Chuyện ở các đồn công an sáng ngày xử Điếu Cày - Dân Làm Báo

Chuyện ở các đồn công an sáng ngày xử Điếu Cày

Video clip công an bắt cóc anh Nguyễn Trí Dũng

Thụy Minh (VRNs) - 25.09.2012 - Sài Gòn – Bát nháo, vô kỷ luật và tùy tiện là nét đặc trưng diễn ra ở các đồn công an tại một số nơi tại Sài Gòn, nơi họ tự hào mang danh ông Hồ, ngày 24.09.2012, xử Điếu Cày và các bạn đồng chí hướng.

Công an bắt cóc

* Anh Nguyễn Văn Hải-Điếu Cày trong phiên tòa ngày 24.09.2012

Những anh chị em hôm qua đi tham dự phiên tòa bị bắt đều trong tình trạng bị bắt cóc. Theo nghĩa thông thường, bắt cóc là “bắt một người cách đột ngột và đem giấu đi, nhằm yêu sách một điều kiện gì” (TTKHXHNV. Từ điển tiếng Việt. NXB.VHSG.2006). Còn theo chị Bùi Thị Minh Hằng lúc sáng hôm qua, tại sân khách sạn Victory, góc ngã tư NKKN và Võ Văn Tần thì “ai mời tôi làm việc, và tôi đến là mời làm việc, còn không mời mà ép tôi đi làm việc là bắt cóc”.

Theo đó chị Dương Thị Tân, Bùi Hằng, Hoàng Vi, Thanh Phượng, Khởi Phụng, Minh Tú, Bùi Chát, Tiến Nam, Văn Dũng, Quốc Quyết, Tuấn Anh, Văn Trực... đều bị bắt cóc sáng và trưa hôm qua.

Sẽ có vị cho rằng, người ta mời về đồn làm việc chứ có yêu sách gì đâu mà bảo bắt cóc?

Thưa có yêu sách, và nếu không nghe theo là bị cưỡng bức, thậm chí bị ăn đánh đá.

1. Điện thoại bị bắt nộp hoặc bị bắt tắt nguồn, hoặc bị bắt không được nghe và trả lời điện thoại. Chúng ta lưu ý, xét về mặt công dân, anh công an dù là cảnh sát hay mật vụ cũng chỉ có quyền công dân ngang bằng với một người trưởng thành, tức từ 18 tuổi trở lên. Trong lúc làm việc, tại sao công an vẫn để điện thoại, vẫn nghe và trả lời điện thoại, mà lại có quyền cấm người khác như thế?

2. Yêu cầu xóa hết các hình và video trong các điện thoại và máy chụp hình. Đây là chuyện riêng tư của mỗi người, và xét về mặt vật chất, từng tấm hình, từng video clip là những sản phẩm trí tuệ và nghệ thuật của người sở hữu nó. Công an lấy quyền gì để buộc người ta làm điều đó? Khi làm điều đó, liêu công an có vi phạm luật về bản quyền, về sở hữu trí tuệ và về công nghệ thông tin? Nhưng nếu ai không chịu, tức khắc bị đánh, bị tướt đoạt ngay trước mắt. Xin lưu ý, hầu hết các tấm ảnh và video clip bị xóa không hề chụp nơi có bảng báo “Cấm chụp hình”, mà đa số là ghi lại những việc rình mò, và hành động sai trái của công an và mật vụ. Đây là cách lạm dùng chức quyền cướp đoạt tài sản công dân và phi tang bằng chứng phạm tội.

3. Buộc phải cởi bỏ áo có in dòng chữ “Freedom: Dieu Cay, Ta Phong Tan, Anhba Sg” hoặc “Tự do cho người yêu nước” để lại tại đồn công an. Ai không nghe theo bị đánh. Nguyễn Hoàng Vi, tại phương Phú Thạnh, quận Tân Phú, chiều hôm qua đã bị đánh sau khi phản ứng mạnh mẽ việc áp đặt này. Tối hôm qua, mẹ Hoàng Vi và một số người thân đã đưa Hoàng Vi đến một bệnh viện quốc tế tại Sài Gòn để khám, được biết Hoàng Vi trong tình trạng nhức đầu, nôn ói, và tiểu ra máu.

Chị Tạ Phong Tần tại phiên tòa ngày 24.09.2012
Trường hợp khác, VRNs đã tường thuật là anh Nguyễn Trí Dũng, con blogger Điếu Cày, đã bị tướt áo và phải trở về nhà bằng mình trần.

Đa số lý luận đưa ra để buộc những người này phải bỏ áo thun đen lại đồn công an là vì “tụi nó đã bị tuyên án, tức là có tội rồi”.

Thực ra lý luận này không đúng, vì theo, luật VN, còn 15 ngày nữa bản án mới có hiệu lực, và gia đình họ đã có kế hoạch kháng án thì bản bán đó chưa có giá trị cho đến khi trãi qua phúc thẩm và giám đốc thẩm nữa. Ngay khi giám đốc thẩm đã xong thì người ta vẫn có thể mặc những chiếc áo kêu gọi thả tự do cho những người tu đó, vì như ông chánh án tòa án tối cao thừa nhận hàng năm có hàng ngàn vụ án xét xử oan sai. Nhũng người thân yêu của các tu nhân được quyền hy vọng điều đó, nên cần phải gia tăng nhiều hình thức kêu gọi xét xử lại thì may ra mới giải oan cho thân nhân của mình đang tù tội.

Đây là những yêu sách và điều kiện do công an đặt ra để trả quyền tự do cho công dân, trong khi đích thị, công an không có quyền hạn chế quyền tự do công dân, mà ngược lại có trách nhiệm bảo vệ các quyền ấy.

Do bắt cóc, nên công an ở nhiều đồn đã đánh thẳng tay. Tại một đồn, anh an ninh ngồi nói chuyện để hẳn chiếc dép trên bàn, nếu người kia không “hợp tác” hoặc không trả lời vừa tai anh ta, tức khắc anh ta đánh bằng chiếc dép đó.

Ở đồn công an, cũng là lúc công an nói xấu và vu cáo các linh mục.

Nói xấu và vu cáo các linh mục

Những anh an ninh nói với những người bị bắt rằng: “Hai ông, cha Thanh và cha Thoại hoạt động chính trị, cấu kết với các tổ chức bên ngoài, cụ thể là đảng Việt Tân để lật đổ chính quyền….. Các ông ấy lợi dụng những người không biết gì để giật dây”.

Anh Phan Thanh Hải-AnhbaSg
Một người khác sau khi đi đồn công an về kể: “Công an bảo hai cha nhận tiền nước ngoài rất nhiều. Riêng vụ đi ra tòa án, ít là nhận 5 ngàn đô”. Người này nói lại để chọc quê anh an ninh: “Tôi bị bắt, tôi sẽ về đòi cho được 5 hay 6 trăm chứ!?”

Người khác còn bổ sung: “Công an nói các cha có bồ !” Người này hỏi: “Anh có bằng chứng không?” thì anh công an cười trừ lái sang chuyện khác.

Rồi chuyển sang công an hỏi: “Anh có ý định theo đạo không?” Người này trả lời: “Tôi đang có ý định học đạo, tốt thì theo!” Tức khắc anh công an này ngăn cản: “Tốt nhật không nên, vì em sẽ bị lừa !”

Tất cả những luận điệu này đều đã được những người cộng sản dùng để tiêu diệt các tôn giáo từ năm 1954 ở Miền Bắc và từ 1975 ở Miền Nam. Và đến nay nó vẫn là bằng chứng minh nhiên tố cáo nhà cầm quyền cộng sản VN vi phạm tự do tôn giáo.

Công an còn đe dọa những người thường lui tới với DCCT rằng phải tránh xa ra, vì “chúng tôi đang lập mưu để bắt bỏ tù các ông ấy”.

Hy vọng trong những ngày tới sẽ có thêm các câu chuyện hay hơn từ đồn công an để hầu quý vị.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo