Dân Việt Nam lạc quan nhất thế giới, 61% dân Pháp bi quan. - Dân Làm Báo

Dân Việt Nam lạc quan nhất thế giới, 61% dân Pháp bi quan.

Đức Tâm - Theo một cuộc thăm dò do viện BVA của Pháp thực hiện cuối năm 2010 tại hơn 50 quốc gia, đứng đầu nhóm 10 nước lạc quan nhất thế giới là Việt Nam. Ở cực đối lập, Pháp chiếm giữ kỷ lục vô địch trong nhóm 10 quốc gia bi quan nhất về tương lai.

2011 mở đầu với một tin vui cho Việt Nam và một tin kém vui cho nước Pháp. Theo một cuộc thăm dò mang tên « Tiếng nói của người dân », do viện BVA của Pháp thực hiện cuối năm 2010 tại hơn 50 quốc gia và được báo Le Parisien đăng tải hôm nay, 03/01/2011, thì đứng đầu nhóm 10 nước lạc quan nhất thế giới là Việt Nam. Ở cực đối lập, Pháp chiếm giữ kỷ lục vô địch trong nhóm 10 quốc gia bi quan nhất về tương lai.

Nhìn trong tổng thể, thế giới dường như chia làm hai phe và niềm tin vào tương lai đã hoán đổi vị trí :

Các nước giàu, công nghiệp phát triển tỏ ra bi quan, trong khi đó, các quốc gia trỗi dậy như Việt Nam, Trung Quốc, nước nghèo như Nigeria, các nước vừa thoát khỏi chiến tranh hoặc thậm chí chỉ mới giảm xung đột vũ trang như Afghanistan, Irak, Pakistan v.v. lại cảm thấy lạc quan.

Với tỷ lệ hơn 61%, Việt Nam được xếp hạng nhất trong số các nước lạc quan, bỏ xa đằng sau Trung Quốc, Brazil và Peru. Các nhà phân tích của viện BVA nhấn mạnh, sự kỳ diệu về kinh tế là yếu tố nâng cao tinh thần và đưa ra nhiều ví dụ : tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2010 trên 6,8%, lợi nhuận của hãng hàng không Vietnam Airlines tăng gấp đôi, khai trương thêm một sân bay quốc tế ở Cần Thơ v.v.

Trong vòng 15 năm qua, số người nghèo khó giảm tới 15 triệu. Tính từ năm 1960 đến nay, tuổi thọ trung bình tăng thêm 27 năm, phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ trung bình trên 73. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ trẻ em đến trường suýt soát 100%. Việt Nam còn đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê robusta và đứng hàng thứ hai về hàng may dệt được bán trên thị trường Mỹ.

Chuyên gia Céline Bracq, thuộc BVA nhận định, mặc dù về mặt chính thức, Việt Nam vẫn là một nước cộng sản, nhưng lại theo đuổi mô hình kinh tế thị trường kể từ khi tiến hành cải tổ năm 1986, mở của ra bên ngoài, tạo được đà năng động về kinh tế. Do vậy, Việt Nam nằm trong số nhiều nước đang trỗi dậy, không những kháng cự khủng hoảng tốt mà còn tranh thủ để phát triển.

Vẫn theo BVA, thì tình hình Việt Nam hiện nay có một điểm đen : Nợ tăng vọt. Do vậy vừa qua, hai công ty thẩm định tài chính quốc tế là Standard & Poor’s và Moody’s đã hạ điểm tín nhiệm về tài chính đối với Việt Nam. Nhìn về tương lai, có tới 70% người Việt được hỏi cho biết là họ tin tưởng vào sự phồn thịnh kinh tế trong năm 2011, trong khi tỷ lệ chung trên thế giới chỉ là 30%.

61% dân Pháp bi quan

Nhìn sang nước Pháp, thì 

có tới 61% dân Pháp bi quan, lo ngại 2011 là năm có nhiều khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ này là 41% tại Ý, 48% ở Tây Ban Nha, 52% tại Anh Quốc. Thế nhưng, dân Đức lại lạc quan và tỷ lệ bi quan chỉ là 22%. Lý giải về hiện tượng của Pháp, theo nhà tâm thần học nổi tiếng Serge Hefez, được báo Le Parisien trích dẫn, thì nguyên nhân chính là người Pháp có truyền thống sống trong tình trạng Nhà nước-Bảo hộ (Etat Providence). Trong thời gian qua, dân Pháp cảm thấy không còn được Nhà nước chăm sóc nữa. Họ cũng bất mãn khi thấy một số giá trị xã hội cơ bản như bình đẳng, công bằng không được tôn trọng, chênh lệch về của cải giữa những người được ưu đãi và tầng lớp trung lưu góp phần làm tăng tâm lý bi quan. Ông Gurcharan Das, một chuyên gia Ấn Độ có nhiều năm làm việc trong tập đoàn Procter & Gamble, nói thẳng là « phải đói một chút thì mới thấy được giá trị của sự may mắn ».

Thăm dò dư luận, nếu được thực hiện trong điều kiện tối ưu có thể, chỉ là bức ảnh về tâm trạng con người trong một thời điểm nhất định. Theo giới phân tích, có rất nhiều yếu tố chi phối nhận thức, cảm giác, suy nghĩ của con người. Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, bầu không khí xã hội, có thể kể đến độ tuổi trung bình của ngư

ời dân, càng trẻ thì càng lạc quan, tự do thông tin cho phép người dân hiểu biết thế giới bên ngoài, mức độ hội nhập để so sánh với các quốc gia khác.

Về cuộc điều tra trên quy mô thế giới của BVA:

Trong khuôn khổ cuộc điều tra mang tên « Tiếng nói của người dân », Viện thăm dò BVA – Pháp, theo đơn đặt hàng của nhật báo Le Parisien - Aujourd’hui en France, đã tiến hành thăm dò tinh thần của người dân tại 53 nước trên thế giới.

Đây là năm thứ hai BVA thực hiện cuộc thăm dò trê

n quy mô quốc tế rất lớn này. Nhờ có quan hệ đối tác với mạng lưới Gallup International Association, có tất cả 64 203 người được hỏi về triển vọng kinh tế nước mình trong năm 2011, trong khoảng thời gian từ 11/10 đến 13/12/2010, tại năm lục địa.

Cuộc thăm dò được thực hiện tại tất cả các nước phát triển và nhiều nước đang trỗi dậy, đang phát triển hoặc nước nghèo, ví dụ như Afghanistan, Achentina, Bonia, Irak, Kazakhstan hay Việt Nam …

Tại mỗi nước, số người được hỏi dao động từ 500 đến 5000, một cách trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc qua internet.

Tại Việt Nam, có 1000 người được hỏi trực tiế

p, trong thời gian từ 20/10 đến 27/10/2010. Tại Pháp, có 979 người, trong độ tuổi từ 18 đến 65, được hỏi qua internet, trong thời gian từ 30/11 đến 01/12/2010.

Nguồn : RFI

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110103-theo-tham-do-du-luan-dan-viet-nam-lac-quan-nhat-the-gioi



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo