Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần V) - Dân Làm Báo

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần V)

Phương Nguyễn (Danlambao) - Có một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam nhìn thấy sự dã man, độc ác, tàn bạo của Hồ Chí Minh đã làm đối với dân tộc Việt Nam nhưng chưa ai đủ lý lẽ để lý giải nguyên nhân tại sao Hồ lại khát máu với đồng bào mình, tổ quốc mình đến thế? Thế cho nên mọi ngưòi tìm hiểu sự thật Hồ Chí Minh, cứ loay hoay với lập luận. Hồ là cộng sản quốc tế, thấm nhuần chủ nghĩa tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc cho nên không còn trái tim người mà chỉ còn trái tim thú trong con người Hồ Chí Minh!
Lý giải đó đúng nhưng chưa đủ bởi những tên đầu sỏ cộng sản như Staline, Mao là ác quỷ không còn tính người nhưng trong thâm tâm chúng vẫn còn nhà nước đế quốc Đại Nga, Đại Hán để cống hiến, phục vụ. 

Hồ không như thế! Hắn thể hiện bản năng cuồng sát dân Việt Nam, hắn không coi trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Hắn luôn luôn mang ý đồ và thực hiện ý đồ tiêu diệt tinh hoa Việt Nam. Hắn luôn sẵn sàng cống nạp lãnh thổ Việt Nam cho Tàu khi có cơ hội và Hồ đã thế chấp đất nước Việt Nam, giao nạp biển đảo Việt Nam để đổi lấy quân trang, quân dụng, vũ khí của Tàu nhằm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho Nga - Tàu, là sự thật không thể chối cãi!

Những việc Hồ đã làm trên đất nước Việt Nam chỉ ra cho mọi người thấy, Hồ không những là tên cộng sản khát máu, vô nhân tính, cực kỳ độc ác nên không loại trừ khả năng, hắn là một tên ngoại chủng mới có thể tàn bạo với người Việt Nam như thế. Ngày nay nhờ vào Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo của học giả Hồ Tuấn Hùng nêu giả thuyết Hồ Chí Minh giả Nguyễn Ái Quốc giúp cho người Việt Nam dễ dàng hơn trong việc vén màn bí mật phủ trùm lên cuộc đời bí ẩn ma quái của nhân vật mang bí danh Hồ Chí Minh.

Những bài trước đã giới thiệu sơ lược các bài viết phản bác giả thuyết Hồ Chí Minh nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc của học giả Hồ Tuấn Hùng. Bên cạnh đó là một số lý chứng khách thể về nhân dạng, về thói quen cá nhân, về chữ viết... của Hồ Chí Minh với Nguyễn Ái Quốc. Những lý chứng, bằng chứng của nhiều tác giả, nhiều còm sĩ lề dân trưng dẫn, chỉ ra Hồ - Quốc có nhiều điểm khác biệt, hổ trợ luận điểm Hồ đóng vai Quốc trong cuốn sách nghiên cứu Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo của Hồ Tuấn Hùng trở nên thuyết phục hơn.

Nội dung bài tiểu luận này sẽ cung cấp thêm một số lý chứng, bằng chứng để cùng suy đoán xem Hồ Chí Minh có nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc hay không? 

Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh (chủ tịch nước) được Hồ giả danh Trần Dân Tiên giới thiệu trong cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” được xuất bản ở Thượng Hải bằng tiếng Tàu năm 1948, tiếng Pháp ở Paris năm 1949 và tại sao mãi cho đến năm 1955 cuốn sách tiểu sử tự kể của Hồ mới được in bằng tiếng Việt ở Việt Nam là điều bất thường cần phải đào sâu nghiên cứu, làm rõ? 

Cuốn tự truyện này chưa giải thích trơn tru thời gian Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) biến mất năm 1932 và tái xuất hiện trong vai Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân ở Diên An năm 1938. Thế cho nên một lần nữa Hồ giả danh T.Lan, nhập vai cán bộ tháp tùng đi công tác với Hồ viết tiếp “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” nhằm hiệu đính, chỉnh sửa cho phù hợp thời gian Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) mất tích ở thuộc địa Hongkong với Hồ Chí Minh (Hồ Quang) tái xuất hiện ở Trung Quốc và Hồ Chí Minh (Già Thu) chui vào hang Pác Bó lãnh đạo kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam.

Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh do Hồ tự kể hay do cộng sản quốc tế viết lại từ hồ sơ lý lịch cá nhân của Nguyễn Ái Quốc gia nhập cộng sản Pháp, rồi sang Nga học tập lý thuyết tổ chức cộng sản và sang Tàu hoạt động cách mạng do chính Hồ kể lại còn là bí ẩn chưa có lời giải hợp lý?
Đọc tài liệu về cuộc đời hoạt động của Hồ do Hồ tự viết, tình báo Hoa Nam viết, có cả cộng sản quốc tế viết hộ, cùng với nhiều sách báo, tài liệu được công khai trong những năm gần đây, không khó để cho cư dân mạng xã hội nhận ra rằng, là cả hệ thống cộng sản quốc tế lẫn cộng sản Việt Nam đều cố phù phép nhằm biến một cá nhân Nguyễn Ái Quốc bình thường trở nên Hồ Chí Minh phi thường, đa năng đa tài dưới con mắt ngây thơ vô số tội của đám cán bộ, đảng viên cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ. 

Chẳng hạn như để giới thiệu Hồ Chí Minh giỏi tiếng Anh thì trong “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”. Trần Dân Tiên bắt loa ca ngợi anh Ba, anh Thành ban ngày lao động chân tay vất vả, đêm về siêng năng hiếu học nên trong một thời gian ngắn làm bồi tàu viễn dương sang New York, làm thợ bánh mì ở London đã đọc, nói, viết thông thạo tiếng Anh để có thể làm thông ngôn phiên dịch cho Mikhail Markovic Borodin trưởng phái đoàn Nga ở Trung Quốc, phụ trách mảng thông ngôn, dịch thuật các bài viết, bản báo cáo tiếng Trung có tính chuyên môn cao sang tiếng Anh? 

Rồi để cho Hồ Chí Minh (Hồ Chủ Tịch) có tài thơ “xuất chúng!” Chưa rõ ai đưa “Ngục Trung Nhật Ký” cho Hồ mang đến đưa cho Nguyễn Việt trưởng ban tổ chức triển lãm, trưng bày trong cuộc triển lãm cải cách ruộng đất ở Bích Câu, Hà Nội năm 1955? Có lẽ cộng sản quốc tế chủ quan, tưởng nhân dân Việt Nam đều ngu xuẩn, mù quáng như các tên Việt cộng nên chúng tả cảnh “lờ mờ” về thời niên thiếu Hồ có học chữ Nho do cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy cho nhưng không dám nói rõ Hồ học bao lâu, bạn học có những ai và không ai thấy bút tích chữ Nho của Hồ trước ngày bôn ba “tìm đường cứu nước”. 


Bến Đá, Xã Phú Dương, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế của Nguyễn Sinh Cung thời thơ ấu.

Vậy mà “di tích” chỗ bác ở truồng tắm sông ở Huế, chỗ bác ở trần như nhộng ngồi ngắm các cô sơn nữ tắm suối lúc bác sống trong hang Pác Bó vẫn được đảng ta ưu ái đưa vào trưng bày trong các bảo tàng Hồ Chí Minh được dựng lên khắp cả nước, kể cũng lạ! 

Đảng cũng đã phục dựng cả khu di tích hoàng tráng về thời kỳ học tiếng Pháp để bác đủ trình độ viết đơn xin học trường thuộc địa nhằm ra làm quan cho thực dân Pháp được đảng cẩn thận viết lại trong phần tiểu sử, là Hồ học tiếng Pháp ở trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba ở Huế, niên khoá 1906 – 1907 lớp nhì, niên khoá 1907 -1908 học lớp nhất nhưng lớp năm, lớp tư, lớp ba học ở đâu không được đảng “hiệu đính” trong phần tiểu sử của Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành).

Hơi bất bình thường là cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” do Hồ nhập vai Trần Dân Tiên tự kể tiểu sử của mình nhưng Hồ vẫn không biết mình có thời thơ ấu học hành tiếng Hán, tiếng Pháp ở kinh đô Huế nên Hồ không có dòng nào “gợi nhớ” trong cuộc đời làm báo, viết văn, mần thơ, mần cách mạng lẫy lừng của mình nhưng Hồ lại có thể “xuất khẩu thành thơ” khi nhìn thấy cuốn Thiên Gia Thi, cuốn sách vở lòng của trẻ em người Tàu?

Ngay cả khi viết thêm cuốn tự truyện thứ hai “Vừa Đi Đường Vừa kể Chuyện”cũng chỉ ra cho thấy là Hồ chỉ điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa để hoàn thiện cho cuốn tiểu sử tự kể thứ nhất của Hồ, có nhiều chỗ chưa hợp lý, nếu không nói là phi lý trong cuộc đời mờ ảo của Hồ Chí Minh.

Đặc biệt là biên niên sử của Hồ phải nhờ đến nghiệp vụ của ban “chuyên án Hồ Chí Minh” thu thập, ráp nối cho tuyên giáo trung ương đảng csVN biên tập mới hoàn thành được tiểu sử Hồ Chí Minh để cho phổ biến trong quần...chúng nhân dân. 

Ai đọc qua tiểu sử do Hồ tự viết, có bàn tay đảng cộng sản nhào nặn, gọt giũa, cắt xén, sửa chữa, ráp nối để hoàn thành niên biểu tiểu sử Hồ Chí Minh cho khớp với hai cuốn tự truyện tự kể tiểu sử có nhiều lấn cấn, mâu thuẩn không khó để nhận ra bác đảng càng láo là càng lộ thêm nhiều cái láo khác như ông bà xưa nói: “Đường tắt hay rối, nói dối hay cùng.” Nghĩa là nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy.

Để thấy tin đồn Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc có cơ sở khả tín hay không, chúng ta cùng đọc lại chuyện sống chết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) do Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) nhập vai Trần Dân Tiên viết “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” và T.Lan viết cuốn “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” được sửa chữa tái bản do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội 2015, Quyết định xuất bản số 5556-QĐ/NXBCTQG, Mã số ISBN 978-604-57-1340-2, nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2015:

1) “...Các báo ấy (của Anh) kết luận: phải có xét xử công minh đối với mọi người.

Trái lại, báo chí thực dân Pháp ở Đông Dương có một thái độ ti tiện. Các báo này nói xấu ông Nguyễn và bịa đặt những lời nói láo hết sức vô sỉ.

Khi ông Nguyễn đã bí mật rời khỏi Hương Cảng, những tờ báo này phao tin là ông Nguyễn đã chết trong nhà thương. Nhưng báo Anh đạp lại. Họ đã dạy cho các báo Pháp ở Đông Dương phải có một tí tự trọng trong nghề làm báo, dù là báo chí thuộc địa...” (Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời của Hồ Chủ Tịch.)

2) “...Tức tối vì không bắt được Bác, giận dữ đối với người Anh, các báo thực dân Pháp bịa đặt ra tin rằng: Bác mắc bệnh lao trong nhà lao Anh, và đã chết rồi.

Các báo Anh liền quật lại, đại ý như sau:

Các anh là những người hèn hạ, ngậm máu phun người...” ( Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện.)

Buồn cười là Hồ Chí Minh (Hồ chủ tịch) hung hăng lớn tiếng chưởi bới báo chí thực dân Pháp bịa đặt tung tin bác mắc bệnh lao chết nhưng chính Hồ cũng không biết mình chết trong nhà lao hay nhà thương và bằng cách nào để Quốc thoát khỏi tù rồi đi phương tiện gì tới được Nga Quốc cũng không biết nốt mà phải nhờ báo chí loa đài nghiên cứu để hóa giải thông tin Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932 do bệnh lao phổi, có phân ưu, có làm lễ truy điệu trong nội bộ khá hoành tráng, có báo chí của đảng cộng sản Anh, Pháp, Nga đưa tin. 

Để lấp lỗ hổng này bộ tham mưu đảng cộng sản nhận thấy bác Hồ đổ vấy cho báo chí thực dân, đế quốc Anh, Pháp tung tin đồn thất thiệt là kém thuyết phục nên đã phớt lờ lời kể của Hồ chủ tịch và cho ra đời chuyện sống chết của Hồ (Nguyễn Ái Quốc) phiên bản mới như sau:

“...Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.

Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Staline.

Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.

Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và trung ươngđảng cộng sản Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp...”

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc hay không phụ thuộc nhiều vào sự sống chết của Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) ở nhà tù Hongkong. Do đó để đối phó với giả thuyết Hồ giả, đảng cộng sản Việt Nam tập trung nguồn lực lý luận vào việc lý giải bệnh lao có thể chữa trị được và cố ra sức vận dụng tuyên truyền chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) không chết ở trong tù Hongkong, kể cả cho phép văn nô, bồi bút vạch ra tội ác, mạt sát Hồ nhưng không được đụng tới khu vực “nhạy cảm” của Hồ là Hồ Giả! 

Song song đó là đảng cộng sản chỉ đạo ban tuyên giáo sáng chế chuyện vượt thoát ngoạn mục của Nguyễn Ái Quốc hồi họp, gay cấn, hấp dẫn không thua chuyện trinh thám qua cuốn phim “Nguyễn Ái Quốc Ở Hongkong” nhằm cứu vãn tình thế nguy ngập cho Hồ Chí Minh - một tên tình báo cộng sản quốc tế nhập vai Nguyễn Ái Quốc thực hiện nhiệm vụ nhuộm đỏ Việt Nam đang trong tiến trình bị lật tẩy.

Bài đã đăng:

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần I)
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc (Phần II)
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần III)
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần IV)



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo