SGTT.VN - Thời gian gần đây, trên địa bàn hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My (Quảng Nam) thường xuyên xảy ra những đợt rung chấn và phát ra những tiếng nổ trong lòng đất khiến cho người dân lo sợ.
Các vụ dư chấn bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2010, khi đập dâng thuỷ điện Sông Tranh 2 tích nước để phát điện các tổ máy. Số lượng và mức độ xảy ra dư chấn ngày càng nhiều với cường độ mạnh hơn.
Từ ngày thuỷ điện sông Tranh 2 tích nước xảy ra nhiều đợt rung chấn trong lòng đất.
Nổ trong lòng đất ngày càng nhiều
Theo UBND huyện Bắc Trà My, tính đến nay, tại khu vực Trà My đã xảy ra trên 20 vụ dư chấn lớn nhỏ. Các địa phương thường xuyên xảy ra dư chấn là: Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giác, Trà Bui, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Dương, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My và Trà Leng, Trà Dơn, huyện Nam Trà My. Đây là các vùng nằm trong bán kính khoảng 30km xung quanh vùng lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2. Tất cả các dư chấn đều bắt đầu từ một tiếng nổ lớn, sau đó rung chuyển mặt đất, nhà dân, vật dụng gia đình đều bị chao đảo, nhiều nhà bị nứt móng, tường và nền nhà. Tuy chưa có thiệt hại lớn, nhưng người dân địa phương tỏ ra hoang mang, lo lắng.
Mới đây, lúc 21 giờ 23 ngày 27.11, tại xã Trà Dơn (Nam Trà My) nằm ở đầu nguồn lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 xuất hiện một đợt rung chấn mạnh trong lòng đất kéo dài khoảng 30 giây. Theo ông Lê Đức Hảo, chủ tịch UBND xã Trà Dơn, lúc đó, nhiều hộ dân đang xem tivi thì thấy nhà bị rung chuyển, các vật dụng va đập vào nhau, nhiều mái tôn bị bung khỏi sườn gỗ, một số người dân bỏ chạy ra ngoài vì sợ sập nhà.
Anh Lê Minh Trung, cán bộ trạm phát lại truyền hình xã Trà Dơn cho biết: “Tôi đang ngồi trực phát sóng thì nghe cả phòng máy rung hơn 30 giây, hoảng quá, tôi cắt cầu dao điện để bảo vệ thiết bị và bỏ chạy ra ngoài”. Tại trung tâm hành chính Tắk Pỏ (Nam Trà My) cũng bị rung chuyển, nhiều người dân đã kêu la và bỏ chạy ra đường do tưởng rằng động đất xảy ra.
Đến 22 giờ 10 cùng ngày, lại xuất hiện thêm một đợt rung chấn nhưng với cường độ nhẹ hơn. Theo ông Hảo, từ ngày thuỷ điện sông Tranh 2 tích nước, ở xã Trà Dơn đã xảy ra hơn mười lần lòng đất bị rung chuyển mạnh. “Người dân lo sợ nên báo cáo chính quyền, chúng tôi cũng đã báo cáo lên cấp trên, nhưng hiện nay, tình trạng đất tiếp tục rung chuyển, nên chúng tôi mong cơ quan chức năng sớm giải đáp nguyên nhân để người dân yên tâm sinh sống”. Còn ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, hai tuần qua, người dân trong huyện mất ăn, mất ngủ vì lo sợ xảy ra động đất.
Đất rung chuyển từ khi có thuỷ điện?
Đa số các đợt rung chuyển mặt đất đều xảy ra vào ban đêm. Nhiều vị già làng sống tại xã Trà Dơn cho biết, từ trước tới nay, không hề xảy ra chuyện đất bị rung chuyển, chỉ khi thuỷ điện sông Tranh 2 tích nước, thì mặt đất bị rung chuyển liên tục. Cư dân địa phương này đang mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân và có lời giải đáp thích đáng để người dân khỏi hoang mang, lo sợ. Tương tự, UBND huyện Bắc Trà My đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam vào cuộc để địa phương có cơ sở thông báo, giải toả sự hoang mang lo lắng của người dân.
Đề nghị lập đoàn khảo sát, kiểm tra sự rung chuyển dư chấn
Ông Trần Minh Cả, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện tiếng nổ lạ trong đêm và sự rung chuyển dư chấn. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn đề nghị bộ Khoa học và công nghệ, viện Khoa học và công nghệ Việt Nam thành lập đoàn khảo sát, kiểm tra tiếng nổ lạ và sự rung chuyển dư chấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My để tìm hiểu nguyên nhân và có kết luận giúp UBND tỉnh có hướng xử lý và giúp người dân địa phương an tâm, ổn định cuộc sống.
Ông Trần Minh Cả, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện tiếng nổ lạ trong đêm và sự rung chuyển dư chấn. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn đề nghị bộ Khoa học và công nghệ, viện Khoa học và công nghệ Việt Nam thành lập đoàn khảo sát, kiểm tra tiếng nổ lạ và sự rung chuyển dư chấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My để tìm hiểu nguyên nhân và có kết luận giúp UBND tỉnh có hướng xử lý và giúp người dân địa phương an tâm, ổn định cuộc sống.
T. TRÀ
Ngày 18.11 vừa qua, sau khi liên tiếp xảy ra bốn cơn dư chấn với cường độ mạnh, PGS.TS Cao Đình Triều, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hội Địa vật lý Việt Nam, chuyên gia viện Vật lý địa cầu cho biết, những dư chấn xảy ra ở huyện Bắc Trà My là một dạng “động đất kích thích”, trạm địa chấn gần nhất tại Thừa Thiên – Huế (thuộc viện Vật lý địa cầu) đã ghi nhận dư chấn mạnh dưới 3,5 độ Richter. Đây là dạng động đất nhẹ, xuất hiện tại những hồ chứa đập thuỷ điện, sau khi tích nước một thời gian dài, mạch nước ngấm xuống lòng đất, gặp các đới đứt gãy, sẽ gây ra biến đổi ứng suất, tạo ra dư chấn. Động đất kích thích dễ xảy ra nếu tại các đập chứa có sự thay đổi mức nước cao thấp quá nhanh.
Theo ông Triều, các trận động đất trên xảy ra ở tầm nông, do vậy người dân dễ dàng nghe âm thanh lớn như tiếng nổ phát ra từ lòng đất. Đến nay, các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Nam cũng chỉ ghi nhận và đang nhờ cơ quan cấp trung ương vào cuộc để xem xét, nghiên cứu trả lời.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc giải thích của ông Triều thật sự chưa thuyết phục, bởi vì ngay sau đó, trong đêm 27.11, người dân vùng Trà My lại tiếp tục hốt hoảng khi liên tiếp xảy ra hai cơn dư chấn động đất có cường độ mạnh hơn những cơn xảy ra vào đêm 16 rạng sáng 17.11. Hiện nay, huyện Bắc Trà My vẫn chưa có văn bản trả lời chính thức của cơ quan chuyên môn và địa phương vẫn chưa thể đưa ra thông báo chính thức trước dân.
“Đáng lo nhất là ở các khu tái định cư thuỷ điện Sông Tranh tại xã Trà Bui và Trà Đốc, đây là hai khu vực gần vùng lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 và chịu tác động mạnh nhất của các dư chấn. Có rất nhiều nhà dân tái định cư bị nứt do tác động của các dư chấn; người dân tái định cư đa số là đồng bào dân tộc Cadong, Mơ Nông vẫn còn mang nặng tập quán du canh, du cư, nên họ không mấy mặn mà với việc ở tái định cư trong những ngôi nhà xây kiên cố, họ rất hoang mang và dễ xảy ra tình trạng di dân tự do, gây phức tạp thêm tình hình cho địa phương”, ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My nói.
Theo ông Triều, các trận động đất trên xảy ra ở tầm nông, do vậy người dân dễ dàng nghe âm thanh lớn như tiếng nổ phát ra từ lòng đất. Đến nay, các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Nam cũng chỉ ghi nhận và đang nhờ cơ quan cấp trung ương vào cuộc để xem xét, nghiên cứu trả lời.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc giải thích của ông Triều thật sự chưa thuyết phục, bởi vì ngay sau đó, trong đêm 27.11, người dân vùng Trà My lại tiếp tục hốt hoảng khi liên tiếp xảy ra hai cơn dư chấn động đất có cường độ mạnh hơn những cơn xảy ra vào đêm 16 rạng sáng 17.11. Hiện nay, huyện Bắc Trà My vẫn chưa có văn bản trả lời chính thức của cơ quan chuyên môn và địa phương vẫn chưa thể đưa ra thông báo chính thức trước dân.
“Đáng lo nhất là ở các khu tái định cư thuỷ điện Sông Tranh tại xã Trà Bui và Trà Đốc, đây là hai khu vực gần vùng lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 và chịu tác động mạnh nhất của các dư chấn. Có rất nhiều nhà dân tái định cư bị nứt do tác động của các dư chấn; người dân tái định cư đa số là đồng bào dân tộc Cadong, Mơ Nông vẫn còn mang nặng tập quán du canh, du cư, nên họ không mấy mặn mà với việc ở tái định cư trong những ngôi nhà xây kiên cố, họ rất hoang mang và dễ xảy ra tình trạng di dân tự do, gây phức tạp thêm tình hình cho địa phương”, ông Trần Anh Tuấn, phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My nói.
BÀI VÀ ẢNH: THANH TRÀ
Viện Vật lý địa cầu: động đất kích thích do tích nước vào hồ
• Đang chờ cấp kinh phí nghiên cứu
Chiều ngày 29.11, GS.TS Cao Đình Triều cho biết, trạm địa chấn ở Thừa Thiên – Huế ghi nhận dư chấn động đất ở huyện Bắc Trà My vào 21 giờ 23 phút ngày 27.11 khoảng 3 độ Richter. “Chúng tôi đã gửi văn bản đề nghị liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật địa lý Việt Nam cử đoàn công tác về lập trạm quan trắc, nghiên cứu tại địa phương này trong thời gian đầu khoảng hai tháng với kinh phí dự toán khoảng 500 triệu đồng”, GS Triều nói. Tuy nhiên, theo GS Triều, hiện vẫn chờ ý kiến của liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam quyết định hỗ trợ kinh phí thì các đoàn công tác mới có thể lên đường làm nhiệm vụ tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Dự kiến sẽ có ba đoàn công tác (mỗi đoàn có khoảng 4 – 5 chuyên gia, kỹ sư) nghiên cứu các lĩnh vực: đới đứt gãy địa chất hoạt động thế nào; vấn đề động đất kèm theo sạt lở đất; khảo sát vị trí đặt máy quan trắc động đất; theo dõi, ghi nhận mức độ dư chấn trong suốt hai tháng thì mới đưa ra nhận định chính xác được.
Cuối ngày 29.11, các nhà khoa học thuộc viện Vật lý địa cầu gồm TS Lê Huy Minh, TS Phạm Đình Nguyên, TS Lê Tử Sơn, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, ThS Đinh Quốc Văn đã đưa ra kết luận ban đầu về các trận động đất khu vực Bắc Trà My, Quảng Nam như sau: đây là những trận động đất kích thích, xảy ra sau khi hồ thuỷ điện tích nước đi vào hoạt động. Các trận động đất này đã gây ra rung động nền đất kèm theo tiếng nổ ở khu vực gần tâm chấn. Rất nhiều người dân đã cảm nhận được dao động do động đất gây ra. Nhà cửa và các đồ vật treo đung đưa mạnh. Dao động như vậy ứng với cường độ chấn động cấp 5 theo thang MSK-64.
Viện Vật lý địa cầu cho biết, các trận động đất đã nêu tập trung gần đứt gãy kiến tạo Trà Bồng, giữa đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi và đứt gãy Tam Kỳ – Phước Sơn, đồng thời cũng nằm trong phạm vi vùng hồ của thuỷ điện Sông Tranh 2. Độ sâu chấn tiêu của các trận động đất đã nêu đều nằm ở độ sâu 3 – 5km, khá nông so với phần lớn các trận động đất kiến tạo đã quan sát được trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định sơ bộ ban đầu. Để khẳng định chính xác vấn đề này, cần xem xét một cách chi tiết hoạt động động đất ở khu vực này trong thời gian trước khi tích nước hồ chứa, cũng như cần có thêm những khảo sát chi tiết và quan trắc bổ sung về hoạt động động đất trong khu vực từ một mạng lưới trạm ghi động đất đủ dày.
Viện Vật lý địa cầu nhấn mạnh, trong các nghiên cứu, khảo sát đã tiến hành phục vụ xây dựng đập thuỷ điện sông Tranh 2, các đứt gãy đã nêu được viện Vật lý địa cầu đánh giá có khả năng phát sinh động đất cực đại với độ lớn Mmax= 5,5. Gia tốc nền ứng với động đất thiết kế được viện Vật lý địa cầu kiến nghị sử dụng cho đập thuỷ điện Sông Tranh 2 là a = 150 cm/s2, hoặc động đất cấp 7 theo thang MSK-64.
Với thiết kế như vậy, đập thuỷ điện Sông Tranh 2 hoàn toàn an toàn dưới tác động của các trận động đất vừa qua.
• Đang chờ cấp kinh phí nghiên cứu
Chiều ngày 29.11, GS.TS Cao Đình Triều cho biết, trạm địa chấn ở Thừa Thiên – Huế ghi nhận dư chấn động đất ở huyện Bắc Trà My vào 21 giờ 23 phút ngày 27.11 khoảng 3 độ Richter. “Chúng tôi đã gửi văn bản đề nghị liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật địa lý Việt Nam cử đoàn công tác về lập trạm quan trắc, nghiên cứu tại địa phương này trong thời gian đầu khoảng hai tháng với kinh phí dự toán khoảng 500 triệu đồng”, GS Triều nói. Tuy nhiên, theo GS Triều, hiện vẫn chờ ý kiến của liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật địa vật lý Việt Nam quyết định hỗ trợ kinh phí thì các đoàn công tác mới có thể lên đường làm nhiệm vụ tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Dự kiến sẽ có ba đoàn công tác (mỗi đoàn có khoảng 4 – 5 chuyên gia, kỹ sư) nghiên cứu các lĩnh vực: đới đứt gãy địa chất hoạt động thế nào; vấn đề động đất kèm theo sạt lở đất; khảo sát vị trí đặt máy quan trắc động đất; theo dõi, ghi nhận mức độ dư chấn trong suốt hai tháng thì mới đưa ra nhận định chính xác được.
Cuối ngày 29.11, các nhà khoa học thuộc viện Vật lý địa cầu gồm TS Lê Huy Minh, TS Phạm Đình Nguyên, TS Lê Tử Sơn, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, ThS Đinh Quốc Văn đã đưa ra kết luận ban đầu về các trận động đất khu vực Bắc Trà My, Quảng Nam như sau: đây là những trận động đất kích thích, xảy ra sau khi hồ thuỷ điện tích nước đi vào hoạt động. Các trận động đất này đã gây ra rung động nền đất kèm theo tiếng nổ ở khu vực gần tâm chấn. Rất nhiều người dân đã cảm nhận được dao động do động đất gây ra. Nhà cửa và các đồ vật treo đung đưa mạnh. Dao động như vậy ứng với cường độ chấn động cấp 5 theo thang MSK-64.
Viện Vật lý địa cầu cho biết, các trận động đất đã nêu tập trung gần đứt gãy kiến tạo Trà Bồng, giữa đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vi và đứt gãy Tam Kỳ – Phước Sơn, đồng thời cũng nằm trong phạm vi vùng hồ của thuỷ điện Sông Tranh 2. Độ sâu chấn tiêu của các trận động đất đã nêu đều nằm ở độ sâu 3 – 5km, khá nông so với phần lớn các trận động đất kiến tạo đã quan sát được trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định sơ bộ ban đầu. Để khẳng định chính xác vấn đề này, cần xem xét một cách chi tiết hoạt động động đất ở khu vực này trong thời gian trước khi tích nước hồ chứa, cũng như cần có thêm những khảo sát chi tiết và quan trắc bổ sung về hoạt động động đất trong khu vực từ một mạng lưới trạm ghi động đất đủ dày.
Viện Vật lý địa cầu nhấn mạnh, trong các nghiên cứu, khảo sát đã tiến hành phục vụ xây dựng đập thuỷ điện sông Tranh 2, các đứt gãy đã nêu được viện Vật lý địa cầu đánh giá có khả năng phát sinh động đất cực đại với độ lớn Mmax= 5,5. Gia tốc nền ứng với động đất thiết kế được viện Vật lý địa cầu kiến nghị sử dụng cho đập thuỷ điện Sông Tranh 2 là a = 150 cm/s2, hoặc động đất cấp 7 theo thang MSK-64.
Với thiết kế như vậy, đập thuỷ điện Sông Tranh 2 hoàn toàn an toàn dưới tác động của các trận động đất vừa qua.
MINH ĐỨC – THANH TUYỀN