Đại diện Phong trào Lao Động Việt, cô Đỗ Thị Minh Hạnh đọc tuyên cáo hôm 5/8
CTV Danlambao - Cùng với việc ra tù trước thời hạn của Đỗ Thị Minh Hạnh, buổi họp mặt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập hôm 5/8/2014 đã chứng kiến sự công khai hóa các hoạt động của Phong trào Lao Động Việt tại Việt Nam sau 6 năm hoạt động bí mật.
Phong trào Lao Động Việt được thành lập ngày 29/10/2008 tại Việt Nam. Sau khi 3 sáng lập viên là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương bị chế độ cộng sản bỏ tù, PT Lao Động Việt đã buộc phải lui vào hoạt động bí mật để tiếp tục các công việc hỗ trợ công nhân và bảo toàn lực lượng.
Tại bàn tròn xã hội dân sự do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức vào hôm 5/8/2014 tại Sài Gòn, lần đầu tiên sau 6 năm thành lập, đại diện PT Lao Động Việt là cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã chính thức công khai ra tuyên cáo khẳng định tiếp tục các hoạt động xây dựng, phát triển Nghiệp đoàn Độc lập tại Việt Nam; đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Phong trào Lao Động Việt được thành lập ngày 29/10/2008 tại Việt Nam. Sau khi 3 sáng lập viên là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương bị chế độ cộng sản bỏ tù, PT Lao Động Việt đã buộc phải lui vào hoạt động bí mật để tiếp tục các công việc hỗ trợ công nhân và bảo toàn lực lượng.
Tại bàn tròn xã hội dân sự do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức vào hôm 5/8/2014 tại Sài Gòn, lần đầu tiên sau 6 năm thành lập, đại diện PT Lao Động Việt là cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã chính thức công khai ra tuyên cáo khẳng định tiếp tục các hoạt động xây dựng, phát triển Nghiệp đoàn Độc lập tại Việt Nam; đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Phong Trào Lao Động Việt là thành viên của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do. Ngày 17/1/2014, một đại hội được tổ chức tại Thái Lan đã công khai tuyên bố thành lập Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt. Đây là một liên minh với sự tham gia của 4 tổ chức, gồm: Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Phong Trào Lao Động Việt và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.
Dưới đây là toàn văn bản tuyên cáo của Phong trào Lao Động Việt do Đỗ Thị Minh Hạnh đọc hôm 5/8/2014 tại Sài Gòn:
Dưới đây là toàn văn bản tuyên cáo của Phong trào Lao Động Việt do Đỗ Thị Minh Hạnh đọc hôm 5/8/2014 tại Sài Gòn:
*
Tuyên cáo của Phong trào Lao Động Việt
Tại Việt Nam, lương bổng, quyền lợi và điều kiện làm việc của công nhân không được đáp ứng đúng mức. Tình trạng bóc lột, ức hiếp, xúc phạm nhân phẩm, tai nạn nghề nghiệp, môi trường làm việc tồi tệ, tai nạn và ngộ độc xảy ra thường xuyên và kéo dài nhiều năm trên phạm vi cả nước.
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trên danh nghĩa là tổ chức đại diện cho quyền lợi của công nhân. Trong thực tế, cán bộ công đoàn được giới chủ trả lương và tổ chức này đã kiềm tỏa, giám sát mọi sinh hoạt của công nhân, hoạt động nhắm vào mục tiêu bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân.
Từ năm 1995 đến nay trên đã có trên 5 ngàn cuộc đình công, nhiều cuộc đình công có trên 20 ngàn công nhân. Tuy nhiên, mọi cuộc đình công đều bị nhà nước xem là bất hợp pháp và sử dụng lực lượng an ninh để can thiệp, đàn áp và dập tắt. Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam hoàn toàn đứng về phía chủ nhân, nhà nước và lực lượng an ninh trong hơn 5 ngàn cuộc đình công này.
Từ năm 2006 đến nay, đã có những nỗ lực tranh đấu bênh vực và bảo vệ quyền lợi của công nhân và người lao động Việt Nam. Một trong những nỗ lực đó là sự ra đời của Phong trào Lao Động Việt vào ngày 29 tháng 10 năm 2008.
Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam đã sử dụng Điều 79, 89 Bộ Luật hình sự để bắt giam, xét xử và bỏ tù những người vận động thành lập và phát triển "Nghiệp Đoàn Độc Lập". Vào tháng 10 năm 2010, ba thành viên sáng lập Phong Trào Lao Động Việt là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị kết án 9 năm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương mỗi người 7 năm tù vì đã hướng dẫn và giúp đỡ cuộc đình công của hơn 10 ngàn công nhân nhà máy giày Mỹ Phong đòi quyền lợi khi bị giới chủ không trả lương nhiều tháng.
Cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ đòi trả tự do cho ba nhà hoạt động nghiệp đoàn này bởi các tổ chức người Việt trong và ngoài nước, các tổ chức nhân đạo quốc tế, chính phủ các nước dân chủ, các cơ quan truyền thông và nhiều cá nhân đã tạo sức ép đối với nhà nước Việt Nam, buộc họ phải trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.
Việc trả tự do trước thời hạn và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh vào ngày 26 tháng 6 năm 2014 - 2 năm 8 tháng trước thời hạn - chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã công nhận Đỗ Thị Minh Hạnh vô tội, bản án tù dành cho Đỗ Thị Minh Hạnh là phi lý, phi pháp. Điều này phải được áp dụng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương là hai người có cùng hoạt động và bị kết án giống như Đỗ Thị Minh Hạnh.
Từ nhu cầu thực tế của công nhân Việt Nam và quyền được tự do hoạt động độc lập trong lãnh vực công đoàn, Phong trào Lao Động Việt với sự đồng tình hỗ trợ của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam tuyên bố:
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển Nghiệp Đoàn Độc Lập tại nhằm tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và người lao động tại Việt Nam;
- Cùng nhau tranh đấu và kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ các quốc gia đối tác với Việt Nam, các tổ chức công đoàn thế giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương như đã trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.
Việt Nam, ngày 5 Tháng 8 Năm 2014