Đề nghị thu phí xe máy từ 500.000-1 triệu đồng/năm - Dân Làm Báo

Đề nghị thu phí xe máy từ 500.000-1 triệu đồng/năm

TT - Thông tin từ Bộ GTVT ngày 30-12 cho biết Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký tờ trình số 8868/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở VN và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28-8-2001.


Giao thông rối loạn tại giao lộ Lý Tự Trọng - Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Theo đó, mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ dự kiến thu như sau: (xem bảng)

Mức thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm với đối tượng thu là ôtô các loại, trong đó miễn thu phí đối với các loại xe công và xe buýt. Thời gian thu phí là giờ cao điểm, buổi sáng từ 6g-8g30, buổi chiều từ 16g-19g hằng ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Việc thu phí thực hiện tại khu vực nội ô thành phố, phương thức thu là thu qua các trạm thu phí ôtô và chỉ thu chiều vào với mức thu dự kiến 30.000 đồng/lượt đối với ôtô chở người đến bảy chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ôtô còn lại (xe tải, xe chở người hơn bảy chỗ ngồi...).
TT
LOẠI PHƯƠNG TIỆN
MỨC THU (đồng/năm)
I
Ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (kể cả ôtô vừa chở người, vừa chở hàng)

1
Loại có dung tích xilanh từ 2.000cm3 trở xuống
20.000.000
2
Loại có dung tích xilanh trên 2.000cm3 đến 3.000cm3
30.000.000
3
Loại có dung tích xilanh trên 3.000cm3
50.000.000
II
Xe môtô (môtô hai bánh, môtô ba bánh) của các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Ðà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng

1
Loại có dung tích xilanh dưới 175cm3
500.000
2
Loại có dung tích xilanh từ 175cm3 trở lên
1.000.000

TUẤN PHÙNG


Băn khoăn với đề nghị thu phí xe máy

TT - Sau khi Tuổi Trẻ đưa tin Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, đã có gần 240 bạn đọc có ý kiến về vấn đề này, tất cả đều băn khoăn.

Một hố ga không nắp gây nguy hiểm trên đường Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận, TP.HCM bị ngập sau trận mưa Ảnh: THANH ĐẠM
* Tôi nhận thấy phần lớn người đi xe gắn máy trong thành phố là dân nghèo. Họ đã phải mệt mỏi lo toan “cơm áo gạo tiền”, giờ lại thêm gánh nặng phải đóng phí lưu thông xe gắn máy. Xin hỏi cơ sở hạ tầng giao thông đã tốt chưa mà đòi thu phí cả xe gắn máy?
NGUYỄN VĂN THẮNG  (vanthang45@...)
* Tôi thấy việc thu phí xe là cần thiết, nhưng phải thu phí loại xe nào và đối tượng là ai. Đa số người đi xe máy là những người nghèo, thu nhập không cao, xe máy còn là phương tiện mưu sinh của họ. Vậy việc thu phí xe gắn máy đối với đối tượng này có hợp lý không? Vả lại việc thu phí xe gắn máy có giảm ùn tắc giao thông không, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội.
HUỲNH THANH KHANH
Nguyên tắc của kinh tế thị trường là “tiền trao cháo múc”. Nếu đường tốt, xe buýt cho ngon lành đi, khi ấy “đánh” bao nhiêu vào các phương tiện giao thông cá nhân người dân cũng chịu. Bởi một khi phương tiện giao thông công cộng đã tốt rồi thì ai còn muốn có phương tiện cá nhân phải đóng tiền cao nữa. Chứ như hiện nay, đường sá thì tệ, xe buýt thì kém mà siết phương tiện cá nhân là chưa hợp lý.
(truonghien1960@...)
* Khi người tham gia giao thông đóng những phí trên thì bộ trưởng Bộ GTVT có cam kết sẽ không còn kẹt xe giờ cao điểm không? Nếu đã đóng phí mà vẫn kẹt xe thì chắc chắn không được người dân ủng hộ.
NHẬT BÌNH
* Tôi là người đi xe máy thường xuyên. Gia đình tôi có ba xe máy tất cả. Nếu nói như công văn đề nghị thu phí xe máy của Bộ GTVT thì tôi phải đóng tổng cộng 1,5-3 triệu/năm. Trong khi gia đình tôi rất khó khăn, đóng như thế này là quá cao so với thu nhập của tôi. Một tháng lương của công nhân giày da như chúng tôi chỉ 3 triệu đồng, sống rất chật vật rồi, nay lại thêm khoản thu này thì chịu sao thấu?
NGUYỄN TRUNG KIÊN 
(Khu công nghiệp Tân Bình )
* Kinh tế khó khăn ai ai cũng khó. Các công ty báo cáo thua lỗ, phá sản rất nhiều, lạm phát tăng cao. Tiền lương mỗi tháng của công nhân dùng để trả chi phí nhà trọ, điện nước, thức ăn, thuốc men...còn lại được bao nhiêu tiền cho công nhân? Họ luôn sống trong thiếu hụt. Điện tăng, xăng tăng, lạm phát tăng, lương không tăng... nay phải chi thêm khoản phí xe máy. Cần cân nhắc quan tâm đến người thu nhập 2-3 triệu đồng/tháng khi đưa ra các khoản thu mới.
LONG THANH NHÂN



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo