Thời Bác ở trong rừng - Quan và CAM - Dân Làm Báo

Thời Bác ở trong rừng - Quan và CAM

Quan gọi CAM vào làm việc.

Quan bảo: mày mở đường dẫn này xem sao. Chúng nó mới gởi cho tao,
bảo là báo nước ngoài có bài viết về Bác thời làm Việt Minh kháng chiến chống thực dân đấy. Đây là chặng đường vô cùng gian khổ.
Ta phải xem để thấy công lao Bác Hồ với dân với nước vĩ đại thế nào.

CAM hí hoáy với cái laptop 1 hồi, rồi la lớn:
toàn tiếng Anh không, làm sao mà đọc?

Quan nói: tao không đọc được đã đành. 
Mày mà cũng không đọc được à? Sao mày ngu thế?

CAM gãi đầu, nói: thôi để nhờ gu gồ nó dịch.

Hí hoáy thêm 1 hồi, rồi CAM nói: hổng được, gu gồ nó dịch... tào lao,
Coi hổng hiểu.

Quan nói: sao tụi tư bản nó ngu thế? 
Làm có 1 cái phần mềm dịch chữ mà làm cũng không nên thân.
Thôi, làm thế này: mày gởi cái bài báo này cho thằng square1, nhờ nó dịch.
Nó ở bên Mỹ, chỉ có bơ thừa sữa cặn mà ăn, nay mình gởi cho nó 3 lon bia, 
thì bảo làm gì nó cũng làm!

CAM loay hoay 1 lát trên, mới gởi được bài báo và 3 lon bia đi.

...và quả thiệt như Quan đã sáng suốt nhận định, 
chỉ 1 lát sau, Quan nhận được bài dịch:

Thời Bác ở trong rừng

Henry A. Prunier đã dạy Võ Nguyên Giáp, vị danh tướng Việt Nam, người đã từng chiến đấu với quân đội của Pháp và Hoa Kỳ, cách làm thế nào để ném một quả lựu đạn.

Bài học xẩy ra trong tháng 7 năm 1945, khi ông Prunier và sáu người Mỹ khác nhảy dù xuống một ngôi làng cách Hà Nội 120 km, phía tây bắc, trong nhiệm vụ bí mật để hướng dẫn cho một lực lượng gồm 200 du kích quân Việt Minh cách sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ ở căn cứ của họ trong khu rừng nhiệt đới.

Số người Mỹ này là điệp viên OSS (Office of Strategic Services), cơ quan tình báo Mỹ trong Thế giới chiến thứ II, được lệnh làm điều này vì Mỹ muốn được sự trợ giúp của du kích quân Việt Minh trong cuộc chiến đấu với người Nhật, lúc đó đang chiếm đóng Đông Dương. Đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp vũ khí và huấn luyện cách sử dụng. Việt Minh "hồ hởi" đồng ý, ví đang cần vũ khí trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập Việt Nam.

Hơn thế nữa, khi mời người Mỹ nhẩy dù xuống căn cứ của mình, Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo Việt Minh, hy vọng được điều trị bệnh sốt rét, bệnh viêm gan và các bệnh khác. Người Mỹ ở lại đây hai tháng, và sự chăm sóc của họ có thể đã cứu mạng sống của ông Hồ.

Ông Prunier (phát âm là Prune-yer), người đã qua đời tháng trước, hưởng 91 tuổi, lúc đó là 1 quân nhân 23 tuổi, được OSS tuyển chọn vì giỏi ngoại ngữ. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là hướng dẫn một người đàn ông nhỏ bé, được gọi là ông Văn, cách sử dụng súng trường Mỹ, súng máy, bazookas và các vũ khí khác.

Ông Văn, người mặc “com-lê” màu trắng, giày đen và nón phớt đen (trong hình), thực ra là ông Giáp, người mà 9 năm sau sẽ dẫn quân đội Bắc Việt chiến thắng tại Điện Biên Phủ, buộc Pháp rút khỏi Việt Nam, và sau đó chống Mỹ trong 1 cuộc chiến bế tắc và tốn kém.

“Giáp muốn biết lý do tại sao chúng tôi với tay mà ném lựu đạn và điều gì kích hoạt các trái đạn súng cối”. Ông Prunier cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Worcester Telegram & Công báo của Bang Massachusetts năm 2011. ”Có lần ông ta cúi đầu nhìn vào nòng cây súng cối. Tôi đã bị sốc. Đầu của ông ta có thể bị thổi bay!”

Ông Prunier, mà cái chết vào ngảy 17 tháng Ba, đã không được thông báo rộng rãi, sống gần đời hết ở Worcester chăm sóc cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng của gia đình. Ông qua đời vì bệnh tim ở Beverly, Mass, bà Gloria Prunier, con dâu của ông cho biết. Ông là thành viên còn sống cuối cùng của nhóm hoạt động bí mật ở Đông Dương.

Dù hoạt động đó chỉ là một chú thích nhỏ trong lịch sử nước Mỹ, nó lại được ca ngợi ở Việt Nam như một thời khắc vàng trong hợp tác với Hoa Kỳ. Bộ quân phục cũ của ông Prunier được trưng bầy trong Bảo tàng Quân đội Việt Nam ở Hà Nội, và một đội làm phim Việt Nam đang chuẩn bị làm một phim tài liệu về ông, có tên “Trong ký ức Henry Prunier”.

“Ngộ thiệt”, ông nói. ”Tôi được coi là một anh hùng ở đó.”

Henry Arthur Prunier sinh ra ở Worcester ngày 10-9-1921. Ông theo hoc ở Assumption College, cũng ở Worcester, nơi mà hầu hết lớp học được dạy bằng tiếng Pháp, nhưng bỏ ngang sau 3 năm học để nhập ngũ. Trong quân ngũ, ông được gởi đến Đại học California, Berkeley, để học tiếng Việt. Thời gian này, OSS đến đề nghị ông và 2 người khác tham dự “một nhiệm vụ tự nguyện ở Đông Dương”. Được cho biết khả năng sống sót trong chiến dịch này là 50%. Cả 3 đã trả lời không.

Sau Berkeley, ông Prunier được gửi đi học mật mã và rồi sẽ theo 1 sư đoàn bộ binh sang Pháp. Nhưng đêm trước khi ông lên tàu, lại được gởi tới Washington, gia nhập OSS và được lệnh tham dự một nhiệm vụ hoạt động đặc biệt, có tên mã là “Đội Nai”.

Nhóm người Mỹ dự định lội bộ 300 km từ Trung Quốc để đến căn cứ du kích quân, nhưng người Tầu đã cảnh báo họ về khả năng dễ bị phục kích bởi người Nhật nếu đi theo đường này. Vì vậy, họ chọn cách nhẩy dù. Đó là lần nhẩy dù đầu tiên của ông Prunier. Ông đáp xuống một cánh đồng lúa, còn những người khác, có người dù bị vướng vào cây.

Gặp được du kích quân, người Mỹ được đưa đến một túp lều tre, nơi họ thấy Hồ Chí Minh nằm trong 1 góc tối, trên một tấm chiếu, run rẩy trong cơn sốt cao. Ông ta tự giới thiệu là “C.M. Hồ”. Nhóm người Mỹ bắt tay vào việc chữa bệnh cho ông ta.

Khi ông Hồ bình phục, ông tham gia vào các cuộc thảo luận hàng ngày với người Mỹ. Và kết quả là Việt Minh đồng ý làm công tác thu thập tin tức tình báo cho Mỹ, phá hoại đường xe lửa và cứu giúp những người phi công Mỹ bị bắn rơi. Khi Hồ được biết rằng ông Prunier đến từ Bang Massachusetts, ông ta đã kể lại những câu chuyện thú vị khi đến thăm Boston.

Trong lúc Đội Nai đang ở đây với Việt Minh, Nhật đầu hàng và Việt Minh tuyên bố Việt Nam là một quốc gia độc lập, dùng ngay ngôn từ trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Hồ đưa cho người bạn Mỹ của mình một lá thư nhờ chuyển đến Tổng thống Harry S. Truman yêu cầu hỗ trợ Việt Minh chống lại Pháp, vốn đã bị mất thuộc địa này vào tay Nhật và đang chiến đấu để giành lại. Tổng Thống Truman không bao giờ trả lời bức thư này. 

Mỹ chọn hỗ trợ Pháp.

Một số sử gia cho rằng khi từ chối lời yêu cầu của Hồ, Hoa Kỳ đã bỏ phí một cơ hội xây dựng quan hệ với Bắc Việt và có thể đã giúp người Mỹ tránh được cuộc chiến hai thập kỷ sau đó. Người phản bác ý kiến này thì cho rằng chính cái mác cộng sản của ông Hồ đã đương nhiên đặt miền Bắc vào vị trí kẻ thù của Mỹ.

Ông Prunier có 1 nhận định chung chung: ”Ông ta (Hồ) thấy không có đối chọi gì giữa việc vừa theo cộng sản vừa hy vọng vẫn có dân chủ cho người dân mình”, ông nhận định: “Về nhiều mặt, ông Hồ chỉ là 1 kẻ ngây thơ.”

Tuân thủ lề luật, những người đàn ông trong đội OSS này khước từ lời mời mọc của ông Hồ, một cách tiếc rẻ, việc ông Hồ cống hiến vài phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp và các chất thuốc kịch dục có trong rừng, ông Prunier cho biết. Nhưng ông đã nhận một tấm khăn thêu từ ông Hồ và sau thì trưng nó trong nhà của mình.

Ông Prunier để lại người vợ 62 năm, con gái của ông, Joanne M. Green và Dianne M. Behnke; con trai của ông, Raymond và Donald; cùng 12 đứa cháu; và 4 đứa chắt.

Năm 2011, Ông Prunier được ban thưởng Huy chươngBronze Star về hoạt động thời làm lính của mình. Cùng năm, Đại Học Assumption tặng ông tấm bằng cử nhân mà ông đã bỏ dở trước kia. (Ông đã tốt nghiệp ở Đại học của Bang Massachusetts sau chiến tranh.)

Trong năm 1995, ông Prunier quay lại Hà Nội để gặp gỡ vài người Việt Minh mà ông đã giúp đỡ. Khi nhận ra ông, tướng Giáp nhặt 1 trái cam và biểu diễn lại thế ném lựu đạn đã được ông Prunier dạy thủa xưa...

“Yes, yes, yes!” ông Tướng nói.

***

CAM đọc xong, nhướng mắt nhìn Quan, nói:
trời thần, hổng dè ở trong rừng mà Bác “quậy” dữ dzậy!
Hay thiệt, ở đâu ra mà Bác có sẵn con gái đẹp mà “mời” 
tụi Mỹ dzậy nè trời?

Quan nói: sao mày ngu thế!
Mày chẳng hiểu gì cả! Đối với Bác thì nhân dân là cái quý nhất.
Dù ở đâu, Bác cũng luôn luôn có... nhân dân bên cạnh. 
Có đọc Đèn cù của Trần Đĩnh chưa? 

Để tỏ lòng mến khách, thì không gì bằng là đãi khách những món
mà mình yêu thích. Thế cho nên Bác đã mang ra mời khách cái 
món... đồ nhân dân, là món thich khẩu nhất của mình. 
Điều này càng minh chứng Bác đã yêu nhân dân ra sao.

Bài báo của nước ngoài này là 1 nhân chứng lịch sử vô tư và vô cùng giá trị,
cho thế giới thấy đạo đức của Bác Hồ to tới cỡ nào!

Ôi... Bác thật là vĩ đại, 1 con người sống suốt đời chỉ để yêu nhân dân.
Đây là tấm gương vĩ đại mà ta phải học tập hàng ngày!

CAM chép miệng: nhiều tiền như Quan học tập hàng ngày thì dễ thôi.
Chớ tụi em học theo Bác kiểu này chắc có nước... chết đói.
Cái... đồ nhân dân này có đứa nó lấy mắc qwuá!


Square1
danlambaovn.blogspot.com

___________________________________

Ghi chú:

Xem bài báo đăng trong The New York Times ở đây: (link thứ 1)


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo