Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 12) - Dân Làm Báo

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 12)


Ngày 25 tháng 3 năm 1950. Mao Trạch Đông cảnh cáo Hồ Chí Minh: 

"Tôi thấy bạn thực sự nguy hiểm nếu tôi chết trước, kẻ thù của bạn chắc chắn là nhân dân, nếu bạn làm mềm lòng họ, mọi chuyện đều tốt đẹp và tránh được thiệt hại. Trước khi và sau cuộc cách mạng bạn lên nhiếp chính, phải tìm cách giấu kín sự ác tính của bạn, mới trừ được kẻ thù; bằng không bạn nhận hậu quả vô lường và không thể biết đến từ bao giờ!" (1950 niên 3 nguyệt 25 nhật Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh cảnh cáo: "ngã khán khán, như quả ngã tiên tử, nhĩ chân đích ngận nguy, hiểm, nhĩ đích địch nhân thị tuyệt, đối đích nhân, như quả nhĩ nhuyễn hóa tha môn đích tâm, nhất thiết đô ngận hảo, tị miễn tổn phôi. Chi tiền, cách mệnh nhĩ liễu chi hậu nhiếp chánh vương, tưởng bạn pháp ẩn tàng tự kỉ đích tội ác, nhi thị nhất cá tân đích địch nhân, phủ tắc nhĩ bất hội thu đáo ý tưởng bất đáo đích hậu quả, bất năng tòng kí giả cáo tố). [1]

Tài liệu đặc nhiệm tình báo Trung Cộng phổ biến nội bộ: "Thổ phỉ Việt Bắc đàm luận ái quốc" (Bắc Việt thổ phỉ ái quốc thoại ngữ), và cánh đặc vụ Hoa Nam hồn phách Việt Minh tọa lạc tại Văn phòng Bát Lộ Quân (八路军). Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải tự dưng cho Hồ Quang xuất hiện, phải có mọi yếu tố tạo dựng nó. Diên An (延安) lấy quyết định đồng thuận, chấp nhận chi-thu vốn lời, chọn lựa vũ trang thích ứng cho những nhu cầu cần thiết, dùng đúng tình hình chiến lược mà Trung Cộng mong muốn, dù xoay sở nhiêu khê, khó khăn cho lắm vẫn phải thực hiện, thành lập một tổ chức trá hình cách mạng tại Việt Bắc Việt Nam. Hồ đã được thử thách, tuy thân khốn bách nhưng thừa khả năng làm đối tượng bù nhìn tuyệt đối. Diên An cũng cần ghi danh, tuyên dương công trạng, cho Hồ một tia hy vọng mai sau sẽ được truy phong vào trang sử Trung Hoa trên đất nước Việt Nam.

Chính họ đã thề nguyền trước Chủ tịch Mao rằng:

"Chúng tôi là một nhóm người bí ẩn ở khắp mọi nơi, chiến thắng không thể lộ hay tự hào, sự thất bại không thể giải thích, nhờ đảng cho chúng tôi hóa thân gián điệp tài năng, không bao giờ che giấu khuôn mặt thật của mình. Bí mật tình báo phía trước đầy nguy hiểm, thề nguyền hy sinh vì sự nghiệp, nhóm Hồ Chí Minh hoàn thành và xác nhận danh tính điệp vụ lịch sử, máu sinh tử của cả nhóm chúng tôi, duy nhất bảo vệ Trung Cộng Quốc". (Ngã môn thị nhất quần thần bí đích nhân tùy xử khả kiến, thắng lợi bất năng thấu lộ hoặc kiêu ngạo đích nhất cá mạc danh kì diệu đích cố chướng, giá yếu quy công vu ngã môn đảng đích hóa thân thiên tài đích gián điệp, tòng bất yểm sức chân diện mục tha đích. Bí mật tình báo tiền phương nguy hiểm, phát thệ yếu hi sinh sự nghiệp, tại Hồ Chí Minh hoàn chỉnh, tịnh xác nhận gián điệp sử thượng đích thân phần, ngã môn tập đoàn đích trọng yếu huyết dịch, duy nhất đích bảo hộ Trung Cộng Quốc). [2] 

"Chúng tôi là một nhóm người bí ẩn, ở khắp mọi nơi, Hồ Chí Minh hoàn thành và xác nhận danh tính gián điệp trong nhóm điệp vụ lịch sử" (ngã môn thị nhất quần thần bí đích nhân tùy xử khả kiến, hồ chí minh hoàn chỉnh tịnh xác nhận đích gian điệp nhậm vụ đội sử đích thân phần). 4 chân dung trên ai là Hồ Quang (胡光), xin đảng của "Bác" xem qua có bao nhiêu phần trăm chứng minh được sự thật thân thế của "Bác" để cho nhân dân Việt Nam cùng nhau tìm hiểu lịch sử đất nước của mình đã trôi nổi ra sao trên 74 năm (1940-2014). Cho đến nay, thiên hạ nghi vấn quá nhiều về "Bác Hồ"... Nguồn tài liệu: Chiến khu Diên An phổ biến.

Cuối tháng 11 năm 1938. Những nhà quân sự Trung Quốc, lần lượt tụ về đại hội thứ 18 tại văn phòng Quân Ủy Quế Lâm. Bành Đức Hoài vẫn làm tổng tư lệnh quân đoàn "Bát Lộ Quân" (八路军). Tuy nhiên trong đại hội lấy quyết định thành lập thêm một cơ chế mới "tuyến đặc nhiệm tình báo XK". Lý Khắc Nông chính thức được bổ nhiệm Giám đốc văn phòng Bát Lộ Quân, một tên trùm gián điệp có bí danh Lý Triệu Oánh (Li Zhao Ying), đã từng đạt thành tích vẻ vang nhất, chỉ huy nhóm tình báo Hoa Nam hải ngoại bí mật "thăm viếng" Việt Nam. Trong thời điểm này Quân ủy Trung ương Trung Quốc xử lý Cục tình báo Hoa Nam, thống nhất chỉ huy trong một tụ điểm nhất định tại (Văn phòng Bát Lộ Quân), dưới sự lãnh đạo của Chu Ân Lai, và Diệp Kiếm Anh. 

Những vấn đề còn lại của các khâu công tác như trang bị đặc biệt cho quân sự, truyền tải trao đổi thông tin tình báo, lập cơ sở, vận chuyển vũ khí, giao thông v.v... Quân ủy Trung ương (CPC) chịu trách nhiệm phối trí công tác, điều động nhân lực v.v...

Dưới quyền Tham mưu trưởng "Bát Lộ Quân", Bành Đức Hoài và Lý Khắc Nông. Từ địa chỉ này những "con trai tình báo" xuất phát vào mục tiêu, quan trọng nhất phải nói đến Hồ Quang, một chiến sĩ tình báo thông tin, dâng hiến tài năng sự nghiệp cho cách mạng Diên An, Thiểm Tây.

Lý Khắc Nông và nhóm cảm tử quân, chụp ảnh lưu niệm, 
trước Văn phòng Bát Lộ Quân tại Quế Lâm. 
Nguồn tài liệu: Quân đoàn Bát Lộ Quân phổ biến. 

Người ta hiểu đơn giản Bát Lộ Quân (八路军) là một lực lượng quân sự thuần túy. Trái lại bên trong nó hoạt động với chức năng của một cơ quan tuyệt bí mật, đặc tính của toàn quyền chiến lược. Văn phòng đặt tại một nơi bí mật ở phía Nam Quế Lâm, đầu não của đặc lệnh, khi đưa ra phải thi hành không cần hỏi tên tuổi phát xuất, người tình báo đều tự hiểu lệnh từ Quân ủy Trung ương (CPC), ngoài ra còn có những phân bộ chuyên ngành, chuyển tín hiệu, phòng radio, giải mã, phóng ảnh, hướng dẫn lạc hướng, thu thập tin tức, phân bộ vận chuyển và các phân bộ đặc nhiệm nội địa và Hải ngoại. Văn phòng phân bổ nhiều địa chỉ (cơ sở) khác nhau, thường thuê lại những ngôi nhà thôn quê, làng mạc hay tọa lạc trong nội thành, thủ phủ Quế Lâm.

Thiết bị quân sự vận hành theo trạm trung chuyển, và bổ sung quân viện vào các trạm bí mật, đặc biệt những thừa hành chỉ biết chấp lệnh công tác vào giờ cuối cùng. Nhân viên mỗi trạm bí mật từ 50 đến 100 người, sinh hoạt nội thất đơn sơ, vật dụng đơn giản, phản ánh môi trường làm việc khó khăn và điều kiện sống khắc khổ. 

Về văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) cũng là một địa chỉ (cơ sở) tuyệt mật đặt tại Cục miền Nam. Ngoài ra Bát Lộ Quân còn gánh vác, chia sẻ liên hệ với các quân đoàn bạn "Tứ Lộ Quân" tại Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, và những nơi khác. Văn phòng tình báo hoạt động thông qua nhiều kênh truyền đạt hướng dẫn các tổ chức đảng quan trọng xung quanh Quân ủy Trung ương Trung Quốc (中国中央军事委员会). Cục tình báo miền Nam, hoạt động theo dạng quĩ đạo, mọi báo cáo trong ngày chảy về trung tâm Hoa Nam và Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Đồng thời còn quản lý tình báo Giang Tây, Quảng Đông, Thiều Quan và Mai Huyền, chẳng hạn như việc thành lập tình báo tỉnh Hải Nam, Quỳnh Nhai. Trung ương (CPC), bí mật tăng cường truyền thông, dựng lên một cột đài phát sóng tại Quế Lâm, tiếp vận vùng xa Diên An, Liên Xô cung cấp thiết bị, tối tân nhất và hướng dẫn bởi chuyên viên kỹ thuật. [3] 

Ngày 07 tháng 7 năm 1937, chiến tranh Trung-Nhật nổ ra. Tháng 9, đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy mọi hoạt động chống Nhật Bản. Quốc Dân Đảng Trung Quốc kêu gọi đảng Cộng sản thành lập "Mặt trận dân tộc chống Nhật Bản". Hai đảng đồng ý hợp tác cứu vận mệnh của quốc gia, đây là lần thứ hai hợp tác giữa hai đảng Quốc-cộng. Sau ngày chống Nhật Bản, hai con hổ trở lại chiến trường, trận thư hùng chết sống tao còn mày mất. 

Tháng 10 năm 1938, tại Quảng Châu, Vũ Hán, và những thành phố khác đã giảm xuống chiến tranh Trung-Nhật, tại Quế Lâm và Quảng Tây có những bế tắc lớn bởi ở đây là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, cũng là con đường liên lạc với Tây Nam, miền Nam, miền Trung, trung tâm giao thông phía Đông. Để thích ứng với nhu cầu chiến tranh cũng như tình hình mới, Quốc-Cộng đều thấy ưu điểm chiếc lược này. Trung Cộng hối hả thành lập trạm trung huyển, mua vũ khí và vận chuyển thiết bị quân sự riêng cho tình báo, giao thông chịu trách nhiệm truyền tải, trao đổi thông tin. 

Tướng Từ Đặc Lập (Xu Teli) thượng cấp của Trưởng toán đặc nhiệm Hồ Quang tại mặt trận tình báo "thống nhất", công tác phía Bắc của thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên Quế Lâm. Nguồn tài liệu: Quân đoàn Bát Lộ Quân phổ biến. 

Hồ Quang được phân bổ công tác phía Bắc, thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên Quế Lâm, trưởng toán đặc nhiệm mặt trận tình báo "thống nhất" vừa thành lập, nhưng lập tức bị kỷ luật, lý do: Cánh quân của Hồ Quang tạm ẩn tại ngôi nhà nấu rượu của ông Khoáng Đạt (Kuangda). Qua đêm thứ hai, Hồ Quang cưỡng dâm đến chết bé gái Ngân Hà (Galaxy), vừa 8 tuổi, con gái độc nhất chủ nhà rượu Khoáng Đạt. Toán tình báo của phân bộ tác chiến, kịp thời phát hiện, thấy Hồ đang giúi đầu một thi thể vào thùng rượu để phi tang chạy tội, trong đêm bộ chỉ huy rất khó khăn mới điều giải được người dân trong thôn Lộ Mạc, đưa Hồ Quang về tổng tham mưu trình diện tướng Lý Khắc Nông.

Sáng hôm sau dân trong làng xôn xao, kẻ chê cười, người rủa thậm tệ, tiếng qua, tiếng lại, tặng cho Hồ Quang một bí danh "tám làm" (八办). Ngụ ý, Hồ cưỡng dâm "làm" chết bé gái "tám" tuổi. Từ đó thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên, truyền câu chuyện "Hồ Quang tám làm" (胡光八办). Cũng đồng nghĩa "Bát Lộ Quân cưỡng dâm" (八路军强奸). Ngày nay ở nơi đây là quảng trường "Vạn Tường Phường" (Wanxiang. [4] 

Ngôi nhà nấu rượu của cha con ông Khoáng Đạt, tại thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên, vẫn còn lưu truyền câu chuyện "Hồ Quang tám làm" (胡光八办), sau này trong dân gian chỉ diễn đạt theo cách nói mộc mạc là: "tám làm". Đặc biệt cũng trong ngôi nhà này, ngày nay có trưng bày một số tài liệu và hình ảnh thành tích của "Bác Hồ". Nguồn cung cấp: Ký giả Việt Tú (Yuexiu), phòng báo chí Bát Lộ Quân.

Theo chiến lược, những tỉnh Quảng Tây, Trung Sơn, Bắc lộ đều do Văn phòng tình báo đặt tại Bát Lộ Quân chỉ đạo, hỗ trợ các tuyến quân, thu thập tin tức và xử lý tại địa chỉ "an ninh" trong khu quân sự Quế Lâm. Đây là một phong cách kiến ​​trúc kỹ thuật của tình báo Hoa Nam, điều quan trọng những thành viên tình báo sinh hoạt tại Bát Lộ Quân ít liên lạc với nhau. 

Trong lòng khu quân sự Quế Lâm, phối trí Văn phòng tình báo trung ương ngầm, ngụy trang binh sĩ sinh hoạt bình thường nhưng nội bộ là một lực lượng tình báo phi thường ẩn mình trong Tổng tham mưu Bát Lộ Quân. Quyền hành vô hạn chế, họ thay mặt đảng mở rộng hoạt động, hợp tác bất cứ ai trong vùng quốc gia (Quốc Dân Đảng) kiểm soát. Đến khi chống Nhật Bản, Trung Cộng kêu gọi Quốc Dân Đảng thành lập "Trung ương thống nhất chống Nhật Bản". Tuy nhiên, Trung Cộng không thực thi đúng cam kết chống Nhật Bản, quá thụ động, đưa đến tình trạng Quốc Dân Đảng đơn độc chống Nhật Bản. Văn phòng "Trung ương thống nhất chống Nhật Bản" thành lập sớm hơn dự định, nhờ Quốc Dân Đảng tài trợ kinh phí. Về cơ bản Trung Cộng lợi dụng giai đoạn chống Nhật Bản, xây dựng cho mình một thế mạnh riêng, môi trường hợp tác chỉ là một dời chân tiến theo kế hoạch lâu dài và tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản. Quá phức tạp và bất lợi cho Quốc Dân Đảng. Thế nhưng Trung Cộng còn phá ngầm Văn phòng "Trung ương thống nhất chống Nhật Bản".[5] 

Những xe ô tô đầu tiên của Liên Xô tặng cho Bát Lộ Quân tại thôn Lộ Mạc, Quế Lâm. Ảnh chụp kỷ niệm trước văn phòng Bộ tham mưu tình báo của quân đoàn, (trái) Lý Khắc Nông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Hồ Quang và những cán bộ văn phòng. Nguồn tài liệu: Quân đoàn Bát Lộ Quân phổ biến. 

Sau khi Trung Cộng sụp đổ tại chiến trường Thượng Hải, đường dây thông tin, liên lạc và giao thông cắt đứt liên lạc với các quốc gia lân bang, còn lại đường vận chuyển duy nhất Quảng Tây nhập vào tuyến Việt Nam, nội địa còn lại Quế Lâm thông qua Quý Châu, Trùng Khánh cho đến chiến khu Diên An, chỗ ngồi của Trung Cộng (CPC). Những đường giao thông đã bị cắt từ Hồ Nam, Giang Tây đến khu quân sự của Tứ Lộ Quân miền Bắc. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực đang khó khăn. Lần này Lý Khắc Nông đề cử Hồ Quang đến Việt Nam thu mua lương thực, vận chuyển bằng đường thủy từ Hải Phòng về đại lục chuyển đến Bác Lộ Quân và Tứ Lộ Quân. Thời vận Hồ Quang qua khỏi "sao hạn" xóa nợ cũ "tội cưỡng dâm bé gái Ngân Hà". 

Hồ Quang bằng mọi mạo hiểm phải trả giá thành công, ngoài ra còn thu mua lương thực những nơi khác tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Cục tình báo Trung Cộng hỗ trợ công tác thu mua lương thực, buộc phải đánh bom lạc hướng vào những trại quân Nhật Bản, phá vỡ những cản trở của Quốc Dân Đảng, để được thông lộ vận chuyển, trong đó còn có thiết bị quân sự. Tháng 5 năm 1939, Lý Khắc Nông còn tổ chức nhiều cuộc chạy đua dài hơi, vận chuyển quy mô lương thực và thiết bị quân sự, đưa quân đến chiến trường Thượng Hải. 

Nhóm phát tin đang làm việc tại văn phòng tình báo trung ương, tọa lạc trong khu quân sự của Bát Lộ Quân Quế Lâm. Nguồn tài liệu: Quân đoàn Bát Lộ Quân phổ biến năm 1939. [6] 

Vào năm 1939, tại thủ phủ chiến khu Diên An gặp nhiều khó khăn, thiếu hụt lương thực thuốc men, nếu không có phần lớn do sự đóng góp và trực tiếp tham gia vận chuyển lương thực của người dân Trung Quốc ở Hải ngoài sẽ gặp khó gấp bội lần. Gồm có Hoa kiều ở Sài Gòn Chợ Lớn tình báo Hoa Nam Đại tá Tạ Lương Anh hỗ trợ trực tiếp, Hà Nội có tình báo Hoa Nam Trương Tín Dật, Hải Phòng có Lý Bích Sơn (Lee Bishan), Đà Nẵng có Nguyễn Đức Thụy (Ruan Derui). Hai năm sau chiến khu Diên An lấy lại phong độ, quân đội chiến đấu mạnh mẽ. Văn phòng tình báo trung ương tại khu quân sự Bác Lộ Quân ổn định, lúc này những thông lộ vận chuyển bình thường, tiếp nhận được viện trợ từ Liên Xô, nào là ô tô, xăng dầu, chăn bông, quần áo, thuốc men, thiết bị viễn thông, quân dụng, vũ khí. Tổng số nhập vũ khí, thiết bị quân sự hơn 100 chuyến mỗi ngày, binh sĩ hậu cần trên đường vận chuyển hơn 4500 người. Hậu phương hỗ trợ tiền tuyến, chiến trường Quốc-Cộng khói lửa mạnh mẽ.[7] 

1938, đoàn binh bí ẩn xuất hiện ở khắp mọi nơi, họ có những hoạt động ra đi không báo tử, hồi hương không báo danh, họ đang thi hành đặc lệnh hổ trợ nhóm Hồ Quang (胡光). Hôm nay Hồ Quang cầm đầu cờ xuất quân xuống hướng Nam! (Việt Nam). Nguồn tài liệu: Quân đoàn Bát Lộ Quân phổ biến. 

Văn phòng Quân Ủy Trung ương (CPC) là một cơ quan bí mật, hiện thời ẩn mình trong lớp áo Bát Lộ Quân, trong đó có Cục tình báo Hải ngoại phía Nam, Hồ Quang là một trong những thành phần đó, họ có trách nhiệm gánh vác tổ quốc Trung Cộng. Nếu người ngoài luôn muốn truyền đạt, riêng với Mao Trạch Đông phải qua Quân ủy Trung ương (CPC) kiểm duyệt, thông qua nhiều xung quanh, kênh cửa Văn phòng, mới được hướng dẫn vào tổ chức đảng. Liên lạc Hoa Nam hay Cục tình báo miền Nam cũng tương tự (Trung ương). Hành động của Quân ủy Trung ương (CPC) Đảng, và các tổ chức tình báo xung quanh Cục miền Nam hoàn toàn bí mật, khó nhận diện. Lý Khắc Nông cấp trên của Hồ Quang đánh giá: "Hồ đã phá vỡ vô số những trở ngại trên đường công tác. Nay hy vọng thực hiện đặc vụ hợp tác với Quốc Dân Đảng, đem lại chiến thắng trở về cho Diên An".

Năm 1938. Cuộc đàm phán Quế Lâm, về các sự kiện liên quan thông báo của Diệp Kiếm Anh. Và Năm 1939 Tờ báo đầu tiên của văn phòng Cục tình báo đưa tin tức về công tác nội bộ tại Bát Lộ Quân có liên quan đến Việt Nam. Tài liệu lưu trữ: Huỳnh Tâm.

Ngày 19 tháng 2 năm 1964. Tác giả: Cố Tổ Niên (GU Zu nam), viết bài báo có tiêu đề: "Hồ Quang vẫn ở trong trạng thái bí mật tại Việt Nam". 

Đến ngày 08 tháng 9 năm 2010. Thường Châu Vãn Báo (常州晚报), cho loan tải lại phiên bản bài này, tại cột B7. Tài liệu lưu trữ: Huỳnh Tâm.

Tổ chức bí mật của Văn phòng Trung ương tình báo Hoa Nam tại Quế Lâm.

Vào tháng 10 năm 1938. Ngô Hề (Wu Xi) bí danh Ngô Tịch Nho và Lý Khắc Nông (李克农), thiết lập những văn phòng tình báo bí mật ẩn trong Quân đoàn Bác Lộ Quân tại Quế Lâm. Ngô Hề làm giám đốc lãnh đạo tổ chức nhưng chưa bao giờ xuất hiện trước thành viên của mình, một tên tuổi không chân dung. Lý Khắc Nông người tiếp nhận điều hành mọi kế hoạch, ông còn trực tiếp lãnh đạo khối truyền thông đặt tại Hồ Nam Hành Dương, một văn phòng khác đặt tại Thiều Quan chính do Ngô Hề (Wu Xi) lãnh đạo từ 1938-1941.

Văn phòng tình báo tọa lạc trong khu quân sự của Bát Lộ Quân tại Quế Lâm. Nguồn cung cấp: Trạm chuyển vận (RTS), thôn Lộ Mạc, huyện Linh Xuyên (转运站灵川路莫村). [8] 

Trung Cộng cho rằng "Một khi Vũ Hán sụp đổ, Quế Lâm ở phía tây Nam Trung Quốc trở thành thủ đô sau chiến tranh". Do đó Quốc Dân Đảng liên kết các tỉnh phía Nam của Quế Lâm vào dòng động mạch giao thông mở cửa ra Hải ngoại, và bổ sung quân đội, phối trí lại chiến thuật tại Quảng Tây gồm có tướng Lý Tông Nhân (Li Tsung-jen), Bạch Sùng Hy (Pai Chung-hsi), và Hoàng Húc (Xu Huang). Quân đội Quốc Dân Đảng đã thống trị từ sớm trên lộ chiến lược, họ đoàn kết ủng hộ chống Nhật Bản.

Sơ đồ thiết lập khu quân sự Bát Lộ Quân nằm ở Quế Lâm giáp phía Bắc Quảng Tây. 
Nay là xa lộ Trung Sơn. Tài liệu lưu trữ: Huỳnh Tâm.

Một cánh khác của Văn phòng tình báo Quân ủy Trung ương (CPC) do Chu Ân Lai thành lập, để tiếp xúc bí mật, kéo cánh, những tướng lãnh Quốc Dân Đảng về phe mình v.v... Cuộc hợp tác Quốc-Cộng chống Nhật Bản cũng diễn ra ở địa chỉ này. Bạch Sùng Hy, Phó Quân Ủy Quốc Dân Đảng, và Tưởng Giới Thạch đồng ý đóng quân tại Tây-Nam lập trận tuyến chống Nhật Bản. Bạch Sùng Hy thảo nghị với Chu Ân Lai. Đồng ý hợp tác vô điều kiện với Trung Cộng, Quốc Dân Đảng-CPC, hợp tác và trao đổi quan điểm về chiến tranh Trung-Nhật, thảo luận các vấn đề chiến lược và chiến thuật, khi ấy Chu Ân Lai đề cặp đến thiết lập văn phòng thống nhất chống Nhật Bản trong khu quân sự Bát Lộ Quân Quế Lâm, ông đề nghị Bạch Sùng Hy vui lòng hỗ trợ, ngay lập tức Bạch Sùng đồng ý. Sau đó, phái bộ Quốc Dân Đảng bị kềm chế tại Văn phòng, hoạt động không ra hồn, cũng rất may thỏa thuận hợp tác mới đạt được bằng miệng. [9] 

1939, xây dựng, phát triển khu quân sự của Quân đoàn Bát Lộ Quân. 
Hồ Chí Minh ở khu trại K5. Nguồn tài liệu: Quân đoàn Bát Lộ Quân phổ biến.

Năm 1931, Nhật Bản tiến quân vào Đông Bắc Trung Quốc. Năm 1937, Nhật chiếm Bắc Kinh, Thượng Hải. Kể từ đó, cuộc chiến tranh Nhật-Trung bùng nổ. Năm 1938, một phe Quốc Dân Đảng của ông Uông Tịnh Vệ (Wang Jingwei) đầu hàng Nhật Bản, lập lên chế độ bù nhìn thân Nhật. Trái lại Tưởng Giới Thạch thực hiện chính sách kháng cự thụ động, dẫn đến một cuộc rút lui quân sự để bảo vệ phần đất còn lại. Mùa đông 1938, Nhật Bản đánh vào Vũ Hán, quân đội Quốc Dân Đảng tại "Vọng Phong Nhi Đào" (Wangfengertao) bị bại trận. 

Theo báo cáo của tình báo Hoa Nam, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh v.v... Tại văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ở Dương Tử, nhận định, phân tích, ước tính vào mùa thu Vũ Hán xảy ra chiến tranh, Tưởng Giới Thạch (蒋介石) sẽ dời đô đến Trùng Khánh, hy vọng Trung Cộng sẽ ngồi không hưởng lợi.[10] 

Mặt khác Đảng Cộng sản Trung Quốc cho tình báo Hoa Nam đi luồn cửa sau, tạo điều kiện, hậu ý muốn dùng tay Lý Tông Nhân xung đột với Bạch Sùng Hy, và Tưởng Giới Thạch. Chu Ân Lai chìa tay ra trước nhân đạo, tay sau xoắn cổ Lý Tông Nhân, bằng mọi thứ từ hoa mỹ, nào là hỗ trợ tự lập mật khu kháng chiến chống Nhật Bản v.v... nhưng mọi mưu toan không thuận theo ý của Trung Cộng, ít nhất trong giai đoạn này Quốc Dân Đảng còn thực lực, thế trận đang nội chiến, tranh hùng vẫn tiếp tục chưa phân ngôi. 

Bài đã đăng:




______________________________________

Chú thích:

[1] (我看看, 如果我先死, 你真的很危险, 你的敌人是绝对的人, 如果你软化他们的心, 办好事, 以避免损坏. 之前, 革命你了之后摄政王, 想办法把你的真理中包含新的罪恶不是敌人, 否则你没有收到意想不到的后果, 不知道从新闻!)...

[2] (我们是一群神秘的人随处可见, 胜利不能透露或骄傲的一个莫名其妙的故障, 这要归功于我们党的化身天才的间谍, 从不掩饰真面目她的. 秘密情报前方危险, 发誓要牺牲事业, 在胡志明完整, 并确认间谍史上的身份, 我们集团的重要血液, 唯一的保护中国国家).

[3] 这个部门的房屋坐落以北酿酒, 名称服务器矿产河段(旷达...

[4] 当时的桂林不仅是广西政治, 经济, 文化的中心....

[5] 八路军桂林办事处旧址位于广西桂林市中山北路...

[6] 新闻组在中央情报局工作, 设在八路军桂林的军事区...

[7] 在办事处筹集的抗战物资中, 爱国华侨的捐赠占很大部分...





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo