Một người dân (danlambao) - Đồng hồ đo đếm điện loại 3 pha do Việt Nam sản suất nhãn hiệu EMIC nhưng thuộc loại đã cũ, ngành điện không còn dùng nữa và thải ra thành rác. Rác thải đó qua bàn tay người thợ, rồi qua cơ quan kiểm định đo lường chất lượng của nhà nước, qua cửa hàng bán đồ điện, đến tay người dân. Cuối cùng rác thải leo lên trụ điện thành ra cái đồng hồ trở lại.
Chị Hường và anh Hải là hai người làm vườn trồng cà phê ở xã Ia Dêr huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai mua chung 3 cái “đồng hồ rác” ở tiệm điện Như Ý thuộc TP Pleiku. Một cái làm đồng hồ tổng, hai cái còn lại mắc riêng cho hai nhánh rẽ để đưa điện về hai mảnh vườn.
Đồng hồ màu đen các góc hình hộp đều lum lum
Sau ba tháng sử dụng đồng hồ tổng cho chỉ số là 750 kw/h. Đồng hồ nhánh một cái cho chỉ số 930 kw/h cái còn lại 180 kw/h. Tổng cộng chỉ số hai đồng hồ nhánh lớn hơn cả chỉ số của đồng hồ tổng và sai số đến 31%.
“Đồng hồ rác“ do anh Suy ở Thôn 4 xã Ia Hrung huyện Ia Grai mua về chỉ số đo có kiểu chạy lạ đời đó là chạy ngược. Số là mọi đồng hồ khi đo đếm điện đều chạy theo dãy số tự nhiên tăng dần từ 00000 đến 00001, nhưng “đồng hồ rác” của anh Suy do thợ sửa chữa tân trang lắp ngược bộ số nên nó mới có kiểu “chạy ngược”. Chỉ số đo đếm từ 00000 rồi 99999 rồi 99998. Mới dùng có mấy ngày mà tiền điện tính ra cả trăm triệu đồng nên ai thấy cũng... kinh.
Dân trồng cà phê ở thôn 4 xã Ia Hrung huyện Ia Grai mua về hơn một chục cái “đồng hồ rác”, sau một năm sử dụng chưa hết hạn kiểm định thì còn lại một nửa trong số đó còn chạy. Một nửa kia thì... bỗng dưng đứng, hoặc đi chầm chậm chứ không chạy cho nên người dân buộc phải thay.
Anh Thu tiếc đứt ruột cái “đồng hồ rác” bạc triệu mới mua chưa được lâu nên tháo nó ra xem sao. Anh ngạc nhiên khi chì niêm kiểm định của đồng hồ vẫn còn nguyên nhưng tháo nó ra thì nó chỉ có... nửa cái ron!
Chỉ đến khi người dân ở nơi đây đem “đồng hồ rác” ra Điện Lực Gia Lai xin cân chỉnh lại thì mới biết đó là “rác”. Cô nhân viên kiểm định đồng hồ của Điện Lực Gia Lai nói rằng: “loại này không dùng nữa”. Người dân không tin cái đồng hồ bạc triệu mới mua của mình là loại “không dùng”. Nhưng khi tận mắt nhìn đống rác ở cơ quan điện lực nó giống giống cái “đồng hồ rác” của mình thì người dân mới tin rằng lời nói của cô nhân viên kiểm định ở cơ quan điện lực là thật
Đồng hồ mới Toanh của Trung Quốc cũng là rác
Đồng hồ màu xanh dương có hàng chữ của Trung Quốc
Anh Bình mua một lô 4 cái đồng hồ do Trung Quốc sản xuất mới toanh có màu xanh dương về dùng, khi ghi chỉ số điện để tính tiền thì mới thấy tổng chỉ số ở đồng hồ mắc ở các nhánh rẽ lại lớn hơn chỉ số ở đồng hồ tổng. Anh đem đồng hồ ra cơ quan điện lực để cân lại thì cô nhân viên điện lực Gia Lai cũng nói rằng: “loại này không dùng”.
Nói rồi Cô nhân viên kiểm định của điện lực Gia Lai chỉ cho anh Bình thấy cái miếng bass bằng sắt ở mặt sau của đồng hồ và gọi nó bằng cái từ: ‘độ chế’
Miếng bass độ chế trên mặt sau của đồng hồ
Tôi tìm đến một thợ điện hỏi xem sao đồng hồ Trung Quốc mới toanh mà vẫn... độ chế, thì mới biết hàng trung quốc sản suất thiếu một bộ phận gì gì đó hình như là cos fi, khi nhập khẩu về Việt Nam người ta độ chế thêm phần thiếu đó. Và vì thế nên khi chưa dùng, nó vẫn được xem là rác.
------------
Hành vi các cửa hàng đồ điện đem bán cái đồng hồ đã bỏ đi, hoặc không dùng được cho dân là hành vi lừa đảo. Điều đáng nói là hành vi lừa đảo này có sự tiếp tay của cơ quan Nhà nước. Đó là cơ quan: CHI CỤC KIỂM ĐỊNH ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TỈNH BÌNH ĐỊNH.
Một người dân lỡ mua loại đồng hồ này khẳng định rằng: "Nếu không có tem kiểm định của Nhà Nước dán lên đồng hồ thì tôi đã không mua".
Nói về cơ quan trên, một nhân viên làm nhiệm vụ cân đồng hồ của Điện Lực Gia Lai cho biết: "họ dán tem kiểm định lên đồng hồ rồi bấm chì chứ có cân đâu, có cái đồng hồ do họ cân sai số đến 20%"