Hương Giang (Danlambao) - Ngày 3/9 một trận động đất 4,2 độ Richter xảy ra vào 20 giờ 46 phút ngày tại khu vực Hồ thủy điện Sông Tranh 2 thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN kết luận: "Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết."
Theo báo Lao Động thì động đất tái phát dữ dội tại thủy điện Sông Tranh 2, bản tin ngày 4/9 đưa tin:
Từ khoảng 19h đến 22h30 ngày 3.9, đã xảy ra đến 5 đợt rung chấn. Trong đó, đợt rung chấn lúc 20h47 và đợt lúc 22h20 có cường độ mạnh hơn tất cả các đợt rung chấn đã xảy ra trước đây.
Người dân các xã vùng lân cận hồ thủy điện Sông Tranh 2 gồm thị trấn Trà My, Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương hốt hoảng, nhiều người bỏ chạy khỏi nhà ra đường.
Ông Trần Văn Bảy ở thị trấn Trà My cho biết: "Đêm 3.9 trời mưa to, bỗng nhiên các trận động đất xảy ra liên tục, làm nền đất, giường chiếu, nhà cửa đều giật nảy lên, rung rinh. Chúng tôi quá hoảng sợ phải chạy ra đường vì lo nhà sập đè chết".
Động đất cũng "lây lan" sang các huyện lân cận gồm Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức. Người dân xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức cho biết, tối 3.9 xảy ra đến 3 trận động đất, dư chấn rất mạnh, trong khoảng thời gian từ 8h30 đến 10h30.
Hiện tượng rung chấn động đất kèm tiếng nổ lớn từ lòng đất xuất hiện trên địa bàn huyện Bắc Trà My ngay sau khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, kể từ tháng 11.2011 đến hết tháng 2.2012. Bẵng đi một thời gian từ tháng 3.2012 đến hết tháng 8.2012, hiện tượng trên không xuất hiện, cho đến tối 3.9 mới tái phát.
Theo kết luận của đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu, đây là hiện tượng động đất kích thích xảy ra do tích nước lòng hồ tác động lên vết đứt gãy bắc và tây bắc dưới lòng hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực suối nước nóng, làm tăng khả năng đứt gãy, gây nên động đất kích thích ở cường độ nhẹ dưới 3,5 độ richter. Đoàn cũng đã kết luận, hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết. (hết trích)
Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN kết luận: "Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết."
Có thể đây là cách nói để trấn an người dân tại Tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, một nhận định vô trách nhiệm của Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN, họ coi thường mạng sống của người dân tại địa phương nầy. Sự nguy hiểm tại hồ thủy điện Sông Tranh 2 là hiện tượng không thể "bình thường" như những gì họ nói.
Nhiều bản tin trước đây cho biết đập thủy điện Sông Tranh 2 có những vết nứt nguy hiểm nhưng các phóng viên báo chí lại bị chính quyền địa phương cấm không cho tác nghiệp tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Theo thống kê của Gupta năm 2002 thì đã có hằng trăm hiện tượng động đất xảy ra trên thế giới được tạo nên bởi các đập thủy điện xây dựng kém. Ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất lớn đã xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc đã giết chết ước lượng 80,000 người. Các nhà khoa học ở Trung Quốc và Mỹ ước đoán rằng trận động đất đã được gây ra bởi trọng lượng của hồ chứa Zipingpu, trong một hiện tượng được gọi là Reservoir-Induced Seismicity.
Theo nhà nước Tân Hoa Xã, hiện tượng đập Zipingpu trên sông Min là "cực kỳ nguy hiểm" vì các vết nứt. Nhà địa chấn học từ Văn phòng động đất của Trung Quốc đã cảnh báo chính phủ trước đây vào năm 2000 rằng dự án này không nên được xây dựng vì nó nằm gần với một đường đứt gãy lớn, nhưng những cảnh báo này đã bị bỏ qua.
Chính quyền địa phương tại khu vực đã báo cáo chính phủ là họ đã cho chuyên gia kiểm tra đập và tuyên bố nó an toàn, mặc dù nó không phải là rõ ràng chính xác toàn diện của các thanh tra đã làm.
Bất chấp sự rủi ro cho hàng triệu cư dân sống ở vùng hạ lưu khi một con đập lớn có thể vỡ, chính phủ Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhiều đập nước trong khu vực dễ bị động đất nhất là tỉnh Tứ Xuyên cũng như Vân Nam ở phía tây nam Trung Quốc. Nhiều cảnh báo sự thiệt hại do các đập nước được các chuyên gia đại lục, các nhóm môi trường, và các nhà hoạt động đã ban hành một bức thư ngỏ cho các cơ quan chức năng, nhưng bức thư kêu gọi đánh giá các rủi ro toàn diện của tất cả các dự án thủy điện trong khu vực đã bị chính quyền Trung quốc bỏ ngoài tai.
Trở lại đập thủy điện Sông Tranh 2 tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cũng như tại Trung Quốc, Sông Tranh 2 đã được nhiều phóng viên báo chí, các nhà khoa học quan ngại nhưng chính phủ CSVN đã làm ngơ xem thường mạng sống của dân cư Bắc Trà My.
Trong một bài báo được gửi cho Ủy ban Thế giới về Đập, Tiến sĩ V. P Jauhari đã viết về hiện tượng này, được gọi là Reservoir-Induced Seismicity (RIS):
"Lời giải thích của tác giả đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. các con đập gây ra trận động đất do áp lực nước tạo ra các vết nứt nhỏ và các vết nứt trong lòng đất gần hồ chứa, khi áp suất của nước tăng lên trên các lớp đá, nó trở thành hiện tượng trượt (lubricate faults) tạo nên động đất."
Ủy ban Quốc tế về Đập cảnh báo rằng RIS cần được xem xét cho các hồ chứa sâu hơn 100 mét. Sông Tranh 2 nằm trong điều kiện sâu hơn 100 mét, có nhiều vết nứt là một trong những điều kiện tạo lên hiện tượng Reservoir-Induced Seismicity, nó sẽ tạo lên sự nguy hiểm và không biết lúc nào sẽ xảy ra cho người dân tại Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu VN kết luận:"Hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết." Đây là một kết luận hết sức vô trách nhiệm.
*
Động đất tái phát dữ dội tại thủy điện Sông Tranh 2
Thứ ba 04/09/2012 11:00
Động đất liên tiếp với cường độ mạnh nhất từ trước đến nay ở khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã xảy ra vào tối 3.9.
Động đất kích thích và an toàn đập thủy điện
Sông Tranh 2 gây ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương.
Từ khoảng 19h đến 22h30 ngày 3.9, đã xảy ra đến 5 đợt rung chấn. Trong đó, đợt rung chấn lúc 20h47 và đợt lúc 22h20 có cường độ mạnh hơn tất cả các đợt rung chấn đã xảy ra trước đây.
Người dân các xã vùng lân cận hồ thủy điện Sông Tranh 2 gồm thị trấn Trà My, Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Dương hốt hoảng, nhiều người bỏ chạy khỏi nhà ra đường.
Ông Trần Văn Bảy ở thị trấn Trà My cho biết: "Đêm 3.9 trời mưa to, bỗng nhiên các trận động đất xảy ra liên tục, làm nền đất, giường chiếu, nhà cửa đều giật nảy lên, rung rinh. Chúng tôi quá hoảng sợ phải chạy ra đường vì lo nhà sập đè chết".
Động đất cũng "lây lan" sang các huyện lân cận gồm Tiên Phước, Nam Trà My, Hiệp Đức. Người dân xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức cho biết, tối 3.9 xảy ra đến 3 trận động đất, dư chấn rất mạnh, trong khoảng thời gian từ 8h30 đến 10h30.
Người dân Bắc Trà My lo sợ trước hiện tượng động đất.
Ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho biết: “Ngay trong đêm, lãnh đạo UBND huyện đã tổ chức đi khảo sát nắm tình hình một số khu vực tại thị trấn Trà My, xã Trà Đốc, vùng công trình thủy điện Sông Tranh 2, nhưng chưa phát hiện thiệt hại gì đáng kể. Tuy nhiên, đa số nhân dân khu vực thị trấn Trà My, các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân, Trà Sơn và một số xã lân cận rất hoang mang lo sợ”.
Sáng 4.9, UBND huyện Bắc Trà My đã chỉ đạo các ngành, các xã tiến hành kiểm tra, khảo sát cụ thể tình hình, đồng thời báo cáo khẩn cấp tình hình về UBND tỉnh. Đoàn công tác của Sở KHCN đã đến Bắc Trà My sáng 4.9 để nắm tình hình.
Hiện tượng rung chấn động đất kèm tiếng nổ lớn từ lòng đất xuất hiện trên địa bàn huyện Bắc Trà My ngay sau khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, kể từ tháng 11.2011 đến hết tháng 2.2012. Bẵng đi một thời gian từ tháng 3.2012 đến hết tháng 8.2012, hiện tượng trên không xuất hiện, cho đến tối 3.9 mới tái phát.
Theo kết luận của đoàn khảo sát thuộc Viện Địa chất và Vật lý địa cầu, đây là hiện tượng động đất kích thích xảy ra do tích nước lòng hồ tác động lên vết đứt gãy bắc và tây bắc dưới lòng hồ chứa nước thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực suối nước nóng, làm tăng khả năng đứt gãy, gây nên động đất kích thích ở cường độ nhẹ dưới 3,5 độ richter. Đoàn cũng đã kết luận, hiện tượng này là bình thường, một thời gian sau sẽ hết.
Một số người dân Trà Đốc bỏ khu tái định cư, trở vào rừng dựng lều sinh sống. Ảnh: T.T.Thư
Tuy nhiên, theo ông Đặng Phong, việc động đất liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, ổn định xã hội địa phương. Đặc biệt, hàng ngàn người dân là đồng bào dân tộc thiểu số rất hoảng sợ, một số người đã rời bỏ các khu tái định cư, quay trở lại rừng sâu sinh sống, nên việc chặt phá rừng là tất yếu. Do vậy huyện đề nghị phía thủy điện và cơ quan chức năng cần có khảo sát, hướng dẫn cách phòng tránh hiệu quả, sát thực tế, để người dân an tâm, ổn định tình hình địa phương.
Liên quan đến sự cố rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2, sáng 4.9, tại Hà Nội, cơ quan chức năng trung ương đã công bố kết quả kiểm tra an toàn đập. Theo lãnh đạo huyện Bắc Trà My, sau dự cuộc họp trên, được cơ quan chức năng trung ương công bố kết quả là đập an toàn, huyện vẫn đề nghị cần tiếp tục khảo sát cụ thể việc tích nước vào hồ theo từng giai đoạn để đảm bảo an toàn tuyệt đối và cơ quan chức năng trung ương cần họp báo tại huyện để công bố thông tin cho người dân an tâm.