Những bài học kinh nghiệm đấu tranh (Phần 2) - Dân Làm Báo

Những bài học kinh nghiệm đấu tranh (Phần 2)

Tâm Duyên (Danlambao) - Sau một trận chiến, kết quả thắng thua là bằng chứng cụ thể nhất để định nghĩa, thua là thất bại. Thua là Thua, biết chấp nhận thua để biết nguyên nhân vì sao thất bại thì mới nghiêm túc tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Nếu vẫn cố phủ nhận cái thua, luôn miệng đổ lỗi cho cái khác, người khác thì không mang ích lợi gì cho việc cố gắng học hỏi thêm mà còn nói lên sự vô trách nhiệm, sự hèn nhát không dám đối đầu sự thật, tự dối mình và còn dối gạt người khác...

Cho dân, vì dân


Thiết nghĩ, những phong trào đấu tranh và tất cả những hoạt động trong hay ngoài nước đều có cùng chung 1 mục tiêu, cho 1 đất nước của 90 triệu dân. Nếu vậy, xin hãy tạm gác lại những màu cờ, chế độ hay chính nghĩa gì, để cùng nhau suy ngẫm những tư tưởng thiết thực:

“Thất bại là Mẹ thành công”

Trong Phần I (1), sự vạch ra 7 Nguyên Nhân Thất Bại của các phong trào đấu tranh trong nước không phải để phủ nhận sự cố gắng của họ hay làm nãn lòng nhục chí những người có tấm lòng, mà chỉ nhằm giúp những người đi sau học hỏi để tránh gây thêm tổn thất. Ngược lại, nếu luôn ca ngợi bằng những từ hoa mỹ sẽ chẳng giúp ích được gì cho những tù nhân lương tâm, mà có khi còn làm cho họ bị đài ải nhiều hơn.

“Người khôn ngoan thường không ngại nghe sự thật, biết lắng nghe, tìm thấy vấn đề trong ý kiến của người khác và sống bằng trí thông minh của mình”.

“Lấy Dân làm Gốc” 

Thật sai lầm khi phản kháng mạnh mẽ cho rằng đó là tư tưởng CS Hồ Chí Minh. Xin luôn nhớ cho rằng, những tư tưởng đúng đắn không bao giờ của người Cộng Sản. Ông Hồ đã học rất thuộc những bài bản của Trung Quốc, vì TQ là cái nôi của các đạo Khổng, Mạnh và những tư tưởng lớn khác, nhờ học hỏi mà ông ta biết cách lường gạt được mấy mươi triệu dân suốt bao nhiêu năm qua.

Khổng Tử cho rằng “Nếu thiếu lòng tin của nhân dân thì sớm muộn chính quyền cũng sẽ sụp đổ” và Mạnh Tử thêm rằng: “Trong một nước có ba của báu là Đất Đai, Nhân Dân và Chính Sự. Kẻ nào lấy châu ngọc làm của báu thì tai họa tất mắc vào thân”. “Dân vi qúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” là dân quý hơn vua chúa và xã tắc, vì có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất nước. (4) 

Biết bao vua chúa anh minh của TQ đã áp dụng tư tưởng đó vào việc điều hành quốc gia đem lại cơm no áo ấm cho người dân. Trái lại, ông Hồ và Đảng CSVN đã sử dụng tư tưởng đó như 1 thứ vũ khí hữu hiệu trong chính sách mị dân nhằm tạo lòng tin trong dân chúng phục vụ mưu đồ lợi ích riêng cho họ.

Dân là ai? Họ cần gì?

Ai cũng hiểu rõ nhiều thành phần thứ dân trong xã hội và được chia làm 3 thành phần chính dựa trên mức độ thu nhập của họ: Lao động – Trung lưu và Đại gia.

Việt Nam là nước nông nghiệp nên thành phần nông dân chiếm đa số trên cả nước. Lẽ ra, lực lượng hùng hậu này phải được nâng niu trân trọng và được khuyến khích sản xuất nhiều nông phẩm để góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Nhưng thực tế, đồng ruộng đất đai bị cướp mất, người nông dân bị cưỡng chế, phải bỏ làng quê lên tỉnh thành sinh sống trở thành 1 lực lượng lao động nghèo khổ với đời sống bấp bênh. Đây là lực lượng đáng được quan tâm nhất.

Nhu cầu của dân

Nhìn chung hiện nay đời sống nhân dân lao động nghèo ngày càng khó khăn hơn, đó là hệ quả của sự tham nhũng bất trị trong toàn bộ máy chính quyền CSVN.

Những người dân khốn khổ này đang cần gì?

1. Cơ bản cần thiết nhất: là Cơm no Áo ấm - Lấy lại Nhà cửa và Tài sản bị cướp mất - Được cung cấp Y tế, Thuốc men khi bệnh tật – Thực phẩm đảm bảo an toàn...

2. Sự An toàn, Bình yên và Ổn định cho gia đình: Họ cần luật pháp rõ ràng, công minh – Công An liêm chính để bảo vệ tốt cho họ khi cần.

3. Sau là các quyền Tự do của con người – Phải được tôn trọng.

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”

Đó là quy luật để đấu tranh, cách mạng không thể trổi dậy nếu người nghèo không bị áp bức. Sự tự do và quyền lợi người dân bị tước đoạt là nguyên do chính đáng nhất để họ có thể đứng lên đòi lại công bằng và đó cũng là động lực cho người khác có thể đứng lên bênh vực, đấu tranh cho họ.

Lịch sử đã chứng minh, CS đã đứng lên đấu tranh cho nhân dân miền Bắc và thắng lợi vẻ vang vì họ hiểu được quy luật này. Nếu phủ nhận điều này để không học hỏi thì chỉ là tự hạn chế mình mà thôi. “Ghét ai nên biết điều hay của họ và Yêu ai nên biết cái dỡ của người ta”.

Đáp ứng nhu cầu cho dân

Một chính quyền thối nát đã bỏ mặc đại đa số người lao động nghèo khổ sống ra sao thì sống, vậy ai có thể giúp giải quyết những nhu cầu thiết thực cho cuộc sống của họ?

Hãy nhìn lại hoạt động của các phong trào đấu tranh trong và ngoài nước đã qua:

- Có ai từng chung vai sát cánh với những người nông dân nghèo dầm mình trong mưa nắng trước các văn phòng chính quyền thành phố để khiếu kiện?

- Có ai đã từng đứng lên đại diện cho họ lên tiếng đòi hỏi công bằng?

- Bao nhiêu năm oan ức khiếu kiện đất đai, có luật sư nào đã giúp họ về vấn đề pháp lý?

- Bao năm thiên tai, lũ lụt, mất mùa làm dân chúng điêu đứng, có ai giúp họ vạch ra con đường kinh tế làm ăn sinh sống?

- Những ngư dân ngoài biển đảo phía Đông rên la kêu cứu vì bị TQ đánh đập, có ai giúp họ tìm ra phương cách giãi quyết phần nào vấn nạn đó?

- Những cộng đồng ở hải ngoại đã ủng hộ cụ thể nào cho người dân nghèo Việt Nam trong suốt 38 năm trôi qua? Ngoài những biểu tình, đấu đá tranh giành lợi ích riêng?

Câu Trả lời là Không cho tất cả. Thiết nghĩ, nếu các ông Cù Huy Hà Vũ, Trần H. Duy Thức, các tổ chức tôn giáo và các nhóm đấu tranh trong và ngoài nước đoàn kết lại, sát vai chung sức với những người dân oan này, cùng giúp khiếu kiện đất đai đến nơi đến chốn, cùng giúp bàn phương cách xây dựng cuộc sống và giãi quyết được những nhu cầu cấp bách khác cho ngư dân, thì có lẽ giờ đây những tù nhân lương tâm vẫn tiếp tục xây dựng và duy trì lực lượng với sự ủng hộ tích cực của mọi tầng lớp nhân dân.

Biết người biết ta


Hiểu rõ tình hình của Người và Ta với những ưu khuyết điểm thì có thể sẽ biết hoạch định phương pháp hoạt động cụ thể và hữu hiệu. Được vậy, những điều mơ ước sẽ không còn là những ước mơ, nếu có:

Lãnh Đạo Tài Đức

Lãnh đạo tài đức là người trước tiên phải hội đủ 3 CÓ cho cả trí và lực:

- Lòng Nhân - Tính nhân đạo đối với nhân dân, nói cách khác là Nghĩa đồng bào, biết cho bớt quyền lợi cá nhân vì quyền lợi cộng đồng để đảm bảo tự do và lợi ích thiết thực cho người dân.

- Tài - Khả năng điều hành và sắp xếp công việc hiệu quả, biết hợp nhất tổ chức quần chúng, biết dùng phương tiện cụ thể để đem con người hoà hợp lại với nhau trong những cơ hội tốt như lễ hội phong tục, đình, đám, cưới hỏi và ngay cả meetings biểu tình. . . .

- Trí - Sự thông minh sáng suốt để có thể vạch ra được con đường hiệu quả đến thành công, phù hợp với mục tiêu mong muốn chung và thích hợp lòng mọi người.

Thêm nữa, còn phải biết ẩn mình quan sát khi chưa có cơ hội, gom góp các dữ kiện thông tin đầy đủ, đặt câu hỏi để phân biệt rõ vấn đề, giữ chí hướng không lay động, lời nói đáng tin cậy, biết cảm hóa lòng người, khoan dung để thu nạp, nhân ái trong hành động, quyết tâm với tà gian và luôn cẩn thận trong mọi hành động để giữ an toàn. (5)

Lực lượng ủng hộ

Một lực lượng ủng hộ đáng kể sẽ bao gồm mọi tầng lớp trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác hay quá khứ là ai, bỏ qua những chính kiến bất đồng, đóng góp tiếng nói cho lẽ phải trên 1 chí hướng nhất định cho dân tộc Việt Nam. Họ là những người biết biểu lộ lòng khoan dung với ý kiến xây dựng trên các trang mạng xã hội, blogs hay báo chí điện tử. Họ còn là những đoàn thể tự do có hoạt động cụ thể nhằm ủng hộ người dân trong nước và tố cáo chế độ CSVN ra ngoài thế giới bằng mọi phương tiện sẵn có.

Cộng Sản là ai?

“Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời” - Dalai Lama.

Loài trùng độc CS này đang sinh sôi nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời, vậy phải chăng Việt Nam là 1 bãi rác lớn? Cái gì đang nuôi chúng sinh sôi mạnh mẽ như thế?

Những kẻ tiểu nhân không biết xấu hổ về điều bất nhân, không sợ điều bất nghĩa, không có lợi thì không làm, dùng uy lực để răn đe sự sợ hãi trong dân chúng, chúng răn đe cái nhỏ để phòng việc lớn và bất chấp hậu quả.

Tóm lại, những người có tấm lòng, đã từng lên tiếng vì tự do, vì dân chủ cho Việt Nam hãy cùng ngồi lại suy nghĩ, đúc kết và đánh giá lại con đường đi của mình để cải tiến và phát triển tốt hơn. Bắt đầu lại từ cái gốc của nhân dân, chia sẽ với họ từ những điều nhỏ nhất, quan tâm và đáp ứng nhu cầu cơ bản cho dân thì lo gì không có nhân dân ủng hộ...

(Còn tiếp)


_____________________________________

Chú thích:

1. Phần I – Bài học kinh nghiệm đấu tranh - về Thực tế và Kết quả. 

2. Phần II – Bài học kinh nghiệm khác - về Tư tưởng và Tâm lý 

3. Phần III – Thay đổi và Thực tập 


5. Tham khảo – “Kinh Dịch với đời sống” của Hải Ân


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo