Lan. Tại đặc khu Tam Giác Vàng Bokeo này, thật sự đã có rất nhiều lạm dụng như tệ nạn buôn người và mại dâm, tổ chức cho du khách săn thú rừng trong đó có các thú đã được phân loại là nguy cấp để ăn nhậu sau khi đánh bạc ỡ casino về, mở nông trại nuôi cọp và gấu để cho săn bắn và làm rượu xương cọp hay thu hoạch mật gấu vv… (51). Qua hình thức đối tác này, Nhà nước và đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có thể phủi tay không nhận bất cứ trách nhiệm gì nếu các nhà đầu tư làm những điều sai trái hay đưa ra các đòi hỏi có thể gây tranh cãi hay phẫn nộ. 


- Đầu tư gián tiếp. Trong hình thức này, doanh nghiệp hay tư nhân Trung Quốc sẽ lập một doanh nghiệp hợp doanh với một hay nhiều doanh nghiệp trong nước. Sau đó, các doanh nghiệp hợp doanh nay sẽ đầu tư vào dự án. Đôi khi, các doanh nghiệp hợp doanh này còn lập thêm một công ty con để chỉ đầu tư vào dự án mà thôi. Qua hình thức đầu tư gián tiếp này, gốc gác Trung Quốc của vốn đầu tư sẽ rất khó nhận diện. 

- Áp dụng với các nước yếu các yêu cầu ép uổng mà các nước mạnh Tây Phương đã áp đặt trên Trung Quốc vào thời Bách Niên Quốc Sỉ, như Hiệp Ước Nam Kinh giữa Anh Quốc và Thanh triều vào năm 1842 (52). Vài yêu cầu điển hình: 

+ Đòi 99 năm cho thuê đất hay dài hơn, tức là vĩnh viễn. Các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, vv… đều đã từng áp đặt yêu cầu này trên Trung Quốc. Ví dụ, Điều III của Hiệp Uớc Nam Kinh năm 1842 chấm dứt Chiến Tranh Nha Phiến buộc “Thanh Triều nhượng cho Nữ Hoàng Anh Quốc và vv…đảo Hongkong, đảo sẽ được vĩnh viễn sở hữu bởi Nữ Hoàng Anh Quốc và các hậu duệ và thừa kế, và (đảo này) sẽ được cai trị bởi những luật lệ mà Nữ Hoàng Anh và v.v... sẽ tùy tiện chỉ định”. Nguyên văn tiếng Anh của điều khoản này như sau: “His Majesty the Emperor of China cedes to Her Majesty the Queen of Great Britain, &c., the island of Hongkong, to be possessed in perpetuity by Her Britannic Majesty, her heirs and successors, and to be governed by such laws and regulations as Her Majesty the Queen of Great Britain, &C., shall see fit to direct.” Các chữ “vĩnh viễn - in perpetuity” và “tùy tiện chỉ định - see fit to direct” thật sự là những lưỡi dao khinh mạn độc địa xoán sâu trong tim của bất cứ người Trung Quốc nào vào bất cứ thời đại nào. Điều cần lưu ý là vào lúc này, ít có ai đòi thuê hay cho thuê 99 năm. Tại Hoa Kỳ, thời hạn thuê đất xây nhà máy hay cơ sở thương mại bình thường là 45 năm. Nếu thuê dài hạn thì từ 75 đến 99 năm. Tuy thế, ít khi nào chủ đất cho thuê dài hạn. Lý do là họ sẽ khó lòng bán đất hay dùng đất để cầm thế vay tiền ngân hàng khi cần trong lúc mà thời gian cho thuê còn quá dài như trên 30 năm. Khó hơn cả tại Mỹ, tại Canada thời gian thuê bình thường chỉ là 5 năm với quy định là người thuê có quyền chọn thuê thêm 5 năm 5 lần nửa khiến cho thời gian thuê tối đa chỉ có thể là 25 năm. Xem như thế, việc Trung Quốc yêu cầu một nước yếu phải cho thuê đất 99 năm là một điều cực kỳ vô lý và độc ác. Yêu cầu này hoàn toàn không có cơ sở kinh tế hay cần thiết và do đó chỉ có một mục tiêu. Mục tiêu đó chính là hạ nhục tối đa nước nghèo yếu muốn làm ăn với Trung Quốc để vươn lên. 

+ Đòi áp dụng luật lệ không phải của Trung Quốc tại vùng đất thuê. Đây chính là điều kiện các nước mạnh đã đòi Trung Quốc phải đồng thuận, như đã trình bày trong đoạn trước khi bàn đến Điều III của Hiệp Ước Nam Kinh 1842 khi Nữ Hoàng Anh sẽ có “…cai trị bởi những luật lệ mà Nữ Hoàng Anh và vv… sẽ tùy tiện chỉ định”. Khi mà luật pháp một nước ngoài có hiệu lực lâu dài trên một vùng đất của một nước, sự vẹn toàn của lãnh thổ và chủ quyền của nước đó đã mất mát quá nhiều nếu không nói là không còn nữa. Ngoài ra, nếu nhà nước của một nước không ngần ngại cho một nước khác toàn bộ chủ quyền trên một vùng đất, người dân cần phải tìm hiểu thêm là nhà nước này còn cho những gì khác nửa không. 

+ Đòi nhà nước sở tại không được quyền hạn chế hay sách nhiễu kiều dân của nước thuê đất tại vùng đất thuê. Đây cũng là một đòi hỏi các nước mạnh Tây Phương đã áp đặt trên Thanh Triều. Trở lại Hiệp Uớc Nam Kinh 1842, Điều II quy định “...kiều dân người Anh, gia đình, tùy tùng và cơ sở sẽ được phép ở, với mục tiêu là buôn bán, mà không bị sách nhiểu hay giới hạn tại các thành phố và thị trấn…” (Nguyên văn tiếng Anh: “...British subjects, with their families and establishments, shall be allowed to reside, for the purpose of carrying on their mercantile pursuit, without molestation or restraint, at the cities and towns of...”). 

+ Đòi nhà nước nước ngoài cho thuê đất không có quyền trực tiếp đối tác với kiều dân tại vùng đất thuê, mà phải đối tác gián tiếp thông qua các đại diện của người thuê đất. Đây cũng là một đòi hỏi khác mà các nước mạnh Tây Phương đã áp đặt trên Thanh Triều. Điều II của Hiệp Ước Nam Kinh 1842 quy định: “…Nữ Hoàng Anh Quốc vv…sẽ bổ nhiệm các giám thị, hay là cán bộ lãnh sự, để sẽ thường trú tại các thành phố kể trên để làm trung gian trong mọi truyền thông giữa các nhà cầm quyền Trung Quốc và các nhà buôn kể trên…” (Nguyên văn tiếng Anh: “...Her Majesty the Queen of Great Britain, &c., will appoint superintendents, or consular officers, to reside at each of the abovenamed cities or towns, to be the medium of communication between the Chinese authorities and the said merchants...”). Điều kiện này tương đương với một thông lệ ngoại giao Tây Phương đã có từ ngàn xưa nhưng lại áp dụng nhưng một chiều và cho các cơ sở thương mãi thay vì hai chiều và dành cho nhân viên ngoại giao mà thôi. Theo thông lệ ngoại giao này, một nước A chấp nhận xem sứ quan một nước B tại nước A là một vùng đất thuộc chủ quyền của nước B, với điều kiện hai chiều là nước B cũng chấp nhận sứ quán của nước A tại nước B là một vùng đất thuộc chủ quyền của nước A. Một hệ luận của thông lệ này là các nhân viên ngoại giao chính thức làm việc tại những sứ quán trên đều hưởng quy chế bất khả xâm phạm. Để được hưởng quy chế này, thông thường thành viện một ngoại giao đoàn phải trình báo đầy đủ cho bộ ngoại giao. 

- Bàn các kỹ thuật và nhà máy đã lỗi thời cho các nước yếu. Điển hình cho biện pháp là hàng loạt những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá đã xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nước khác trong dự án VĐCĐ. 

Cách Trung Quốc đối tác với các nước nghèo như đã trình bày ở trên chỉ có thể đánh giá lá một chính sách thực dân mới hậu hiện đại. Chính sách đó một chính sáu thực dân mới vì nó có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa thục dân mới mà những người Cộng sản vẫn dùng để mô tã các chính sách kinh tế của Tây Phương sau Đệ Nhị thế Chiến. Các yếu tố này là đầu tư để bóc lột tài nguyên nhân vật lực, biến các nước nghèo trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, biến các nước nghèo thành một bộ phận của nền kinh tế mẫu quốc, và ngăn chặn các nước nghèo ngã về phe địch, tức là phe Tây Phương trong trường hợp này. Chính sách đó còn được gọi thêm là “hậu hiện đại” vì xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 21, và vì nó có một yếu tố hết sức hiện đại và độc đáo. Đó là yếu tố các nước bị bóc lột phải vay tiền các định chế đại diện cho nhà nước Trung Quốc như các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Trung Quốc hay các quỹ tài trợ phát triển do Trung Quốc chủ trì. Qua các định chế này, Trung QUốc sẽ chỉ đạo và thi hành tất cả các tác vụ bóc lột mà Trung Quốc này muốn. 

Một câu hỏi cần nêu lên vào lúc này là, nếu chánh sách thực dân mới hậu hiện đại của Trung Quốc thực sự xấu xa như đã trình bày ở trên, tại sao lại có hàng chục nước, gần Trung Quốc như Lào hay Việt Nam, hay xa ngàn, vạn dặm như Sri Lanka, Ethiopia và nhiều nước Phi Châu, lại rơi vào vòng tay của Trung Quốc? Thật ra, có rất nhiều lý do thúc đẩy một nước nghèo tham gia vào VĐCĐ để thực hiện các dự án phát triển. Các lý do chính đáng có thể là: a) các dự án Trung Quốc đua ra phù hợp với các dự án các nước nghèo muốn làm, b) các nước nghèo thiếu vốn từ trong nước, c) thiếu viện trợ đơn phương hay đa phương từ các nước ngoài, d) không thu hút được đầu tư trục tiếp từ các nước ngoài khác, e) không hội đủ các điều kiện vay tiền hay vay thêm tiền từ các định chế tài trợ quốc tế như Ngân Hàng Thế Giới và f) các điều kiện cho vay trong khuôn khổ VĐCĐ chấp nhận được đối với lãnh đạo các nước nghèo. Các lý do không chính đáng có thể là a) lòng tham của giai cấp lãnh đạo thể hiện qua các hiện tượng như tham quyền cố vị và tham nhũng, và ý chí thực hiện bất cứ gì – như thi hành các dự án mà đất nước không cần hay không thể nào kham nổi chi phí, b) bất cứ áp lực nào không kháng cự được từ trong hay bên ngoài. Với những nhà lãnh đạo như thế, vốn từ Trung Quốc qua VĐCĐ, các định chế tài trợ của Trung Quốc, hay bất cứ nguồn nào khác thật sự là một nguồn tiền của vô tận cho túi tham không đáy của họ và do đó rất hấp dẩn. Sự hấp dẩn đó càng gia tăng khi Trung Quốc, khác với các định chế tài trợ phát triển quốc tế khác như Ngân Hàng Thế Giới, không xem nội tình chính trị - thậm chí nội tình kinh tế - của các nước họ muốn đối tác là yếu tố quan trọng nhất khi cho xem xét cho vay tiền, cho dù nước đó là một nước độc tài, độc đảng tại đó các tệ nạn như tham nhũng và thiếu minh bạch là kinh niên. 

Việc Trung Quốc sẽ thành công hay thất bại khi triển khai ba chánh sách lớn trên: “Đi Ra Ngoài”, “Vòng Đai Con Đường”, và “Làm Tại Trung Quốc 2025” rất khó định đoạt vì nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một yếu tố quan trọng là vốn đầu tư Trung Quốc phải bỏ ra. Số vốn này có thể rất lớn, đến hàng chục hay hàng trăm ngàn tỷ USD. Với yêu cầu vốn lớn như thế, Trung Quốc sẽ cần có lời giải cho ba bài toán là: 1) tìm vốn ở đâu vì Trung Quốc không thể nào dùng hết toàn bộ dự trữ ngoại tệ vào VĐVĐ được, 2) làm thế nào để thu hồi vốn và 3) sẽ kiếm được lời hay không. 

Một yếu tố quan trọng khác là sự đồng thuận phải có của các nước liên hệ. Đã có chỉ dấu sự đồng thuận này đang biến thành ngờ vực. Tây Phương nói chung – và nhất là Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Donal J. Trump - và một số các nước đang hợp tác với Trung Quốc trong việc Trung Quốc thi hành ba chính sách lớn trên đã thấy được phần nào các ý đồ kinh tế, quân sự, chính trị và địa chính trị của các dự án Trung Quốc đang thi công tại nước họ. TS Michael Pillsbury, giám đốc Trung Tâm Chiến Lược Trung Quốc tại viện Hudson Institute, một người thông thạo tiếng Trung và đã chuyên về Trung Quốc từ giữa thập niên 1970, sau bốn mươi năm làm việc có thể nói là trong bóng tối và dưới sự ngờ vực của phần lớn các chuyên gia về Trung Quốc của Hoa Kỳ, vì ông là người đã tố cáo Trung Quốc có tham vọng thay thế nước Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường toàn cầu độc nhất, nay đã trở thành một tiếng nói được ưa chuộng trên truyền thông Hoa Kỳ (53). 

Cụ thể, bẫy nợ Trung Quốc ngày càng lộ liễu và trơ trẻn và do đó nhiều nước đang tìm cách thương lượng, thậm chí hủy bỏ, như Malaysia (54), lại các hợp đồng vay tiền Trung Quốc. Một số nước đã bắt đầu đẩy lùi và đưa Trung Quốc vào thế bị động, tức là phải lên tiếng bênh vực các chánh sách trên (55). Vào lúc này, khi Hoa Kỳ đã khởi sự tiến hành một chiến tranh mậu dịch chống lại các lạm dụng và vi phạm của Trung Quốc và để ép Trung Quốc phải “chơi theo đúng luật chơi” trên thương trường và chính trường quốc tế, các bài toán trên dành cho Trung Quốc lại sẽ phức tạp hơn. 

Phần 3: Việt Nam Trong Vòng Vây Thực Dân Mới Hậu Hiện Đại Của Trung Quốc 

Việt Nam nay là một những nước được chính sách thực dân mới hậu hiện đại của Trung Quốc chiếu cố đến nhiều nhất. Để nắm được các hậu quả của chính sách này tại Việt Nam, có hai điều cần phải xem xét trước. Đó là là tầm vóc đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam và các thách đố gắn liền với đầu tư Trung Quốc. Từ hai điều này, ta sẽ có thể suy nghĩ thêm và các biện pháp có thể dùng để đối trị các thách đố đó. 

Tầm Vóc Đầu Tư Trung Quốc Tại Việt Nam 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) vào Việt Nam không nhỏ. Ngân Hàng Thế Giới (World Bank, viết tắt là WB) ước lượng tổng Cộng là 129 tỷ USD, từ 1970 đến 2017 (56). Số liệu của Tổ Chức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (viết tắc là ASEAN) – cũng dựa trên số liệu của WB – cho con số tổng Cộng là 56.6 tỷ USD trong thời khoản 2013-2017, giống như số liệu của WB trong cùng thời khoản đó (57). Tuy nhiên số liệu của ASEAN còn có phân theo xuất xứ đầu tư, như sau.



Khi xem xét số liệu từ WB/ASEAN, có một sự kiện nổi bật lên: đó là tính khiêm tốn của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Các đầu tư này đi từ thấp nhất là 1.44% vào năm 2010 đến cao nhất là 10.65% vào năm 2013. Trong 8 năm từ 2010 đến 2017, trị giá tổng Cộng của các đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là 4.047 tỷ USD, và chỉ là 5% của tất cả vốn đầu tư trục tiếp của tất cả các nước ngoài vào Việt Nam là 80.487 tỷ USD. Đây là một số liệu xem ra tự nó khó tin vì có vẽ không tương xứng với ảnh hưởng kinh tế và nhất là chính trị của Trung Quốc tại Việt Nam. Sự kiện này đã đòi hỏi phải xét lại các số liệu trên của WB/ASEAN. 

Việc dò xét lại các số liệu kể trên đã được Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute, viết tắt là AEI) và Cơ Sở Di Sản Hoa Kỳ (American Heritage Foundation, viết tắt là AHF) làm bắt đầu từ năm 2005. AEI và AHF là hai định chế nghiên cứu về cách chính sách và sách lược kinh tế và chính trị có khuynh hướng bảo thủ danh tiếng tại thủ đô Hoa Kỳ. Khác với WB và ASEAN đã thu thập, phán đoán và tổng hợp số liệu từ các cơ quan thống kê chính thức của các nhà nước hay định chế kinh tế quốc tế liên hệ để báo cáo về đầu tư trực tiếp nước ngoài, AEI và AHF dùng các nguồn cấp thấp và cơ bản hơn như các bản tin kinh tế của các thông tấn xã, các báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Trung Quốc hay các doanh nghiệp có làm ăn với Trung Quốc để thu thập tin tức và số liệu của tất cả các dự án đầu tư và các dự án xây dựng trên thế giới có vốn Trung Quốc trên 100 triệu USD. (Thay vì dùng danh từ dự án nhu bài viết này đã chọn, AEI/AHF dùng “giao dịch”, tiếng Anh là “transaction” để gọi các dự án đầu tư). Từ các nguồn này, AEI và AHF liệt kê đích danh các doanh nghiệp Trung Quốc đã bỏ vốn và các công ty hợp tác (nếu biết được) tại một cơ sở dử liệu mạng gọi là Dụng Cụ Theo Dõi Đầu Tư Trung Quốc Trên Toàn Thế Giới (China Global Investment Tracker, gọi tắt là CGIT). Các số liệu trình bày trong CGIT là: Năm, Tháng, Tên Doanh Nghiệp Trung Quốc Đã Đầu Tư, Trị giá Đầu Tư (Triệu USD), Phần hùn (%), Tên Đối Tác Trong Nước, Ngành, Ngành Phụ, Quốc Gia, Khu Vực, Đầu Tư Đồng Xanh (Tiếng Anh là greenfield, tức là được nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở kinh doanh từ gốc đến ngọn, Có/Không), Đầu TưThuộc VĐCĐ (Có/Không). CGTI có bốn bảng số liệu: bảng 1 dành cho các dự án đầu tư, bảng 2 cho các dự án xây dựng, bảng 3 cho các dự án đang gặp khó khăn, và bảng 4 là tồng hợp bảng 1 và bảng 2. Cho đến trung tuần tháng tàm 2018, CGIT đã liệt kê trên 2908 dự án (1406 dự án đầu tư và 1502 dự án xây dựng) của Trung Quốc trên toàn thế giới (Lưu ý: các con số này trên co thể thay đổi khi bài viết này đến với các bạn đọc vì số liệu trên CGIT được cập nhật từng ngày). Các dự án này có trị giá tổng Cộng là 1.870.590 triệu USD trong đó 109.350 triệu USD thuộc về các dự án đầu tư và 780.240 triệu USD thuộc về các dự án xây cất (58) 

Khi xem xét các dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam có trị giá trên 100 triệu USD, AEI/AHF đã phát hiện được 45 dự án với giá trị tổng Cộng trên 24 tỷ USD trong thời khoản 2005-2018. Nếu lấy thời khoản 2010-2017, các con số tương đương là 31 dự án có trị giá tổng Cộng là 18.250 tỷ USD. So với con số này, con số 4.04 tỷ USD cho đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam do WB/ASEAN đưa ra cho thời khoản 2010-2017 chỉ bằng 22%, tức là quá thấp. Vì tính khả tín của các số liệu của AEI/AHF rất cao, việc dùng số liệu của AEI/AHF khi phân tích đầu tư của Trung Quốc đúng hơn. 

Khi phân tích các số liệu của AEI/AHF, các dự án có vốn Trung Quốc và thực hiện tại Việt Nam có thể phân loại như trình bày trong bảng “Phân Loại Theo Ngành Các Dự Án Đầu Tư Trên 100 Triệu USD Của Trung Quốc Vào Việt Nam (2005-2018)" sau. Như xem được trong bảng này, trên 56% các dự án thuộc về ngành năng lượng, tức là nhiệt điện và thủy điện trong trường hợp này. Có 16 dự án nằm trong khuôn khổ đề án VĐCĐ. Tổng trị giá của 16 dự án VĐCĐ trên là 6.7 tỷ USD. 


Số liệu từ AEI và AHF còn cho biết là trong 45 dự án trên, có 7 dự án trị giá tổng Cộng là 3.4 tỷ USD đang gặp khó khăn. Bảng “Dự Án Đang Gặp Khó Khăn” sau trình bày các số liệu liên hệ. 


Trong các dự án đang gặp khó khăn trên, có hai dự án kim loại có thể nhận diện được: Bauxit Tây Nguyên và nhà máy sắt thép Formosa tại Hà Tĩnh. Bảng sau, “Danh Sách Các Dự Án Đầu Tư Trung Quốc Lớn Hơn 100 Triệu USD (2006-2018)” liệt kê tất cả 45 dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam. 



Vì số liệu từ AEI/AHF không nói rõ các dự án trên đã/đang/sẽ thực hiện ở đâu, việc xác định danh tánh và địa điểm thi công của các dự án này tương đối không dể. Trong số 45 dự án trên có 7 dự án chưa xác định được danh tính và địa điểm thi công. Bản đồ sau, “Vị Trí Đa Số (36/45) Các Dự Án Có Vốn Đầu Tư Trung QuốcTrị Giá Trên 100 Triệu USD tại Việt Nam (2006-2018)” trình bày vị trí biết được của 36 trong số 45 dự án này. 


Các Thách Đố Gắn Liền Với Đầu Tư Trung Quốc 

Nói chung, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là một thách đố rất lớn cho Việt Nam về hai mặt a) chủ quyền quốc gia và 2) hướng đi của việc công nghiệp hóa để thoát nghèo của cả nước. 

Bẫy Nợ Trung Quốc 

Chủ quyền quốc gia, tuy đã sứt mẻ rất nhiều qua các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và việc cưỡng chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, sẽ còn bị xoi mòn nhiều vì 1) số nợ cao và do đó có thể sập bẫy nợ Trung Quốc, 2) vị trí thực hiện của các dự án dọc theo bờ biển, biên giới và các thành phố lớn có thể xem như là phục vụ chánh sách VĐCĐ và chiến lược cưởng chiếm biển Đông của Trung Quốc, vì 3) chính sách đặc khu của nhà nước đã, đang và sẽ làm hai lý do 1 và 2 kể trên trở nên trầm trọng hơn trong tương lai. 

Như đã trình ở phần trước, tổng trị giá biết được của đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam nay trên 24 tỷ USD kể từ năm 2006 cho đến ngày hôm nay. Vì số 24 tỷ USD là tổng số các đầu tư trên 100 triệu USD mà thôi, tổng số vốn Trung Quốc đã đổ vào Việt nam sẽ phải cao hơn nếu tính thêm tất cả các đầu tư từ dưới 100 triệu USD. Vì không có một mô hình hồi quy nào có thể ước lượng được một cách thỏa đáng tổng trị giá các đầu tư dưới 100 triệu USD khi dùng các đầu vào là số dự án, trị giá từng dự án và do đó sự phân phối của các dự án trên 100 triệu USD, ta có thể làm 4 giả định đơn giản là tổng trị giá các dự án dưới 100 triệu USD bằng nửa (1/2: 1), bằng (1:1), gấp rưởi (1.5:1) hay gấp đôi (2:1) tổng trị giá các dự án trên 100 triệu USD. Với các giả định này, trị giá tổng số các dự án đầu tư từ Trung Quốc sẽ từ 36 (tức là 24+24/2), 48 (tức là 24 + 24), 60 (tức là 24 + 24*3/2) đến 72 (tức là 24 + 24*2) tỷ USD. Vì đầu tư Trung Quốc chủ yếu sẽ là tiền vay, tức là nợ, với một số nợ từ thấp là 36 và cao là 72 tỷ USD, xác xuất Việt Nam sập bẫy nợ Trung Quốc rất cao. Lý do là, như đã trình bày ở trước, một nước giàu như Venezuela, chỉ với 52 tỷ USD nợ Trung Quốc, đã sập bẫy nợ Trung Quốc. Việt Nam là một nước nghèo hơn so với Venezuela như các số liệu sau chứng minh: Việt Nam GDP vào năm 2017 là 223.864 triệu USD, hay là 2.343 USD/GDP đầu người trong khi Venezuela GDP vào năm 2017 là 236.116 triệu USD, hay là 7.480 USD/ GDP đầu người. Do đó, nếu Việt Nam có một số nợ Trung Quốc ước tính từ 36 đến 72 tỷ USD, câu hỏi thật ra phải nêu lên là, tại sao Việt Nam lại chưa sập bẫy? Hay là Việt Nam đã sập rồi? Việc Trung Quốc chiếm đóng biển Đông và đưa dàn khoan dầu vào khai thác dầu tại những vùng biển rõ ràng là của Việt Nam trong khi đảng và nhà nước chỉ đã phản đối yếu ớt chiếu lệ có phải chăng là những chỉ dấu hùng hồn của sự sập bẫy đó? Đây là một điều mà vì quá thiếu số liệu có thể kiểm chứng được nên khó lòng thể quyết đoán được. Tuy thế, đây cũng chính là một điều mà đảng và nhà nước Việt Nam cần phải minh bạch trã lời ngay cho toàn dân. 

Giả dụ như Việt Nam chưa sập bẫy, nhưng vì công nợ của Việt Nam nay đã quá cao, nên xác xuất sập bẫy nợ Trung Quốc vẫn sẽ có thể cao hơn dự phóng. Theo hướng dẩn Khung Nợ Bền Vững (Debt Sustainability Framework, DSF) của Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF), một nước đang phát triển như Việt Nam chỉ nên có tỷ lệ công nợ/Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (TSPQN, hay là GDP) từ 30% đến 50% mà thôi, tùy theo chánh sách quản lý công nợ có chặt chẽ hay không (xem hình “Các Ngưỡng Gánh Nặng Nợ Và Điểm Chuẩn Theo Khung Nợ Bền Vững” ở dưới) (59). 


Hiện nay, theo báo cáo của nhà nước Việt Nam, tỷ lệ công nợ/GDP của Việt Nam là 62.6% vào năm 2017 và dự trù sẽ lên 63.9% vào cuối năm 2018, tức là cao hơn ngưỡng an toàn 30% khi chánh sách quản lý công nợ yếu kém đến 108%, hay cao hơn ngưỡng an toàn 50% khi chánh sách quản lý công nợ tốt đến 25%. Hình “Tình Hình Vay Nợ Của Chính Phủ và Quốc Gia 2011 -2018” ở dưới cho thấy hiện trạng công nợ tại Việt Nam vào lúc này (60). Cho dù chúng là số liệu của nhà nước Việt Nam và do đó lạc quan, các con số này xác nhận tình hình công nợ của Việt Nam đang cao hơn các mức an toàn đã được các định chế tài chánh quốc tế công nhận. Việt Nam còn là một nước yếu kém về việc quản lý công nợ: từ 2011, công nợ đã tăng trung bình là 18.4% mỗi năm, hay gấp ba lần tăng suất kinh tế. Hệ thống tài chánh công và tư của Việt Nam lại không có tính thanh khoản cao, tức là có không có nhiều khả năng cải hóa cấp thời các tài sản thành tiền mặt để trả được ngay các nợ ngắn hay dài hạn. Cụ thể, vào tuần đầu tháng bảy năm nay, Ngân hàng Nhà Nước đã phải bơm thêm 45 tỷ VND vào hệ thống ngân hàng để bảo vệ thanh khoản (61). Khi công nợ cao, tính thanh khoản thấp, đồng thời nhà nước vẫn muốn thực hiện nhiều chương trình và dụ án đầu tư phát triển lớn và mới trong mọi ngành – từ hạ tầng cơ sở như nhiệt và thủy điện đến công nghiệp nặng như sắt thép – nhu cầu vay nợ sẽ xuất hiện và gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, vốn từ Trung Quốc sẽ rất hấp dẩn và do đó xác xuất sập bẫy nợ Trung Quốc cũng theo đó mà gia tăng.


Các Cảng Nhiệt Điện 

Vị trí thi công các dự án có vốn đầu tư Trung Quốc có thể là một vấn đề lớn cho Việt Nam về mặt quốc phòng. Như xem được trên bản đồ trước, có khoản 20 dự án sẽ thi công tại các tỉnh dọc theo bờ biển Đông và từ Bắc chí Nam. Trong các dự án này, có nhiều nhà máy nhiệt điện cần nhập khẩu than đá từ Trung Quốc và các nước khác. Tại mổi nhà máy này, đang hay sẽ có một cảng nhỏ cho tàu chở than đá đến làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện (gọi tắt là cảng nhiệt điện). Một ví dụ là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại bờ biển tỉnh Bình Thuận. Theo Cổng Thông Tin Điện Tử của tình Bình Thuận, nhà máy này sẽ có một “cảng tổng hợp”, như xem được trong hình sau (62). 


Một “cảng tổng hợp” như trên có thể đóng một vai trò quân sự quan trọng nếu/khi Trung Quốc là chủ nhân của nó. Vai trò đó là làm đầu cầu đổ quân vào Việt Nam bằng đường biển. Trong lịch sử, Nguyên Mông đã nhiều lần dùng đường biển để đổ quân vào châu Ô, Lý (nay là Quảng Trị, Quy Nhơn, tức là khu vực Bắc Vân Phong) để tiến đánh và chiếm đóng Chiêm Thành vào năm 1282 (63), và chuyển quân và lương thực và khu vực các đảo và cửa biển hệ thống đồng bằng sông Thái Bình (tức là vùng đảo Vân Đồn và Biển Đại Bàng nay gọi là cửa Văn Ức) trong hai lần xâm lăng Việt Nam. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi lại trong ba đoạn văn ngắn sau về cuộc chiến Nguyên-Mông như sau: 1) “…Nguyên soái Toa Đô đem 50 vạn quân từ Vân Nam qua nước Lão Qua, thẳng đến Chiêm Thành, hội với quân Nguyên ở Châu Ô Lý, rôi cướp châu Hoan, châu Ái,, tiến đóng ở Tây Kết, hẹn trong ba năm sẽ san phẳng nước ta…”, 2) “…Nhà Nguyên Phát Quân Mông Cổ, quân Hán Nam, hành Tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, lính Vân Nam, lính người Lê ở 4 châu ngoài biển, chia đường vào cướp. Sai bọn vạn hộ Trương, Văn Hổ đi đường biển, chở 70 vạn thạch lương, theo sau. Lại đặt Chinh Giao Chỉ hành thượng thư tỉnh do Bình chương sự Áo Lỗ Xích, các Tham tri chính sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thống lĩnh và chịu tiết chế của Trần Nam Vương...”, 3) “…Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Khánh Dư...”, 4) “...Ngày mồng 8, quan quân hội chiến ngoài biển Đại Bàng, bắt được 300 chiếc thuyền giặc, 10 thủ cấp giặc, quân Nguyên bị chết đuối rất nhiều...” (64). Vào năm 2017, tàu chuyên chở binh lính đã được phát hiện qua không ảnh các tàu cặp bến tại Đá Vành Khăn trong Quần Đảo Trường Sa như thấy được trong hình “Không Ảnh Tàu Quân Vận Trung Quốc tại Đá Vành Khăn, Quần Đảo Hoàng Sa” (65). Nếu có một chiến tranh Trung-Việt lần thứ hai, quân Trung Quốc sẽ không nhất thiết chỉ ùa sang qua Việt Nam qua các tỉnh biên giới phía Bắc mà còn có thể áp dụng chiến thuật tấn công Việt Nam từ hai phía: phía bắc và phía đông nam từ bờ biển Đông miền Trung Việt Nam để từ đó hình thành một gọng kìm tiến về Hà Nội như nhà Nguyên Mông đã muốn làm nhưng đã thất bại hơn bảy thế kỷ trước. Không có gì ngăn cấm những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ ra trong tương lai. 


Về xác xuất Trung Quốc có thể trang bị và dùng các cảng nhiệt điện dọc theo bờ biển Việt Nam để sửa chửa hay tái tiếp liệu tàu ngầm, tầu chiến, xác xuất này có nhưng không cao vì 2 lý do. Lý do thứ nhất là cần có thiết bị và nhân sự có trình độ tại chổ để làm hai việc này. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào, ví dụ như báo cáo của người dân hay không ảnh, cho thấy các thiết bị này đã được bố trí tại các cảng nhiệt điện. Lý do thứ hai là tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc đã hoàn tất nhiều cơ sở quân sự như sân bay, quân cảng, nhà kho, dàn phóng tên lửa, vv…để thực hiện và hỗ trợ cho các công tác sửa chửa hay tái tiếp liệu này. Vào ngày 10/08/2018, các radar và máy dò của một máy bay tuần dương P8-A Posseidon của Hải Quân Hoa Kỳ đếm được 86 tàu thuyền Trung Quốc đủ các loại đang neo trong đầm phá khổng lồ của Đá Subi, Trường Sa. Hình sau từ hãng truyền thông CNN cho ta thấy một số các tàu này trên thấy được trên một màn hình trong máy bay tuần dương kể trên (66). 


Dự Luật Đặc Khu 

Các nguy cơ về chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng liên hệ đến bẫy nợ Trung Quốc và các cảng nhiệt điện như đã trình bày ở trên có chiều hướng gia tăng. Lý do là hiện nay Việt Nam đang theo đuổi một chánh sách thu hút đầu tư nước ngoài thiếu thận trọng khi mà Trung Quốc là một trong những nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Phần sau đây của bài viết này xem xét chính sách thu hút đầu tư này trong bộ “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”, gọi tắc là Dự luật Đặc Khu 2018 (67). 

Điểm đầu tiên cần lưu ý là cho dù cụm từ “Trung Quốc” không hề xuất hiện trong toàn văn dự luật (xem hình “Luật Đặc Khu không có hai chữ Trung Quốc”. 


Tuy không có hai chữ Trung Quốc, trên thục tế phải xem Dự Luật Đặc Khu 2018 như là một văn bản nhắm vào Trung Quốc và chủ yếu là việc thu hút vốn từ trung Quốc. Lý do là trên thục tế như đã chứng minh ở trước, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Việt Nam cụ thể là trên 24 tỷ USD, sẽ có thể đầu tư rất nhiều thêm để triển khai đề án VĐCĐ và cũng cố việc đang họ chiếm đóng bất hợp pháp Biển Đông, trong khi số nước mạnh và giàu tại Tây Phương và Á châu muốn đầu tư nhiều vào một nước Cộng sản và thối nát tham nhũng như Việt Nam không nhiều. 

Về nội dung, Dự Luật Đặc Khu 2018 có 85 điều trong 5 chương và 8 mục, như sau. 

- Chương I: Những Quy Định Chung (7 điều, 1-7) 

- Chương II: Quy Hoạch Đặc Khu (8 điều, 8-15) 

- Chương III: Cơ Chế, Chính Sách Đặc Biệt Về PHát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tại Đặc Khu (35 điều, 16-57) 
+ Mục 1: Đầu Tư Kinh Doanh (16 điều, 16-31) 
+ Mục 2: Đất Đai, Xây Dựng, Đấu Thầu và Môi Trường (7 điều, 32-38) 
+ Mục 3: Ngân Sách và Ưu Đãi Đầu Tư (7 điều, 39-45) 
+ Mục 4: Lao Động, Tiền Lương và An Sinh Xã Hội (4 điều, 46-49) 
+ Mục 5: Cơ Chế, Các Chánh Sách Đặc Biệt Khác (8 điều, 50-57) 

- Chương IV. Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Địa Phương Và Cơ Quan Khác Của Nhà Nước Ở Đặc Khu (21 điều, 58-79) 
+ Mục 1: Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương ở Đặc Khu (9 điều, 58-66) 
+ Mục 2: Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Chính Quyền Địa Phương Tại Đặc Khu (3 điều, 67-69) 
+ Mục 3: Tổ Chức Và Hoạt Động Của Các Cơ Quan Khác Của Nhà Nước Ở Đặc Khu (10 điều, 70-79) 

- Chương V. Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Các Cơ Quan Nhà Nước Ở Trung Ương Và Chính Quyền Địa Phương Cấp Tỉnh Đối Với Đặc Khu (4 điều, 80-83). 

- Chương VI. Điều Khoản Thi Hành (2 điều, 84-85). 

Điều 16 đoạn 1, 2 và 3 của Dự luật Đặc Khu quy định Việt Nam sẽ có thêm 3 đặc khu mới: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc. Các đặc khu Vân Đồn và Bắc Vân Phong đều sẽ có một cảng lớn, như sau: 

1. Tại đặc khu Vân Đồn ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại… 

1. Tại đặc khu Bắc Vân Phong ưu tiên phát triển các ngành, nghề: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại - tài chính…. 

2. Tại đặc khu Phú Quốc ưu tiên phát triển các ngành, nghề: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển..

Các cảng và khu thương mại tự do gắn liền với 3 đặc khu trên – Phú Quốc là một hòn đảo do đó tự nó là một cảng lớn - cũng như các cảng nhiệt điện, sẽ có khả năng phục vụ các mục tiêu chiến lược quân sự của Trung Quốc. Vân Đồn ở phía Bắc gần Hải Phòng và nhìn ra Vịnh Bắc Việt, và vùng bờ biển gần Bắc Vân Phong ở Hà Tĩnh nhìn ra biển Đông, chính là những nơi mà trong lịch sử, nhà Nguyên Mông đã dùng để đổ quân vào Việt Nam vào thế kỷ thứ 13. Vân Đồn còn là một trong những thương cảng lớn nhất Việt Nam suốt 7 thế kỷ trong quá khứ (68). 

Phú Quốc và bờ biển Vịnh Thái Lan ở tỉnh Kiên Giang là những nơi mà trong vòng mười thế kỷ qua, đã có nhiều tranh chấp nóng và lạnh giữa các chế độ kế tiếp tại hai nước Cambuchia và Việt Nam. Cambuchia nay là một nước khách hàng của Trung Quốc và là một nước đã từng có chiến tranh với Việt Nam trong thời kỳ cận đại vào năm 1979 (69, 70). Nếu đặc khu Phú Quốc rơi vào tay Trung Quốc thì một liên minh Cambuchia-Trung Quốc sẽ có khả năng de dọa sâu sắc sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam tại các vùng đất dọc theo bờ biển vịnh Thái Lan. Cambuchia vào lúc này, chỉ là một nước khách hàng của Trung Quốc. Vào năm 2016 Cambuchia, một thành viên của tổ chức ASEAN, đã đi ngược lại tất cả các nước ASEAN khi đứng về phía Trung Quốc để không công nhận phán quyết của tòa án quốc tế La Hague lên án Trung Quốc đã chiếm đóng biển Đông trái phép. Với hành vi này, Trung Quốc đã thưởng cho Cambuchia thêm 600 triệu USD viện trợ, và triệt tiêu một số nợ trong số 15 tỷ USD Trung QUốc đã cho Cambuchia vay (71). 

Xác xuất vốn đầu tư của Trung Quốc vào ba đặc khu, Vân Đồn và Bắc Vân Phong, và Phú Quốc sẽ rất cao. Nhu đã trình bày trong phần về các cảng nhiệt điện, Vân Đồn và Bắc Vân Phong là những vị trị trong lịch sử Trung Quốc đã dùng để xâm lăng Việt Nam. Phú Quốc là nơi mà Cambuchia, một khác hàng của Trung Quốc, vẫn dòm ngó. Khi xem chung tính chiến lược của đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đối với Trung Quốc và mức độ quan trọng rất cao của đường tơ lụa hàng hải của đề án Vòng Đai Con Đường. xác xuất Trung Quốc sẽ đầu tư rất nhiều và ba đạc khu đó sẽ rất cao. 

Do đó, điều người Việt cần biếtvào lúc này là nếu Trung Quốc là chủ đa số vốn sẽ đổ vào 3 đạc khu mới này, việc gì sẽ xãy ra? Dự luật đặc khu chính là văn bản chính thức từ Quốc Hội và nhà nước Việt Nam quy định tất cả những gì phải xãy ra khi thành lập và quản lý các đặc khu này. 

Khi đọc kỹ, người đọc sẽ thấy dự luật này có nhiều điều khoản hợp thức hóa tư cách tô giới, tức là “tô giới hóa” ba đặc khu trên, như sau. 

- Điều 6, về việc “Áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài”, cho phép “các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế”. Khi cho phép thỏa thuận như trên, thử hỏi có nhà đầu tư nước ngoài không muốn, và sẽ không tranh đấu gây áp lực kinh tế hay/và chính trị cho đến cùng, để đòi cho được áp dụng luật pháp nước họ hay luật pháp quốc tế - những hệ luật pháp mà họ biết rõ hơn là luật pháp Việt Nam – khi làm ăn tại Việt Nam? Vì lý do này, Điều 6 trên chính là một quy định mở đường cho việc tự hủy bõ chủ quyền quốc gia và do đó không thể nào chấp nhận được. Đây chính là một phiên bản hiện đại của Điều III của Hiệp Ước Nam Kinh 1842 khi Nữ Hoàng Anh buộc Trung Quốc vào lúc đó phải chấp nhận là các tô giới sẽ được “…cai trị bởi những luật lệ mà Nữ Hoàng Anh và vv… sẽ tùy tiện chỉ định”. 

- Điều 7, về việc “Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh” cho phép các “tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu được giải thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: 

a) Trọng tài Việt Nam; 
b) Trọng tài nước ngoài; 
c) Trọng tài quốc tế; 
d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập; 
đ) Tòa án Việt Nam.” 

Các tranh chấp này, nếu có, sẽ là giữa nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân Việt Nam, và các nhà đầu tư nước ngoài. Khi mở đường cho phép đầu tư nước ngoài chọn trọng tài nước ngoài, hay cả trọng tài quốc tế, điều thấy được ngay là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chọn ưu tiên là các trọng tài nước ngoài tức là nước họ. Các trọng tài nước ngoài này là những người khó lòng có khả năng quán triệt các quy định và ngõ ngách của luật pháp Việt Nam. Họ cũng không là những người có quyền hành nghề luật tại Việt Nam. Khi cho phép họ đứng ra giải quyết các tranh chấp xảy ra trong nước, nơi mà luật pháp quốc gia phải có ưu tiên tuyệt đối, Điều 7 kể trên rõ ràng đã bán đứng hay cho không biếu không chủ quyền quốc gia và do đó cũng không thể nào chấp nhận được. Cũng như điều 6 trên, đây lại là một phiên bản hiện đại của Điều III của Hiệp Ước Nam Kinh 1842. 

- Điều 11, về việc “Lấy ý kiến về quy hoạch đặc khu” quy định thời gian lấy ý kiến là 30 ngày, nhưng lại không quy định một thời hạn cụ thể, ví dụ 30 ngày, để cơ quan lập quy hoạch phải trả lời công khai và minh bạch các ý kiến đã thu hoạch được. Khi không quy định thời hạn phải trả lời các ý kiến về quy hoạch đặc khu, các lạm dụng như không trã lời, hoặc trả lời cho có, một hậu quả chính sẽ là các tranh cãi về sự lợi/hại và ảnh hưởng của dự án đầu tư sẽ bị dập tắt, và sớm hay muộn dự án sẽ được chấp thuận bất chấp bản chất của dự án. Khi nhà đầu tư là nước ngoài, điều 11 này cho phép họ muốn làm gì thì làm, tức là xem đặc khu như là một tô giối không hơn không kém. 

- Điều 17, về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, đoạn 2, cho phép nhà đầu tư nước ngoài (nếu không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) “không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế có liên quan”. Đây là một quy định dễ dãi đối với các đầu tư nước ngoài đặc biệt là các đầu tư vào những khu công nghệ cao. Một bài học tích cực từ kinh nghiệm đặc khu tại Trung Quốc là phải quyết liệt đòi hỏi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các công nghệ cao có một tỷ lệ sở hữu nội địa nhất định nào đó nhằm đảm bảo việc chuyển giao các công nghệ và kỷ thuật quản lý cao cấp, nếu không thì không cho các doanh nghiệp đó đầu tư. Nếu chỉ nhìn từ góc độ Việt Nam là một nước thật sự độc lập tự chủ, việc Việt Nam không làm, hay không dám làm như Trung Quốc đã và đang triệt để làm như thế với các doanh nghiệp của Tây Phương là một thiếu sót lớn và một điều tương đối khó hiểu. Nhưng nếu nhìn từ góc độ đa số các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến từ Trung Quốc và Việt Nam là một thuộc địa hay tô giới của Trung Quốc, thì không việc “không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ” xem ra không có gì khó hiểu. Đã là của Trung Quốc rồi, thì lấy kỹ thuật làm gì cho mệt. 

- Điều 17, về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, đoạn 4, cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định: “a) Không áp dụng một hoặc một số ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu quy định tại Phụ lục IV của Luật này tại khu chức năng thuộc đặc khu” “b) Sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng tại đặc khu hoặc khu chức năng thuộc đặc khu.” Trong một nước mà tham nhũng là một vấn đề rất lớn, với điều khoản này và chỉ cần một số tiền đút lót nhỏ cho các nhà lãnh đạo địa phương, một nhà đầu tư sẽ có thể đầu tư vào bất cứ ngành gì tại đặc khu trong nhửng điều kiện dễ dãi nhất. Điều này do đó cũng là một hình thức bán đứng chủ quyền và quyền lợi quốc gia. 

- Điều 19, về “Thành lập tổ chức kinh tế tại đặc khu”, đoạn 5 cho phép một nhà đầu tư “thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài phạm vi đặc khu sau khi có ít nhất một dự án đầu tư tại đặc khu được triển khai thực hiện.” Đây là một quy định không cần thiết vì làm loảng mục tiêu của luật đặc khu. Nếu một nhà đầu tư muốn đầu tư ngoài đặc khu, họ có thể xin phép tại các cơ quan thẩm quyền tại Trung Ương và địa phương. 

- Điều 29, về “Khu thương mại tự do tại đặc khu”, đoạn 3, cho phép nhà đầu tư nước ngoài (nếu không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) “không phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế có liên quan”. Quy định này không hợp lý trong trường hợp nhà đầu tư bỏ vốn vào các nghành “đ) sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan” như quy định trong đoạn 1 của điều 29 này, vì những lý do như đã trình bày ở trên khi bàn đến điều 17. 

- Điều 32, về việc “Quản lý và sử dụng đất tại đặc khu” cho phép nước ngoài “sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định”. Việc cho một nước ngoài sử dụng đất lâu dài như thế - 70 năm là gần 3 thế hệ, 99 năm là bốn thế hệ - là một hình thức đô hộ thực dân mà loài người văn minh đã từ bỏ từ lâu. Điều 32 này chính là một phiên bản hiện đại của Điều III của Hiệp Uớc Nam Kinh năm 1842 chấm dứt Chiến Tranh Nha Phiến buộc “Thanh Triều nhượng cho Nữ Hoàng Anh Quốc và v.v... đảo Hongkong, đảo sẽ được vĩnh viễn sở hữu bởi Nữ Hoàng Anh Quốc và các hậu duệ và thừa kế.” và nhằm tô giới hóa các đặc khu không hơn không kém. 

- Điều 45, về “Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước”. Điều này miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước từ 20 đến 30 năm cho hầu hết các dự án tại các đặc khu. Điều này và điều 32 ỡ trên có tác dụng tô giới hóa các đặc khu một cách sâu sắc hơn vì nhà đầu tư sau khi dược thuê đất từ 40 dến 99 năm chiếu điều 32 nay lại còn được cho thuê đất dài hạn và miển phí. Ngoài ra, vì chiếu điều 17, khoản a) cho phép lãnh đạo các đặc khu “Sửa đổi, bãi bỏ một hoặc một số điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng tại đặc khu hoặc khu chức năng thuộc đặc khu”, sẽ không có gì ngăn cản các nhà lãnh đạo đạc khu này miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước một cách vô thời hạn, tức là giao đứt dất cho nước ngoài. 

Nếu các điều khoản trên tô giới hóa các đặc khu, đa số các điều khoản còn lại chủ yếu là hợp thức hóa một mô hình quản lý đặc khu rườm rà bất lợi cho phát triển nhanh chóng nhưng lại rất thuận lợi cho tham nhũng. Bình thường, một bộ luật đặc khu sẽ có ưu tiên là giúp một nước nghèo và lạc hậu phát triển nhanh chóng hơn. Để đạt mục tiêu này, bộ luật đó sẽ cho ban lãnh đạo đặc khu - ở đây là Ủy Ban Nhân Dân Đặc Khu - rất nhiều quyền lục để nhanh chóng hoàn tất mọi tác vụ hay thủ tục liên hệ đến việc cứu xét đơn xin đầu tư, xây cất, nhập thiết bị, v.v... Dự Luật đặc khu 2018 của Việt Nam thật sự cũng làm nhu thế, cũng có nhiều điều khoản nhằm ban phát cho ban lãnh đạo đặc khu nhiều quyền hạn cần thiết. 

Thế nhưng, các quyền lực này thấy vậy và không phải vậy. Cụ thể, các khoản 1 đến 12 của điều 68 về “Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân đặc khu” cho Ủy ban này rất nhiều quyền hành, nhưng đoạn 13 lại quy định Ủy ban nhân dân đặc khu “có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược theo quy định của Chính phủ.” Rõ ràng là các “quy định của Chính phủ” này sẽ cho các cá nhân có quyền lực trong nhà nước trung ương hay địa phương (đây chính là “tổ chức liên quan”) khả năng duyệt xét lại hay cho ý kiến về các quyết định của ban lãnh đạo đặc khu. Hay nói khác đi, đoạn 13 của điều 58 đã nhẹ nhàng lấy lại tất cả các quyền mà Dự luật đã ban phát ra cho ban lãnh đạo của đặc khu, tức là Ủy ban nhân dân đặc khu. 

Nói rõ hơn, khi rà soát văn bản của tất cả 85 đều khoản của bộ luật, sẽ tìm ra trên 200 định chế/chức vụ/nhân vật có một vai trò trong các quyết định trong suốt vòng đời của một dự án, như liệt kê trong các hình sau. 



Như thấy được trong hình trên, các điều khoản trong Luật đặc khu đòi hỏi sự hiện diện và vai trò quyết định của hầu hết các tổ chức đảng, nhà nước trung ương và địa phương. Sự hiện diện đó bàng bạc trong mọi bước của quy trình xem xét, chấp thuận, quản lý, xử lý tranh chấp, và lợi nhuận nếu có của một dự án. 

Phân tích thêm ta sẽ thấy là cho mổi định chế/chức vụ/nhân vật kể trên, thông thường sẽ có í nhất là một nhân vật chính có thẩm quyền để làm các quyết định liên hệ. Ngoài ra, mổi định chế/chức vụ/nhân vật kể trên còn có một số nhân vật phụ phải được quan hệ để tham khảo ý kiến. Tất cả các nhân vật chính và phụ trên tạo nên một mạng lưới quan hệ dày đặc. Ví dụ, với 200 nhân vật chính và 200 nhân vật phụ, trên lý thuyết sẽ có từ (400*(400-1))/2 hay 79800 quan hệ tay đôi vừa đấu đá vừa bao che bão vệ lẫn nhau. Tuy trên thực tế con số quan hệ tay đôi sẽ nhỏ hơn rất nhiều vì đa số quyết định không cần đến 400 người góp ý - bình thường chỉ cần từ 1 đến 5 người - trong một mạng lưới như vậy với rất nhiều quyết định phải làm, các quyết định này tất yếu phải chậm đi vì một định chế/chức vụ/nhân vật này phải đợi ý kiến của một hay nhiều định chế/chức vụ/nhân vật khác. 

Một mạng lưới quan hệ như trên là một môi trường hết sức thuận lợi cho tham nhũng. Khi số định chế/chức vụ/nhân vật được quyền tham vào các quyết định càng nhiều, khi các quyết định này dính dáng đến những số tiền khổng lồ, như các số tiền hàng trăm triệu hay thậm chí hàng tỷ USD sẽ luân lưu trong một đặc khu, việc tham nhũng sẽ xuất hiện và trở thành một hiện tượng phổ cập không thể nào tránh được. Tại Việt Nam, ai cũng biết là các Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tranh dành nhau để được nhà nước trung ương cho phép lập khu kinh tế trên địa bàn của họ. Bỏ qua các mỹ từ mỵ dân trên đầu lưởi của các viên chức địa phương - như phát triển vùng, giúp dân trong tỉnh thịnh vượng giàu có hơn vv…và vv… - động lực chính cho các tranh dành này chính là tiềm năng tham nhũng và vơ vết mà một khu kinh tế sẽ mang lại. 

Một hệ lụy khác là các tai họa môi trường có thể xãy tại các đặc khu ra và cách nhà nước xử lý các sai phạm môi trường khi nhà đầu tư có gốc Trung Quốc. Một ví dụ điển hình cho hệ lụy này là máy thép Hưng Nghiệp Formosa (gọi tắt là Formosa) với kinh phí đầu tư có thể lên tới 10.6 tỷ USD và có tới sản lượng dự trù là trên 7 triệu tấn thép phôi vào năm đầu. 

Các điểm chính của vụ việc Formosa như sau. Tại Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tỉnh, nơi mà nhà máy thép dự trù sẽ được thiết kế, sẽ còn có một nhà máy nhiệt điện từ 1.500 đến 2.100 megawatts (MW) và do đó, cũng sẽ cần có một cảng nhiệt điện có thể nhận tàu 30.000 tấn. Nhà đầu tư chủ của nhà máy thép kể trên này là Tập Đoàn Formosa của Đài Loan, tuy rằng đa số vốn đầu tư đến từ Trung Quốc lục địa. Được giấy phép đầu tư với rất nhiều đặc quyền đặc lợi, như thuê đất 70 năm, miển các thuế lợi tức doanh nghiệp, thuê đất, vv… trong vòng 5 năm, Formosa bắt đầu thi công thiết kế nhà máy thép vào năm 2008 với trên 6.000 lao động, trong đó có 4.154 lao động người Trung Quốc. Ngay từ lúc này, Formosa đã làm ăn gian dối: trong 4.154 lao động người Trung Quốc kể trên, chỉ có 1400 là có giấy phép của Việt Nam, phần còn lại, 3.154 lao động thật sự là những lao động chui không có giấy phép gì cả từ phía Việt Nam. Vào năm 2016, khi nhà máy đi vào sản xuất sau 8 năm thi công, người dân phát hiện là nhà máy đã thải nước dơ và độc hại thẳng ra biển và do đó gây một tai họa môi sinh trường rất lớn. Theo một báo cáo tương đối kín tức là không phổ biến rộng rãi của nhà nước, Formosa đã có trên 50 sai phạm các luật lệ về sản xuất thép và bảo vệ môi sinh trường. Sai phạm lớn nhất là dùng một quy trình chế than luyện ướt, tức là dùng nước để rửa than luyện, thay vì dùng một quy trình khô không cần nước như đã cam kết sẽ dùng trong dự án đầu tư đã được chấp thuận. Khi nhà máy bị cúp điện vào tháng 4/2016, máy bơm không chạy, nước thải dơ không được bơm qua được hệ thống làm sạch, và do đó trào ra ngoài và chảy thẳng ra biển. Các hệ lụy thấy được trên 100 tấn cá biển chết nổi lên nằm chồng chất trên 200 cây số bờ biển miền Trung, trên 40.000 ngư dân mất công ăn việc làm, 236.000 người lao động bị ảnh hưởng vì biển hết cá và nước biển độc hại (72, 73). Ngoài ra, vào tháng 7, 2016, người dân phát hiện thêm một điều gây kinh ngạc là trên 100 tấn chất thải từ nhà máy Formosa đã được đổ vào một vùng đất trống trong trang trại của ông Lê Quang Hòa, giám đốc công ty môi trường, để, theo lời ông Hòa, “tái sử dụng hoặc chôn lấp làm phân bón trồng cây”, cứ như là các hóa chất cực độc như phenol, cyanua, sắt hydroxit, kim loại nặng, và nhiều độc chất khác là thuốc bổ dưỡng cho con người, cây cỏ, và cá biển (74, 75). 

Thật ra, điều đáng kinh ngạc hơn cách nhà nước xử lý sự cố Formosa đã gây nên tai họa môi sinh trường lớn nhất trong lịch sử nước Việt. Thay vì a) đóng cửa ngay hay tạm đóng cửa nhà máy Formosa, b) buộc công ty phải tiến hành ngay các biện pháp giảm trừ ô nhiểm và làm sạch lại mội sinh trường và c) trừng phạt và bắt Formosa phải bồi thường thích đáng các ngư dân nói riêng và nhà nước Việt Nam nói chung, nhà nước Việt Nam đã chỉ làm hai việc sau. Một là phạt công ty Formosa 500 triệu USD (76) và hai là dồn nỗ lực vào việc bắt bớ và bỏ tù những người như bà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì đã can đảm lên tiếng tố cáo thảm trạng môi sinh trường do Formosa gây ra (77). 

Tính đến ngày hôm nay, các thông tin có được cho biết chỉ có Formosa mới nói là đã trả cho nhà nước Việt Nam số tiền bồi thường 500 triệu USD kể trên, trong khi nhà nước thì không trả lời truyên thông quốc tế đã nhận được tiền bồi thưởng hay chưa. Tuy thế, nhà nước Việt Nam đã có nói là đã ứng trước 3 ngàn tỷ VND để bồi thường cho các ngư dân bị thiệt hại. Thông tin này tạo thêm nhiều câu hỏi, vì số tiền 3 ngàn tỷ VND này chỉ tương đương với khoảng 105 triệu USD, tức là còn 395 triệu USD trong số 500 triệu USD mà Formosa nói đã trả đủ. Thế thì 395 triệu USD này đã biến mất đi đâu? Nó có chui vào túi ĐCSVN và các tham quan từ trung ương đến địa phương không? 395 triệu USD không phải là một số tiền nhỏ do đó khó lòng mà không cánh mà bay. Nhà nước có nói là số tiền đó sẽ được dùng để dọn cho sạch biển và bờ biển trong vài thập niên trở lại vì công việc dọn sạch này này cần rất nhiều thời gian. Điều này có tin được không? Nhà nước đã thật sự có làm gì chưa váo năm 2018? 

Ngoài ra, thái độ của Formosa về sự cố nàycũng là một điều gây kinh ngạc, nếu không nói là giận dử hay thậm chí công phẫn và căm thù. Cụ thể, ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội khi được báo chí trong nước chất vần về tai họa môi sinh trưởng do công ty của ông gây ra, đã có ba phát biểu đáng chú ý sau. Một là việc này “…nằm trong phạm vi cho phép xả thải”, tức là lổi tại nhà nước Việt Nam đã không có các quy định bảo vệ môi sinh trường tốt. Hai là: “…Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá…” Và ba là “...Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…” (78). Các câu phát biểu trên vừa ngu dốt về các kỷ thuật xử lý chất thải và bảo vệ môi sinh hiện đại, vùa khinh bạc đối với nhân dân và nhà nước Việt Nam. Một não trạng như thế, và một và thái độ kẽ cả bóc lột thực dân mới hậu hiện đại chính là mặt thật của đầu tư Trung Quốc tại các nước yếu. Cho dù vài tháng sau ông Chu Xuân Phàm có bị đuổi việc và chủ tịch Formosa Hung Nghiệp Hà Tỉnh đã phải bay sang Việt Nam để công khai xin lổi, việc cũng đã rồi và người dân đã thấy quá rỏ mặt thật của họ. 

Nói tóm lại, Dự Luật đặc khu 2018, qua các phân tích trên, chính là một bộ luật mà người Việt không thể nào chấp nhận được vì 5 lý do chính. 

- Thứ nhất, bộ luật tô giới hóa các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và tạo điều kiện cho các nước mạnh chủ yếu là Trung Quốc làm tổn thương chủ quyền quốc gia của Việt Nam. 

- Thứ nhì, vì xác xuất Trung Quốc sẽ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại các đặc khu, vị trí địa dư dọc theo bờ Biển Đông và Vịnh Thái Lan của 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc phù hợp hoàn toàn với ý đồ của Trung Quốc khi họ triển khai đường tơ lụa hàng hải của đề án Vòng Đai Con Đường tại Dông Nam Á.Về Việc tham gia vào đề án tham gia Vòng Đai Con Đường, một kết luận chính là lợi bất cập hại, như nhiêu nước khác như Ai Cập, Tích Lan, và gần nhất, Mã Lai, đã phát hiện trong thương đau. 

- Thứ ba, 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ cho Trung Quốc và nước khách hàng Cam Bu Chia cơ hội tiến công Việt Nam bằng vũ lực chính tại các nơi mà từ 7 thế kỷ trước cho đến thời kỳ cận đại họ đã tiến công vào Việt Nam nhưng đã thất bại. 

- Thứ tư, luật đặc khu dàn dựng một khung pháp lý trong đó sẽ hình thành những cơ hội tham nhũng và vơ vét vỉ đại và không tiền khoán hậu cho chủ yếu là các định chế và viên chức đảng và nhà nước cấp cao từ trung ương đến địa phương. 

- Và thứ năm, luật đặc khu mở đường cho các tai họa môi sinh trường. Các tai họa này sẽ xuất pháp từ việc Việt Nam không rà soát các kỹ thuật được dùng, không có những tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh trường hiện đại, việc đa số chính quyền trung ương và địa phương co vòi rét sợ hay nể nang cácnhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là vì đã ăn tiền của chúng và do đó không nở nào trừng phạt chúng, hay chỉ trừng phát chiếu lệ cho có khi chúng gây nên những tai họa môi trường, và việc các nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc vẫn có thể mang vào Việt Nam các nhà máy và kỹ thuật lạc hậu như nhiệt điện từ than đá. 

Nhìn xa hơn, và như đã đề cập đến trong Phần 1 của loạt bài này, ta lại sẽ thấy cội nguồn của luật đặc khu chính là nguyên lý pháp trị. Trong một nước Việt Nam độc tài độc đảng xây dựng trên nguyên lý pháp trị, đảng và nhà nước có quyền tùy tiện dùng luật pháp để cai trị và tích lủy quyền lực và của cải. Muốn đảng ngày càng giàu và không bị chia rẻ, thì phải chia chác hợp lý các lợi nhuận do việc cai trị đất nước mang lại. Đây là một điều sẽ khó lòng xảy ra nếu hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dụng trênnguyên lý pháp quyền. Với nguyên lý này, pháp luật ở trên các định chế, đảng hay nhà nước, chức vụ hay cá nhân, và bất cứ ai – một định chế hay một cá nhân – đều phải tuân thủ pháp luật và có quyền dùng luật pháp để đòi hỏi công lý. Việc xây dựng hệ thống pháp luật pháp quyền như thế phải bắt đầu bằng việc xóa bỏ Điều 4 của Hiến Pháp theo đó đảng tự phong làm “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” đứng trên hiến pháp vá tất cả các luật lệ, và sự thành lập một chế độ trong đó các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp phải độc lập và kiểm soát lẫn nhau. 

Sẽ có người muốn bênh vực các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vì lý do là, dù sao đi nửa, các dự án tại đó thuộc diện ưu tiên phát triển đất nước và do đó cần thiết, nếu không tìm cách thực hiện chúng bây giờ, thì lúc nào? Ví dụ, Việt Nam cần rất nhiều điện, và do đó phải xây thêm nhiều nhà máy phát điện. 

Đây là một ngộ nhận không có cơ sở. Việt Nam vẫn có thể phát triển mà không cần thêm ba đặc khu mới. Sự thật là, Việt Nam nay đã có 18 khu kinh tế trên toàn cỏi đất nước, như liệt kê trong hình “Danh Sách Các Khu Kinh Tế Hiện Có Tại Việt Nam” (79). Nếu nhà nước thực sự muốn phát triển, và không cần phải xem xét việc các dự án này có đáng làm hay không, tất cả các dự án dự trù cho ba khu Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đều có thể thực hiện được trên 568.66 hecta đất của 18 khu kinh tế hiện đang có, hay tại các khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc đang có. 


Vì các lý do trên, vào lúc này, có ba điều nhà nước phải làm ngay. 

1. Một là bỏ ngay luật đặc khu vì như đã chứng minh, nó thật sự là một văn bản bán nước cho Trung Quốc trá hình. 

2. Hai là, phải xem xét, rà soát và nếu thấy cần thiết, nâng cấp và nếu có thể củng cố vào một văn bản độc nhất các luật lệ và quy định đang được áp dụng tại 18 khu kinh tế trên để giúp chúng thu hút các nhà đầu tu ngoại quốc không phải là Trung Quốc. Với ít ra là 24 tỷ USD đầu tư - tức là nợ - từ Trung Quốc, Việt Nam thật sự không còn cần thêm dù chỉ là 1 USD tiền vay Trung Quốc. 

3. Ba là tìm mọi cách để đơn giản hóa và minh bạch hóa tối đa các thủ tục và giảm thiểu tối đa số định chế/chức vụ/nhân vật có thẩm quyền trong việc quản lý một khu kinh tế hay đặc khu nhằm loại bỏ hay ít ra là giảm thiểu các cơ hội và số người tham nhũng. 

Vì đây một vấn đề rất phức tạp ngoài phạm vi của bài viết này, nếu có một điều cần lưu ý, đó là Việt Nam cần xem xét và áp dụng các bài học của các nước đi trước, hay các khuyến cáo của các viện nghiên cứu chuyên ngành hay các định chế phát triển kinh tế hay như Ngân Hàng Thế Giới. 

Để Thay Lời Kết 

Bài viết dài này bắt đầu bằng câu chuyện anh hùng dân tộc Phạm Hồng Thái đã bỏ mình khi đánh bom toàn quyền Pháp tại Đông Dương tại tô giới Sa Diện, một địa danh không xa Hà Nội bao nhiêu, vào thập niên thứ ba của thế kỷ trước. Bài viết nhận diện một sợi chỉ đỏ xuyên suốt không thời gian, từ tô giới Sa Diện ở Quảng Châu, Trung Quốc đến các đặc khu dự trù tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc tại Việt Nam và trải dài qua trên 1400 năm, từ lúc Trung Quốc bắt đầu bị các nước mạnh khống chế, áp bức và bóc lột không tiếc tay cho đến lúc này, khi mà một Trung Quốc đã lớn mạnh triệt để thi hành một chủ nghĩa thực dân mới hậu hiện đại để cũng khống chế, áp bức và bóc lột không tiếc tay các nước yếu hơn như Việt Nam. 

Kể từ tháng 5 năm nay (2018) và bất chấp đàn áp mạnh mẽ của công an cảnh sát, hàng chục ngàn người dân đã liên tục xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn và nhỏ ở trong và ngoài nước nhằm chống lại một dự luật về đặc khu và các dự án thiết lập ba đặc khu tại 3 địa điểm: Vân Đồn ở bờ biển miền Bắc nhìn ra vịnh Bắc Việt, Bắc Vân Phong ở bờ biển miền Trung nhìn ra Biển Đông, và Phú Quốc ở Vịnh Thái Lan. Những người tham gia các cuộc biểu tình đó ở trong nước và cả ở nước ngoài: các anh, các chị, các ông, các bà, và các em bé, xứng đáng là hậu duệ tinh thần của Phạm Hồng Thái, của các vị anh hùng dân tộc khác đã đứng bảo vệ đất nước lên khi đất nước đang có nguy rơi vào tay ngoại bang. 

Vào các thập niên đầu của thế kỷ 21 này, ngoại bang đáng ngại nhất, kẽ thù thâm độc và dai sức nhất của Việt Nam từ bốn ngàn năm qua trước sau vẫn chỉ là một: Trung Quốc. 

Về mặt đối ngoại, Trung Quốc trên đường đi lên nay đang tự biến mình thành kẽ thù công khai và cực kỳ bá đạo của hầu hết các quốc gia và các con người yêu chuộng tự do, nhân quyền, và các giá trị nhân bản. Nhưng thế giới đã thấy được các mánh khóe ma đầu của Trung Quốc và họ đã và đang bắt đầu chống lại. Cho vay để cướp nước, có ngày sẽ bể đầu. 

Về mặt đối nội, Trung Quốc Trung Quốc trên đường đi lên nay đang trở về lại một mô hình cai trị đất nước theo lối quân chủ tuyệt đối, y như chế độ Hoàng Đế của nhà Tần trên 2000 năm về trước, và đồng thời tăng cường sức ép của bộ máy kìm kẹp trên hơn 1 tỷ người dân trong nước qua một chế độ theo dõi và kiểm soát mọi hành vi và tư tưởng của từng người dân hết sức hiện đại và quỷ quyệt. Nhưng rất nhiều người dân Trung Quốc yêu chuộng tự do và nhân quyền cũng đã thấy được các mánh mánh khóe ma đầu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và họ cũng đã và đang bắt đầu chống lại. Con người thấp cổ bé miệng nhất, cũng có sức bật. 

Khi nhìn vào nội tình Trung Quốc nơi mà mức độ kìm kẹp người dân ngày càng gia tăng, khi nhìn về các nước tự do đang kịch liệt chống lại các mánh khóe bá đạo của Trung Quốc, những ai đang theo gót anh hùng Phạm Hồng Thái chống lại luật đặc khu, chống lại Trung Quốc xâm lược, và nhất là, chống lại một Đảng Cộng Sản Việt Nam đang làm tay sai bán nước cho Trung Quốc, sẽ thấy được là họ đã không hề và sẽ không bao giờ chiến đấu trong cô đơn. Và do đó, họ sẽ thắng. 

*

Chú Thích: 

1. Nguyễn Minh Thanh. 17/3/2011. “Tiếng Bom Sa Diện Anh Hùng Phạm Hồng Thái”. Kết nối: https://ngoclinhvugia.wordpress.com/2011/03/18/ti%E1%BA%BFng-bom-sa-di%E1%BB%87n-anh-hung-ph%E1%BA%A1m-h%E1%BB%93ng-thai-nguy%E1%BB%85n-minh-thanh/

2. Báo Mới. 1/2/2011. “Tấm Bia Trên Mộ Phạm Hồng Thái.” Kết Nối: https://baomoi.com/tam_bia_tren_mo_pham_hong_thai/c/5644208.epi

3. Wikipedia. 8/2018. “Unequal Treaties.” Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Unequal_treaty#Selected_list_of_treaties

4. Wikipedia. 8/2018. “List of Chinese treaty ports”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Chinese_treaty_ports

5. Wikipedia. 8/2018. “List of former foreign enclaves in China”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_former_foreign_enclaves_in_China

6. Xem 3 đã dẩn ở trên. 

7. Wikipedia. 8/2018. “99-year lease. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/99-year_lease

8. Wikipedia. 8/2018. “Macau”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Macau

9. Wikipedia. 8/2018. “Hong Kong”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong

10. Wikipedia Tiếng Việt. 8/2018. “Quảng Châu Loan”. Kết nối: https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ch%C3%A2u_Loan

11. Wikipedia. 8/2018. “Guangzhouwan”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Guangzhouwan

12. Wikipedia. 8/2018. “Century of humiliation”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Century_of_humiliation

13. Xem 4, và 5 đã dẩn ở trên. 

14. Xem 8 đã dẩn ở trên. 

15. Xem 9 đã dẩn ở trên. 

16. Xem 5 đã dẩn ở trên. 

17. Tantri, Malina L. 2016. “Special Economic Zones in India: Policies, Performance and Prospects”. Cambridge University Press, 2016. Tr 1. 

18. The World Bank. 8/2017. “Specia Economic Zones. An Operational Review of their Impacts”. Kết nối: https://www.theciip.org/sites/ciip/files/documents/SEZ%20Report_2017.pdf

19. Khana, Parag. 8/2018. “Special Economic Zones”. Kết Nối: https://www.paragkhanna.com/2016/3/9/special-economic-zones


21. Xem 20 đã dẩn ở trên. 

22. . “Flying Geese Model”. 8/2018. Kết nối: http://www.grips.ac.jp/forum/module/prsp/FGeese.htm

23. Wikipedia. 8/2018. “Flying Geese Paradigm”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Flying_geese_paradigm

24. Smith, Alexander. 7/1/2017. “China's Xi Lectures Trump on Globalization and Climate Change” 


25. World Trade Organization (WTO). 8/2018. “What is the WTO”. Nối kết: https://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/whatis_e.htm

26. World Trade Organization (WTO). 9/17/2001. “WTO successfully concludes negotiations on China's entry”. Kết nối: https://www.wto.org/english/news_e/pres01_e/pr243_e.htm

27. World Trade Organization (WTO). 8/2018. “Map of disputes between WTO Members”. Kết nối: https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_maps_e.htm

28. AEGIS EUROPE. 2018. “About”. Kết nối: http://www.aegiseurope.eu/about/

29. AEGIS EUROPE. 2016. “10 Commitments China made when it joined the WTO and has not respected” Kết nối: https://static1.squarespace.com/static/5537b2fbe4b0e49a1e30c01c/t/568f7bc51c1210296715af19/1452243910341/The+10+WTO+Committments+of+China.pdf

30. AEGIS EUROPE. 5/4/2016. ”Market Economy Status for China? The views of AEGIS EUROPE”. Kết nối: https://www.eesc.europa.eu/resources/docs/van-lierde-pdf.pdf

31. Center for Economic and Policy Research. 2018. ”Table 1- Per Capita Growth 1960-2000” Kết nối: http://cepr.net/documents/publications/econ_growth_2005_11_27_table_1.htm

32. The World Bank. 2018. “Data – China”. Kết nối: https://data.worldbank.org/country/china

33. Wikipedia. 2018. “Go Out Policy”. Kết Nối: https://en.wikipedia.org/wiki/Go_Out_policy

34. Trading Economics. 2018. “China's Foreign Exchange Reserves”. Kết nối: https://tradingeconomics.com/china/foreign-exchange-reserves

35. Chen, Shu-Ching Jean. 25/6/2008. “China's 'Go Out' Policy A One-Way Street”. Forbes Magazine. Kết Nối: https://www.forbes.com/2008/06/25/cifa-zoomlion-construction-markets-equity-cx_jc_0625markets02.html#7113f5ea3d0d

36. Aymaba, Dennis. 8/1/2018. “Top 10 world’s construction equipment manufacturers”. Kết Nối: https://constructionreviewonline.com/2017/04/topconstruction-equipment-manufacturers/

37. The World Bank. 2018. “China FDI, Net Outflow”. Kết nối: https://data.worldbank.org/indicator/BM.KLT.DINV.CD.WD?end=2017&locations=CN&start=1982&view=chart

38. Wubbeke, Jost, Meissner, Mirjan, Zenglein, Max J. et al. 12/2016. “MADE IN CHINA 2025 - The making of a high-tech superpowerand consequences for industrial countries”. Kết nối: https://www.merics.org/sites/default/files/2017-09/MPOC_No.2_MadeinChina2025.pdf

39. U.S. Chamber of Commerce. 2017. “Made In China 2025. Global Ambitions Built on Local Protections”. Kết nối: https://www.uschamber.com/sites/default/files/final_made_in_china_2025_report_full.pdf

40. The Straits Times. 14 Tháng 5, 2017. “The trains and sea ports of One Belt, One Road, China's new Silk Road” Kết nối: https://www.straitstimes.com/asia/the-trains-and-sea-ports-of-one-belt-one-road-chinas-new-silk-road

41. Hillman, Johnathan E. Center for Strategic and International Studies. 3/4/2018. “How Big IS China’s Belt and Road?” Kết nối: https://www.csis.org/analysis/how-big-chinas-belt-and-road


43. Kim, Patricia M. Council on Foreign Relations. 17/5/2018. “Understanding China’s Military Expansion”. Kết nối: https://intelligence.house.gov/uploadedfiles/patricia_kim_-_testimony_on_china_military_expansion_-_hpsci_may_17.pdf

44. John Hurley; John, Scott Morris; Scott, và Portelance, Gailyn. Center for Global Development. 3/2018. Examining the Debt Implications of the Belt and Road Initiative from a Policy Perspective” Kết Nối: https://www.cgdev.org/sites/default/files/examining-debt-implications-belt-and-road-initiative-policy-perspective.pdf

45. Wikipedia. 2018. “List of countries by proven oil reserves”. Kết nối: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_proven_oil_reserves

46. Andrianova, Anna và Doff, Natasha. Bloomberg. 15/11/2017. “Russia, Venezuela Sign Deal on $3.15 Billion Restructuring”. Kết nối: https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-11-15/russia-venezuela-sign-deal-on-3-15-billion-debt-restructuring

47. Rincon, Paula. 16 Tháng 4, 2017. “How Venezuela has resorted to importing oil as its core industry faces collapse”. Kết nối: https://www.independent.co.uk/news/world/americas/venezuela-oil-imports-economy-industry-heavy-refining-efficiency-a8307161.html

48. The Economist. 6/4/2017. “How Chávez and Maduro have impoverished Venezuela”. Kết nối: https://www.economist.com/finance-and-economics/2017/04/06/how-chavez-and-maduro-have-impoverished-venezuela

49. Cunningham, Nick. 04 Tháng 4, 2018. “Venezuela’s Oil Sector May Soon Have New Owners” Kết nối: https://oilprice.com/Energy/Crude-Oil/Venezuelas-Oil-Sector-May-Soon-Have-New-Owners.html

50. White House Office of Trade and Manufacturing Policy. White House. 6/2018. “How China’s Economic Aggression Threatens the Technologies and Intellectual Property of the United States and the World”. Kết nối: https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2018/06/FINAL-China-Technology-Report-6.18.18-PDF.pdf

51. Parry, Simon. South China Morning Post. 14/4/2018. “A Mr Big of wildlife trafficking: could elusive Laos casino operator be behind rackets that run to drugs, child prostitution?”. Kết Nối: https://www.scmp.com/magazines/post-magazine/long-reads/article/2141464/mr-big-wildlife-trafficking-could-elusive-laos

52. UCLA Asia Pacific Center. 2018. “Treaty of Nanjing (Nanking) 1842”. Kết Nối: http://www.international.ucla.edu/asia/article/18421

53. Pillsbury, Michael. 3/3016. “The Hundred Year Marathon – China Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower”. San Martin’s Griffin. 175Fith Avenue, New York N.Y. 10010. 

54. Erickson, Amanda. The Washington Post. 8/21/2018. “Malaysia cancels two big Chinese projects, fearing they will bankrupt the country”. Kết nối: https://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/malaysia-cancels-two-massive-chinese-projects-fearing-they-will-bankrupt-the-country/2018/08/21/2bd150e0-a515-11e8-b76b-d513a40042f6_story.html?utm_term=.502d1310d061

55. McDonald, Joe. 8/27/2018. Associated Press. “China defends ‘New Silk Road’ against debt complaints”. Kết nối: https://www.apnews.com/67d3784aa8d24b8896ced5918f4553c1

56. The World Bank. 2018. “Foreign Direct Investment, Net Inflow (BOP, Current USD)”. Kết nối: https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD?locations=VN

57. ASEAN. 2018. ASEANSTATS. “FDI By Hosts and Sources”. Kết nối: https://data.aseanstats.org/fdi-by-hosts-and-sources

58. American Enterprise Institute. 8/2018. “China Global Tracker”. Kết nối: https://www.aei.org/china-global-investment-tracker/

59. International Monetary Fund (IMF). 8/15/2018. “Joint World Bank-IMF Debt Sustainability Framework for Low-Income Countries”. Kết nối: https://www.imf.org/en/About/Factsheets/Sheets/2016/08/01/16/39/Debt-Sustainability-Framework-for-Low-Income-Countries

60. Ngọc Khánh. Đổi Mới & Phát Triển. 8/2018. “Nợ nước ngoài của quốc gia ngày càng phình to”. Kết nối: http://www.doimoi.org/detailsnews/2059/339/no-nuoc-ngoai-cua-quoc-gia-ngay-cang-phinh-to.html

61. Thanh Thủy. 7/18/2018. “NHNN bơm ròng 45.200 tỷ đồng vào nền kinh tế, lãi suất liên ngân hàng tăng nhanh.” Kết Nối: http://cafef.vn/nhnn-bom-rong-45200-ty-dong-vao-nen-kinh-te-lai-suat-lien-ngan-hang-tang-nhanh-20180718095346718.chn

62. Nguyễn Tùng. Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Thuận. 09/08/2017. “Tỉnh Bình Thuận Và Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Thống Nhất Kiến Nghị Đổ Vật Chất Nạo Vét Vào Khu Vực Cảng Tổng Hợp Vĩnh Tân” Kết nối: http://binhthuan.gov.vn/wps/portal/binhthuan/chinhquyen/tintuc/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gfDxcLQ2MDQ09_Xy9XA0f3ED8nswB3Y7MgA_2CbEdFAE5tqDc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/bt_vi/bt_noi_dung/tin_tuc/tin_cq/a90e8000422d9f3db8b1b9ad89fee8ca

63. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, et al. 1697. “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697) Bản Kỳ - Quyển V.” Tr. 193, Chú Thích 7: “Các sử tịch Trung Quốc đều chép là Toa Đô xuất phát từ Quảng Châu theo đường biển tiến đánh Chiêm Thành vào tháng 11 năm Nhâm Ngọ (1282).” Kết nối: https://quangduc.com/images/file/GexwL37d1AgQAJZX/dai-viet-su-ky-toan-thu-le-van-huu-phan-phu-tien-ngo-si-lien.pdf

64. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, et al. 1697. “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697) Bản Kỳ - Quyển V”. Tr. 193, 196, 197, 198. Kết nối: https://quangduc.com/images/file/GexwL37d1AgQAJZX/dai-viet-su-ky-toan-thu-le-van-huu-phan-phu-tien-ngo-si-lien.pdf

65. Mangosing, Frances. Inquirer.net. 05/02/2018. “EXCLUSIVE: New photos show China is nearly done with its militarization of South China Sea”. Kết nối: http://www.inquirer.net/specials/exclusive-china-militarization-south-china-sea

66. Lendon, Brad; Watson, Ivan; and Westcott, Ben. CNN. 10/8/2018. “'Leave immediately': US Navy plane warned over South China Sea”. “Kết nối: https://www.cnn.com/2018/08/10/politics/south-china-sea-flyover-intl/index.html

67. Quốc Hội Việt Nam - Dự Thảo Online - Nơi Cử tri Cùng Các Đại Biểu Quốc Hội Cùng Xây Dụng Luật. “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.” Kết nối: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1319&TabIndex=1&LanID=1513

68. Minh Cương. VN Express. 23/9/2017. “Vân Đồn - thương cảng sầm uất nhất Việt Nam trong bảy thế kỷ”. Kết nối: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/van-don-thuong-cang-sam-uat-nhat-viet-nam-trong-bay-the-ky-3641633.html

69. Wikipedia. 2018. “Phú Quốc”. Kết nối: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_Qu%E1%BB%91c

70. Thanh Hoa. Infonet – Bộ Thông Tin và Truyền Thông. 24/4/2014. “Hải chiến với Pol Pot trên đảo Thổ Chu: Chuyện bây giờ mới kể”. Kết nối: https://infonet.vn/hai-chien-voi-pol-pot-tren-dao-tho-chu-chuyen-bay-gio-moi-ke-post128153.info

71. Hunt, Luke. Soutch China Morning Post. 7/8/2016. “Will Chinese Money Be Enough to Ward Off Dissent Against Cambodian Strongman Hun Sen?”. Kết nối: https://www.scmp.com/week-asia/geopolitics/article/1999692/will-chinese-money-be-enough-ward-dissent-against-cambodian

72. Anh Minh. VN Express. 36/6/2016. Formosa đã đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như thế nào”. Kết nối: https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/formosa-da-dau-tu-kinh-doanh-tai-viet-nam-nhu-the-nao-3426000.html

73. Yu, Macy Jess; Hung, Faith. Reuters. 14/11/2016. “Exclusive: Broken rules at $11 billion Formosa mill triggered Vietnam spill, report says”. Kết nối: https://www.reuters.com/article/us-vietnam-environment-formosa-plastics/exclusive-broken-rules-at-11-billion-formosa-mill-triggered-vietnam-spill-report-says-idUSKBN1380WH

74. Đức Hùng. NV Express. 12/7/2016. “Hơn 100 tấn chất thải của Formosa chôn trên đất liền”. Kết nối: https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-100-tan-chat-thai-cua-formosa-chon-tren-dat-lien-3434953.html

75. Davis, Brett. Forbes Magazine. 27/8/2016. “The Fallout from Vietnam's Mass Fish Deaths Continues”. Kết nối: https://www.forbes.com/sites/davisbrett/2016/08/27/the-fallout-from-vietnams-mass-fish-deaths-continues/#25e172671ddd

76. Davis, Brett. Forbes Magazine. 7/7/2016. “Vietnam's Mass Fish Death Culprit Finally Revealed”. Kết nối: https://www.forbes.com/sites/davisbrett/2016/07/04/vietnams-mass-fish-death-culprit-revealed-finally/#5cfa892a3f7f

77. BBC Tiếng Việt. 26/9/2017. Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù” Kết nối: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40440477

78. Thành Công. 25/04/2016. “Vụ cá chết: Những phát ngôn của phía Formosa trong suốt thời gian qua”. Kết nối: http://soha.vn/vu-ca-chet-nhung-phat-ngon-cua-phia-formosa-trong-suot-thoi-gian-qua-20160425171329836rf20160425195224463.htm

79. Wikipedia. 2018. Khu kinh tế (Việt Nam). Kết nối: https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_kinh_t%E1%BA%BF_(Vi%E1%BB%87t_Nam)

05/09/2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo