Công Lý (Danlambao) - Khi gần 1000 tù nhân nổi dậy tại phân trại 1, trại giam Z30A Xuân Lộc vì tù nhân thường xuyên bị cán bộ đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, trong khi bị bắt lao động cực nhọc, tổng cai tù Cao Ngọc Oánh đã tuyên bố với báo chí "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam..." (1). Trước sự kiện này, đã đến lúc chúng ta cần phải ghi tên côn an cai tù này vào sổ đen để khi công lý được vãn hồi trên đất nước, những kẻ như Cao Ngọc Oánh sẽ được đưa ra rọi đèn và xét xử trước tòa công lý.
Cao Ngọc Oánh tốt nghiệp trường Đại học cảnh sát nhân dân, từng làm Thứ trưởng Cơ quan điều tra. Ngày 5 tháng 7, 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh không để Cao Ngọc Oánh, lúc bấy giờ đang là thiếu tướng, tiếp tục giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát vì liên quan đến vụ việc tiêu cực ở PMU 18. Trước đó Cao Ngọc Oánh cũng đã bị rút khỏi ban chuyên án 420B vì có nghi ngờ dính líu đến đường dây chạy án. (2)
Có lửa vì có khói, 1 tuần sau ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng, Cao Ngọc Oánh xin rút khỏi danh sách dự Đại hội Đảng X, dù vẫn khăng khăng (nhưng đúng đối với "tiêu chuẩn tư cách" dành cho những kẻ dự đại hội đảng) tự xét thấy vẫn đủ tư cách dự Đại hội.
Một ngày sau, 13/7/2006, đương nhiệm Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh ký Quyết định số 3121 QÐ -BCA miễn nhiệm Cao Ngọc Oánh ra khỏi chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra. Sau đó, Lê Hồng Anh tống tiếp Cao Ngọc Oánh ra khỏi ghế Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Đỉnh điểm của vụ này là "bữa cơm chạy án" tại khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt - Hà Nội, do Cao Ngọc Oánh mời trong đó có: Đoàn Mạnh Giao - lúc bấy giờ là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Hiếu Vinh, nguyên cục phó Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm kinh tế và chức vụ, sau đó về làm việc trong Vụ 1, theo dõi công tác chống tham nhũng - trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Và dĩ nhiên là sự có mặt của Tôn Anh Dũng (tức Dũng "Huế") - người nhận tiền chạy án cho Bùi Tiến Dũng trong vụ PMU18.
Tất cả đều nằm dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng trong cái gọi là Văn phòng Chính phủ.
Vụ "lăng nhăng chạy án" này của Cao Ngọc Oánh sau đó bị cho chìm xuồng vì có quá nhiều liên hệ trong mạng nhện nhà nước. Phe tham nhũng PMU 18 trả đũa và 2 phóng viên của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ vào tù.
Chưa đầy 2 năm sau, khi trời đất thôi còn nổi cơn gió bụi, chính Nguyễn Tấn Dũng phong hàm Trung tướng cho Oánh và vào ngày 14/11/ 2008 bổ nhiệm Cao Ngọc Oánh vào vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Công an.
Tháng 12, 2009, Cao Ngọc Oánh chính thức trở thành tổng cai ngục toàn quốc với chức hàm Tổng cục trưởng Tổng cục 8, xếp sòng trại giam, cải tạo, phục hồi nhân phẩm...
Một trong những thành tích mới nhất của tổng cai ngục Cao Ngọc Oánh là phóng sự "Vạch mặt sự giả trá của Cù Huy Hà Vũ" do đàn em phối hợp với tuyên giáo đảng dàn dựng nhằm vu khống, bôi nhọ CHHV, chữa cháy dư luận vụ Ts Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối hành vi vi phạm phát luật của giám thị trại giam.
Trước đó, 28/04/2013 dưới chế độ hà khắc của tổng cai ngục Cao Ngọc Oánh, một tù nhân tên Dương Chí Dũng đã bị một cán bộ trại giam A2, Khánh Hoà, đánh chết. 2000 tù nhân toàn trại đã đồng loạt đứng lên phản đối, đuổi cán bộ ra ngoài và cố thủ trong trại để yêu cầu báo chí, gia đình nạn nhân lẫn Cao Ngọc Oánh có mặt tại hiện trường để giải quyết. Cao Ngọc Oánh đã thân chinh đến "thương thảo" với đông đảo lực lượng cảnh sát cơ động hộ tống. Kết quả: Hai con nhạn được đem ra tế thần nhẹ nhẹ: khai trừ đảng đối với thiếu úy y sĩ Nguyễn Đăng Khoa, tước danh hiệu CAND đối với thượng sĩ Võ Thành Phương. Mọi việc sau đó chìm xuồng theo bóng tối của phân trại K1, K2 của trại giam A2.
Bây giờ, với vụ nổi dậy của tù nhân trại giam Xuân Lộc, sau câu phát biểu "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam", Cao Ngọc Oánh đã tách rời 10 đối tượng để trấn áp dưới cụm từ mỹ miều "xử lý theo quy định của pháp luật."
Sau Đệ nhị thế chiến, đã có nhiều người vì lương tâm và công lý đã hiến trọn đời mình để săn tìm những tên SS, cai ngục của Đức Quốc Xã đã tàn sát người Do Thái ra trước toà án quốc tế, dù những tên sát nhân này trốn chạy ở chân trời góc biển nào và cho dù chúng đã đến tuổi sắp về với hoả ngục. Việt Nam cũng sẽ có những người sẽ dành trọn quãng đời còn lại của mình để lôi cổ những người như Cao Ngọc Oánh ra trước vòng móng ngựa. Danh sách của loại côn an này sẽ dài và Cao Ngọc Oánh đã góp phần làm dài danh sách những kẻ ác ôn này.
___________________________