“Dồn trí tuệ” cho đền tưởng niệm Gạc Ma (*), “Dấu hèn mọn” với liệt sĩ Hoàng Sa!? - Dân Làm Báo

“Dồn trí tuệ” cho đền tưởng niệm Gạc Ma (*), “Dấu hèn mọn” với liệt sĩ Hoàng Sa!?


Kính Gửi: Kiến trúc sư Khương Văn Mười - Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, phó chủ tịch Hội KTS VN.

Mới đây thôi, tuần trước, chắc ông chưa quên, công luận đồng bào cả nước và hải ngoại bàn tán trong ưu tư khắc khoải qua một sự kiện hiếm có (nói hiếm có là vì “nhà nước đảng ta” chắc vì quá bận bịu xây dựng XHCN nên quên mất) sau 26 năm trận chiến đảo Gạc Ma và 40 năm trận hải chiến đảo Hoàng Sa, Ngày 13-3, tại Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động VN (chứ không phải “nhà nước và đảng ta” ) tổ chức lễ phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa”. Tôn vinh những người đã hy sinh vì bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Trong buổi hội nghị, trên bục phát biểu, ông Đặng Ngọc Tùng - chủ tịch Liên đoàn Lao động VN - xúc động nghẹn ngào nói: “40 năm trước, ngày 19-1-1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. 74 sĩ quan, thuỷ thủ quân lực Việt Nam Cộng hoà kiên cường chiến đấu bảo vệ đảo và hi sinh, vĩnh viễn nằm lại ở vùng biển Hoàng Sa. Máu của những người con đất Việt, dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc VN yêu dấu. Ghi nhận công ơn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hi sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974), Gạc Ma (Trường Sa 1988) là việc làm rất cần thiết của cả cộng đồng và xã hội.”

Từng lời nói như đầy ân nghĩa và trách nhiệm của ông Tùng thôi thúc mỗi người dân đất Việt phải có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với đồng đội, với nhân dân mình: “Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa là để tri ân các chiến sĩ đã ngã xuống vì Hoàng Sa, Trường Sa, để lịch sử không quên, tôn vinh những người con đất Việt anh dũng hi sinh bảo vệ Tổ quốc và thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc”.

Nhưng thật là buồn cười đến ngỡ ngàng, tiếp theo ngay sau lời cũng của chính ông phát biểu... “dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau, máu đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc VN yêu dấu” nhưng ông Đặng Ngọc Tùng kết lại trong bài “hùng biện” của mình là (nguyên văn): “Chương trình sẽ vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ các nguồn lực để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân VN anh dũng hi sinh trong trận Gạc Ma (tại tỉnh Khánh Hoà)... (1)

Buộc lòng đồng bào chúng ta phải ưu tư lấn cấn nghiệm suy trong cái cách phát biểu lờ mờ tiền hậu bất nhất như mang sắc màu của đạo đức giả. 

Quyên góp lập “đền thờ tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân VN anh dũng hi sinh trong trận Gạc Ma” - Còn 74 chiến sĩ đồng bào QL/VNCH anh dũng hy sinh trong trận Hoàng Sa thì như không bao gồm và không nhắc đến trong đền tưởng niệm này!?

Công luận chưa hết nguôi ngoa nỗi buồn và phẫn nộ thì ngày 17/3, ngạc nhiên bức xúc như bội phần nhân lên khi trên báo Tuổi Trẻ trong bài viết trả lời phỏng vấn có tiêu đề “Dồn trí tuệ cho đền tưởng niệm Gạc Ma” của Kiến trúc sư (KTS) Khương Văn Mười - chủ tịch Hội KTS TP.HCM, phó chủ tịch Hội KTS VN người nhận được đề nghị của Tổng liên đoàn Lao động VN thiết kế không gian tưởng niệm cho đền này .

KTS-Khương Văn Mười
KTS-Khương Văn Mười: “Tôi chỉ đề cập là đền tưởng niệm liệt sĩ trận Gạc Ma Trường Sa thôi nhé”!?

Thật lạ lùng trong 1715 từ ngữ từ câu hỏi và trả lời ở bài phỏng vấn của PV nhà báo ông KTS trả lời khá nhiều chi tiết thậm chí ông còn khẳng định “Chúng tôi sẽ có hội đồng khoa học, hội đồng nghệ thuật tham gia góp ý, thẩm định, với các chuyên gia có tên tuổi trong nghề góp ý cho các phương án mà chúng tôi đưa ra. Sau đó sẽ chọn phương án ưng ý nhất, báo cáo Tổng liên đoàn Lao động VN, nhân dân và cả các thân nhân của những người đã ngã xuống ở Trường Sa tham gia góp ý, chỉnh sửa. Nói tuyệt đối thì không dám, nhưng có thể khẳng định Hội KTS sẽ tập hợp trí tuệ ở mức cao nhất để đóng góp cho công trình này.”

Tuy nhiên dù có cất công cố lục lọi trong 1715 từ của bài viết ấy người ta cũng không tìm thấy một từ ngữ nào là liên quan đến 74 liệt sĩ QL/VNCH hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa với quân xâm lược Trung Quốc năm 1974 được ông KTS Khương Văn Mười đề cập trong đền tưởng niệm dự kiến xây dựng này dù khi trả lời ông luôn nhắc đến Gạc Ma Trường Sa năm 1988!? mà cụ thể từ lời ông: “có thể khẳng định ngay hai nội dung quan trọng của công trình. Thứ nhất là vị trí chắc chắn phải nằm ven biển và hướng ra biển, phải là không gian thể hiện được sự hùng tráng, hai là nhìn vào có thể hình dung ra sự kiện Gạc Ma”. (2) 

Thường thì chúng ta hay liên tưởng người có kiến thức khoa bảng tất yếu phải có tư cách phẩm giá và tư duy đạo đức sâu sắc cao hơn giới bình dân, bằng chứng như lời ông KTS nhận định qua đề án xây dựng đền tưởng niệm trước PV nhà báo là phải nhất thiết (nguyên văn): “Thể hiện được câu chuyện, tinh thần, bối cảnh ở Gạc Ma không phải đơn giản nhưng chắc chắn công trình phải vừa thể hiện sự bi tráng, lòng biết ơn, vừa thể hiện được câu chuyện lịch sử, tất cả các khía cạnh. Vì không thể nói khác lịch sử được...

Vâng! Thưa ông KTS, đúng như thế, “không thể nói khác lịch sử được”. Ông sẽ nói sao trước hình ảnh những nhân chứng vật chứng từ đồng sự dưới quyền Anh hùng hạm trưởng Nguỵ văn Thà hải quân QL/VNCH thể hiện lại khúc “bi tráng” trực diện bất khuất đối đầu với quân xâm lược TQ năm 1974 tại Hoàng Sa đăng tải đầy trên các trang mạng - Khi biết mình bị thương nặng Hạm Trưởng Trung Tá Nguỵ Văn Thà ra lệnh cho chiến sĩ dưới quyền rời tàu xuống bè cứu sinh để bảo toàn quân số, còn mình ở lại theo chiến hạm ngay trên pháo tháp chỉ huy tuẩn tiết theo Tàu vào lòng biển mẹ. Đây là một trong những khía cạnh của câu chuyện tinh thần bất khuất từ lịch sử hào hùng của dân tộc đó ông! Sao không thấy ông KTS đề cập trong khuynh hướng xây đền tưởng niệm qua tâm linh của một trong những người Việt Nam phải biết nhớ ơn như ông? Hay là vì bởi ông là Khương Văn Mười là “hậu duệ” vài chục đời của ông Khương Tử Nha đời nhà Chu Trung Hoa nổi tiếng... câu cá chờ thời? 

Cuối bài viết xin gửi đến ông Kiến Trúc Sư vài hình ảnh thay cho lời kết:



Như những Kiến Trúc Sư - nhưng đồng bào nhân dân ta đang “kiến trúc” xây dựng những “công trình” mang tầm cao nhân cách và đạo đức của cội nguồn đạo lý dân tộc, đây mới đích thật là thể hiện “tinh thần đại đoàn kết dân tộc”.

Hy vọng ông KTS Khương Văn Mười đã ngộ ra một điều gì đó trong tư duy và nhất là trái tim tất yếu phải cùng nhịp đập rất “người” với đồng bào của chính mình.



________________________________________

Chú thích:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo