Bạn “vàng” Trung Quốc ?! - Dân Làm Báo

Bạn “vàng” Trung Quốc ?!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Người Pháp có câu nói rất thực tế để đánh giá nhân cách: “Dis moi qui es ton ami, je te dirai qui tu es” tạm dịch, có nghĩa: “Hãy nói cho tôi biết bạn của quí vị là ai, tôi sẽ cho biết quí vị là người như thế nào”. Bạn quí ngàn vàng của “đảng ta” là Trung Quốc...”

“Người Pháp có câu nói rất thực tế để đánh giá nhân cách: “Dis moi qui es ton ami, je te dirai qui tu es” tạm dịch, có nghĩa: “Hãy nói cho tôi biết bạn của quí vị là ai, tôi sẽ cho biết quí vị là người như thế nào”. Bạn quí ngàn vàng của “đảng ta” là Trung Quốc….” thử điểm xem hành vi của bọn “tàu cộng” này qua sự việc tranh chấp bãi cạn “Scarborough” còn nóng hổi với quốc gia Philippines trên biển Đông, chúng ta sẽ thấy bản chất và nhân cách của “đảng ta” là như thế nào. 

Cũng cần lược qua như sau: Nhóm đảo chìm và bãi cạn Scarborough còn có tên địa phương “Panatag Shoal” do Philippines công bố thuộc lãnh hải nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Philippines được thiết lập bởi một loạt các điều ước quốc tế, bao gồm Hiệp ước Paris (1898), Hiệp ước Washington (1900), hiệp ước với nước Anh (1930), Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), và gần đây nhất là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (viết tắt là DOC) được các nước ASEANTrung Quốc ký ngày 04-11-2002. Bao nhiêu thế kỷ qua đảo bãi cạn này không bao giờ có tên gọi là “Hoàng Nham” như Trung Quốc công bố thời gian gần đây. Raul Hernandez, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, nhấn mạnh rằng: Panatag Shoal (Scarborough) là một phần trong hải phận của thị trấn ven biển Masinloc thuộc tỉnh Zambales trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (theo luật biển UNCLOS), cách thủ đô Manila khoảng 270 km (cách đảo Hải Nam TQ 1200 km đường biển) nhiều thế kỷ qua đây là ngư trường chính của ngư dân và là ngư trường có kiểm soát bảo vệ động thực vật hải sản của bộ Ngư nghiệp CP/Philippines.

Bãi cạn Scarborough cách thủ đô Manila(Philippines) 270 km trong khi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến 1.200 km. Ảnh:Google.map. 

Chúng ta cũng nên tham khảo lại một vài chi tiết chủ yếu quan trọng trong một văn bản có 10 điều khoản liên quan Biển Đông mà gần đây nhất (2002) Trung Quốc chính thức tham dự ký tên xác định như một thành viên trong hội nghị (trích vài điều khoản đáng lưu ý). 

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (viết tắt là DOC) được các nước ASEANTrung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại PhnomPenh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề biển Nam Trung Hoa (biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông. 

Văn kiện mở đầu rằng: Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (TQ) tái khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển tình hữu nghị và sự hợp tác đang tồn tại giữa các chính phủ và nhân dân các nước với quan điểm thúc đẩy mối quan hệ đối tác láng giềng tốt và tin cậy lẫn nhau. Nhận thức rõ nhu cầu thúc đẩy một môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa trong vùng biển Nam Trung Hoa giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm nâng cao hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực. Cam kết nâng cao những nguyên tắc và mục tiêu của tuyên bố chung của Hội nghị những người đứng đầu nhà nước/chính phủ các nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. 

Cùng tuyên bố như sau: 

Điều 1: Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước. 

Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 

Điều 5: Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng 

Điều 8: Các bên có trách nhiệm tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và hành động phù hợp với sự tôn trọng đó. 

Làm vào ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại PhnomPenh, Vương quốc Campuchia. 

Đại diện các nước ASEAN: Bộ trưởng ngoại giao các nước. 

Đại diện chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (TQ): Wang Yi - Đặc phái viên, Thứ trưởng Bộ ngoại giao. (Wikipedia). 

Nếu lưu ý chúng ta sẽ thấy tại thời điểm hội nghị (2002) và trong nguyên văn nội dung tuyên bố về nguyên tắc ứng xử (DOC) này, chín đoạn chử U có hình cái lưỡi “con bò điên” TQ chưa thấy thò ra trên Biển Đông. Chỉ đến những năm tiếp theo sau đó khi nền kinh tế phình to phát triển mạnh, khát năng lượng thì TQ mới bị kích thích bởi nguồn năng lượng dầu khí trầm tích tiềm ẩn dưới biển Đông và hơn nữa thặng dư ngân sách dồi dào trong cán cân thương mại quốc tế đủ cho TQ rủng rỉnh hơn trong chi tiêu quốc phòng với tham vọng bằng quân sự thâu tóm nhiều nhóm hải đảo thuộc Tây Thái Bình Dương (trong đó có biển Đông) làm vành đai căn cứ phòng thủ nhiều tầng, lớp, trên biển để đối trọng với hiệp ước hổ tương quân sự Đông Á giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc kể cả Đài Loan, vì thế dù chữ ký của mình trong văn bản DOC chỉ vừa mới ráo mực nhưng TQ đã phớt lờ, lần đầu tiên công khai yêu sách vào tháng 5-2009 thò ra cái lưỡi “con bò điên” chín khúc trên toàn vùng biển Đông và tự ấn định gần như toàn bộ các hải đảo trong đó là sở hữu của chính mình?? Dù rằng “không có một cơ sở nào phù hợp trong luật biển quốc tế để biện chứng cho yêu sách ngang ngược, hoang tưởng ấy”. 


Nhìn vào cái hình vẽ chín đoạn chữ U yêu sách chủ quyền trên toàn vùng biển Đông, không chỉ Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei – Những quốc gia đang trong vòng tranh chấp – mà công luận khách quan trên toàn thế giới cũng không thể nào đồng tình với hành vi ngang ngược lấy “sân nhà hàng xóm làm cái ao của nhà mình” một cách vô trách nhiệm với hoà bình ổn định trong khu vực và thế giới như Trung Quốc, một trong 5 thành viên “hạt giống” của Liên Hiệp Quốc. 

Giống như đế quốc thực dân từ hai thế kỷ trước và cũng y hệt một tay “anh chị” vô học trong giới giang hồ bất chấp công lý và lẽ phải, sau khi yêu sách chủ quyền trên biển Đông, TQ nhiều lần khuyến cáo Philippines cùng đàm phán song phương trong tranh chấp nhưng Philippines bác bỏ, một quốc gia có chủ quyền không thể kéo ghế ngồi chung bàn với kẻ ngang ngược bất chấp chữ ký của chính mình, mà cương quyết đề nghị TQ đưa vụ việc ra quốc tế tài phán theo công ước luật biển (UNCLOS) trong đó có TQ đã ký kết năm 1982. Biết mình đuối lý, TQ né tránh quay ra dùng áp lực kinh tế và thường xuyên quấy rối trên biển bằng nhiều hành vi “thảo khấu” của kẻ mạnh, điển hình là xua từng đoàn tàu đánh bắt hải sản TQ xâm nhập rất sâu vào lãnh hải thềm lục địa như vùng bãi cạn Scarborough của Philippines hiện nay, tàu tuần tra Philippines đến cảnh báo đuổi đi thì TQ điều động hàng chục tàu quân sự cải trang tàu hải giám, ngư chính, đến hiện trường yêu cầu ngược lại tàu tuần tra Phi phải rời khỏi lãnh hải của TQ?? 

Nhân dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc tại thủ đô Manila. 

Tuy nhiên hành vi thảo khấu như “rung cây nhát khỉ” ấy không hề dễ dàng như 2 lần cướp đoạt Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN trước đây. Sau khi nhân dân Philippines rầm rộ biểu tình phản đối TQ trên cả nước, đến lượt bộ ngoại giao và quốc phòng hai nước Phi và Hoa Kỳ hội ý, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh rằng “Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ tương trợ mà hai nước ký năm 1951”. Khi được hỏi về việc có thể hiểu nội hàm tuyên bố của hai quan chức cấp cao Mỹ ấy là như thế nào, Bộ trưởng Gazmin nói: “Tôi hiểu những phát biểu của bà Clinton, có nghĩa là Mỹ sẽ bảo vệ Philippines trước các vụ tấn công, nếu có, ở biển Đông”. 

“Tóm lại, với những tuyên bố này, họ (Mỹ) sẽ bảo vệ chúng ta trong trường hợp xảy ra sự vụ trên biển Tây Philippines (biển Đông)", ông giải thích thêm, sau khi trích dẫn các điều khoản trong Hiệp ước phòng thủ tương trợ Mỹ - Philippines ký năm 1951, trong đó quy định rõ Washington sẽ hỗ trợ Manila “trong trường hợp xảy ra bị tấn công vũ trang… trên vùng lãnh hải biển đảo ở Thái Bình Dương”. 

Bộ trưởng Ngoại Giao - Quốc Phòng Philippines và Hoa Kỳ tại Washington 

Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina tại vịnh SuBic, Philippines 15/5/2012 

Như biện minh cho hiệp ước hổ tương Hoa Kỳ và Philippines vẫn còn nguyên giá trị ngày 15/5 Tàu ngầm tấn công hạt nhân cực mạnh USS North Carolina của Mỹ đến Philippines cập cảng Subic, gần Scarborough. 

Cùng cảnh ngộ, nhưng Việt Nam có phần bi đát hơn Philippines bởi toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần trong nhóm đảo Trường Sa bị Trung Quốc cướp đoạt ngay trên tay mình, các đảo còn lại và ngư trường, lãnh hải, chủ quyền truyền thống tiếp tục bị đe doạ thách thức. Tuy nhiên để đối phó với sự việc thì không giống nhau chút nào, thay vì kiên định với lập trường duy nhất, giải quyết mọi tranh chấp về lãnh hải trên biển Đông phải dựa vào công pháp, luật biển quốc tế và cộng đồng công luận thế giới như Philippines. Cụ thể mới đây 20/05/2012, nước chủ nhà Philippines tổ chức, Hoa Kỳ và các quốc gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu cuộc thảo luận kéo dài ba ngày tại Manila về việc hợp tác trên lãnh vực an ninh khu vực. Ngoại trưởng Philippines và đại sứ Hoa Kỳ tại Manila loan báo là nhiều nhân vật quan trọng, và các viên chức cao cấp của Mỹ cũng như các nước ASEAN sẽ gặp gỡ tại Manila từ ngày 20 đến 22/05/2012. Philippines đang cố gắng siết chặt mối quan hệ với Mỹ nhằm được bảo vệ tốt hơn trong việc đối đầu với Trung Quốc. 

Còn riêng đảng Cộng sản Việt Nam thì lại rất lạ lùng, vẫn trung thành với giải pháp đàm phán song phương cùng Trung Quốc. Người dân Việt trầm lặng nhất cũng phải lắc đầu ngao ngán trong cái nhìn: Với một thằng “ăn cướp”, tài sản mình nó cướp đoạt còn cầm trên tay sờ sờ ra đó mà còn ôm ấp năn nỉ nó như nói với nó “ đừng cướp tài sản của tôi nữa, mai mốt nó cũng thuộc về anh mà! ” (Tự động gắn thêm “sao” trên cờ TQ) thì không biết thiên hạ có còn ai hèn mọn mù quáng hơn thế nữa không??. 

TBT Nguyễn Phú Trọng: (Nói nhỏ mình nghe thôi! Ngôi sao thứ 6 là VN “ngộ” đó!)

Phó chủ tịch Quân uỷ Trung ương TQ Từ Tài Hậu và Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh VN.(xin chúc mừng: năm 1974 Hoàng Sa về tay Trung Quốc vẫn tốt hơn nằm trong tay “QLVNCH). 

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết trì Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. (….Nhất trí...Hoàng Sa hiện tại TQ xử dụng, 100 năm sau đến lượt Việt Nam) 

Chống Trung Quốc xâm lược tại thủ đô Manila- Philippines 

Chống TQ xâm lược tại thủ đô Hà Nội và TP/HCM – Việt Nam. 

Trong khi toàn bộ nội các chính phủ và Nghị viện quốc gia Philippines chung một cao trào phản đối quyết liệt hành vi xâm phạm lãnh thổ thì người dân Phi cũng bắt tay nhau chung một tấm lòng xuống đường bày tỏ ý chí vì an ninh quốc gia vì toàn vẹn lãnh hải, mặc cho Trung Quốc phản ứng, bộ ngoại giao Philippines vẫn lịch sự điềm nhiên trả lời bằng công hàm: “ Đó là mặc định tự nhiên của lòng yêu nước, chúng tôi không có quyền can thiệp”. 

Nhìn hình ảnh người dân Philippines tự do biểu tình yêu nước chống TQ (dù chỉ mới bị TQ đe doạ) tại thủ đô họ rồi quay về với hình ảnh đồng bào mình nơi thủ đô Hà Nội quê nhà, cũng chống Trung Quốc xâm lược đã cướp đoạt lãnh thổ của quốc gia mình và cương quyết khẳng định với thế giới Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam nhưng bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp thẳng tay như súc vật trên đường phố mà... rớt nước mắt. 

Hữu xạ tự nhiên hương, không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Hoa Kỳ Obama bên cạnh hàng núi công việc hàng ngày nhưng vẫn nhớ và nhắc đến một cái tên rất Việt Nam: “Chúng ta không được quên những nhà báo tự do như Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải” một trong những người Việt Nam phản đối kịch liệt nhất cái “lưỡi con bò điên” TQ trên biển Đông và ai cũng biết “Điếu Cày” bị bắt và kết án 2,5 năm tù vì tội phản đối ấy chứ không phải vì “trốn thuế” và thêm một lần nữa sắp tới đây lại phải ra toà vì nhiều hay ít cũng liên quan đến cái tội “rất yêu nước” này. Chấp nhận tù tội vì lòng yêu nước, hành vi cao thượng ấy tự nó như toát lên một mùi hương mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được (trừ nhà cầm quyền CSVN hiện nay). 

Loài rắn độc có thể lột da nhiều lần để tồn tại nhưng vẫn có hạn định. Con người, cho dù là hoàng đế hay vĩ nhân cũng không thể trường sinh, bởi khởi đi từ cát bụi phải về với các bụi, cho dù như mô đất ven đường hay giống vật “triển lãm trong lăng” đó là qui luật. Mọi vật chất không thể hẹn cùng thời gian, vì vậy dù có là bia đá cũng không thể thách thức với lòng người muôn thuở. Hơn ai hết nhân dân đồng bào sẽ nhận diện: Chỉ có “ngưu tầm ngưu,mã tầm mã” hay tìm và kết bạn cùng nhau chứ những lãnh đạo người yêu nước thì không thể cầm tù hay tiêu diệt những tấm lòng yêu nước chân chính được. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo