Võ Văn Tạo (Danlambao) - Cuối 1978 - đầu 1979, tin tức chính thống trên đài, báo và truyền miệng trong dân về việc Trung Quốc gây hấn, xâm lấn, sát hại quân và dân ta, cướp phá dọc biên giới Việt – Trung làm nhiều người nặng lòng suy tư. Là bộ đội chuyển ngành về học tại Đại học Ngoại thương Hà Nội, tôi cũng rất băn khoăn, không thể lý giải vì sao một nước XHCN, do đảng cộng sản cầm quyền, lại gây chiến với Việt Nam – 'tiền đồn vinh quang' của cả khối XHCN?
Tính chất, mức độ cuộc chiến ngày càng dữ dội. Tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, bên cạnh rất nhiều Hoa kiều lục tục bỏ về Trung Quốc, số ở lại phần lớn bị dè chừng, bị nghi là “Đạo quân thứ 5” của Trung Quốc, là điệp viên của “Cục tình báo Hoa Nam”... Để đề phòng có thể xảy ra các vụ đầu độc hàng loạt người dân (có tin đồn công an Hà Nội bắt một người Hoa lén bỏ mấy cục pin đã hết điện vào nồi nước phở). Người Hoa trong các cửa hàng ăn uống của Nhà nước bị buộc nghỉ việc hoặc chuyển khỏi bộ phận có thể tiếp cận với đồ ăn, thức uống, kể cả nhân viên trong các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo. Người Hoa làm việc ở các vị trí bị coi là “nhạy cảm” bị mất việc. Sinh viên tiếng Trung lo ra trường không có việc làm. Có bạn người Việt gốc Hoa tự ý bỏ học. Có bạn gốc Hoa, học tiếng Nhật (khi ấy rất quý hiếm) đã tốt nghiệp, đành làm chân thủ thư ở thư viện của trường… Không khí căng thẳng, ngờ vực khắp nơi.
Tại Trường Ngoại thương, lao xao tin vợ chồng thầy Lý Chí Vinh (dạy Trung văn) đã bỏ về Trung Quốc, lên đài Bắc Kinh nói xấu Việt Nam. Cô Kina bí mật ra vào Sứ quán Trung Quốc nghe chỉ thị, nhận nghị quyết đem phát tán trong cộng đồng người Hoa ở Hà Nội... (cô Kina dạy tiếng Nga, là con dâu Thứ trưởng, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Đảng - Đoàn Bộ Ngoại thương Lý Ban - một nhân vật bị coi là thân Trung Quốc. Cụ Lý Ban từng có nhiều công tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc. Về mặt Đảng, cụ “to” nhất Bộ. Bộ trưởng Phan Anh là trí thức ngoài Đảng). Cũng như 11 Tổng công ty XNK khác của Bộ Ngoại thương, tại Tổng công ty XNK nông sản thực phẩm - nơi tôi thực tập tốt nghiệp, chúng tôi được lệnh lục tìm các hợp đồng đã ký với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Rumani đem tiêu hủy. Hợp đồng với các nước khác thì buộc chặt bằng cặp 3 dây, sắp xếp ngăn nắp, sẵn sàng bốc lên xe tải để di tản cả cơ quan vào Thanh Hóa. Hết giờ thực tập, không được đi xa khỏi ký túc xá trong trường (ở gần Chùa Láng). Có điện thoại truyền lệnh di tản gọi đến trường, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, phải có mặt tại cơ quan thực tập.
Trước đó, tại cuộc duyệt binh ngày 2-9-1975, trong bài diễn văn của mình, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn hùng hồn tuyên bố: “Từ nay, đất nước ta vĩnh viễn bước vào kỷ nguyên hòa bình, độc lập, tự do…”. Khi đọc bài diễn văn này trên báo Nhân dân, không ít người trong lũ sinh viên chúng tôi đã băn khoăn thắc mắc, vì triết học Mác – Lê Nin đã chẳng dạy rằng: sự vật luôn biến đổi, chẳng có cái gì là bất biến, là vĩnh viễn (cũng môn Mác – Lê Nin được giảng dạy khi ấy cũng khẳng định Bí thư Lê Duẩn có đóng góp to lớn vào triết học Mác – Lê Nin, với luận điểm nổi tiếng “Chân lý là cụ thể. Không có chân lý tuyệt đối” – được giới triết học toàn khối Xô viết đánh giá rất cao).
Trở lại những ngày tháng căng thẳng cuối 1978 – đầu 1979. Mang băn khoăn chuyện biên giới Việt – Trung và diễn văn 2-9-1975 của Bí thư Lê Duẩn trò chuyện cùng Bí thư chi bộ Đảng của lớp Phiên dịch 5 Trần Thành Công (con trai cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Trần Tử Bình. Công cũng là bộ đội chuyển ngành đi học). Tôi hỏi: “Cụ Lê Duẩn nhận định như thế có sai không, khi chỉ mới 4 năm sau, Trung Quốc đã gây chiến tranh với Việt Nam?”. Công hỏi lại: “Ai bảo là chiến tranh?”.
Tôi bảo: “Liên tục có nổ súng, bắn giết, phá hoại thì không gọi là chiến tranh thì phải gọi là gì?”.
Công bảo: “Ông không phải đảng viên, không được quán triệt Nghị quyết mới đây của Trung ương Đảng. Nghị quyết gọi đó là “xung đột biên giới”, không có chỗ nào trong nghị quyết gọi đó là chiến tranh (!?). Giữa Việt Nam với Trung Quốc, làm sao có thể có chiến tranh?”
Thân phận “sĩ quan Bạch vệ” (lớp trưởng, nhưng ngoài Đảng), tôi đành “tắt tiếng”, nhưng chẳng tâm phục khẩu phục. Hồi ấy, sinh viên nào làm bài mà “lỡ tay” viết rằng đồng tiền Việt Nam bị “lạm phát”, là ăn điểm 2 cái chắc! Phải viết là “mất giá”! “Lạm phát” là khái niệm chỉ dành cho các nền kinh tế ở khối tư bản tồi tệ, xấu xa (!). Chuyện “lạm phát” hay “mất giá” vừa kể là thật 100% - xin thề độc! Tương tự, hồi học phổ thông, lũ học sinh chúng tôi phải học Học thuyết Missurin (một nhà làm vườn người Nga, chủ trương vật nuôi cây trồng tiến hóa theo hướng có lợi cho con người là nhờ tăng cường chăm bón và môi trường phù hợp) mà không được học Học thuyết di truyền của Menden (người Áo). Thực tế cho chúng ta biết rằng, nuôi con heo lai (giống nhập ngoại), dù có sao nhãng thế nào, cũng có thể nặng cả tạ. Nuôi con heo ta, dù cho ăn, chăm sóc, tưới tắm tối đa, cũng chỉ nặng dăm chục ký.
Tôi bảo: “Liên tục có nổ súng, bắn giết, phá hoại thì không gọi là chiến tranh thì phải gọi là gì?”.
Công bảo: “Ông không phải đảng viên, không được quán triệt Nghị quyết mới đây của Trung ương Đảng. Nghị quyết gọi đó là “xung đột biên giới”, không có chỗ nào trong nghị quyết gọi đó là chiến tranh (!?). Giữa Việt Nam với Trung Quốc, làm sao có thể có chiến tranh?”
Thân phận “sĩ quan Bạch vệ” (lớp trưởng, nhưng ngoài Đảng), tôi đành “tắt tiếng”, nhưng chẳng tâm phục khẩu phục. Hồi ấy, sinh viên nào làm bài mà “lỡ tay” viết rằng đồng tiền Việt Nam bị “lạm phát”, là ăn điểm 2 cái chắc! Phải viết là “mất giá”! “Lạm phát” là khái niệm chỉ dành cho các nền kinh tế ở khối tư bản tồi tệ, xấu xa (!). Chuyện “lạm phát” hay “mất giá” vừa kể là thật 100% - xin thề độc! Tương tự, hồi học phổ thông, lũ học sinh chúng tôi phải học Học thuyết Missurin (một nhà làm vườn người Nga, chủ trương vật nuôi cây trồng tiến hóa theo hướng có lợi cho con người là nhờ tăng cường chăm bón và môi trường phù hợp) mà không được học Học thuyết di truyền của Menden (người Áo). Thực tế cho chúng ta biết rằng, nuôi con heo lai (giống nhập ngoại), dù có sao nhãng thế nào, cũng có thể nặng cả tạ. Nuôi con heo ta, dù cho ăn, chăm sóc, tưới tắm tối đa, cũng chỉ nặng dăm chục ký.
Lại trở lại chuyện biên giới Việt – Trung hồi ấy. Đùng một phát, ngày 17-12-1979, Đài tiếng nói Việt Nam loan tin sét đánh: Trung Quốc phát động chiến tranh quy mô lớn, huy động nhiều sư đoàn tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Nghe vậy, sợ “văn khẩu vô bằng”, tôi kiên nhẫn chờ hôm sau mang tờ báo Nhân dân giơ cho Công xem. Công thấy trên trang nhất cái tiêu đề lớn, in đậm, choáng hết bề ngang báo: “Trung quốc phát động chiến tranh quy mô lớn trên biên giới Việt Trung”. Tôi mới bồi thêm: “Đây nhé: Báo Nhân dân - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam!”. Lúc ấy, đến lượt Công “tắt tiếng”!
*
Giờ đây, 35 năm đã trôi qua, nhớ lại ngày chiến tranh biên giới Trung – Việt bùng phát, lại thấy bài học cũ không phải không còn giá trị. Vẫn còn nhiều cái đầu nặng tư duy ý thức hệ lỗi thời đang chót vót ngôi cao. Một khi họ ngộ ra thì… than ôi, sự đã rồi như câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy khi xưa!
Chẳng phải thế sao, khi mọi lời phản biện, cảnh báo và hành động của giới trí thức và người dân tâm huyết vì đất nước trước liên tiếp những hành động tham tàn, bạo ngược của chủ nghĩa Đại Hán (làm khu vực và thế giới quan ngại), đều bị người ta vu cho là phản động, bị thế lực xấu bên ngoài lợi dụng… và thẳng tay đàn áp, khủng bố bằng mọi thủ đoạn xấu xa, ti tiện ngoài sức tưởng tượng?
Có lần được “quán triệt” lập trường của chóp bu: “Việt Nam nhỏ yếu, Trung Quốc lớn mạnh. Phải “tế nhị”, nhường nhịn”. Tôi chẳng đồng tình. Tương quan Việt - Trung bây giờ chênh lệch thật. Nhưng đâu đã chênh lệch bằng hồi quân dân nhà Trần ba lần chống quân Nguyên Mông? Thuở ấy, ta đơn độc chống giặc Nguyên. Bây giờ, trong thời đại hội nhập, liên kết, có cả loài người yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa bên cạnh ta (tuy một số quốc gia cũng còn “lăn tăn” chuyện dân chủ, nhân quyền).
Chỉ tiếc, bây giờ không biết lòng dân có được như hồi ấy sau Hội nghị Diên Hồng?