Tư bản đỏ đảng ta coi chừng!!!
Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản
Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản
Lao Động - Năm nay, Ngày Hành động quốc tế của Liên hiệp Công đoàn thế giới hướng tới đấu tranh vì “Lương thực, nước sạch, y tế và nhà ở là quyền của mọi dân và người lao động”.
Hôm nay (3.10), nhân 67 năm Ngày Hành động quốc tế của Liên hiệp Công đoàn thế giới (LHCĐTG- 3.10.1945 - 3.10.2012), Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đã cùng tổ chức míttinh tại Hà Nội bày tỏ sự đồng tình, nhiệt liệt hưởng ứng ngày hành động quốc tế có ý nghĩa sâu sắc này với tinh thần “Tình đoàn kết quốc tế là công cụ hữu hiệu chống lại chủ nghĩa tư bản và các tập đoàn đa quốc gia”.
Công đoàn hai nước tin tưởng rằng, dưới sự tập hợp lực lượng của Liên hiệp Công đoàn thế giới, tinh thần đoàn kết chống áp bức bóc lột, đối phó với những chính sách chống lại giai cấp công nhân và người lao động nhất định sẽ góp phần làm nên thắng lợi của phong trào công đoàn thế giới.
Ngày 3.10.1945, tại Paris, đại biểu công đoàn các nước - mà nòng cốt là Anh, Pháp, Mỹ, đặc biệt Liên Xô đóng vai trò quan trọng nhấ - đại diện cho 67 triệu người lao động từ 56 tổ chức cấp quốc gia, đến từ 55 nước và 20 tổ chức quốc tế, đã bỏ phiếu thành lập LHCĐTG với tuyên ngôn : “Chống chiến tranh và những nguyên nhân gây chiến tranh, nhằm thiết lập một nền hòa bình ổn định, lâu dài trên thế giới”.
Không chỉ dừng lại ở việc chống chủ nghĩa phátxít, mà LHCĐTG còn thiết lập sự đoàn kết giữa những NLĐ và các quốc gia bị áp bức trên toàn thế giới để ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Các đại biểu Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào thể hiện tình đoàn kết.
Ngày nay, trước những tác động của toàn cầu hoá, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản đã trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết, các tập đoàn xuyên quốc gia lũng đoạn nhà nước, dùng cơ chế pháp luật để gia tăng các biện pháp bóc lột công nhân và người lao động; khủng hoảng kinh tế thế giới, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu càng làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện sống, làm việc và thu nhập của phần lớn người lao động trên toàn cầu. Chính vì lẽ đó, LHCĐTG đoàn kết cùng với các tổ chức công đoàn mỗi nước khẳng định vai trò của mình, huy động sức mạnh tổng hợp để bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động.
Tháng 4.2009, lần đầu tiên LHCĐTG đã tổ chức Ngày Hành động quốc tế vì quyền lợi người lao động và chống bóc lột. Các cuộc biểu tình, hành động và đình công đã diễn ra ở trên 45 nước đòi đáp ứng các yêu sách và mục tiêu mà LHCĐTG đề ra. Ý tưởng hành động này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong nhiệm kỳ mới của LHCĐTG.
Năm 2010, LHCĐTG đã thành công trong việc kêu gọi công nhân và lao động toàn thế giới tham gia ngày hành động quốc tế 7.9. Trên khắp 56 quốc gia đã diễn ra nhiều phong trào và chiến dịch vận động. Hàng trăm nghìn công nhân thế giới đã thống nhất được tiếng nói chung, yêu cầu về giải pháp thoát khỏi khủng hoảng. Thành công của phong trào góp phần nâng cao uy tín và củng cố thêm cho chặng đường hoạt động mới của LHCĐTG.
Năm 2011, với khẩu hiệu “An sinh xã hội cho tất cả mọi người; thương lượng tập thể và thỏa ước tập thể; tự do dân chủ; làm việc 35 giờ một tuần, 7 giờ một ngày, 5 ngày một tuần; lương cao hơn” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người lao động và công đoàn các quốc gia trên thế giới.