Huỳnh Tâm (Danlambao) - Những sự kiện quan hệ Việt Cộng-Trung Cộng.
Trung Cộng buộc chân Việt Nam vào đại lục Trung Quốc, cho rằng "núi liền núi, song liền song, mặt trời cùng lặng một đầu biển", cho đó một biểu tượng sâu sắc mối quan hệ giữa đồng đảng Cộng sản, theo quan điểm của Trung Cộng hầu hết bất chấp giá trị độc lập của quốc gia lân bang, bởi duy nhất chỉ có một Mao Trạch Đông đem chủ nghĩa Cộng sản và hạnh phúc đến cho nhân dân Việt Nam, nhờ đó Hồ Tập Chương cướp chính quyền, và kéo dài chiến tranh. Hồ Tập Chương còn xoáy tiếng súng làm cơn ác mộng trên đất nước Việt, bởi chấp nhận "tình bạn thân thiết" giữa Trung Cộng-Việt Cộng không thể phá vỡ, trong sáu mươi năm trước đây cũng là sự khởi đầu đồng nghiệp Mao-Hồ làm kẻ cướp. Hồ Tập Chương tự phong cho mình, buộc thiên hạ gọi "Bác Hồ", và "Mao Bá bá".
Sự thật quan hệ song phương giữa Mao-Hồ rất mật thiết nhưng sau lưng toàn hình ảnh giả mạo, chỉ làm dáng điệu trong ngoại giao, hai ông đưa ra một mẫu mực tình đảng cho người sau phải tiếp nối bằng sự giả dối của người đi trước, thực tế kẻ mạnh chiến thắng, người hèn làm tôi trung.
Cờ chính thức của Trung Cộng chỉ có 5 ngôi sao, gồm một ngôi sao lớn ở góc cạnh trên và 4 sao nhỏ chung quanh. Ngôi sao lớn tượng trưng cho chính quyền trung ương Hán tộc ở Bắc Kinh. Bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 khu vực tự trị trực thuộc Bắc Kinh là Mãn, Tạng, Hồi, Mông (Mãn Châu, Tây Tạng, Tân Cương (Hồi) và Nội Mông). Trong lễ đón Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 21/12/2011, đảng "Bác" xin Trung Cộng cho thêm một ngôi sao nữa thành 6 sao, ý nghĩa này đã báo trước, từ nay cộng thêm khu tự trị Việt (Việt Nam). Ảnh AFP.
Trước đây Việt Nam có mười lăm năm (15) cấm vận hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài và nhân loại thờ ơ chế độ Việt Cộng, Trung Quốc người hàng xóm, thừa cơ hội chôn vùi dân tộc Việt Nam. Việt Cộng âm thầm bắt tay với Trung Cộng thi nhau tuân thủ mệnh lệnh Bắc Kinh.
Ngày 18 tháng 1 năm 2010, kỷ niệm sáu mươi năm (60) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao để dâng hiến lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam cho Trung Cộng, khi người dân nhìn lại lịch sử quá thất vọng bởi Việt Cộng chủ động bán nước, làm tê liệt tinh thần đầy nhiệt huyết của nhân dân.
Trung Cộng khởi đầu vận dụng chiến tranh Điện Biên Phủ là một khu vực tam giác miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, nó được bao quanh bởi các dãy núi, ngăn chặn giao thông, nhưng nó là một ngã ba chiến lược kết nối phía Tây Bắc, Lào và gần Trung Quốc thuận lợi viện binh, bởi vì trận chiến này, không chỉ thay đổi toàn bộ mặt Việt Nam và cả Đông Dương, số phận thăng trầm của Việt Nam đã báo trước trong quan hệ Trung Cộng, chính nó quyết định thừa nhận (Cộng hòa Dân chủ Việt Nam).
Tháng 1 năm 1950 tại mật khu Việt Bắc, Hồ Tập Chương đi đường bộ từ biên giới Việt -Trung đến Nam Ninh, gặp gỡ Chu Đức, và Lưu Thiếu Kỳ. Thảo luận thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Cộng.
Từ năm 1954-1959, Bắc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Tập Chương, sau năm năm xây dựng cơ sở đảng được hoàn thành cơ bản về việc chuyển đổi xã hội chủ nghĩa, dữ dội hơn Hồ Tập Chương là một trong những thành viên của Quân Ủy Trung ương Trung Cộng (CPC).
Năm 1954, Việt Cộng chấp nhận rút quân đội tiếp nhận phía bắc vĩ tuyến 17, ĐCSVN ngấm ngầm để lại một số lớn cán bộ nằm vùng phục kích chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Dưới bàn tay sắt và tàn bạo của chính quyền Bắc Việt, chính họ không ngăn chặn được sự nghèo đói tại miền Bắc, trái lại họ còn mạnh mẽ khuyến khích các lực lượng Việt Cộng đe dọa miền Nam, người dân phải chịu thiệt hại nghiêm trọng trong những cuộc chiến tranh. Năm 1960, có đến năm ngàn (5000) binh sĩ Việt Cộng chuyển quân xâm nhập miền Nam, và trang bị vũ khí cho MTGPMN, một lần nữa nhờ đến việt trợ thuận lợi của Trung Quốc.
Năm 1956-1964, toàn bộ nhân dân Trung Quốc phải chịu một nạn đói "Đại nhảy vọt", người dân Trung Quốc rất nghèo khó, mọi người không có lương thực để ăn. Hồ Tập Chương chuyển lương thực đến Trung Quốc nuôi Quân đội Giải phóng Nhân dân, các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc ca ngợi "Hồ chủ tịch là trái tim vì tổ quốc bị thiên tai" [1].
Ở Châu Á, không thể có quốc gia nào như Việt Nam, đã trải qua quá lâu chiến tranh, cũng không có nước nào như Việt Nam và Trung Quốc trải nghiệm bằng tình yêu sâu sắc kỳ dị, thương ghét bất thường. Trung Cộng giáo dục nhân dân nhìn vào bản đồ có thể thấy, Việt Cộng chỉ là người giám hộ các cửa Vịnh Bắc Bộ cho Trung Cộng.
Trung Cộng còn tự hào, Việt Nam là một quận đã có ngàn năm đô hộ, sống dưới cái bóng lớn của Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam không thể mất cân bằng trong đại lục. Thực tế dân tộc Việt Nam có sự cảnh giác tương đối lớn, nó là trái tim lịch sử của một dân tộc có từ khi khai quốc, bỗng có một nhân vật máu Hán tên Hồ Tập Chương thu hút đất nước này vào Đại lục, bởi họ vịn vào ngàn năm đô hộ của Đại Hán, cho nên Trung Cộng đào tạo một nhân vật vì trung với hiếu quốc mẫu.
Việt Nam-Trung Quốc hai văn hóa khác nhau, chúng tôi đã từng quan sát toàn diện văn hóa, xã hội của ba thủ đô Sài Gòn, Huế, Hà Nội, nhìn thấy trên đường phố không giống như bên Trung Quốc. Từ những bản chỉ đường có khắc ghi tên tuổi người anh hùng thực sự có công với đất nước, được đặt theo tên lịch sử, những hoàng đế sáng lập các triều đại, một số lịch sử trận chiến, đánh bại tướng lĩnh Trung Quốc. Tinh thần dân tộc Việt cứng rắn và kiên cường không ảnh hưởng sự giáo dục của văn hóa Trung Quốc, không như đường phó và học đường, đối mặt với sự kiêu ngạo của người Hán.
Cho thấy hơn 7 thập niên qua, Trung Cộng làm áp lực cai trị Việt Nam qua Hồ Tập Chương. Việt Nam đã bỏ lỡ tính kiên cường, bảo vệ những thành tựu lịch sử của dân tộc, và đánh mất phẩm giá riêng của mình. Trong cuộc đấu tranh lâu dài cho nền độc lập đã bị Cộng sản cướp mất, chính Cộng sản xa lạ dân tộc Việt Nam và thờ ơ lạnh nhạt với hơn 90 triệu nhân dân.
Năm 1959 Trương Đức Duy (Zhang Dewei) cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nhớ lại sự kiện: Ô. Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh), một lần nữa đến Trung Quốc xin Mao lựa chọn giải pháp chiến tranh và xin viện trợ khẩn cấp thực phẩm, gạo, lương khô. Trung Cộng liên tục vận chuyển vũ khí đến tay cho chủ lực quân Bắc Việt và du kích quân ở miền Nam Việt Nam, lần này những viện trợ của Trung Cộng mở ra con đường du kích. Việt Cộng cho phép Trung Cộng tiến hành chiến tranh biển người (đốt rụi thanh niên Việt Nam). Có những dự kiến bất ngờ không thể tưởng tượng trước, nếu Hoa Ký ngưng viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, Việt cộng sẽ sớm chiến thắng, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia sẽ rơi vào Cộng sản Đông Nam Á.
Trong năm 1961, Kennedy bắt đầu gửi các cố vấn quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa, và năm 1963 gửi hơn 16.000 binh lính đặc nhiệm. Quân đội Mỹ giúp Việt Nam thực hiện tiêu diệt Việt Cộng mỗi ngày càng thêm kết quả, riêng Trung Cộng chi viện cho Bắc Việt trên 150.000 binh sĩ, yểm trợ du kích quân Bắc Việt, trả đũa đối phương Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đang ngày càng khốc liệt. Trong vòng tròn luẩn quẩn này Việt Nam leo thang chiến tranh không tránh khỏi.
Từ năm 1965-1973, quân đội Trung Cộng đã gửi hơn 320.000 binh lính gồm bộ binh, phòng không, hậu cần, xây dựng đường sắt, giúp Việt Cộng chống VNCH. Trong quá trình này, có tổng cộng hơn 1484 sĩ quan thiệt mạng và 9542 binh sĩ tử vọng trên lãnh thổ Việt Nam, theo sự thỏa thuận của hai chính phủ Trung-Việt, binh sĩ tử vọng được chôn cất tại những nghĩa tranh liệt sĩ, cho đến nay chưa chuyển về Trung Quốc, bởi sợ lộ bí mật quân sự Trung Cộng tham gia chiến tranh Việt Nam.
Năm 1964, Trung Cộng đưa ra 4 điều cam kết với Việt Cộng:
- Trung Cộng sẽ chủ động công kích cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ.
- Chính phủ Trung Cộng và nhân dân Trung Quốc chắc chắn cung cấp viện trợ và giúp đỡ Bắc Việt. Nếu Mỹ có nguyên nhân vi phạm quyền lợi, Trung Quốc không ngần ngại chống lại, và chiến đấu đến cuối cùng.
- Trung Cộng đẩy mạnh chiến tranh, nếu Hoa Kỳ áp đặt cuộc chiến tranh với Trung Cộng, cho dù đó là bao nhiêu binh sĩ, vũ khí, kể cả bao gồm vũ khí nguyên tử.
- Trong chiến tranh, Trung Cộng không có ranh giới viện trợ cho Việt Cộng.
Mùa xuân năm 1965, Hồ Tập Chương đến Trường Sa, Trung Quốc, gặp Mao Trạch Đông thỏa thuận bốn điều cam kết trên, mấu chốt Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ, nếu vượt qua dòng vĩ tuyến 17 độ Bắc, Trung Cộng sẽ trực tiếp gửi quân vào Bắc Việt mở ra cuộc chiến tranh mới. Trung Cộng hối hả xây dựng đường sắt nối dài từ Quế Lâm vào sâu lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu vận chuyển những quân đoàn thiện chiến và viện trợ quân dụng. Trong chuyến đi này Hồ Tập Chương, ngoài các yêu cầu viện trợ quân sự mới, cùng lúc thảo luận mật ước chiến tranh. Vào thời điểm này Việt Cộng đã có sự khác biệt ngôn ngữ đàm phán với Liên Xô, và mở những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.
Lý do nào Trung Cộng cố ý trái ngược không ủng hộ hòa bình đàm phán giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, bởi trên bàn ăn không có cổ phần nào cho Trung Cộng, do đó lôi kéo Hồ Tập Chương và Cộng sản Đông Dương vào cuộc tranh giành ảnh hưởng Cộng sản Quốc tế, không cho phép Liên Xô nắm bắt các sáng kiến giải quyết vấn đề Việt Nam. Trung Cộng muốn có một ít quyền lợi trên bàn hòa giải và đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ, Trung Cộng cũng không thể để đàn em nắm bắt hòa bình, điều quan trọng hơn là Mao Trạch Đông nghĩ đến cách mạng thế giới do Trung Cộng nắm giữ và nêu cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc, vì vậy Việt Cộng đứng hàng đầu đấu tranh chống Mỹ dưới cờ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc không đàm phán, vẫn tiếp tục chiến đấu. Mao Chủ tịch phát biểu: "miễn là bạn chiến tranh mạnh mẽ, thì người Trung Quốc viện trợ những gì bạn muốn, và những gì chúng tôi cung cấp cho bạn".
Và năm 1959, Mao Chủ tịch phát biểu: "700 triệu nhân dân Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ Việt Cộng, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là một hậu phương lớn đáng tin cậy của Việt Cộng".
Ngày 1 tháng 4 năm 1965, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Cộng Lý Thiên Hựu (Li Tianyou), và Phó chỉ huy Lý Thọ Hiên (Li Shouxuan) chuyển quân đoàn đường sắt vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đặc biệt chiến tranh, công tác an ninh cửa khẩu Hữu Nghị do chính trị viên Quách Chánh đảm nhiệm.
Tháng 6 năm 1965, Trung Cộng có thẩm quyền di chuyển sáu nhóm biệt đội, theo hai hướng, từ cửa khẩu Hữu Nghị và cửa sông vào Việt Nam, khu vực đóng chốt cuối cùng phía bắc Hà Nội, có nhiệm vụ chấp hành thi công sửa chữa xây dựng đường sắt, cầu, cống và các cơ sở quân sự. Mặc dù đoàn binh đường sắt ăn mặc đống phục màu xanh lam, giả dạng người dân bình thường, trên thực tế Trung Cộng đã gửi quân binh chủ lực vào lãnh thổ Việt Nam để hở trợ chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 01 tháng 8 năm 1965, Lực lượng Phòng-không Trung Cộng xâm nhập vào Việt Nam, nhiệm vụ bảo vệ giao thông đường sắt, các mục tiêu quân sự quan trọng từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu nghị. Cho đến tháng 2 năm 1968, các đơn vị Pháo binh Trung Cộng được lệnh vào vòng chiến, không quân có 16 máy bay tham chiến, các lực lượng bộ binh tổng cộng 150.000 người.
Năm 1966, các vụ đánh bom của Mỹ tại Bắc Việt đã nâng cấp, từ các thành phố khác đến Hà Nội. Trung Cộng nhìn thấy Việt Nam của mình đang lâm nguy, vội phản ứng, tăng cường xâm nhập, cung cấp cho Việt Cộng xe, pháo, quân dụng bảo vệ Hà Nội và chiến lược đường sắt.
Trung Quốc cung cấp vũ khí và vật liệu chiến tranh cho Việt Cộng miền Nam thông qua đường mòn "Hồ Chí Minh" dài 400 dặm từ Bắc Việt vào Nam, đi qua những khu rừng của Lào và Campuchia để tiếp cận với vùng nội địa miền Nam Việt Nam. Trung Quốc sản xuất xe tải "Giải Phóng", nhiều chuyến hạm cung cấp thực phẩm và viện trợ trang thiết bị cho phía MTGPMN. Xe đạp "Phượng Hoàng" của Trung Quốc cũng đưa vào chiến trường để thích ứng với chiến tranh, một chiếc xe đạp chở vật liệu đóng gói trọng lượng 800 kg. Tiếp theo Trung Cộng viện trợ Biệt đội pháo binh mỗi xe có mười chín binh sĩ, điều kiện sinh hoạt của binh sĩ rất thiếu thốn, ăn lương khô, mì gói, sản xuất bởi Trung Quốc.
Trung Quốc có rất nhiều nhà máy, dành riêng cho việc sản xuất vũ khí và các vật liệu khác cung cấp cho Việt Cộng, để đảm bảo các nhu cầu quân sự cho Bắc Việt, đôi khi Trung Cộng phải rút vũ khí và trang thiết bị từ quân đội của mình, việc đầu tiên đáp ứng các nhu cầu cho chiến trường Việt Nam. Trung Cộng xem Bắc Việt như vùng nội địa của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, cho nên viện trợ rất nhiều thiết bị quân sự và các nhu cầu quân dụng để chiến đấu, Trung Cộng cũng viện trợ những đơn vị pháo binh và đoàn Kỹ sư tư vấn vũ khí, cung cấp cho Bắc Việt súng chống máy bay 100 mm, có thể nói Trung Cộng viện trợ tối đa cho Bắc Việt.
Những năm sáu mươi (60) của thời kỳ không còn trăng mật Trung-Xô, làm cho Việt Cộng tình thế khó xử. "Lê Duẩn, không dám xúc phạm hay phật ý Mao" [2] rón rén đi đêm trên con đường trung đạo, do đó nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cả Trung Quốc và Liên Xô.
Chỉ trong năm 1970, Trung Cộng đã gửi 20 nhóm chuyên gia chiến tranh trên 2.000 người đến Bắc Việt, và có hơn 42 dự án viện trợ khẩn cấp.
Ô. Từ Đức Tiên (徐德先), Đại diện Ủy ban Chiến tranh Việt Nam và Văn phòng Kinh tế Trung Cộng, cho biết: Gần như tất cả đều qua sự viện trợ toàn phần. Tuy nhiên, tỷ lệ viện trợ cho Bắc Việt quá lớn hơn cả Lào và Campuchia trên danh nghĩa "tình đồng chí và tình anh em", cho đó là phù hợp với một nguyên tắc chung người thân một nhà. Trung Cộng cho rằng Việt Nam là một đất nước nhỏ thuộc quyền cai trị Trung Quốc, nhưng nó thông qua cuộc chiến tranh bởi khởi đầu Nam-Bắc quốc-cộng, đôi điều xấu hổ nhất Việt Cộng quan hệ Trung Cộng để tìm ảnh hưởng cân bằng ngoại giao Liên Xô, hoặc không theo Liên Xô nâng cấp cáo buộc chủ nghĩa xét lại, sau đó thấy mơ hồ thông qua một chính sách cân bằng với Trung Cộng. Vì vậy, ở giữa của quá trình này, bây giờ là đồng minh Liên Xô lấp đầy khoảng trống sau khi Trung Cộng bất hòa và Mỹ rút quân, Liên Xô tham gia hậu chiến đáng kể tăng cường uy tín cho Việt Cộng trên trường Quốc tế Cộng sản.
Năm 1965, Liên Xô kết nối mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với Bắc Việt họ đã triển khai một tiểu đoàn tên lửa phòng không, Brezhnev hứa cung cấp viện trợ có hiệu quả hơn về quân sự cho Việt Cộng.
Trung tướng Vũ Xuân Vinh Nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân Việt Cộng cho biết: 80% vũ khí hạng nặng được cung cấp bởi Liên Xô, và 20% đến từ Trung Cộng, chủ yếu vũ khí nhẹ, đồng phục, thiết bị quân sự, số tiền viện trợ của Trung Cộng khoảng 200 tỷ, Liên Xô cung cấp khoảng 250 đến $ 30000000000, gấp hai lần, Việt Cộng hưởng lợi.
Năm 1967, Bắc Việt lâm vào cảnh chiến tranh lâu năm, và bệnh tình của Hồ Tập Chương xấu đi. Đột nhiên Trương Đức Duy (Zhang Dewei) nhận được điện thoại của Hồ Tập Chương, đang bí mật điều trị tại Trung Quốc. Liên Xô, Bắc Triều Tiên không biết bí mật này, tất cả đều do Chu Ân Lai sử ký tối mật, Đặng chị (Đặng Dĩnh Siêu) căn dặn những bác sĩ không được tiết lộ về sức khỏe của Hồ Tập Chương.
Tuy nhiên trước năm 1969, Liên Xô thực hiện các chương trình điều trị cho Hồ Tập Chương. Tình trạng quan hệ Trung-Xô hoàn toàn ngược lại, không thể hợp tác với nhau trên một xác chết, đây là một vấn đề rất nghiêm trọng về chính trị, không phải là một vấn đề y tế, hay vấn đề kỹ thuật.
Ngày 31 Tháng Năm 1968, Chính phủ bốn bên Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa chính thức ngồi vào bàn đàm phán tại Paris, vòng đầu tiên cuộc hòa đàm vào tháng Mười, Tổng thống Johnson phá vỡ thế bế tắc trước cuộc bầu cử, làm một công thức nhượng bộ, ông công bố chấm dứt ngay lập tức tất cả các phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam. Nhưng Trung Cộng không hài lòng, chủ trương trái ngược với các cuộc đàm phán hòa bình, bởi Trung Quốc lo ngại rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ kéo theo ảnh hưởng lớn của Liên Xô. Vì vậy, bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình Việt Nam, Trung Quốc không cần thông qua đàm phán, dựa trên quan điểm của mình để thực hiện các chính sách riêng cho Việt Cộng.
Tháng 7 năm 1971, hai bên Hoa Kỳ và Trung Cộng ra thông cáo chung, Kissinger công bố thăm Bắc Kinh. Trung Cộng mời Nixon viếng thăm. Việt Cộng, bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ. Phạm Văn Đồng cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Cộng thực hiện sứ mạnh hòa bình cho Việt Nam không đúng ngoại giao, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố "nếu cần hủy bỏ lời mời Nixon đến thăm Trung Quốc", tất nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Cộng đã không làm như vậy. Chu Ân Lai rất tha thiết đề nghị Bắc Việt ngoan ngoãn ngồi vào bàn đàm phán nếu không Trung Cộng từ chối viện trợ. Trung Cộng hy vọng Bắc Việt hiểu cách tiếp cận của Trung Cộng, bằng chủ trương không đến Washington, tất nhiên Hoa Kỳ phải đến Bắc Kinh, tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Bắc Việt cảm thấy bị Trung Cộng phản bội.
Kể từ ngày Nixon thăm Trung Quốc và Liên Xô, các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris trong tháng Chín năm 1972 chính thức phục hồi.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 chính thức ký "Hiệp định Hòa bình Paris". Quốc hội Mỹ quyết định không tham chiến tại Việt Nam, kết thúc hơn 10 năm chiến tranh, ngưng tài trợ huyết sống cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Và sau hai năm nội chiến, quân đội Bắc Việt thường xuyên xâm nhập vào miền Nam thôn tính Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Năm 1976, thống nhất đất nước Việt Nam, nhưng lòng dân không đồng thuận đổi tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Lễ ký kết Hiệp định Pari, lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngày 27 tháng 1 năm 1973. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, ngày vinh quang này cho thấy một nhà nước yếu kém suy thoái kinh tế và xã hội bại hoại chào đời, những nhu cầu cấp thiết đã không khởi sắc phục hồi, tất nhiên tòa nhà chiến thắng bị sụp đổ. Trong khi Trung Quốc đã tận dụng sự đưa đón người Mỹ trong thời bình, Trung Cộng tiếp tục đầu tư nhân lực, vật lực, nhưng các mối quan hệ Trung-Việt vẫn rạn nứt, cho đến những năm bảy mươi cuối thập niên tám mươi khởi động đối đầu căng thẳng ngoại gia, vì vậy nhiều người không mong đợi hòa bình giữa Trung Cộng-Việt Cộng vào thời điểm này.
Mặc dù 22 năm trôi qua, Trung Quốc viện trợ cho Việt Cộng tổng cộng $ 20 tỷ USD, gần một nửa tổng số viện trợ những quốc gia khác. Quan điểm nội bộ Trung Cộng qua những phản đối không ký thỏa thuận hòa bình mới với Bắc Việt, một khi đã phản bội "tình đồng chí và tình anh em", đây là tiền đề, tập trung vào tư tưởng Mao Chủ tịch không thể thay đổi, từ đó mọi thỏa thuận viện trợ mới không còn nhiều, gần như lộn xộn tài chính.
Sau khi ký kết "Hiệp định Paris".
Năm 1973, Lê Duẩn, chỉ thị cho Phạm Văn Đồng đi Trung Quốc, xin ký một thỏa thuận đề xuất viện trợ 8 tỷ nhân dân tệ vào năm 1974. Vào thời điểm đó, Việt Cộng trở nên con sai gầm của Trung Cộng.
Trung Cộng là tay phải của sự kết thúc chiến tranh Việt Nam, vậy họ có quyền yêu cầu Việt Cộng rút ra khỏi quỹ đạo của Liên Xô, buộc Việt Cộng phải có một cử chỉ thân thiện sau khi đất nước thống nhất. Và khi Mỹ rút quân sẽ không tái nhập, cho rằng tình hình hiện nay có liên quan đến đất nước Trung Cộng, và hứa sẽ cung cấp 2,5 tỷ USD, kết quả sau đó, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng cùng đến Bắc Kinh, tuy nhiên không được đáp ứng theo yêu cầu viện trợ. Từ đó, không có nghi ngờ gì nữa, Lê Duẩn kích thích BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam giữ khoảng cách mối quan hệ "tình đồng chí và tình anh em", bởi tảng băng quan hệ nặng ký Trung-Mỹ.
Năm 1975, Trương Hán Khanh (Zhang Hanqing) đại diện Ủy ban chiến tranh Trung Quốc, và Văn phòng tài chính tại Việt Nam. Lúc này có một số mâu thuẫn, phải thông qua các cuộc phối hợp đàm phán song phương, về cơ bản thể thức viện trợ, điều kiện đàm phán tài chính phức tạp giữa chuyên gia hai bên, hoặc có thể chuyên gia Trung Quốc gặp phải lúc chưa lên đèn xanh, thái độ này không khác bất hợp tác của Trung Cộng.
Trương Đức Duy (Zhang Dewei) cho biết trong 30 năm qua, tổng cộng 450 dự án đã lên kế hoạch viện trợ, nhưng hoàn thành 339, chẳng hạn như dự án xây cầu sông Hồng, sau đó không thể hoàn thành một phần của nó, vì mối quan hệ giảm sút, xấu đi, không được thực hiện những điều Trung Cộng-Việt Cộng ký kết, do đó những chuyên gia phải rút lui.
Lý Tháp Na (Li Tana) cho biết, các ngân hàng Việt Cộng muốn thực hiện mô hình trái tim tư bản chủ nghĩa, tất nhiên phải thoát khỏi định hướng nhà nước chủ nghĩa, nhưng còn xa vời vợi để trở thành trung tâm xã hội chủ nghĩa như Trung Cộng, bởi một nhà nước tham ô, quan liêu bao cấp kéo trì trệ đất nước không còn lối nào mở ra đường sống.
Địch Cường (Zhai Qiang) phân tích: Trước năm 1975, có nhiều Hoa kiều ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể VNCH, được tham gia vào kinh doanh, chính trị, kỷ cương chân chính, sau ngày chuyển đổi xã hội chủ nghĩa cho đến nay vẫn chưa có chính sách công minh, các doanh nghiệp Hoa kiều ở Việt Nam đã có những tác động chung không tốt. Nghĩ rằng các yếu tố phân biệt chủng tộc của phía nhà nước Việt Nam không rõ ràng, nhất là bài Hoa làm sạch cỏ, chỉ còn ưu đãi một số người gốc Trung Quốc tham gia chích trị, đảng viên trong nội bộ chính phủ Việt Cộng và tham gia quân đội bởi họ là tình báo Hoa Nam.
Tháng 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình mở một chuyến thăm khu vực Đông Nam Á, ông dứt khoát chỉ trích bạo chúa (Liên Xô) và bạo chúa nhỏ (Việt Nam), nhắc nhở Đông Nam hãy cẩn thận "East of Cuba" và cảnh báo Việt Nam không được chơi với lửa Campuchia. Nhưng Việt Cộng vẫn duy trì quân đội trừng phạt Campuchia, sau khi Trung Cộng đã ngưng viện trợ cho Việt Cộng. Trong thời gian này, Trung Cộng vận động Châu Á khai trừ Việt Cộng, mặc dù Việt Nam và Liên Xô có sự hợp tác quân sự, nhưng vì bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ, ngành ngoại giao Mỹ đang nới lỏng và còn đảm bảo rằng Trung Quốc có thể đánh bại Việt Cộng, vào lúc nào tùy ý về các mặt quân sự, kinh tế hoặc nếu có thể đoàn kết và bảo vệ hòa bình, nhưng Trung Cộng không ngồi yên giải quyết nhiều vấn đề rắc rối, bằng cách tiến hành chiến tranh năm 1979.
Ngày 17 Tháng Hai 1979, lúc 5:00 sáng, ít nhất 30 sư đoàn của quân đội Trung Cộng xăm lăng vào biên giới Việt Nam, và chiếm lấy những công sự chiến lược, điểm nóng biên giới trở nên ác liệt. Nhiệm vụ chính của quân đội Trung Cộng (PLA) là thông qua chiến tranh để hầu hội tụ quyền lực tại đại lục, cuộc xâm lược này cũng có ý nghĩa chặn đường Việt Cộng tiến quân vào đất Campuchia. Mặc dù quân đội Trung Cộng chính thức bị thương vong nặng nề, nhưng đã chiếm được khoảng 40 km, và 5 tỉnh thành Việt Nam. Sau khi chiếm được Lương Sơn, Trung Cộng tuyên bố rút khỏi Việt Nam trong vòng 10 ngày, tam thời chấm dứt lửa đạn vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, Trung Cộng tuyên bố đã hoàn thành sứ mạng Cộng sản quốc tế.
Trung Cộng đứng đầu Đông Nam Á dạy cho Việt Cộng một bài học chiến tranh, cuộc chiến này gọi là "Chống lại sự bành trướng và kiêu ngạo của Việt Cộng" còn gọi là "Cuộc chiến được phía Việt Nam gọi là Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc), hay "Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc). Phía Trung Cộng gọi là (Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam) [3]. Trung Cộng gửi một tín hiệu chiến thắng đến Hoa Kỳ, thể hiện tinh thần đối lập với bá quyền chủ nghĩa Liên Xô, Trung Cộng mạnh mẽ mở đường hướng đến tương lai hợp tác Trung-Mỹ, Hoa Kỳ hứa giúp Trung Quốc hiện đại hóa.
Nhưng đó là một "chiến thắng bi thảm", Trung Cộng và Việt Cộng không công bố con số thương vong chính thức, Trung Cộng dự phóng những số liệu được công bố, tạm thời có trên 21.000 binh sĩ tử vong, bị thương trên 52.000 binh sĩ, phía Việt Nam tuyên bố thương vong hơn sáu mươi ngàn (60.000), có hơn 10.000 thường dân thiệt mạng. Cuộc chiến tranh này giữa hai nước đã giảm đến mức thấp nhất cho đến nay cả hai bên đều khó khăn chữa lành vết thương. Năm 1982 chúng tôi có một cuộc phỏng vấn, dường như những học giả Việt Nam không có thông tin chiến tranh biên giới 1979, một số khác không muốn chạm vào chủ đề này, mặc dù những buổi phỏng vấn đã phối hợp công phu.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy, cho biết: Suốt thời gian năm 1989 chính sách nước ngoài của chúng tôi, cũng như tình hình của riêng Việt Nam, chúng tôi cảm thấy có một điều kiện mà có thể giảm bớt các mối quan hệ giữa Trung Cộng và Việt Cộng, muốn cải thiện mối quan hệ, nhưng có quá nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất giữa Việt Nam và Campuchia, năm 1970 Việt Nam lợi dụng sự hỗ trợ của Liên Xô đưa quân sang Campuchia.
1989 Liên Xô bày tỏ sẵn sàng đóng góp cho Việt Nam cùng với Trung Quốc rút khỏi Campuchia, nhưng đồng thời lập trường lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh chống Trung Quốc, khó khăn để giao tiếp thông qua các kênh ngoại giao, tình hình rất căng thẳng. Trong thực tế, chúng ta đều hiểu rằng, Trung Cộng-Việt Cộng cũng muốn khôi phục quan hệ song phương.
Sau bốn cuộc họp, hai bên bày tỏ quyết tâm của mình để khôi phục lại các vấn đề Campuchia và nguyện vọng chung quan hệ bình thường giữa hai nước, nhưng để đạt được đột phá hơn nữa phải có một mức độ tiếp xúc cấp cao lãnh đạo của hai đảng.
Trương Đức Duy (Zhang Dewei): Điều này được gọi là Nguyễn Văn Linh, sau đó tôi đã lấy quyết định đến gặp ông tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đưa đến kết quả "Hội nghị bí mật Thành Đô 3-4/9/1990 tại Trung Quốc".
Trong "Hội nghị bí mật Thành Đô", BCT/Trung ương CPC Nguyễn Văn Linh trong tư cách cá nhân qua mặt Bộ Ngoại giao Việt Cộng cùng với Đại sử Trung Cộng Trương Đức Duy lên kế hoạch tiền Đại hội, cuộc họp này nối liền với đàm phán tại Thành Đô.
Trương Đức Duy một gạch nối của Trung Cộng liên lạc và báo cáo những công tác mua bán nước của các lãnh đạo trung ương Việt Cộng-Trung Cộng, họ sẵn sàng đàm phán nghiêm túc, cùng nhau giải quyết những vấn đề Việt Nam-Campuchia.
Nguyễn Văn Linh cho rằng vấn đề Thành Đô là một bước đột phá rất quan trọng. Trong tháng 9 năm 1990, các nhà lãnh đạo hàng đầu của BCT/TW đảng Cộng sản Việt Nam, và các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Cộng, Giang Trạch Dân tổ chức một cuộc đàm phán bí mật tại Thành Đô, Trung Quốc.
1991 Trung Quốc và Việt Nam đã ban hành một thông cáo chung, hai nước đã phá vỡ mối quan hệ 13 năm lạnh nhạt, bắt đầu di chuyển về hướng hồi phục toàn diện.
Ngày 01 Tháng 4 1992, tiếp đà bước trước phục hồi quan hệ, mở đầu cổng ngoại giao, lấy biên giới làm biểu tượng đàm phán, trao đổi tương tác giữa hai nước tại các cấp dần dần mở rộng. Tử đó đến nay, Việt Cộng lệ thuộc toàn diện bởi Trung Công.
_____________________________________
Chú thích:
[1] Hồ Chí Minh chủ tịch đích tâm tạng vi tha môn đích quốc gia tai nan (塔靶器官中心胡志明主席科目事故目的地国家).
[2] Lê Duẩn, bất cảm đắc tội hoặc vô lí thủ nháo mao (黎笋,无感或废话犯罪黄金跳水毛).
[3] Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến (对越自卫还击战).