Phía chân trời những chiếc tàu đang bốc lửa - Dân Làm Báo

Phía chân trời những chiếc tàu đang bốc lửa

Thái Bá Hồng (Danlambao) dịch - Với thuyền gắn pháo, năm 1853 Mỹ đã thúc Nhật mở cửa kinh tế. Với tốc độ vũ bão, đất nước này đã chuyển từ hệ thống hộp kín sang hiện đại. 

Ở phía Tây, ngọn Phù sĩ nhô lên hoành tráng, xa một chút về phía đông là Êđô, thủ đô của Nhà Vua. Ánh mặt trời nhuộm đỏ vịnh trước thềm Uraga, thành phố cảng phía đông nam. Eo biển là cửa mở vào trái tim nước Nhật.

Ngày 14 tháng bảy năm 1853, một ngày mùa hè nóng. Nhưng những chiếc tàu như những con thú giữ quậy phá trong vịnh đã phá đi cái hiền lành tĩnh mịch. Bốn con ó đen quang quác khạc khói đen vào không khí. Những nòng pháo và vũ khí trên tàu, cờ sọc đỏ trắng với những ngôi sao trên nền xanh là những người mang thông điệp của một thời đại mới. 

Trước đó sáu ngày, đội tàu của Mỹ đã cắm neo lần đầu tiên trước bờ biển Nhật với 2 tàu hơi nước bánh quay hình thìa và 2 tàu buồm. Chỉ huy cuộc hành trình phô diễn vũ khí là Maththew Calbraith Perry, người mà trong cuộc xâm lăng của Mỹ chống Mexiko vào năm 1846 đã hỗ trợ nhằm mở mang ảnh hưởng quê hương mình.

Những con tàu này cứ tiến gần tiến gần... 

Matthew Calbraith Perry
Giờ thì những con tàu của Perry đã sờ vào thủ phủ Edo của Nhật. Một người đưa tin dấu tên người Nhật đã mô tả sự hiện diện của họ là chỉ dấu ảm đạm: "Một nhóm người đứng đó, rất lộn xộn, đoán già đoán non về những con tàu bốc lửa ở phía chân trời. Rồi những con tàu này đến gần rồi đến gần, cho đến khi rõ ràng hình dạng, rằng không phải tàu của Nhật, mà là tàu lạ".

Người Nhật đã làm hết mọi cách để ngăn cản. Họ xua đuổi lịch sự, họ dọa, họ yêu cầu tôn trọng phong tục riêng. Nhưng rồi thế lực siêu mạnh về vũ khí của Mỹ không chịu nghe. Vào ngày 14 tháng 7, khi Perry bước lên chiếc thuyền nhỏ đi kèm thì số phận nước Nhật đã gắn xi...

Với 300 lính, Perry đổ bộ xuống vịnh Uraga. Hàng ngàn lính và quan chức Nhật đang chờ đợi họ. Nhưng những cỗ pháo trên những chiếc tàu lại chĩa nòng vào đám đông hỗn loạn.

Và rồi Perry có thể đưa ra bức thư mà không bị cản trở, được đóng trong lớp vải nhung thếp vàng gói trong một chiếc hộp gỗ chạm hoa hồng rất công phu. Bức thư mạnh hơn tất cả những nòng pháo gộp lại. Một hạn chót được diễn đạt rất lịch sự, mở cửa buôn bán với Mỹ.

Một quốc đảo khép kín

Sau này Perry giải thích trong những hồi ức của mình: “Áp lực bàn tay cứng của nước Mỹ, vừa mang tinh thần thân thiện nhưng cũng dang cơ bắp, có thể đánh nhưng cũng có thể ôm hôn đã làm rung chuyển tính khép kín của người Nhật, làm cho họ nhạy cảm hơn trong quan hệ với các nước khác trên thé giới“.

Hơn 200 năm trước người Nhật hầu như cô lập hoàn toàn với các nước khác. Chỉ cho phép quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Triều tiên và Hà Lan.

Con tàu đen, dưới con mắt của nghệ sĩ Nhật, là con quỹ đen
Denver Post/Getty images 

Người Nhật gọi hệ thống chính trị này là "sakoku", "đất nước khép kín" Bên cạnh vua là "Shogune", thủ lĩnh của Samurai, cứ lôi cuốn quyền lực quân sự về phía mình. Dưới triều đại Tokugawa, sự đóng cửa của Nhật đã được phán quýêt, vua chỉ là bù nhìn.

Sau khi Hiệp Chủng Quốc được độc lập năm 1776, các thông sứ viên của Mỹ đã nhiều lần tìm cách xây dựng quan hệ với Nhật. Trên đường giao thương hàng hải sang Trung Quốc đảo quốc là nơi dừng chân lý tưởng. Ngoài ra học thuýêt Mỹ nói về quyền tự quyết định "Manifest Destiny" cái văn hóa trội hơn có thể làm quà cho các dân tộc khác kém hơn.

Tàu gắn pháo và roi

"Bạn vĩ đại và thân mến", tổng thống Mỹ Milard Filmmore ghi lên phong bì thư gửi cho vua Nhật mà Perry đặt vào hòm và ngày 14 tháng bảy 1853 đã mang lên đất Nhật, trong đó tổng thống đã đề xuất trao đổi thường xuyên hàng hóa, nguyên liệu và kỹ thuật hơi nước như là diễm phúc của sự công nghiệp hóa. Pháo trên tàu Perry chắc là một sự chào hàng thân thiện.

Trong một cuộc gặp mặt miễn cưỡng, thuyền trưởng Perry đã chỉ rõ ở một bài viết, "Đường lối chính trị khu biệt đã có khi nào đó thịnh hành, nhưng trong thời kỳ hiện đại nó không thông minh và khó lòng thực hiện", Perry viết. Ông bổ sung thêm lời đe dọa rỗng là tàu to hơn và nhiều pháo và lính hơn đang trên đường tiến sang. Sau một năm nữa ông sẽ quay lại hi vọng sẽ nhận được câu trả lời tốt của người Nhật.

Một bức thư thứ ba nằm trong hộp đựng đồ quý nội dung chỉ vài dòng "Nếu từ chối hợp tác thì mâu thuẩn với điều răn của Chúa, bắt buộc phải dẫn đến chiến tranh. Và rõ ràng là phần thắng thuộc về chúng tôi và trong tình huống nào các ngài cũng không thắng chúng tôi được". Perry đưa ra ngọn cờ trắng tượng trưng sự thất bại của người Nhật.

Một cuộc cách tân bằng bạo lực

Viên thuyền trưởng lại diễn trình sức mạnh lần nữa, Ông cho đội tàu đi tiếp theo hướng thủ phủ nhà vua và cho thuỳên mang thông điệp bơi ra. Điều này đã gây hoảng loạn cho những ngừơi Nhật hoang mang. Đây là cao điểm ngoại giao tàu chiến của Mỹ.

Vào tháng hai năm 1854 Perry quay trở lại. Sớm hơn thời gian ông dư kiến trước đây, ông cho tàu neo trong vịnh, lần này với 10 tàu và 1500 lính. Ngày 8 tháng 3 ông cùng 500 lính đổ bộ vào Yokohama. Đội quân nhạc tấu lên bài "the Star Spangled Banner" để ngợi khen sự đầu hàng của họ, người Nhật đã được tặng mô hình đường sắt, rượu Whisky và súng ống.

Kết thúc thời kỳ hộp kín "Sakoku" và kết thúc Tokukawa/Shokunat. Và ngày tàn của Samurai cũng đã đến. Dưới thời Minh Trị từ năm 1867, Nhật Bản bắt đầu một thời kỳ hiện đại hoá chính trị và kinh tế tận gốc, từ một nước phong kiến quê mùa tiến lên thành một đất nước công nghiệp hiện đại.

Dịch:

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo