Quyền làm người - Dân Làm Báo

Quyền làm người

Phi Vũ (Danlambao) - Bây giờ mà nói đến quyền làm người thì quả thật là quá sức cũ và quá sức lạc hậu, bởi lẽ ở các nước phương Tây thì đây là quyền hiến định và người dân ở những nước này đã được mặc nhiên hưởng. Đã mấy trăm năm nay rồi như con người sinh ra có sẵn không khí để mà tự do hít thở vậy, thế nhưng ở xứ ta thì cũng cần phải nên nói, không khéo lại quá trễ.!

Sau năm 1975, khi nước nhà đã "thống nhất" thì nước Việt Nam (Cộng Sản) đã được gia nhập và trở thành một thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Khi gia nhập tổ chức này thì Việt Nam cũng bị ràng buộc bởi những quy định quốc tế như quyền làm người mà đã được tổ chức Liên Hiệp Quốc đồng soạn thảo dưới tên gọi "Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền". Thế nhưng người dân ở trong nước vẫn chưa bao giờ được hưởng quyền này, mặc dầu Việt Nam đã là thành viên của tổ chức quốc tế và đã long trọng cam kết tôn trọng quyền cơ bản của con người theo như quy định của Liên Hiệp Quốc. Những việc bắt bớ, tù đày, tra tấn người dân trong nước, chà đạp lên quyền làm ngườiviệc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Mỗi khi có tổ chức quốc tế hoặc một nước phương Tây nào lên tiếng thì chúng cũng cố cãi chày, cãi cối xem như là mình bị oan ức xong rồi thì đâu vẫn hoàn đó. Cho nên, trước khi nói đến tự do này nọ, trước khi nói đến đa nguyên, đa đảng thì việc quan trọng và cấp bách là người dân trong nước cần phải đòi hỏi cho được quyền làm người trước đã. Có được quyền làm người rồi thì mới nói đến những thứ khác.

Trước đây, mỗi lần có một nhà báo hoặc một công dân đụng đến một nhân vật lãnh đạo nào đó là y như người đó đã bị trù dập, mất việc thậm chí bị bỏ tù (Gần đây là trường hợp nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, anh buộc phải thôi việc sau bài viết đăng trên blog cá nhân của mình). Đây là hình thức vi phạm quyền làm người nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ngồi xổm lên công luận quốc tế. Biết bao nhiêu người bây giờ vẫn còn trong chốn lao lung cũng chỉ vì họ muốn biểu tỏ một thái độ cũng như đấu tranh cho quyền làm người, mà trong một nước dân chủ chỉ là một quyền rất là bình thường như là quyền được ăn được uống, ngủ và hít thở khí trời.

Đấu tranh cho quyền làm người trước hết sẽ tổng hợp được sức mạnh của quần chúng trong và ngoài nước. Những người Việt hải ngoại cần sử dụng lá phiếu của mình đối với những vị dân cử sở tại như là một điều kiện tiên quyết: Họ phải lên tiếng đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tôn trọng quyền làm người cho người dân trong nước. Có được quyền làm người như là một đòn bẩy để tạo nên một niềm tin dẫn đến những sự tôn trọng "những quyền cơ bản khác của con người" trong môi trường "xã hội dân sự."

Ngày 27 tháng 2 năm 2013



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo