Thư gủi bạn: Chúng Ta là Tự Do - Dân Làm Báo

Thư gủi bạn: Chúng Ta là Tự Do

Bảo Giang (Danlambao) - Bạn thân mến,

Trước tiên tôi xin trân trọng và ngưỡng mộ tấm lòng quả cảm của bạn vì quê hương trong tiếng nói: “Chúng Ta là Tự Do”. Tôi trân trọng vì đây chính là tiếng nói vượt thời gian và không gian mà tiền nhân ta đã vì “Chúng Ta là Tự Do” mà gìn giữ mảnh giang sơn này và truyền lại cho cháu con hôm nay. Và ngưỡng mộ vì tiếng nói này, hôm nay lại truyền đi, như một di ngôn, vĩnh viễn còn tồn tại với dân tộc và đất nước Việt Nam mai sau!

Thật vậy, trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, nhờ tiếng nói Chúng ta là Tự Do mà đất nước này vẫn là phần riêng của dòng Lạc Việt, để từ đó nòi giống tồn sinh và mãi mãi đi lên bằng đôi chân thẳng của chính mình. Nó hoàn toàn khác với những hình ảnh mất dấu của nhiều bộ lạc, bộ tộc. Thậm chí, những quốc gia ở phương bắc, phương nam đã hòan toàn bị Hán hóa mất tên như Hàn, Triệu, Vệ, Quắc, Ngụy, Tề, Sở, Ngô...

Như thế, dù biển cạn, non mòn, tiếng nói còn thì giang sơn gấm vóc Việt Nam vẫn mãi mãi thuộc về chúng ta và hậu duệ nhân bản của Việt Nam. Nghĩa là, phần di sản Việt Nam sẽ vĩnh viễn Độc Lập, không bao giờ là phiên thuộc cho một thế lực bành trướng nào, và càng không bao giờ chịu khuất phục, lệ thuộc vào một thể chế chính trị với chủ trương làm nô lệ, phiên thuộc cho ngoại bang. Chúng ta là Tự Do, chúng ta chỉ lệ thuộc vào quyền sống và quyền làm người Việt Nam.

Vì Chúng Ta là Tự Do, nên tất cả những thế lực chủ trương một cuộc bạo hành và áp đặt trên dân nước ta một thứ hình thái, từ cư xử đến luật lệ như là thành phần của nô lệ đều bị phá vỡ và bị tiêu diệt.

Vì Chúng Ta là Tự Do. Tự Do trong quyền sống và quyền làm người của con người tiến bộ và có văn hóa, nên dầu có cuộc ngoại xâm từ ngàn năm trước, nó cũng không thể đồng hóa và triệt tiêu được sức sống riêng biệt, tự cường của Việt Nam. Qua cuộc thách đố ấy, tiền nhân ta đã đứng vững, lẽ nào một tổ chức chính trị bạo quyền ăn phải bả của bành trướng Hán, Mông xưa kia như đảng CS, lại có thể khống chế toàn dân ta vào trong cái rọ nô lệ của chúng hay sao? Không, không bao giờ những kẻ bán nước cầu vinh ở trên đất nước này có cơ hội tồn tại để thoả mãn cho cái cuồng vọng phản bội dân tộc ta như thế. Trái lại, lịch sử đã chứng minh. Lúc chúng tự mãn về thành quả bán dân hại nước và ngồi trên vinh hoa ấy chính là lúc chúng bị triệt hạ. Đảng CSVN cũng không có ngoại lệ.

Chúng ta là Tự Do! Tôi ngưỡng mộ bạn đã hiên ngang trên đường để nói lên ý chí của toàn dân! Chúng ta là Tự Do! Tôi ngưỡng mộ bạn, những tiếng nói và những bước chân, tuy còn rụt rè nhỏ bé hôm nay, nhưng đã là sự khởi đầu cho những bước chân vững mạnh và trưởng thành của đất nước, của dân tộc mai sau. Tuy thế, tôi không đưa bạn lên tầng mây, nhưng xin được chia xẻ với bạn đôi dòng tâm tình trong những bước đi đầu tiên này.

Như bạn biết đấy trong bài “Chuyện đi tìm Tự Do”, tôi viết trên khung báo này vào ngày 12-8-2012, tôi đã viết thế này (trích lại): "Người Việt Nam dưới chế độ cộng sản, xem ra còn bị đối xử tàn tệ hơn con sáo trong lồng ấy nhiều. Tự Do, dĩ nhiên là không có. Ngay đến tiếng nói truyền thống của minh cũng không được nói. Nghĩa là, họ phải gỉa mù, gỉa câm. gỉa điếc để không thấy, không nghe, không nói bất cứ những gì thuộc vè dân tộc mình. Nhưng phải biết học nói tiếng “lạ”, tiếng gian dối, tiếng phản giống nòi để sống. Trái lại, đã bị lôi ra cắt cánh, bẻ mỏ, bị hành hạ không thương tiếc....”


Sau phần này, tôi đề nghị với bạn một ý kiến nhỏ là tự đi tìm “Tự Do nhỏ” trong lúc đi tìm nguồn Tự Do Lớn, cho mình bằng cách: “Ở gần nhà bạn có cái công viên nào không? Ở phường, xã, quân huyện, tỉnh lỵ nào mà chả có công viên công cộng phải không? Nếu có, bạn hãy ra đó, mang theo cho bạn một cái điện thoại cầm tay, hay cái Mp3, trong đó có một bản nhạc mà bạn yêu mến nhất. Thì dụ như: “Dậy mà Đi”, Hội nghị Diên Hồng, Việt Nam quê hương ngạo nghễ.... Nếu được, bạn rủ thêm vài ngưòi bạn thân nữa. Ra đó, cùng nhìn trời nhìn đât. Hít thở lấy không khí trong lành, rồi nắm lấy tay nhau, mở bản nhạc lên mà nghe. Nghe vài ba lần bạn sẽ thấy lòng bạn gần kề với quê hương. Như thế là bạn thở hơi, tâm sự với quê hương và với tình ngưòi rồi đấy”. 

 Khi ấy tôi cũng không quên nhắn bạn là:

“Bạn nhớ đấy, chủ đích của mình chỉ ra bờ hồ, đến công viên, sân nhà thờ, tìm hơi thở trong lành để thư dãn, tìm không khí tự do, nên phải tránh những lối sinh hoạt ồn ào. Dĩ nhiên là mình sẽ đón bạn mới, nhưng đường đi rất dài, không thể gây ra phiền phức cho mình và cho người khác bằng cách tập hợp lớn. Mỗi nhóm lý tưởng là có từ 5- 7 người, nhiều hơn thì nên tách ra, thêm nhóm, kết thêm bạn mới, sinh hoạt ôn hòa. Bởi lẽ, nhóm lớn thì phiền toái và dễ bị bể. Ấy là chưa kể đến việc bò vàng chúi mũi vào phá đám. Chúc bạn vui và tìm thêm bằng hữu trong mục đi tìm hơi thở Tự Do trong tình tự của quê hương nhá.”

Hôm nay, bạn vượt xa ý nghĩ xem ra thiển cận của tôi. Bạn đi Dã Thảo, đi với một chủ đế lớn vì đất nước. Đọc đoạn văn, tôi mừng, mừng đến rơi nưóc mắt. Tôi cầu chúc bạn có được một ngày vui bên người thân, bên bạn bè. Tuy nhiên, với một chút kinh nghiệm của người nằm trong hàm của con cá mập hơn là sợ cái răng bén nhọn của nó, tôi có một câu chuyện muốn nói là:

Bạn biết rất rõ, cái lưới trong tay người ngư phủ ra khơi, khởi đầu chỉ được đan bằng một mắt lưới nhỏ. Rồi từ đó, nhiều mắt lưới kết lại thành một tấm lưới chắc bền để ngư phủ mạnh dạn ra khơi. Ra khơi để thách đố với biển cả, với kình ngư để đem về cho họ cuộc sống đáng sống.

Cũng thế, công viên qúa lớn, ngày hội qúa đông, chúng ta không thể nào không nghĩ đến việc tạo ra cuộc gặp gỡ bằng phương thức mắt lưới. Mắt lưới, thuộc về cái lưới nhưng vẫn là một mắt lưới riêng biệt. Nghĩa là, chúng ta vẫn có ngày Dã Thảo, vẫn đến công viên, vẫn có câu chuyện để nói, để vui cười. Nhưng thay vì tập hợp hàng trăm người tại một chỗ, tôi đề nghị nên giăng ra làm nhiều mắt lười. Mỗi mắt lưới chỉ cần 5 đến 7 người là vui rồi. Việc tạo ra mắt lưói, tôi cho là an toàn và đạt hiệu quả lâu dài, lại rất dễ huy động, gần gũi. Bởi lẽ, các mắt lưới, tuy nhỏ, nhưng không phải là lẻ loi. Trái lại, tất cả đều thuộc về cái lưới trải rộng ra khắp cả công viên, khắp cả hang cùng, ngõ hẻm thành phố, nông thôn. Hơn thế, trên khắp cả nước. Đó chính là cái nghĩa của cái lưới trong tay ngưòi ngư phủ. Rồi với từng nhóm nhỏ, không cần phải có thời hạn nào quy định, cuối tuần nào chúng ta cũng có thể gặp gỡ nhau được. Nó trở thành những nhóm bạn hữu bên nhau. Rất dễ đan kết với nhau thành một tấm lưới rộng lớn. Lời tôi viết có thể vụng dại lắm, xin bạn chớ cười chê nhá.

Chúc bạn có được một ngày vui ngoài trời với bạn bè và người thân.

Cầu chúc cho hoa Tự Do nở tràn ra khắp non sông Việt. Để nhà Việt Nam mãi là mái ấm Độc Lập của dân Việt. Ở đó, người dân sẽ cùng nhau xây dựng và chung hưởng sự Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Nhân Quyền trong cuộc sống Thái Bình, Ấm No, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo