Danlambao - Lúc 17h30, 27/9/2012, báo Tiền Phong Online lại tiếp tục đưa tin về việc ông Trần Xuân Giá (Cựu Bộ Trưởng Bộ KH-ĐT) bị cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố, nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Đây là lần thứ 3 báo chí Nhà nước đăng tải thông tin về việc khởi tố ông Trần Xuân Giá. Trước đó, hôm 25/09, báo Tiền Phong cũng đưa tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, nhưng sau vài tiếng báo này đã phải vội vàng rút lại bản tin.
Thông tin về việc ông Giá bị khởi tố cùng 3 người khác đã được loan truyền khoảng vài tuần nay, tuy nhiên vị cựu bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã nhiều lần phủ nhận thông tin này.
Điểm đáng chú ý trong bản tin lần này là cơ quan điều tra có nhắc đến đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "...Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ..."
Ngoài ra, thông tin về vụ việc cũng được cơ quan điều tra nói rằng: "...đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo…"
Tóm lại, có hay không việc khởi tố ông Trần Xuân Giá vẫn còn là một câu hỏi không thể giải đáp trong tình trạng thông tin nhiễu loạn như hiện nay.
Với lối hành xử 'tiền hậu bất nhất' từ vụ bắt Dương Chí Dũng cho đến lệnh khởi tố ông Trần Xuân Giá góp phần làm cho hệ thống pháp luật VN trở nên hài hước, lố bịch hơn. Điều này cũng cho thấy các cuộc đấu đá trong hàng ngũ chóp bu Đảng CS ngày càng trở nên bát nháo, các bên dùng đủ thủ đoạn để triệt hạ nhau chỉ bằng một thứ 'luật rừng'.
* Cập nhật: Theo Cổng Thông Tin điện tử Chính Phủ, trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ chiều nay, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói đại ý: "việc khởi tố này không ảnh hưởng đến hoạt động của ACB".
Như vậy có thể hiểu rằng, vì lo ngại tác động xấu đến Ngân hàng ACB nên thông tin về việc khởi tố cựu chủ tịch HĐQT Ngân Hàng ACB Trần Xuân Giá đã bị giấu nhẹm đi, các cơ quan báo chí nếu có lỡ đưa tin đều phải bị gỡ bỏ.
Câu trả lời của ông Vũ Đức Đam cũng đồng thời nhắm đến mục đích trấn an dư luận, ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt tương tự như những gì đã xảy ra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Tương tự như các vụ trước, thông tin về việc bắt hay khởi tố trước khi loan tải trên hệ thống báo chí nhà nước đều đã chuẩn bị từ trước. Đây là một kịch bản được lặp lại theo kiểu: Sáng đưa tin, chiều họp báo.
Lần này cũng tương tự, ông Đam một lần nữa lại nhắc đến "quan điểm của Chính phủ đối với việc xử lý các sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng" để lập lờ dư luận rằng chính Thủ tướng có 'công đầu 'trong việc chỉ đạo khởi tố vụ việc.
* Cập nhật: Theo Cổng Thông Tin điện tử Chính Phủ, trong cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ chiều nay, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói đại ý: "việc khởi tố này không ảnh hưởng đến hoạt động của ACB".
Như vậy có thể hiểu rằng, vì lo ngại tác động xấu đến Ngân hàng ACB nên thông tin về việc khởi tố cựu chủ tịch HĐQT Ngân Hàng ACB Trần Xuân Giá đã bị giấu nhẹm đi, các cơ quan báo chí nếu có lỡ đưa tin đều phải bị gỡ bỏ.
Câu trả lời của ông Vũ Đức Đam cũng đồng thời nhắm đến mục đích trấn an dư luận, ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt tương tự như những gì đã xảy ra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Tương tự như các vụ trước, thông tin về việc bắt hay khởi tố trước khi loan tải trên hệ thống báo chí nhà nước đều đã chuẩn bị từ trước. Đây là một kịch bản được lặp lại theo kiểu: Sáng đưa tin, chiều họp báo.
Lần này cũng tương tự, ông Đam một lần nữa lại nhắc đến "quan điểm của Chính phủ đối với việc xử lý các sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng" để lập lờ dư luận rằng chính Thủ tướng có 'công đầu 'trong việc chỉ đạo khởi tố vụ việc.
Khởi tố ông Trần Xuân Giá và ba người khác
TPO - Chiều 27 - 9, Cơ quan công an công bố quyết định khởi tố bốn người, trong đó có ông Trần Xuân Giá (SN 1939) - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Ông Trần Xuân Giá (phải) và ông Phạm Trung Cang.
Các ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại quận 3, TP Hồ Chí Minh; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank), cũng bị khởi tố.
Trước đó, ngày 18-9-2012 Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB đã họp và quyết định một số thay đổi nhân sự bằng việc chấp thuận việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT, gồm ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương cho uỷ thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng theo Cơ quan cảnh sát điều tra, cả bốn người là đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải (đã bị bắt tạm giam - PV) về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. "Vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn trường hợp nêu trên", Cơ quan CSĐT cho biết.
Cơ quan CSĐT cũng cho biết, do các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có thân nhân tốt, thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra..., xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật nên chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.
Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định ông này là công dân bình thường, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác.
Cũng theo Cơ quan điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.
Về đường lối xử lý vụ án, cơ quan điều tra cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo… thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và trong quá trình điều tra đảm báo khách quan, công tâm, thận trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.Việc khởi tố, bắt tạm giam các ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải trong thời gian vừa qua và khởi tố các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang cho thấy chủ trương và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.
Tiếp tục cập nhật...
Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.
Nhóm PV TPO