Hành Khất (danlambao) - Khi con người tiến hóa, phần tâm thức cũng được mở rộng hơn, và theo thời gian nhân bản cũng thay đổi qua cách hành xử đối với thiên nhiên bao gồm sinh động vật khi đời sống vật chất khá đầy đủ hơn xưa. Những niềm tin dựa vào phong tục xưa cũ cũng được thay đổi hay hủy bỏ vì chúng là bước cản cho sự trưởng thành tư tưởng của một dân tộc theo đà thúc đẩy tiến bộ của nhân loại. Đó hiệu quả của những của những học thuyết khai mở tâm thức mà tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong thực tiển song song với xã hội.
Dù muốn dù không, dù có niềm tin hay không vào bất kỳ tôn giáo nào, con người trong xã hội cũng chịu cuốn theo dòng tiến hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một số người bị vướng mắc phía sau khá xa bởi tư tưởng của quá khứ bao trùm làm rẽ nhánh từ dòng chính, mà họ cứ ngỡ đang theo đúng hướng vì dòng chỉ chảy theo một chiều. Thực chất là họ cảm thấy mình có được những tiến hóa hơn so với tổ tiên như nhận thức, cuộc sống vật chất v.v. , nhưng họ không nhìn thấy được sự hạn chế trong quá trình phát triển nếu so với xã hội rộng lớn hay thế giới văn minh vượt bực khác. Lý do chính yếu là do nền giáo dục cộng đồng yếu kém mà nhà cầm quyền sở tại phải chịu trọng trách đó.
Tuy nhiên, dưới hình thức khai hóa nhân bản là cả một cơ cấu chính trị tùy thuộc vào chế độ, chủ nghĩa mà quốc gia đang theo đuổi vì mục đích lợi ích cho đảng phái hay dân tộc. Trong một thôn làng nhỏ, người ta thường cảm tạ vị trưởng làng cho những kết quả nào đó dù không đáng kể nếu đem so với sự phát triển chung của xã hội rộng lớn hơn. Đó chính là hình thức phong kiến ngày xưa của những vua quan thích được tôn vinh, nhưng vẫn tiềm tàng bao trùm trong chế độ độc tài bảo thủ không ngoài mục đích ngu dân hóa để trị, và muốn người dân phải luôn nhớ đến những đặc ân nhỏ giọt được ban phát nhằm lấy lòng dân hầu che lấp đi những gì bị tước đoạt trong hiện tại.
Điểm qua lễ hội đâm, chém, giết trâu, xẻ lợn của Việt Nam:
Một hình thức tiêu biểu là sự cổ võ cho những phong tục lạc hậu dù thiếu nhân bản trầm trọng nhưng được xem là một đặc ân đối với dân làng để đỏi lại sự tôn vinh, tuân thủ tuyệt đối của người dân đối với nhà cầm quyền. Đó chính là những lễ hội đâm trâu, chém trâu, xả heo còn mang đầy tính man rợ của thời tiền sử nhưng được tái diễn trước số đông tụ tập đủ mọi lứa tuổi, thành phần, ngay cả cán bộ lãnh đạo tượng trưng cho chế độ. Những sự kiện nầy được lập đi lập lại từ hơn 10 năm qua, mà người ta cho đó là phong tục "độc đáo" cần được duy trì. Và một khi được duy trì, dĩ nhiên, luôn kèm theo là sự phát triển những tính cách "độc đáo" đó sâu rộng, ngang dọc hơn. Từ thôn làng xa xa sẽ dần dần về thành thị, rồi thủ đô, và phút chốc sẽ là cả nước, với quan niệm về phong tục "tế sống". Nên sẽ từ một nhóm người lan ra cả dân tộc một cảm giác lạnh lùng tự nhiên trong sự "biệt đãi" đối với mọi sinh vật, mà họ quên rằng trong đó có cả con người.
Nếu đã đánh giá đó một phong tục, người ta nên gạn lọc lấy sự tinh hoa để gìn giữ bản sắc và phát huy ý nghĩa truyền thống của những bước giai đoạn cho buổi lễ trong tinh thần nâng cao dân thức về lịch sử để họ cảm thấy sự hãnh diện dân tộc và khiêu gợi tâm thức sao cho phù hợp với trào lưu thế giới nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng truyền thống riêng biệt. Nhưng tất cả không ngoài mục đích quảng cáo du lịch, gom thu lợi lộc từ những người hiếu kỳ, của những người đứng ra tổ chức mà họ bất cần sự giáo hóa nhưng luôn luôn khoát màu sắc "bảo tồn văn hóa".
Trong bài viết "Tưng bừng Lễ hội Chọi trâu 2010", 16/09/2010, laodong.com.vn, của Hoàng Hoa - Hải Nguyễn, về vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống tại sân vận động quận Đồ Sơn, Hải Phòng , sáng 16/09 (tức mồng 9/8 âm lịch), cho biết rằng sau khi những cặp trâu_ có những con trâu được mua từ Lào, Mianma_ được cho ra đấu nhau đến chết bằng những đòn chí tử như móc mắt, hổ lao chọc thủng bụng đối phương v.v. chỉ trong vòng từ 10 giây đến 5 phút, chúng được xẻ thịt bán với giá được tính bằng thứ hạng vô địch :
"Những trâu thua ngay từ vòng đầu cũng có giá khoảng 1 triệu đồng/kg. Trâu vào vòng trong giá từ 2 - 4 triệu đồng/kg"
Người ta đem những cuộc chọi trâu rùng rợn ra mua vui bằng cái tên nghe thật là văn hóa; đó là chưa nói đến những món tiền bỏ ra mua trâu từ nước khác về cốt chỉ mong được tấm bằng ban khen "Vô địch" dành cho chủ trâu trong sự hảnh diện nào đó.
Từ những lễ hội đâm trâu, chém trâu bị pha dạng biến chất phong tục, ngưởi ta sẵn sàng tổ chức lễ hội giết trâu để mừng nhà mới (như trong bài "Xem người Brâu giết Trâu mừng Nhà mới ở Hà Nội", 19/04/2011, danviet.vn, của Quang Hưng). Tuy nhiên, bữa tiệc tân gia nầy cũng có pha màn đâm, rồi chém trâu giữa công chúng mà người ta càng lúc có vẻ thích cảm giác mạnh khi được bu quanh chứng kiến, la hét cổ động mỗi khi cú đâm làm tung máu, và những nhát chém mảnh liệt, tàn bạo làm ngả quỵ chân trâu khiến con vật phải lê lết, cứ thối lui lòng vòng trên đôi chân sau bi gảy, không thể kháng cự, trong nổi lo sợ, đau đớn, và kinh hoàng trong những tiếng hò hét vang động chung quanh.
Trong bài viết "Hết khóc Trâu, Chỉ còn… Giết trâu", 14/12/2010, laodong.com, của Chi Anh, có ghi lại tâm ý của người dân Tây Nguyên ngược lại phương cách "bảo tồn văn hóa" như sau :
"Tuy nhiên, các lễ ăn trâu chủ yếu là được phục dựng hoặc “bị bắt buộc”. Chứ người dân ở một số nơi không muốn đâm trâu nữa vì họ không có nhu cầu làm lễ tạ ơn hay cúng Giàng, cúng thần linh nữa. Thế nhưng, có một thực tế là nhiều địa phương đã cấp kinh phí mua trâu, thậm chí các cơ quan cấp tỉnh cũng có thể tài trợ con trâu… nhằm vận động người dân... đâm trâu trở lại."
Và thêm rằng: "Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên, không hề có lễ đâm trâu mà chỉ có lễ ăn trâu. Gọi lễ đâm trâu là một cách gọi sai, thậm chí, theo PGs Nguyễn Văn Huy, cách gọi này đã “biến một khía cạnh trong một chỉnh thể nghi lễ văn hóa thành một lễ hội, tức là đã rời xa nguyên gốc của văn hóa bản địa.”
PGs Nguyễn Văn Huy cũng có nhận định về lễ hội, trong bài viết trên như sau :
“Khi mở lại nghi lễ ăn trâu đầu tiên, người dân đề nghị phải được cúng cho đàng hoàng, vì đó mới chính là ý nghĩa trọng tâm, là cái hồn đích thực của sự kiện văn hóa, thì những người tổ chức lại không muốn cho cúng. Thế là không cúng, chỉ còn đâm. Vì vậy, nghi lễ không còn ý nghĩa gì cả ngoài sự giết trâu.”
Bài viết cho biết thêm về đề nghị của PGs Huy :
"… Theo PGs Nguyễn Văn Huy, để bảo tồn được lễ ăn trâu, nên triệt để chấm dứt việc tổ chức “lễ hội” đâm trâu ở các sự kiện văn hóa khu vực quy mô lớn, vì đó là sân khấu hóa văn hóa, cũng chỉ là một tiết mục được "hàng hóa hóa" để thu hút khách du lịch. Đồng thời, tôn trọng quan niệm của người dân địa phương, trao quyền tự quyết cho người dân địa phương tự quyết định. Triệt để chống xu hướng hàng hóa hóa văn hóa: Biến văn hóa thành hàng hóa, thành sản phẩm bán cho du lịch."
Ngoài ra, cũng trong bài viết đó, GsTs Ngô Đức Thịnh nói về nghi lễ trước khi tế hiến, được sơ lược như sau :
"…Để "ăn trâu" buổi sáng, thì chiều và đêm trước đã diễn ra nghi lễ "khóc trâu."
" … Vào cuối buổi lễ, ở người Mnông (Đắc Nông), 6 cô gái sẽ quỳ xuống lạy trâu, làm "lễ tang" cho trâu trước khi trâu thành vật hiến sinh cho thần linh."
Có không ít cá nhân hay hội đoàn đã lên tiếng phản đối những hình thức quá mức đặc thù văn hóa của lễ hội nầy; tiêu biểu là bức thư ngỏ cho UBND tỉnh Bắc Ninh của Hoàng Liên Tâm trong ban biên tập Thư Viện Hoa Sen, về lễ hội xẻ lợn mà qua đó con heo bị chém làm hai khúc trong tiếng reo hò của quần chúng, và sau đó xô đẩy nhau để được "tẩm máu" đôi tay, hay tiền giấy lẽ; theo trong bài viết "Một Lễ hội Tắm máu ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam", 26/08/2011, thuvienhoasen.org. Tuy vậy, có một số bài viết nhằm "bảo vệ" truyền thống lễ hội "tế sống" (như "Giết trâu Tế Trời", 12/10/2009, mhcg.info, của Nay Gum CSsR) hay bày tỏ quan điểm khách quan trong cách nhìn "sao cũng được" bằng cách trưng dẫn vài phong tục của nước khác như đấu bò tót ở Tây Ban Nha, hoặc giết cá heo ở quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch (trong bài "Những Lễ hội Mang mầu.. Máu" , 25/11/2010, tuanvietnam.vietnamnet. vn, của Trần Thiêm - Hiệu Minh).
Điểm qua vài lễ hội và sự thảm sát sinh vật trên thế giới:
Cho dù đó là một truyền thống lễ hội mang bất kỳ cái tên gì cho nó, nhưng vấn đề tâm thức và nhân bản mới là quan trọng. Không thể lý luận và lấy cớ là do truyển thống mà người ta có quyền hành xữ man rợ gần giống như tục lệ ăn thịt người (vì sự khan hiếm thức ăn) của một vài bộ lạc thiểu số xa xưa tận rừng sâu lưu vực Amazon Nam Mỹ, hay lưu vực Congo Tây Nam Châu Phi, hay như tục lệ tế người của giống dân bị diệt chủng Aztec Trung Mễ Tây Cơ. Hoặc như phong tục đấu bò tót nổi tiếng thế giới đã có từ thế kỷ 17, phát nguồn từ Tây Ban Nha và lan rộng vùng Tây Nam Châu Âu, Châu Mỹ Latin trong thế kỷ 19, nhưng sau đó bị hủy bỏ trong nhiều quốc gia do những phong trào bảo vệ sinh vật, và sự phản kháng của nhiều tôn giáo. Vì sự phức tạp trong chính trị, thương mại, kinh tế, nên sự phá vỡ nền móng phong tục đấu bò tót không đơn giản và đòi hỏi một thời gian lâu dài. Tuy nhiên, chính quyền sở tại cũng đã thu được nhiều thành công khả quan trong việc nghiêm cấm, hoặc giảm thiểu tục lệ đó trong nhiều khu vực ngay trên vùng đất phát sinh, Tây Ban Nha, sau hơn 3 thế kỷ đâm chòi mà chính phủ đã từng hãnh diện xem là một dấu hiệu tượng trưng cho quốc gia họ. (theo en.wikipedia, "Bullfighting")
(Khắp tỉnh bang Tây Ban Nha trong thế kỷ 19) (Sự giảm thiểu theo Thống kê năm 2012)
(Chú thích về màu sắc : đen (cao trào), xanh đậm (trung bình), xanh nhạt (giảm thiểu), trắng (không tồn tại), đỏ (nghiêm cấm))
Ngoài ra, tục lệ thường niên lùa giết cá heo, cá voi hoa tiêu (đoàn cá dẫn đầu), gọi là "grindadráp", trong suốt mùa hè ở quần đảo Faroe, Đan Mạch, cũng đã được chính quyền sở tại ra những quy định sơ khởi từ năm 1907, mãi đến năm 1932 mới được hình thành sau những bàn luận sôi nổi để phá bỏ cách thức cổ truyền săn bắt cá to bằng những vũ khí không thích hợp với nhân bản thời đại và mức hạn chế chỉ dành cho nhu cầu thực phẩm trong suốt một năm của dân trên quần đảo xa xôi, gần như cô lập đối với đất liền.
(Quần đảo Føroyar lẻ loi giữa vùng biển Bắc Đại Tây Dương)
(cách Iceland (bên trái) : 450 km; cách Đan Mạch (bên phải) : 990 km; cách Scotland (bên dưới) : 320 km)
Những hình ảnh biển máu của cá trong vùng bờ biển khiến người ta rợn người, nhưng thật ra đó là khu vực được quy định cho phép để lùa cá vào, sau đó họ dùng cái móc "gaff" không bén nhọn để kéo vào ven bờ qua lổ phun nước của cá, tiếp theo là họ dùng con dao sắc bén để cắt ngay khu vực lưng thông qua tủy sống giúp sự kết liễu khá nhanh chóng trong vòng vài giây đến vài phút, và mượn sóng biển tẩy sạch máu cá làm loang đỏ cả khu vực từ ven bờ từ ngày nầy qua ngày khác trong 3 tháng hè với khoảng 726 cá heo, cá voi (theo thống kê 2011, trên en.wikipedia, "Whaling in the Faroe Islands"). (Xem thêm hình ảnh từ "Thảm sát Cá heo ở Đan Mạch : Lễ hội Văn hóa hay Hủ tục Man rợ?", vietbao.vn (Theo Bee), 26/06/2010)
(Cái móc cá heo gọi là "gaff", sóknarongul) (Những con dao sắc bén đặc biệt, grindaknívur)
Trên thực tế, chính quyền luôn có người giám sát, và những hiệp hội khác nhau luôn theo dỏi, báo cáo, đưa ý kiến. Mặc dù có những nhóm hội khác phản đối việc lùa giết cá, nhưng theo thống kê mức trung bình đánh bắt hằng năm trong giai đoạn1990-1999 là 956 cá hoa tieu bị lùa giết chỉ vào khoảng 0.1% so với tổng số cá được biết; như vậy thích ứng với sự đòi hỏi của IUCN (International Union for Conservation of Nature , Liên minh Bào tồn Thiên nhiên Quốc tế) và ACS (American Cetacean Society, Hội Loài hữu Nhũ dưới Biển của Mỹ).
Cuộc săn bắt hải cẩu ở Gia Nã Đại từ hơn 4.000 năm nay, bắt nguồn từ thổ dân Châu Mỹ, và Những người Quốc gia Đầu tiên Inuit trong khu vực, cũng là một đề tài rộng lớn trên thế giới, mặc dù một số nước khác (Greenland, Iceland, Na Uy, Liên Xô v.v.) cũng cùng cạnh tranh thị trường hải cẩu. Sở Thủy sản và Đại dương Gia Nã Đại, DFO (The Canadian Department of Fisheries and Oceans) có những quy định về mức độ săn bắt, bảo vệ, nuôi dưỡng, giám sát, cũng như loại vũ khí cho phép v.v. , nhưng những sản phẩm hải cẩu dần dần bị Hiệp hội Âu Châu tẩy chay. Nhiều phong trào trong nước, và quốc tế lên tiếng chống đối mãnh liệt trước hình ảnh của đôi mắt thủy tinh trong xanh ngơ ngác, hiền hòa của con hải cẩu nhìn chiếc búa chim "hakapik" (như những chiếc búa của phạm tù khổ sai tạp dịch, một đầu cong nhọn, dài, để xẻ da và một đầu ngắn, to để đập) đang bổ xuống đầu. Dù đó là vũ khí săn bắt cổ truyền được cho là nhân đạo nhất qua sự chấp thuận của luật pháp Gia Nã Đại, cũng bị liệt kê là tàn nhẫn, dã man. Nguồn kinh tế dồi dào đó qua nhiều sản phẩm khác nhau từ hải cẩu của Gia Nã Đại bị cô lập, hiện tại được trực thu từ vài nước Á Châu. Ngay cả trong nước, người dân cũng không được dùng những sản phẩm đó, ngoài một vài khu vực riêng biệt dành cho du khách. (theo en.wikipedia "Seal hunting").
Chiếc búa chim "hakapik"
Đỉnh điểm của sự tàn sát súc vật là lễ hội Gadhimai, mỗi 5 năm, trong vùng Bara, khoảng 160 km hướng Nam của thủ đô Kathmandu. Đây là lễ hội tế sống sinh vật lớn nhất thế giới, bao gồm trâu, heo, dê, bò, gà, và bồ câu, nhằm làm vui lòng Nữ thần Sức mạnh, Gadhimai, của đạo Ấn giáo (Hindu). Thời gian gần đây nhất, với khoảng 5 triệu người từ những tỉnh bang Ấn Độ lân cận Nepal (như Bihar hướng Đông Nam, Uttar Pradesh hướng Tây Nam) và cả khu vực đồng bằng Terai của Nepal, tụ tập tại khu vực đền Gadhimai để hành lễ trong ngày 24 và 25/11/2009 tế hiến khoảng 500.000 ngàn sinh vật. Lễ hội kéo dài 1 tháng, bắt đầu từ tuần lễ đầu tiên của tháng 11 và chấm dứt trong tuần lễ đầu tiên của tháng 12. Mặc dù trước đó, có nhiều cố gắng từ nhóm hội tư nhân trong và ngoài nước, yêu cầu chính quyển Nepal ngăn chận lễ hội nhưng được trả lời rằng "họ không muốn xen vào lễ hội thuộc hàng thế kỷ cổ truyền của dân chúng". Và đó cũng là khoảng thời gian còn tại vị của Thủ tướng Madhav Kumar Nepal, người từng là Tổng Bí thư của đảng cộng sản Nepal (bị loại bỏ trong tháng 5/2009) trong 15 năm trước. (theo en.wikipedia, "Gadhimai festival" ). (Xem thêm hình ảnh từ "Lễ hội Giết gia súc Tàn nhẫn tại Ấn Độ", 30/08/2011, của ZaiBinhDinh).
(Nepal gần Tây Tạng, Tibet, Ấn Độ) (Vùng Bara khoảng 160 km hướng Nam từ thủ đô)
Nhận định tổng quát:
Trong cuộc đấu bò tót dường như có sự bình quân lực lượng giữa 2 đối thủ: dũng sĩ có thanh gươm bén nhọn, vài cây đâm, và tấm vải chắn; con bò có đôi sừng, sức mạnh, và tốc độ. Đó là cuộc thử thách công bằng giữa người và thú vật, nên không ít dũng sĩ cũng bị húc, dẫm chết. Ngược lại, trong lễ hội đâm trâu, dũng sĩ luôn nắm chắc phần thắng vì con trâu chỉ được chạy vòng quanh cây nọc qua sợi dây trói buộc. Hai bản chất hình ảnh cùng mang lại thú vui và mục đích thương mại_ không hơn không kém_ nhưng được khoát lên bằng hai nhãn hiệu khác nhau.
Những nghi thức lễ hội Á Đông luôn có tính cách văn hóa pha lẫn tín ngưỡng, vì vậy nếu lấy mất đi, hay pha chế phần tín ngưỡng, chỉ còn lại cái vỏ văn hóa trơ trẻn, biến dị. Tâm thức và phong tục nên luôn hòa hợp nhau vì lợi ích trong việc giáo dục cộng đồng, sự lưu giữ tinh hoa cổ tục, hơn là phơi bày sự dã man giữa công cộng rồi đi tìm những biện luận từ những lễ hội nào đó của nước khác. Trong khi con người trên thế giới cố gắng từng bước bảo vệ quyền sinh vật bằng cách hạn chế hay loại bỏ những hành động bị xem là tàn ác, hành hạ thú vật, nhưng những lễ hội của người Việt lại cố tình phô trương những hành động thú tính đó qua truyền hình thông tin trong và ngoài nước. Đó không phải là một bản sắc văn hóa riêng biệt như được quảng cáo mà chỉ là trò lập lại những hủ bại đang trên con đường bị đào thải trên thế giới hiện nay. Nếu không có một tâm thức tốt, từ một phong tục sẽ biến dạng dần dần thành thú tiêu khiển man rợ hơn, ẩn dưới những cái tên rất văn hóa cổ truyền, như cảnh tàn sát gia cầm ở Nepal hay hơn thế nữa.
Có người còn cho rằng trong lễ hội Tây Nguyên chỉ giết vài con trâu, con heo có đáng là bao so với hàng triệu triệu gia cầm trong những nơi sản xuất ở Mỹ. Quả không sai, vì nhu cầu lương thực nên con ngưởi, không chỉ riêng nước Mỹ, phải sát sinh. Tuy nhiên, người ta dùng những phương pháp nhằm hạn chế sự đau đớn của sinh vật như có thể và không bao giờ phô trương giữa công cộng trong tiếng hò reo đầy kích thích thú tính của người xem. Đó là bài học nhân bản, không chỉ để đối xữ với con người, mà ngay cả mọi sinh vật, nếu họ không muốn trở thành những con người máu lạnh trong chức vụ, nghề nghiệp và chính những thế hệ mai sau cũng sẽ tạp nhiễm với những cái nhìn lạnh lùng ngược lại đối với họ. Trong tận cùng của tất cả, đồng tiền không bao giờ mua được tâm thức!
Ps. (ai muốn xem thêm hình ảnh có thể vào những trang mạng của những bài viết dẫn chứng trên, theo đường dẫn màu xanh_ vì không muốn gây kinh hoàng cho người đọc, nên không tiện đưa lên lại những hình ảnh đó)