Lại thêm PGS. Tiến sỹ giấy trả lời phỏng vấn báo lề đảng - Dân Làm Báo

Lại thêm PGS. Tiến sỹ giấy trả lời phỏng vấn báo lề đảng

Nguyên Anh (Danlambao) - Truyền thông trong nước loan tin hôm nay về ý kiến của một PGS, Tiến Sỹ có tên Nguyễn Chu Hồi, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên - môi trường) về vấn đền ngư dân, ngư trường của Việt Nam với title “Ngư Dân phải là một lực lượng trên biển.”

Trong phần phỏng vấn của báo TT ông trả lời trớt he như sau:

Ông đã nghe về chuyện ngư dân còn khó khăn. Vừa qua có đại biểu Quốc hội tiếp tục nêu Việt Nam có 4 triệu ngư dân đánh bắt cá trên các vùng biển, những ngư dân này vẫn còn nhiều khó khăn về tàu bè nhỏ bé, phương tiện đánh bắt thô sơ, lạc lậu. Tại sao chúng ta có chính sách hỗ trợ ngư dân mà ngư dân vẫn còn khó khăn, thưa ông?

- Vấn đề thứ nhất tôi muốn nói là việc tuyên truyền về biển đảo, về chủ quyền trên biển phải làm thường xuyên nhưng phải có sự thay đổi, đừng làm theo cách mỗi năm chỉ có vài ngày rộ lên về biển đảo. Hiện nay ai cũng biết trên đại dương và ở biển Đông đang có bao điều nóng hổi. Giữa những vấn đề nóng bỏng đó thì ngư dân có khó khăn gì?

Theo tôi, chúng ta mới chỉ mạnh về tuyên truyền đối nội, nhưng tuyên truyền đối ngoại về biển đảo còn mờ nhạt. Thế giới đã chọn ngày 8-6 là ngày đại dương thế giới, mỗi năm có một chủ đề. Với riêng Việt Nam, khi nói đến biển, với tư cách là một quốc gia ven biển, theo công ước và các điều ước quốc tế, ngư dân của chúng ta có quyền hưởng thụ cả ở ngoài đại dương chứ không chỉ trong phạm vi chủ quyền ở biển đông. Vậy nhưng có bao nhiêu ngư dân đã biết được điều đó?

Vì vậy, từ việc tuyên truyền đến chính sách tôi nghĩ có phần nào chưa trúng với thực tiễn. Tại sao chúng ta không biến Tuần lễ biển và hải đảo thành cơ hội để nhìn nhận tư tưởng của thế giới, để lồng ghép vào chính sách của quốc gia về các vấn đề đang diễn ra trên biển. Chúng ta làm chậm thì ngư dân vẫn sẽ còn khó khăn. Phải thật sự đột phá để chính sách trở thành “bà đỡ” với ngư dân, có vậy ngư dân bám biển mới trở thành một lực lượng. [1]

Thay vì đưa ra các chính sách xây dựng hổ trợ ngư dân từ những chiếc thuyền đánh bắt thủ công bằng gỗ chỉ có thể đánh bắt gần bờ với năng suất thấp thành những chiếc tàu nhựa composite hiện đại có mã lực mạnh có thể xa bờ ông chỉ có cách…. . tuyên truyền về biển đảo (!)

Tiếp theo cái tư duy của một tiến sỹ cho biết như sau:

Tức là phải có chính sách hỗ trợ ngư dân ra khơi, phải có các lực lượng bảo vệ để ngư dân tự tin bám biển?

- Nói vậy cũng đúng. Điều đầu tiên phải hiểu ngư dân khác với nông dân. Đặc thù của ngư dân là họ “canh tác” ở xa nơi cư trú. Khi họ bước chân xuống thuyền là phải chấp nhận trao cuộc đời cho cánh buồm, nhưng bản thân họ luôn là những con người kiên cường, bất khuất. Họ là lực lượng dân sự hiện diện trên biển và hoạt động rộng khắp trên các vùng biển. Sự hiện diện của ngư dân là sự hiện diện về chủ quyền, vì vậy ngoài vai trò làm kinh tế, ngư dân còn có vai trò góp phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền. Ví như khi có chiến tranh, ngư dân sẽ phải là một lực lượng trên biển. (!)

Ông phải nói rằng từ nay người ngư dân phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu với bọn cướp Trung Hoa, đưa đầu ra đánh với bọn tàu hải giám còn các lực lượng cảnh sát biển, công an biên phòng nuôi tốn ngân sách làm gì hở ông ?

* Vậy để ngư dân tự tin ra khơi, ông có đề xuất gì về chính sách?

- Hiện nay chúng ta đã có Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam là hoạt động thường niên từ ngày 1 đến 8-6. Cá nhân tôi mong muốn đây là tuần lễ không chỉ thuần túy tuyên truyền về chủ quyền biển đảo hay ý thức về chủ quyền biển đảo. Tôi đề nghị nên dành tuần lễ này làm khoảng thời gian để các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách ngồi lại với nhau. Cùng tổ chức các diễn đàn, hoặc tổ chức những hội nghị bàn tròn về các vấn đề về biển đảo. Tại sao chúng ta không biến tuần lễ này là dịp để cùng nhau suy ngẫm, tổng kết, nhìn nhận lại chính sách về biển đảo, nhìn nhận lại chính sách về hỗ trợ ngư dân và bảo vệ ngư dân bám biển? Tại sao chúng ta chưa biến tuần lễ này là cơ hội đánh giá hiệu quả của chính sách đang triển khai?

Nếu mỗi năm ít nhất có một tuần làm công việc suy ngẫm, xem lại những chính sách nào tốt, cái nào phát huy được thì nâng tầm lên, mở rộng ra. Chính sách nào chưa được thì điều chỉnh, ít nhất không để kéo dài những chính sách lạc hậu, không để thiếu hụt những chính sách cần thiết. 

Nếu mỗi năm chúng ta có một tuần với những sự kiện, hoạt động thiết thực như thế, không chỉ dừng lại ở việc mittinh, phát biểu, khi đó vấn đề thiêng liêng về tuyên truyền chủ quyền biển đảo sẽ thấm vào các giai tầng xã hội. Khi đó biển đảo không chỉ là tình yêu mà còn là tinh thần tự giác và trách nhiệm. Khi đó việc bám biển của ngư dân sẽ bớt khó khăn.[2]

Thưa ông tiến sỹ… giấy lộn, 

Việc của ngư dân chỉ là đánh cá, họ chỉ có thể hiện diện trong vùng biển có tranh chấp một khi được quân đội bảo vệ, toàn văn bài phát biểu của ông cho thấy ông chỉ có một phương cách là tuyên truyền cho ngư dân về biển đảo và lờ tịt cái công hàm Phạm Văn Đồng 1958 công nhận thềm lục địa và hải lý năm xưa, và ông càng lộ rõ vẻ “mị dân” khi tuyên truyền cho người dân về tình yêu biển đảo khuyến khích họ ra khơi nhưng khi bị bắt đòi tiền chuộc thì ông lặn mất dép

Việc bảo vệ biển đảo không phải là của người dân mà là của nhà cầm quyền hiện nay thưa ông  Ts giấy ạ! Nguyên cái đội ngũ quan đội, cảnh sát, côn an để làm gì hả ông? Hay chỉ cho họ đi đàn áp người yêu nước? Rồi đi cướp đất dưới hình thức cưỡng chế...?

Ông đừng có xúi trẻ con ăn C… gà sáp nhé ông tiến sỹ đầu bò


_______________________________

Chú thích:


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo