Bộ Ngoại giao: Cuối cùng kẻ bị cướp buộc phải la làng - Dân Làm Báo

Bộ Ngoại giao: Cuối cùng kẻ bị cướp buộc phải la làng

CTV Danlambao - Kẻ cướp vào nhà và nghênh ngang quậy phá vài tuần. Kẻ bị cướp vừa câm nín, vừa ra lệnh cho bầy chó giữ nhà sủa vào những ai đang hô to nhà bị cướp. Sau đó chính kẻ cướp đã chủ động tung tin để tuyên truyền và vận động dư luận rằng cái nhà mà chúng quấy nhiễu cái nhà  của chúng và chủ quyền của căn nhà này thuộc về ai thì... "đang trong vòng tranh cãi". 

Đó là những gì xảy ra ở cái nhà Bãi Tư Chính.

Cuối cùng thì những kẻ cướp quyền làm chủ cái nhà Việt Nam đã phải lên tiếng. 

Kể từ ngày 12 tháng 7, 2019 khi tờ South China Morning Post loan tin Tàu cộng xâm nhập Bãi Tư Chính đến lúc Bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng phản đối Bắc Kinh là đúng 1 tuần. 

Tính từ lúc Tàu cộng chính thức tuyên bố cái nơi mà chúng vào quấy nhiễu thuộc chủ quyền của chúng cho đến lúc Bộ Ngoại giao CSVN lên tiếng là đúng 24 giờ. 

Trước đó, mặc dù Tàu cộng đã kéo vào Bãi Tư Chính từ trung tuần tháng 6, xâm phạm chủ quyền Việt Nam nhưng tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn khẳng định tình hữu nghị đại cục Việt-Trung là trên hết và cam kết tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cao cấp hai đảng. 

Vào ngày 19.07.2019 người phát ngôn của Bộ Ngoại giao là Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố những điều mà cả nước lẫn cả thế giới đều biết - "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên." 

Từ tuyên bố về chuyện đã rồi, ai cũng biết, Lê Thị Thu Hằng thay mặt đảng, nhà nước CSVN để "kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam"

Đây là kiên quyết lần thứ trăm, lần thứ ngàn và trước sau như một - đó là phương cách bảo vệ chủ quyền đặc thù của đảng và nhà nước CSVN. 

Hành động kiên quyết bằng mồm này cũng đã xảy ra sau khi kẻ cướp đã hoàn tất mục tiêu: Bằng con tàu Haiyang Dizhi 8, Bắc Kinh đã thực hiện cuộc khảo sát dài 12 ngày và hoàn tất vào thứ Hai, ngày 15 tháng 7. Qua 2 chữ "khảo sát", thông điệp của  là Bắc Kinh là chúng tôi đang xem xét, thăm dò tại vùng biển thuộc chủ quyền của chúng tôi. Đó là hành động kẻ cướp vào nhà người khác "khảo sát" và chủ nhà đóng cửa, im lặng bên ngoài, bên trong tìm cách vuốt ve, thương lượng như Lê Thị Thu Hằng tiết lộ với báo chí:

"Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực."

Và cứ như thế, sau mỗi lần "kiên quyết" lần thứ n+1 thì ấn tượng những vùng thuộc chủ quyền của VN là vùng đang tranh chấp giữa Việt Nam và Tàu Cộng lại tiếp tục ăn sâu và mở rộng trong đầu của nhiều người dân Tàu và dư luận thế giới. 

20.07.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo