Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Sân chơi của nhiều nước đàn áp nhân quyền - Dân Làm Báo

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Sân chơi của nhiều nước đàn áp nhân quyền

CTV Danlambao - Theo chính báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm 2017 thì có 9 quốc gia thành viên UNHRC đã đàn áp công dân của họ khi các công dân này đã có những hoạt động hỗ trợ Liên Hiệp Quốc cải thiện nhân quyền tại nước họ. Những công dân này đã bị đánh đập, giam giữ trái phép, mất tích hoặc bị bỏ tù. Nhiều người bị mất công ăn việc làm, tịch thu tài sản, hãm hiếp, tống vào nhà thương điên, hoặc bị cấm xuất cảnh. 9 quốc gia đó là: Burundi, Egypt, Rwanda, Cuba, Venezuela, China, India, Saudi Arabia and the United Arab Emirates. (1)

9 quốc gia này nằm trong danh sách 29 quốc gia vi phạm.

Hiện tại các thành viên của UNHCR gồm có: 

Afghanistan, Angola, Australia, Belgium, Brazil, Burundi, China, Côte d’Ivoire, Croatia, Chile, Cuba, Congo, Ecuador, Egypt, Ethiopia, Georgia, Germany, Hungary, Iraq, Japan, Kenya, Kyrgyzstan, Mexico, Mongolia, Nepal, Nigeria, Pakistan, Panama, Peru, Philippines, Qatar, Republic of Korea, Rwanda, Saudi Arabia, Senegal, Slovakia, Slovenia, South Africa, Spain, Switzerland, Togo, Tunisia, Ukraine, United Arab Emirates, Great, USA (đã rút khỏi hội đồng), Venezuela. (2)

Nhìn vào danh sách này người ta có thể tra cứu để biết bao nhiêu quốc gia thành viên tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. 

Một tổ chức với tiêu chí "Bảo vệ tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người; để tạo sức mạnh cho mọi người dân thực hiện quyền của họ, và hỗ trợ cho những ai có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền có thể thực hiện những nỗ lực của họ." (3) lại có những thành viên đại diện thế giới để bảo vệ quyền con người là Tàu cộng, Cuba, Iraq, Ả Rập... Trong những nhiệm kỳ trước còn có Nga và Việt Nam. 

47 thành viên hiện nay của HĐNQ được chia theo vùng như sau: 

Châu Á: 13. 
Châu Phi: 13.
Đông Âu: 6. 
Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean: 8. 
Tây Âu và các quốc gia khác: 7. 

Những nước có tình trạng nhân quyền tốt và nỗ lực bảo vệ nhân quyền cao thuộc vào nhóm sau cùng Tây Âu, Úc, Hoa Kỳ... chỉ có 7 ghế trong số tổng cộng 47 ghế thành viên. 

Hoạt động mạnh mẽ nhất của HĐNQ không phải tại các buổi họp, báo cáo, thuyết trình mà là những cuộc vận động hành lang, kết bè, kéo phái. Những quốc gia thành viên lớn, vi phạm nhân quyền trầm trọng như Tàu cộng, Nga đã ráo riết vận động, hứa hẹn những hỗ trợ về đầu tư, chính trị cho các quốc gia thành viên nhỏ cũng vi phạm nhân quyền. Kết quả là vào các buổi họp, những phán quyết về vi phạm nhân quyền hay những khuyến cáo đều bị phủ quyết. Ngược lại, vị trí của những nước độc tài, đàn áp nhân quyền được nâng lên. Điển hình là cộng sản Việt Nam được trở thành thành viên đê thực hiện tiêu chí cao cả "bảo vệ tất cả các quyền con người cho tất cả mọi người..."

Do đó, khi rút ra khỏi HĐNQ của LHQ, Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley đã tuyên bố: HĐNQ là "tổ chức bảo vệ những kẻ đàn áp nhân quyền", là một cơ chế đầy tính đạo đức giả, chia rẽ, thiên vị và chỉ biết phục vụ cho tổ chức này." (4)

*

Chú thích:





21.06.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo