Blogger Huỳnh Công Thuận phát biểu về Tự Do & vượt lên sự sợ hãi - Dân Làm Báo

Blogger Huỳnh Công Thuận phát biểu về Tự Do & vượt lên sự sợ hãi


Về 3 ngày sôi động từ 30/4 đến 2/5/2014

Huỳnh Công Thuận - Chỉ mới có 3 ngày từ 30/4 – 1/5 và nay 2/5/2014 mà có quá nhiều chuyện mắt thấy tai nghe trái khoáy, mà chuyện nào cũng cảm thấy quan trọng cần phải lên tiếng…

Ngày 30/4/2014 đi An Hữu, Tiền Giang với chief bằng xe ôtô. 7g vào bãi lấy xe, ra khỏi Sài Gòn lúc 9g sáng bắt đầu đi vào đường cao tốc Trung Lương nhưng phải 2g30 mới đến nơi. Đoạn đường cao tốc 70Km đi chỉ khoảng 1g đồng hồ nhưng thời gian ở 2 trạm đầu và cuối chờ vào và chờ ra thật khủng khiếp. 7g30 đưa xe về thì anh bảo vệ kều lại nói nhỏ “hồi sáng lúc ông vừa đi có mấy tên đến đây tìm ông…”

Ngày 1/5/2014 sáng lấy xe đi, trưa về anh bảo vệ lại khều vai dẫn đến chỗ kín nói nhỏ bí mật “tụi đến tìm ông xưng là hình sự, ông làm gì mà tụi nó tìm bắt ông vậy, thôi ông hãy trốn đi…”

Nói chung là hơi hài hước nhưng để nói sau!

*


Cuối buổi hội thảo, các tham dự viên bao gồm 10 tổ chia nhau thảo luận với một câu hỏi duy nhất: “Làm thế nào để mỗi công dân Việt Nam có thể thực thi quyền tự do thông tin của mình”



Trong phần trao đổi thảo luận, tổ trưởng đưa ý kiến:

- Điều 25 hiến pháp hiện hành quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhưng muốn biểu tình phải xin phép, muốn lập hội phải xin phép.

- Một sinh viên trẻ bày tỏ quan điểm nhiều sinh viên e ngại bàn đến “quyền tự do” vì sợ bị làm khó dễ.

- Chi Oanh đưa ý kiến: vì chị có con là SV nên chị có kinh nghiệm cách thuyết phục tuổi trẻ làm theo lương tâm con người nhất là người công giáo.

Quan điểm riêng của cá nhân tôi là người dân chỉ làm theo luật chứ không làm theo lệnh và càng không thể làm cam kết bất kỳ điều gì:

- Chúng ta phải tìm hiểu biết rỏ quy định pháp luật và chỉ làm theo pháp luật chứ dứt khoát không làm theo (lời) công an. Hiến pháp cho phép công dân biểu tình, trong khi chưa và không có luật biểu tình thì không phải xin phép ai cả.

Tôi đã nhiều lần nói thẳng với công an: các anh muốn làm theo lệnh của ai là việc của anh còn tôi chỉ làm theo luật, về việc bắt làm cam kết như cam kết không biểu tình, cam kết không chụp hình đối với tôi càng không thể bởi vì một khi đã vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, không việc gì phải cam kết, cụ thể như “không lẽ người nào cam kết không biểu tình thì không được biểu tình, còn người nào không cam kết thì được à?”

Một thí dụ khác như quy định đèn đỏ: dừng, đèn xanh: đi, bắt người ta cam kết đèn xanh không đi thì đứng luôn một chỗ muôn năm à?

Tất cả mọi người đều phải "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật"

(Tất cả mọi người ở đây là kể cả cán bộ, công an, bộ đội lẫn người dân)

Sau đó bắt đầu trở vào phòng nhưng thời gian thuyết trình quá ngắn và tôi thuộc tổ 10 là thuyết trình viên cuối cùng lại còn bị ngắt quãng vì những tràng vỗ tay khích lệ…

Cuối cùng tôi chỉ nhắn nhủ với các bạn trẻ là các bạn rất may mắn vì đã sống trong thời đại đa truyền thông, nhà cầm quyền không thể nào bưng bít thông tin và hơn nữa đã có những người đi trước hy sinh như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, nếu như 5 – 3 năm trước chúng ta cùng nhau thảo luận như thế này là bị hốt hết rồi.

Cho đến nay các phong trào đấu tranh đã vượt ra qua sự sợ hãi, tuy nhiên vẫn có một số người viện lý do thay đổi sẽ đổ máu. Nhưng không có hạnh phúc nào là miễn phí cả, Thiên An Môn 5.000 sinh mạng không làm sụp đổ TQ, đến Rumania chỉ 800 người đã xóa sổ tên nước CHXHCN Rumania, Tuynisia chỉ khoảng 200 người... Còn ở Việt Nam, tôi dám nói chỉ cần 50 mạng là chế độ này sụp đổ rồi. Và tôi sẵn sàng làm người đầu tiên!



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo