Nhớ Ai Cập - Dân Làm Báo

Nhớ Ai Cập

Mạnh Quân - Giờ thì chính quyền Gaddafi đã bị lật đổ. Sau Ai Cập, Lybia là nước nào ? Syrie chăng, có lẽ lắm. Nhưng dù thế nào, những cuộc biến động lớn như thế này mà mình có được chứng kiến, dù chỉ vài giờ, vài ngày...ở nơi đó, làm sao không có thể khiến mình không suy nghĩ được chứ ? Mất lòng dân thì phải ra đi thôi. Nhưng người ta nói Gaddafi là nhà độc tài, tôi chưa tin lắm: ở đất nước này chưa có các hiện tượng: đàn áp, bỏ tù những người không cùng chính kiến với mình, quay lưng với giới trí thức, theo dõi, bắt bớ, bỏ tù....vô tội vạ những người vô tội...hì hì, như ở một số nước khác...

*

Cách đây 6 tháng, tháng 3.2011, mình qua Ai cập rồi qua Tunisia, khu vực giáp biên giới Lybia để tường thuật về việc đưa lao động Việt Nam mắc kẹt bên đó về nước. Chuyến đi với đám nhà báo có 4-5 người thì chuyện tác nghiệp, nhớ lại cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng giờ, lúc rảnh, ngồi nhớ lại, cảm thấy có gì đó khiến mình luyến tiếc. À phải, không khí biểu tình ở Cai rô- thủ đô Ai Cập.

Chiều hôm ra kim tự tháp chơi, về trên đường đông nghẹt. Bỗng chốc tận mắt được thấy hàng đoàn xe tăng chạy trên đường phố, cách một đoạn ngắn có một chiếc. Chiếc nào cũng mới toanh, vàng rực như vừa từ kho vũ khí ra. Xe tăng đi song hành với các xe cộ trên đường phố. Thời điểm đó, Mubarack đã bị lật đổ, hầu như không có đổ máu nhưng đám dân chúng ở thủ đô Ai Cập dường như vẫn chưa hài lòng. Họ vẫn xuống đường, hướng về quảng trường trung tâm. May mắn thay, chúng tôi cũng được đi trên con đường đó để về khách sạn, chờ sáng mai đáp chuyến bay qua Thổ Nhĩ Kỳ rồi qua Tunisie.

Chỉ thoáng thấy những chiếc xe tăng đầu tiên, mấy anh em trong xe: tôi, Đình Thắng (Tiền Phong), Ngọc Thịnh (phó tổng Heritage) và một cậu bên báo Thanh niên (quên cả tên)...ồ lên chỉ chỏ. Một lúc, thấy hình ảnh Ngọc Thịnh nhìn qua cửa trầm ngâm, mình chụp được ngay một kiểu Ngọc Thịnh cúi đầu suy tư, phía bên ngoài, chiếc xe tăng lừng lững đi, nòng pháo to dễ sợ chĩa lên trời...Bức ảnh thật đẹp., tiếc là ko biết cách post hình vào entry này thế nào. Minh khoái quá, bảo anh em trong xe: phen này về thế nào cũng up lên, chú thích: Một nhà báo VN suy ngẫm về cách mạng ở Ai Cập...Mấy đứa trong xe cười ré lên. Vẫn nghĩ là chuyện để nói đùa, bố bảo thằng nào dám làm thế ?. Nhưng giờ ngẫm lại, thế thì có sao đâu ? Nghĩ thì cứ nghĩ chứ ai làm gì ?. Nếu anh không nói ra ý nghĩ thực của mình, ko nói năng, tuyên truyền gì mà người ta cho là bậy bạ thì ai làm gì anh tốt ?

Xe đi một lúc thì đến quảng trường. Quả là rất huyên náo nhưng chủ yếu là thấy thanh niên. Họ trèo tụ tập đến hàng ngàn người ở khu trung tâm, trèo lên cả các cây cột, điểm cao, bờ tường...hò hét. Có người sách cả theo súng. Rất sôi động. Mấy ông pv bảo nhau xuống vài phút. Mình khoái lắm, bá vai bá cổ với Đình Thắng báo Tiền Phong chụp hình làm kỷ niệm. Cười hết cỡ. Mấy chú còn lại chẳng dám chụp gì cả, đứng ngó nghiêng một tý rồi chui vào xe. Đình Thắng bảo, đây chính là chỗ cô pv truyền hình gì đó của Mỹ bị hiếp mấy ngày trước. Cũng hơi lạ, toàn chỗ đông đúc thế này mà làm chuyện đó thì đúng là ...Nhưng chụp được mấy cái, thấy mấy thằng thanh niên ở đó nhìn mình có vẻ khó chịu, dường như chúng nó làm ký hiệu định làm gì đó, mình sợ quá, nói thầm với Đình Thắng: rút thôi. Thắng chắc cũng thấy sợ, ok, ta đi.

Đi một lúc nữa, rất loanh quanh vì nhiều đoạn xe tăng án ngữ, tắc đường, phải vòng đi vòng lại tìm lối ra. Nhưng cũng cảm thấy nguy hiểm vì có cảm giác xung đột xảy ra đến nơi vì đâu cũng thấy xe tăng, người ngợm mà chỗ thoát không có. Loanh quanh hồi lâu cũng tìm ra được đường chính. Thở phào. Giờ nhớ lại, dẫu chỉ được vài tiếng ở Cairo nhưng cảm thấy có gì đó khiến mình lao xao trong người. Không, nhất quyết không phải là cảm giác say xe.

Mấy hôm sau tác nghiệp gần khu vực biên giới giáp Libye, điều còn nhớ rõ là trên các chuyến xe, lúc ngồi đâu đó nói chuyện với dân địa phương, cánh lái xe...người ta bàn tán rất nhiều về Gaddafi, về chế độ độc tài...Nhưng điểm chung tất cả người nói đều cho rằng Gaddafi không ra gì và họ tỏ vẻ thú vị khi liên quân Nato chuẩn bị ném bom Tripoli. Ông lái xe chở mình đi chơi còn quả quyết: "Gaddafi ? I Known him. He's very Crary...." (Gaddafi ấy à, tôi biết ông ấy. Ông ấy thật là điên rồ". Một nhà chính trị mà xa, gần đều căm ghét như vậy, sao có thể tồn tại được lâu thế nhỉ ? 42 năm. Hơn 4 thập kỷ.

Giờ thì chính quyền Gaddafi đã bị lật đổ. Sau Ai Cập, Lybia là nước nào ? Syrie chăng, có lẽ lắm. Nhưng dù thế nào, những cuộc biến động lớn như thế này mà mình có được chứng kiến, dù chỉ vài giờ, vài ngày...ở nơi đó, làm sao không có thể khiến mình không suy nghĩ được chứ ? Mất lòng dân thì phải ra đi thôi. Nhưng người ta nói Gaddafi là nhà độc tài, tôi chưa tin lắm: ở đất nước này chưa có các hiện tượng: đàn áp, bỏ tù những người không cùng chính kiến với mình, quay lưng với giới trí thức, theo dõi, bắt bớ, bỏ tù....vô tội vạ những người vô tội...hì hì, như ở một số nước khác.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo