Chúng tôi muốn biết - vì Việt Nam cộng sản là một nhà nước bưng bít thông tin - Dân Làm Báo

Chúng tôi muốn biết - vì Việt Nam cộng sản là một nhà nước bưng bít thông tin

Trúc Giang MN (Danlambao) - Cái máu làm tay sai di truyền cho Trung Cộng khó có thể gột rửa được. Vận mệnh đen tối của dân tộc VN vẫn tồn tại đều do cái đảng mắc dịch nầy cả. Trung Cộng đã đạt được mục đích, là dùng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng để biến vùng biển thuộc chủ quyền của VN trở thành vùng biển tranh chấp, từ đó, dùng sức mạnh áp chế tên tay sai hèn nhát, để ngang nhiên vào vùng biển của VN mà khai thác tài nguyên. Một hiệp ước bất bình đẳng sẽ được ký kết để hợp thức hóa hành động ăn cướp nầy. Và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục bưng bít tin tức để che giấu hành động bán nước di truyền nầy...

*

1. Mở bài

Chúng tôi muốn biết vì sao mà Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam luôn luôn che giấu tin tức về những vấn đề quan trọng có liên quan đến vận mạng của quốc gia, dân tộc. 

Điều 2 của Hiến pháp CSVN năm 1992 có ghi: “Nhà nước XHCN/VN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân...”
Điều 53 của hiến pháp ghi rõ như sau: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội...”
Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; “có quyền được thông tin”; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình...” 

Nhân dân làm chủ đất nước thế mà nhà nước luôn luôn bưng bít thông tin đối với người dân, nhất là trong các vấn đề trọng đại có liên quan đến vận mạng của dân tộc và sự sinh tồn của đất nước. 

2. Chúng tôi muốn biết nội dung thỏa thuận của Hồ Xuân Sơn 

2.1. Hồ Xuân Sơn đồng thuận với Trung Quốc 

Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn (CSVN) và Đới Bỉnh Quốc (CSTQ)

Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của Đảng và Nhà nước Việt Nam được cử đến Bắc Kinh đàm phán về những sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra khi tàu hải quân Trung Cộng tấn công tàu cá Việt Nam đang hoạt động rất sâu trong vùng biển Việt Nam. Ngày 25-6-2011, Hồ Xuân Sơn và Đới Bỉnh Quốc đã ký một thỏa thuận chung. Đến ngày 28-6-2011, Hồng Lỗi, phát ngôn viên Trung Cộng tuyên bố “Bắc Kinh hy vọng phía Việt Nam sẽ thực hiện những đồng thuận chung đó”. 
Câu hỏi được đặt ra đồng thuận về những gì? Bộ Ngoại giao và đảng CSVN vẫn im hơi lặng tiếng trong khi đó Tân Hoa Xã của Trung Cộng nêu hai đồng thuận đó là: 

1. Đồng thuận thứ nhất: “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn chặn những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước” 

2. Đồng thuận thứ hai: “Những hồ sơ lịch sử của TQ cho thấy rằng năm 1958 chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên biển Hoa Nam là những bộ phận thuộc về lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó, thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao của mình, gởi cho thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai” (Hết trích) 

2.2. Trí thức Hà Nội muốn biết hai đồng thuận đó có đúng không? 

Sáng ngày 2-7-2011, luật sư Trần Vũ Hải thay mặt giới nhân sĩ, trí thức, đem trực tiếp đến Bộ Ngoại giao Kiến Nghị, yêu cầu cung cấp thông tin có liên quan đến quan hệ với Trung Cộng. 

Kiến nghị đề ngày 2-7-2011 gồm 3 điểm, được 18 nhân sĩ ký tên, gồm có: Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Tụy, Chu Hảo, Phạm Duy Hiển, Lê Hiếu Đằng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang A, Ngô Đức Thọ, Trần Nhương, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Thạch, Cao Thị Vũ Hương, Trần Vũ Hải, Trần Kim Anh, Hoàng Hồng Cẩm, Nguyễn Văn Phương. 
Trong 18 nhân sĩ có 7 người là Giáo sư Đại học, 1 Thiếu tướng, 1 Chủ tịch Hội Nhà Văn, 2 Luật sư. 

Trích Kiến Nghị: 

“Chúng tôi, những công dân VN, ký tên dưới đây, căn cứ vào điều 53 Hiến pháp 1992, “Công dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị cơ quan nhà nước...” 

Căn cứ điều 69. “Công dân có quyền được thông tin...” 

“Chúng tôi kiến nghị Bộ Ngoại giao như sau: 

a) Yêu cầu ông Hồ Xuân Sơn cho biết, thông tin do Tân Hoa Xã đưa ra ở mục 2 mục nêu trên có đúng sự thật hay không? 

Các trí thức Hà Nội nêu thắc mắc: 

“Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí Việt Nam.

Yêu cầu ông Hồ Xuân Sơn cho biết, những thông tin của Tân Hoa Xã nêu trên có đúng sự thật hay không? 

Yêu cầu cho công khai nội dung bản thỏa thuận mà ông Hồ Xuân Sơn đã ký với người đối nhiệm phía Trung Quốc là Dương Khiết Trì”. (Hết trích) 

Bộ Ngoại giao VN đã tránh né và lờ đi bản Kiến Nghị của 18 nhân sĩ Hà Nội. Tiếp tục bưng bít. 

Căn cứ vào nội dung mà Tân Hoa Xã công bố, thì Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã nhất trí đồng thuận 3 điểm sau đây: 

1. Đồng thuận giải quyết tranh chấp song phương về Biển Đông. 

2. Đồng thuận thi hành “định hướng dư luận”, cấm biểu tình chống TC. 

3. Đồng thuận công nhận công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, cụ thể là công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Cộng. 

Trí thức Hà Nội đã hiểu biết nội dung của việc “đồng thuận” là như thế nào, cho nên đã kiến nghị phản đối, không chỉ phản đối Bộ Ngoại giao, mà còn phản đối Đảng và nhà nước CSVN nữa, bởi vì Hồ Xuân Sơn đã đại diện cho lãnh đạo đảng và nhà nước, chớ không chỉ là một thứ trưởng bình thường khi đi sứ sang Tàu ngày 25-6-2011. 

3. Hồ Xuân Sơn công nhận vùng “Lưỡi bò” là của Trung Cộng 

Căn cứ vào bản tin của Tân Hoa Xã, thì Hồ Xuân Sơn đã công nhận công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, cụ thể là tán thành hai quần đảo HS/TS là của Trung Cộng. Như vậy, từ lãnh thổ của Trung Cộng là HS và TS kéo dài ra 12 hải lý là lãnh hải của TC, kéo dài ra 200 hải lý là Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone = EEZ) của TC, nói chung, khu vực hình chữ U hay đường 9 đoạn, hoặc vùng Lưỡi bò là thuộc quyền của Trung Cộng. 

Khi đã công nhận HS/TS là của Trung Cộng, công nhận hải phận 12 hải lý của HS/TS, thì mặc nhiên công nhận Vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý, nói chung là công nhận vùng biển hình Lưỡi Bò trên Biển Đông, là của Trung Cộng. 

Như vậy, đúng là đại diện của lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã đồng thuận vùng Lưỡi bò là của Trung Cộng. Vì thế, Trung Cộng lên tiếng hối thúc, nhắc nhở CSVN như sau: 

“Chúng tôi đã thảo luận một cách kỹ lưỡng, hai bên nhất trí giải quyết tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị. Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam sẽ thực hiện đồng thuận chung”. (Hết trích) 

4. Mục đích thật sự của Trung Cộng là gì? 

Mục đích thật sự của Trung Cộng là, xử dụng công hàm của Phạm Văn Đồng để biến vùng biển thuộc chủ quyền của VN, thành ra vùng biển tranh chấp giữa 2 nước, từ đó, dùng sức mạnh của một cường quốc, áp lực lên tên tay sai lâu đời và hèn nhát là CSVN, để công khai vào vùng biển đó mà khai thác tài nguyên cần thiết. 

Chính đại diện Trung Cộng là Tô Hào (Su Hao), trong cuộc Hội Thảo An Ninh về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế (Center of Strategic and International Studies - CSIS) tại Washington ngày 20-6-2011, đã tuyên bố như sau: 

“Có lẻ trong tương lai, chúng ta nên xét lại, bỏ vấn đề tranh chấp chủ quyền qua một bên, và tạo nên vùng biển hợp tác chung”. 

Như vậy, vấn đề chủ quyền xem như thứ yếu, vì nó là khúc xương khó nuốt, bởi vì Hoa Kỳ đã khẳng định: “Hoa Kỳ không tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng cũng không chấp nhận bất cứ một chủ quyền nào trên hải lộ quốc tế nầy cả”. 

Chỉ có giải quyết song phương thì Trung Cộng mới sử dụng được công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng được mà thôi. Đồng thời, có thể bóp chết được CSVN bởi vì, VN đã bị lệ thuộc vào TC về kinh tế, tài chánh, chiến lược quốc phòng, nghĩa là VN đã nằm trong lòng bàn tay thâm độc của TC, đã bị cấy sinh tử phù, bị đội cái vòng kim cô trên đầu, thì không còn cục cựa được nữa. 

CSVN đã nhất trí giải quyết song phương theo chủ trương của Trung Cộng. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng tuyên bố “VN không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống lại Trung Quốc. Nếu VN cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển, thì còn có ai hơn một nước TQ Xã Hội Chủ Nghĩa láng giềng”. Ông tướng nầy quên bọn Tàu khựa đã chửi các lãnh đạo đảng CSVN một cách thậm tệ, không còn lời lẽ nào nặng nề hơn nữa. Đó là “Việt Nam là một quốc gia lòng lang dạ sói”, “Cộng sản Việt Nam là bọn tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ”.

5. Định hướng dư luận 

5.1. Hèn với giặc, ác với dân 


Hồ Xuân Sơn đã đồng thuận với chủ trương của Trung Cộng về “định hướng dư luận”. Cụ thể là VN sẽ thi hành trấn áp, bắt giam những người phát biểu chống TC như luật sư đồng thời là nhà báo Tạ Phong Tần (cựu Đại úy công an) chẳng hạn. 

Nhà nước CSVN đã ngăn chặn những ý kiến lên án bọn TC đã xâm phạm hải phận, bắt giữ, cướp bóc, tước đoạt tài sản của ngư dân, bắt cóc đòi tiền chuộc, đánh chìm tàu, phá hoại dụng cụ, ngăn cản hoạt động dò tìm mỏ... 

Những hành động của công an CSVN khiến cho nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc phải than thở: “Sao bỗng dưng họ lại hèn đến như vậy”. Hèn với giặc, ác với dân trở thành bản chất của đảng CSVN. 

Ngày 30-6-2011, tướng Mã Hiếu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐ Trung Cộng đến VN, kêu gọi Hà Nội “xử lý một cách thích đáng và hướng dẫn công luận và tình cảm dân chúng một cách đúng đắn, không để biểu tình xảy ra, không để đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Thế là CSVN tuân lệnh răm rắp. 

5.2. Trung Cộng chửi Cộng Sản Việt Nam 

Trong khi Hồ Xuân Sơn “đồng thuận” với TC là thi hành “định hướng dư luận”, thì báo chí TC chửi đảng CSVN tàu xà lúp chở không hết, không còn lời lẽ nào nặng hơn trong ngôn ngữ chửi, về bình dân lẫn có văn hóa. CSVN bị chửi te tua hơn cái mền rách nữa. 

7. Bưng bít thông tin về xung đột biên giới 1975-1978 

Đồ tể Pol Pot, trùm Cộng Sản Miên chế độ diệt chủng Khmer Đỏ 

Kẻ gian thường hay giấu giếm những hành động bất hảo của mình, vì hễ nói ra thì lòi cái gian manh xảo trá hoặc lừa bịp của mình, vì thế phải bưng bít, ngay cả những vụ việc trọng đại có ảnh hưởng tới sự tồn vong của đất nước, sự an nguy của dân tộc, cụ thể như vụ “xung đột biên giới năm 1975-1978. 

Cuộc xung đột làm mất mạng hàng ngàn người VN ở Tây Ninh, Phú Quốc, Rạch Giá mà người Việt ở Sài Gòn và cả nước không hay biết gì cả. 

Ngày 4-5-1975, tức 3 ngày sau khi miền Nam mất về tay CSBV (30-4-1975), một toán quân Khmer Đỏ của Pol Pot đột kích đảo Phú Quốc. Sáu ngày sau, ngày 10-5-1975, bọn Cộng Sản Miên đánh chiếm đảo Thổ Châu, hành quyết 500 thường dân VN. Sự việc trọng đại như thế mà người Sài Gòn không hay biết gì cả. Báo, đài nhà nước im hơi lặng tiếng. 

Sau trận Phú Quốc và đảo Thổ Châu, Khmer Đỏ thực hiện những cuộc tấn công lẻ tẻ giết hại thường dân VN. 


Tháng 4 năm 1977:
Quân chính quy Cộng Sản Miên tiến sâu 10km vào lãnh thổ VN, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn thường dân. 

Ngày 25-9-1977:
Khmer Đỏ đưa 4 sư đoàn đánh chiếm nhiều điểm ở các quận Tân Biên, (Châu Đốc), Bến Cầu, châu thành tỉnh Tây Ninh. 

- Đốt phá 471 ngôi nhà 
- Giết chết hơn 800 thường dân VN. 

Ngày 31-12-1977:
6 sư đoàn CSBV đánh sâu vào Campuchia, đến tận Neak Luong rồi mới rút ra ngày 5-1-1978. (5 ngày) mang theo một số nhân vật quan trọng của Khmer Đỏ, trong đó có Hun Sen, hiện là thủ tướng nước Campuchia. 

Phía VN đề nghị thiết lập một vùng phi quân sự dọc theo biên giới, nhưng Pol Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn. 

Ngày 1-2-1978:
Trung Ương đảng Cộng Sản Campuchia họp bàn kế hoạch chống VN. 15 sư đoàn được thành lập. Trong Nghị Quyết của Cộng Sản Miên có ghi “Chỉ cần mỗi ngày tiêu diệt vài chục người VN, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh tới 10, 15 hoặc 20 năm thì tiêu diệt hết người VN. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triêu người VN”.
Pol Pot đã điều 13 trong 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào VN. Có nơi CS Miên đã vào sâu 15, 20 km. Trong những cuộc tấn công, CS Miên giết chết bất cứ người VN nào mà chúng gặp. Một điển hình là cuộc thảm sát ở Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 làm chết 3,157 người VN. 

Từ tháng 12 năm 1977 đến 14-6-1978, một thống kê cho biết.

Tổn thất phía VN:
- 30,642 người bị thương 
- 6,902 người chết 
- 30 vạn phải di tản ra phía sau 
- 6 vạn hecta đất bị bỏ hoang. 

Ngày 13-12-1978:
Được Trung Cộng trang bị và hậu thuẫn, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (Khoảng 60,000 quân) tấn công xâm lược trên toàn biên giới Việt-Miên. 

- 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục đích chiếm thị xã tinh Tây Ninh. 
- 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự, (Đồng Tháp) 
- 2 sư đoàn đánh vào Bảy núi (Thất Sơn) An Giang 
- 1 sư đoàn đánh vào Trà Phô, Trà Tiến, Kiên Giang 

Tại những vùng chiếm đóng Khmer Đỏ thực hiện sách lược diệt chủng đối với người VN, như đã làm đối với người Khmer. 

Quân đội CSBV đánh trả quyết liệt mới kềm chân được quân Cộng Sản Miên. 

Thống kê VN ghi nhận, từ tháng 6 năm 1977 đến tháng 12 năm 1978 (18 tháng):
- 38,563 quân Khmer Đỏ bị tiêu diệt. 
- 5,800 bị bắt sống. 

Trong cuộc chiến tranh biên giới nầy, đa số người VN không hay biết gì cả, vì CSVN vẫn nêu những khẩu hiệu “Tình hữu nghị Việt Miên Lào bất diệt”. Tinh thần vô sản quốc tế muôn năm. 

Sở dĩ CSVN bưng bít tin tức vì đảng CSVN quyết đưa miền Nam cùng với miền Bắc XHCN tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH ưu việt, không còn cảnh người bóc lột người nữa. 

8. Giấu nhẹm trận đánh ở Núi Đất (Lão Sơn) 

Vì sao CSVN giấu nhẹm tin tức về trận đánh năm 1984 ở núi Lão Sơn? 

Cuốn sách “Secret Records of Sino-Vietnamese War” do 3 tác giả Trung Cộng, Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming đã tiết lộ những tin tức động trời mà CSVN đã cố tình giấu nhẹm nhân dân VN, làm cho 3,700 bộ đội đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ VN bị quên lãng, phản bội, không được công nhận là liệt sĩ, và cuối cùng được dựng bia liệt sĩ chung với kẻ thù đã giết mình, Nghĩa trang liệt sĩ Việt-Trung. Đó là một sỉ nhục đối với những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước. 

Việc làm đó thật là mờ ám của đảng. 

8.1. Trận Lão Sơn qua tường thuật của một Trung đoàn trưởng Pháo binh Trung Cộng 


Trung đoàn trưởng Trung Cộng tường thuật như sau: 

“Núi Lão Sơn cao 1422m so với mặt nước biển, nằm trong lãnh thổ VN, gọi là Núi Đất hay cao điểm 1509 do quân đội VN trấn giữ. 

Đầu năm 1984, trung đoàn của tôi được lịnh chiếm núi Lão Sơn. 

Ngày 18-2-1984:

Trung đoàn tiến tới Ei-Liang. 

Ngày 20-2-1984:
Tới đồi Ma-Sho Hill. Có 40 ngày chuẩn bị. 

Ngày 1-4-1984:
Tìm vị trí địch. 

3 Đại đội ra quân. Họ bắn vài phát rồi rút lui, để buộc địch bắn trả, tự làm lộ vị trí. Chúng tôi dùng súng nặng để trấn áp. Địch mắc kế. 

Ngày 26-4-1984:

Đơn vị đặc nhiệm pháo binh 119 được thành lập. 

Lập căn cứ hỏa lực. 

Chúng tôi tiến quân ban đêm, tuyệt đối không gây một tiếng động nào. Pháo 85 ly được tháo rời ra, khi tới vị trí, ráp súng lại. Dùng những tấm trải giường màu trắng lót để thấy đường mà đi. Dàn hỏa lực cách địch (Bộ đội VN) 500 m. Đại đội 4 gần địch nhất, nên pháo binh bắn thẳng. 

Ngày 28-4-1984: 

Tiền pháo hậu xung.
5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 54 phút bắn dồn dập không ngừng, mặt đất rung chuyển. 

6 giờ 24 phút. Khi ngừng pháo, bộ binh xông lên. Quân VN phản ứng liền trong 2 phút. Loạt súng đầu tiên bắn hạ một trung đội trưởng, một đồng chí đầu tiên hy sinh ở núi Lão Sơn. Pháo binh chúng tôi bắn hỗ trợ cho bộ binh. Bộ binh tiến lên, nhảy từ thùng đạn nầy đến thùng đạn khác. Sau 9 phút, bộ binh chiếm được cao điểm 662, và sau 54 phút, Lão Sơn rơi vào tay chúng tôi. 

15 giờ 30, 20 cao điểm khác ở phía đông ngọn đồi 662 cũng bị chúng tôi chiếm. Chúng tôi đã bắn cháy xe tăng địch với 5 quả pháo bắn thẳng.” (Hết trích) 

Cuộc chiến ở Lão Sơn kéo dài từ 1984 đến năm 1988, nhưng nhân dân VN hoàn toàn bị bưng bít, không ai biết gì về trận Lão Sơn cả. Lão Sơn mất, và Hà Nội không giành lại được. 

Vì sao Hà Nội không vinh danh những anh hùng giữ gìn đất mẹ ở tỉnh Hà Giang? HN bưng bít đến nỗi các hãng thông tấn AFP, AP, Reuters cũng không hề biết. 

Vì sao mất đất, mất biển mà người dân không được quyền biết? 

Trung đoàn trưởng Trung Cộng thuật tiếp: 

“Ngày 11-6-1984:
3 giờ sáng. Một phát đạn được bắn lên. Chúng tôi đang hỏi nhau, việc gì đã xảy ra. Trong suốt 30 phút, không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị mất liên lạc. Duy nhất, một trung đội trưởng liên lạc được với tôi, yêu cầu pháo binh bắn yểm trợ. Tôi từ chối, với lý do là các đơn vị bạn đang ở trong vị trí đó. Tôi yêu cầu tiểu đoàn 2 thám thính cho 5 binh sĩ đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực địch ngăn chận. 

Trời sáng, cả đại đội thám thính bị đẩy lui. Tại thời điểm nầy, tôi được biết các đơn vị tiền phương của chúng tôi đã bị địch tràn ngập. 

5 giờ 30 phút sáng. Với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, bộ binh của chúng tôi mở cuộc tấn công, và trong vòng 30 phút, đã chiếm lại được những vị trí đã mất. 

6 giờ. Địch lại mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh kêu chúng tôi pháo yểm trợ vì có khoảng 500, 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến. Các dàn tên lửa của chúng tôi đồng loạt khai hỏa. Có khoảng 100 tên địch bỏ xác. 

Tiểu đoàn pháo thứ hai cũng bắt đầu gia nhập mặt trận và tuồn đại pháo vào quân thù. 

3 giờ chiều. Quân địch không thể nào tiến gần đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. 

Một lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắng vượt qua sông để tấn công vào cạnh sườn của chúng tôi. Chúng tôi quay nòng súng 10 độ trái, 10 độ phải, khiến địch quân không tiến, không lùi được, đứng tại chỗ làm bia đỡ đạn và bị tiêu diệt. 

Ngày 12-7-1984: 

Địch quân phản kích.

Sau ngày 11-6-1984, chúng tôi học được bài học tại chiến trường. Phân công các đơn vị lại. 

Các ống phóng hỏa tiễn do tôi (trung đoàn trưởng) chỉ huy. Pháo 82 do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị 100 ly được đào sâu thêm dưới mặt đất, do tôi trực tiếp chỉ huy. 

12 trung đội pháo và 4 trung đội xe tăng được tăng cường và phân phối cho các đơn vị. Các đơn vị mới đến được hướng dẫn là phải bắn thẳng vào những khúc đường “độc đạo” chạy theo sườn núi mà chắc chắn là địch sẽ dùng để tiến quân. Các đơn vị thám báo được rải ra trên những khúc đường quanh co khả nghi. Hai trung đội pháo được lịnh bắn thẳng vào những đoạn đường đó để chận địch. 3 trung đội tên lửa đóng ở cao điểm 152 để yểm trợ cho chúng tôi.

Ngày 12-7-1984:

Chúng tôi biết được tên của các đơn vị địch quân. Đó là 2 Trung đoàn của sư đoàn 356, 1 trung đoàn của SĐ 316 và 6 trung đoàn độc lập tham gia trận địa. Tổng cộng 9 trung đoàn. 

Dự đoán địch quân sẽ tấn công vào lúc 5 giờ sáng, lúc nửa khuya, chúng tôi có gấp 2.5 lần số đạn bình thường, sẵn sàng cho các khẩu pháo. 

3 giờ sáng ngày 12-7-1984, Tổng hành dinh cho biết 3 vị trí của địch và ra lịnh khai hỏa. Sau tràn pháo dữ dội thứ nhất, tôi hội ý với cấp chỉ huy và cả hai chúng tôi đều đồng ý nhau là địch có thể ở cách chúng tôi khoảng 1,000m. Tôi trình lên Tư lịnh phó xin khai hỏa và được chấp thuận. Tôi ra lịnh bắn từng loạt, cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không thấy có gì xảy ra. Tôi ra lịnh bắn hỏa châu soi sang cả khu vực. Kết quả không thấy gì. Phí đạn thật. 

Lúc đó 3 giờ sáng, nhiều binh lính lăn ra ngủ. Ngay lúc đó, tôi mới khám phá ra rằng địch chỉ cách chúng tôi khoảng 500m. 

Chúng tôi lại bắn tối đa vào mục tiêu. Hai tiểu đoàn trưởng địch bị giết tại chỗ, dù không có chỉ huy, nhưng địch vẫn không bỏ vị trí. Những binh lính bị thương cũng không rên rỉ, họ tản thương ngay sau khi hỏa châu vừa tắt. Thật là có kỷ luật. 

Ngày 13-7-1984:
Lúc 3 giờ sáng, cả địa ngục rung chuyển. Trận đánh lại bùng nổ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được một tù binh đầu tiên, qua tù binh, được biết những gì xảy ra trước đó. Đó là, địch quân rất giỏi che giấu tung tích, không dùng truyền tin trước khi tấn công. 

Ngay khi bị tấn công, các đơn vị bộ binh xin pháo binh yểm trợ. Tôi lo lắng vì sợ bắn vào đầu quân bạn, nên không yểm trợ. 

Bộ chỉ huy ra lịnh khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai, có thể là những đơn vị lớn cấp trung đoàn. 

Các dàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục, ngoài ra, pháo 85mm, 100mm và 152mm cũng tham gia phản kích. Chúng tôi bắn 200m về phía trước tại 6 điểm hỏa lực, dựng lên một bức tường lửa dày đặc chung quanh tuyến phòng thủ. Rất nhiều địch quân bị giết. Các ống phóng đỏ rực. Trong ngày đó, chúng tôi bắn trên 10,000 quả pháo. 

Đến trưa. Chúng tôi hết đạn. tin nầy làm cho Tư lịnh Yo-Hop không vui, vì 6 trung đoàn địch đang chờ tấn công. Tôi gọi xin tiếp viện đạn. Lúc 1 giờ chiều, 470 chiếc xe chở đạn tới. 

Quân VN đã chiếm được cao điểm 164, một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn lại 6 người. Sau đợt tấn công 15 phút, chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân VN từ chối rút lui, hết làn sóng nầy đến làn sóng khác tiến lên chiếm lại ngọn đồi. Khi tàn cuộc chiến, đếm được 3,700 xác địch. 

Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh thời nội chiến, phải nói rằng ông chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. 

Chúng tôi đi thu vũ khí và thắt lưng trên xác địch phát cho binh sĩ. Đêm đó, Bộ chỉ huy trung đoàn hút hết 4 bao thuốc lá và uống hết 4 bình rượu. 

Ngày 14-7-1984 

Chúng tôi thông báo, cho phép địch quân đi thu xác chết, với những điều kiện: 

- Họ phải mang cờ Hồng Thập Tự 

- Mỗi toán không được quá 50 người. 

- Không được phép mang vũ khí. 

Sau đó, một toán khoảng 60, 70 người VN, không có cờ Hồng Thập Tự mà còn mang theo vũ khí, khi biết chúng không tuân theo chỉ thị, chúng tôi khai hỏa giết sạch. 

Chúng tôi không quan tâm gì đến sinh mạng của chúng. Không một người nào trong bọn họ còn sống sót. 

Trời đang mùa hè, nắng rồi lại mưa, không ai có thể chịu đựng nổi mùi hôi thúi của xác chết, tôi yêu cầu các đơn vị hóa chất đến đốt hết các xác chết bằng súng phun lửa”. 

(Trần Trung Đạo dịch từ văn bản tiếng Anh trên trang Web China Defense). 

Hiệp định ngừng chiến năm 1990, CSVN đã ký nhượng 600 km2 phần đất Tổ quốc, trong đó có núi Bạc, núi Lão Sơn cho Trung Cộng. 

8.2. Tổn thất 

Trong Chiến dịch Biên giới 1984-1989, tổn thất hai bên như sau: 

Phía Trung Cộng: 
- Bị giết: 939 
- Bị thương: 3,884 

Phía Việt Nam:
- Bị giết: 11,700 
- Bị thương: 21,144 
- Bị bắt: 61 

Đây là tài liệu của Trung Cộng. Vì CSVN giấu nhẹm tin tức về chiến dịch Biên giới 1984-1989. 

Nghĩa trang “Liệt Sĩ Việt-Trung”:

Phụ nữ Việt Nam bị lính Trung cộng hãm hiếp tập thể, cắt vú, 
thế mà lính TC chết được phong thờ như liệt sĩ. 

Vòng hoa ghi “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ người Trung Quốc” (hàng dưới) 

Ngày 19-2-2009. 

Trích: “Việt gian Cộng Sản hoàn toàn quy phục Tàu Cộng. Các “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trung Cộng” trong chiến tranh Biên giới Việt-Trung được đổi thành “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Việt-Trung”. Việc sát nhập lãnh thổ VN vào Trung Cộng quá rõ ràng”. Thật là quá tủi nhục cho các liệt sĩ VN, vì phải ngồi chung bàn thờ với kẻ đã giết chết mình không thương tiếc!. 

9. Kết luận 

Cộng Sản VN đã chấp nhận đàm phán song phương tức là chấp nhận thân phận nô lệ cho Trung Cộng, trực tiếp và công khai dâng tài nguyên quốc gia cho ngoại bang, và vận mệnh của đất nước không tránh khỏi một khu tự trị của TC. 

Chế Lan Viên đã nêu cái ý nầy của Đảng CSVN: 

Bên này biên giới là nhà 
Bên kia biên giới cũng là quê hương” 

Ngày 24-8-2011, Thượng Nghị Sĩ Jim Webb từ Hoa Kỳ sang VN để cảnh cáo một câu: “Việc tiếp cận song phương sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền, bởi vì cán cân lực lượng chênh lệch”. Có nghĩa là VN yếu thì phải phục tùng kẻ mạnh. Đó là một sai lầm của VN. Nếu VN chọn giải pháp đa phương, quốc tế hóa, thì VN không còn ở thế yếu nữa. 

Nhưng cái máu làm tay sai di truyền cho Trung Cộng khó có thể gột rửa được. Vận mệnh đen tối của dân tộc VN vẫn tồn tại đều do cái đảng mắc dịch nầy cả. 

Trung Cộng đã đạt được mục đích, là dùng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng để biến vùng biển thuộc chủ quyền của VN trở thành vùng biển tranh chấp, từ đó, dùng sức mạnh áp chế tên tay sai hèn nhát, để ngang nhiên vào vùng biển của VN mà khai thác tài nguyên. 

Một Hiệp ước bất bình đẳng sẽ được ký kết để hợp thức hóa hành động ăn cướp nầy. Và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục bưng bít tin tức để che giấu hành động bán nước di truyền nầy. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo