Danlambao - Trong nỗ lực đòi hỏi tống xuất Formosa ra khỏi Việt Nam, giải quyết những hệ lụy tai hại về môi trường sau biến cố cá chết hàng loạt khởi đi từ tháng 4/2016, yêu cầu bồi thường đầy đủ cho người dân và chấm dứt những thảm họa môi trường tương tự... chúng ta đã phải đối diện với những cản trở, đàn áp, bắt bớ của nhà cầm quyền. Áp lực từ những kẻ cai trị chỉ có thể giảm đi nếu chúng ta có những phương thức tranh đấu đa dạng và số lượng người tham dự gia tăng, chia sẻ bớt sức ép đang đè nặng lên vai một thiểu số đang công khai hoạt động. Những phương thức tranh đấu đa dạng cũng làm gia tăng sự mệt mỏi của những thành phần đang phục vụ trong guồng máy cai trị.
Mọi nỗ lực tranh đấu đều tạo nên những mệt mỏi cho chế độ
Nhiều người thường đo lường thành quả tranh đấu sau khi một cuộc biểu tình xảy ra. Tuy nhiên, chỉ một lời kêu gọi, một động thái có thể dẫn đến viễn ảnh tranh đấu là toàn bộ guồng máy cai trị phải "vào cuộc". Trong thời gian qua, có an ninh đã than phiền riêng với vài bạn tranh đấu là "vì tụi bây mà cả tháng nay chưa có một cuối tuần nghỉ ngơi!" Những thành phần này đã thấm mệt.
Họ đã làm gì để thấm mệt?
Hai biện pháp ngăn chận của guồng máy công an trị:
- Liên tục lên "bản trực" để đóng chốt canh giữ những khuôn mặt hoạt động quen thuộc. Mong mỏi của họ là ngăn chận những đầu tàu thì sẽ chặt đứt sự hưởng ứng tham gia của đám đông quần chúng.
- Lên kế hoạch và phân công người để phòng chống "phản động yêu nước, yêu môi trường" tại một số địa điểm "nóng".
Nếu nhìn vào hai biện pháp chính này chúng ta thấy nó vẫn mang tính "tĩnh". Lực lượng hèn với giặc ác với dân vẫn chỉ cần chia người ra "trấn thủ" tại một số địa điểm cố định, tập trung đối phó với một danh sách người yêu nước không quá nhiều.
Do đó, chúng ta phải từng bước mở rộng mặt trận tranh đấu để buộc guồng máy cai trị phải chuyển từ thế phòng bị tĩnh sang động: từ ngồi yên bao vây một số người, từ trấn thủ ở một vài điểm nóng sang thế phải đối đầu với một cuộc tranh đấu mang tính động của chúng ta.
Du kích - Hit and run - đánh và rút
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần hai đến ba người là chúng ta có thể thực hiện một cuộc biểu tình, bày tỏ chính kiến nhỏ.
Thay vì lúc nào cũng phải tập trung (thí dụ) 300 người vào một chỗ để côn an dễ đối phó, chúng ta có thể có được 100 chỗ biểu tình khác nhau, ở những thời điểm khác nhau.
Nếu khái niệm và phương thức du kích, hit and run - đánh và rút được nhiều người ủng hộ thì phương án ngăn chận những cái "đầu" của phong trào sẽ bị phá tan. Mỗi người, mỗi nhóm nhỏ sẽ trở thành một hạt nhân của phong trào tranh đấu mà không lệ thuộc vào bất kỳ sự lãnh đạo của ai.
Các lực lượng an ninh và thành phần côn đồ không còn có thể đóng chốt tại vài chục căn nhà của những người hoạt động, tại 2,3 địa điểm trong thành phố.
Mọi huy động lực lượng đến nơi để "giải quyết" tình hình đều bất lực vì người dân đã "hit" và đã "run".
Trong phương thức này các bạn cần ghi nhận một số điều:
1. 75% nỗ lực cần bỏ vào giai đoạn chuẩn bị. Chuẩn bị quan trọng nhất là nghiên cứu địa hình, lúc nào thì không có an ninh, người dân ở đó có đông đảo hay không, khi cần thì lộ trình thoát ra sao. Những chuẩn bị khác là biểu ngữ, thao tác chụp hình nhanh-đẹp, cách đứng - cách cầm biểu ngữ, bày tỏ của khuôn mặt... 5% là thực hiện. Và 20% là khai thác thành quả. Nơi bạn "hit and run" chỉ là sân khấu cho cuốn phim 3 phút. Rạp hát của bạn là thế giới mạng với cả triệu người xem.
2. Nếu bạn còn sợ hãi? Đó là chuyện bình thường. Với 75% thì giờ dành để chuẩn bị nhưng bạn vẫn không muốn an ninh biết bạn là ai? Không sao. Bạn cứ mang khẩu trang, bịt mặt. Điều mà chúng ta muốn thể hiện lúc này là thông điệp, là ý chí bảo vệ môi trường chứ chưa nhất thiết phải thể hiện mình là ai.
3. Hãy chứng minh phương thức này với bạn bè bằng hành động mà không bằng "đề nghị", "ý kiến", "kêu gọi" người khác làm giùm bạn. Và đây là những người đã biến những suy nghĩ thành hành động của chính họ:
Blogger Phạm Thanh Nghiên và bạn biểu tình tại Sài Gòn chiều ngày 27/3/2017.
Photo: CTV Danlambao
Vũ Phong biểu tình tại Sài Gòn chiều ngày 27/3/2017.
Photo: CTV Danlambao
Phạm Hà Nam biểu tình tại Sài Gòn chiều ngày 27/3/2017.
Photo: CTV Danlambao
Võ Hồng Ly biểu tình tại Sài Gòn sáng 26/3/2017.
Photo: Võ Hồng Ly
Ông Thế Quyên: "Yêu môi trường - yêu hôm nay, sao phải đợi ngày mai! Yêu nước - yêu đời mình, cớ sao ỷ lại đời sau!. Cũng phải nói thêm rằng tôi không nghe ai hay nghe tổ chức nào xúi giục và kích động đâu nhé. Chỉ là mệnh lệnh từ trái tim."
Hình chụp tại quán cơm, KCN Vĩnh Lộc (Bình Tân) và cầu vượt An Sương (Q12)
ngày 25/3/2017. Photo: Facebook Ong Thế Quyên
Trương Văn Dũng biểu tình một mình tại Hà Nội chiều 26/3/2017.
Photo: Trương Văn Dũng
Lê Văn Sơn - "Ngày 27.03.2017, tôi kiên định biểu tình yêu cầu Formosa rời khỏi Việt Nam.
Biểu tình mọi lúc mọi nơi phản đối Formosa, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam để bảo vệ cuộc sống của bạn và tương lai con cháu bạn."
Blogger Lê Văn Sơn biểu tình tại Sài Gòn ngày 27/3/2017.
Photo: Lê Văn Sơn
Chúng tôi cần biển sạch vì chúng tôi yêu biển
Formosa get out of Việt Nam. Photo: Thanh Binh
Huỳnh Quốc Huy: "Tuổi trẻ Ninh Thuận xuống biển Cà Ná chống Formosa!!!
Không khởi tố Formosa, giặc Trung Quốc sẽ biến Cà Ná xinh đẹp thành một Dự án nhà máy thép còn lớn hơn, độc hại hơn Formosa ở Vũng Áng nữa.
Khi đó, toàn bộ Miền Trung sẽ CHẾT."
Photo: Huỳnh Quốc Huy
Biểu tình du kích tại Hà Nội. Photo: Mai Thanh
Bác Thai Ha
Photo: Ong Thế Quyên
Những người này đã "góp ý", "kêu gọi", "đề nghị" bằng chính hành động của họ. Từ những hành động này họ muốn gì?
Trích chia sẻ của Phạm Thanh Nghiên, thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam:
"Tôi chỉ hy vọng từ việc làm cụ thể, đơn giản của mình sẽ có 3 bạn khác hưởng ứng. Từ mỗi người trong 3 bạn ấy có thêm 3 người khác tham gia.
Từ 1 thành 3, từ 3 thành 9, từ 9 thành 81, 81 thành... mà không cần phải nằm trong một tổ chức nào cả, không cần ở cùng một thành phố, không cần theo một mệnh lệnh của ai cả, không cần ra quân cùng lúc..."