Phòng chống bệnh lao tại Việt Nam - Dân Làm Báo

Phòng chống bệnh lao tại Việt Nam



"Bệnh lao-Cộng sản giống nhau,
Giết dân, hại nước - đớn đau phận người!"

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) Chính sách Quá độ tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 của Cộng Sản Hà Nội đã thành công trong việc đưa Việt Nam nằm trong danh sách 22 quốc gia có tỷ lệ nhiễm lao cao nhất - cứ mỗi 100 ngàn người thì có 600 người bị nhiễm lao. Đói khổ cùng cực ở các trại "Kinh-tế Mới" hay ở các trại tập trung "Cải-tạo" cùng với nạn thiếu thốn lương thực thuốc men trầm trọng khắp nơi nơi trong thời kỳ tem phiếu tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội này đương nhiên lúc nào cũng là điều kiện quá tốt để bệnh lao bùng phát.

Sau năm 1995, Hoa Kỳ có cơ hội quay trở lại Việt Nam và “sắn tay áo” giúp đỡ hết mình cho Việt Nam trong việc bài trừ bệnh lao. 

Hầu hết tất cả các máy móc thiết bị và cơ sở để xét nghiệm bệnh lao của Việt Nam điều được cơ quan USAID của chính phủ Hoa Kỳ trao tặng và tài trợ. Mặc dù Hoa Kỳ nỗ lực giúp đỡ Việt Nam không ngừng nghỉ trong suốt hai mươi năm qua trong việc bài trừ lao với trên sáu triệu đô la viện trợ mỗi năm là ít nhất, Việt Nam vẫn có 18 ngàn người chết vì bệnh lao mỗi năm, nhiều gấp đôi số người tử vong vì tai nạn giao thông và nhiều gấp 10 lần nạn nhân tử vong vì bệnh suy giảm kháng thể HIV. Hơn thế nữa, tỷ lệ nhiễm lao của Việt Nam hiện nay vẫn còn cao, mỗi 100 ngàn người thì có khoảng từ 144 người đến 200 người bị nhiễm lao. 

Điều này cho thấy cũng giống như thảm họa Cộng Sản, bệnh lao vẫn còn đang là quốc nạn của dân tộc Việt và di hại của chính sách Quá Độ vẫn còn hằn sâu một cách thầm lặng trong lòng xã hội Việt Nam.

Bệnh lao - viết tắt là TB từ chữ tuberculosis, được gây ra bởi con vi trùng thuộc họ Mycobacteria (Mycobacterium tuberculosis hay M. tuberculosis), tức là loại vi trùng ưa thích oxy (hiếu khí) và sanh sôi nảy nở hơi hơi giống như fungus (tạm gọi là nấm). Dòng họ vi trùng mycobacteria này có vỏ tế bào hay còn gọi là cell wall rất dày cứng ở bên ngoài nên thuốc men rất khó mà phá vỡ. Cũng do đó, bệnh lao là bệnh rất khó trị. Cứ mỗi mười lăm đến hai mươi tiếng đồng hồ thì con vi trùng lao M. tuberculosis lại tách phân nảy nở. Con vi trùng lao M. tuberculosis này xâm nhập rất sâu vào các mô tế bào trong phổi và âm thầm nảy nở cho đến khi các mô tế bào bị vỡ ngày càng nhiều khiến bệnh nhân bắt đầu ho ra máu. Đến lúc đó, thì việc chữa trị vô cùng khó khăn.

Hầu hết người Việt Nam điều có kháng thể lao trong người để chống lại bệnh lao. Tuy nhiên, điều kiện sống quá khốn khó thiếu thốn thời Quá Độ khiến người dân không đầy đủ dinh dưỡng cho thể lực để chống lại con vi trùng lao này. Vi trùng lao lại lây qua đường không khí nên các trại tù cải tạo, các trại Kinh-tế Mới khốn khó và chật chội trở thành là những nơi cho bệnh lao bộc phát mạnh lây lan ra ngoài xã hội. Đó là chưa kể tình trạng nghèo khó đời sống ổ chuột từ nông thôn đến thành thị thời Quá Độ cũng làm cho bệnh lao tại Việt Nam bộc phát nhanh chóng.

Thử nghiệm và chửa trị bệnh lao rất tốn kém.

Trước hết, các phòng thử nghiệm bệnh lao cần phải được xây dựng biệt lập kỹ lưỡng với hệ thống máy điều hòa không khí đặc biệt có khử trùng để tránh vi trùng lao theo không khí lây lan ra ngoài (tiếng Anh thường gọi là "negative pressure room.") Ngoài ra, các dàn "medical bench hood" hay các bàn làm việc thử nghiệm có máy hút khí, lọc khí, và khử trùng khí cũng phải được xây dựng kỹ lưỡng biệt lập để mọi thử nghiệm tiến hành trong sự bảo đảm không bị lây lan. Mỗi một dàn medical lab bench hood như vậy cũng tốn cả trên trăm ngàn đô la và hầu hết điều do cơ quan USAID của chính phủ Hoa Kỳ tài trợ kinh phí xây dựng. Đó là chưa kể các chi phí về đào tạo chuyên môn cũng như đồ dung y tế cần thiết khi thử nghiệm rất tốn kém. Trong 26 triệu đô la ngân sách ít ỏi dành cho bài trừ lao, thì hết 19 triệu là đến từ sự tài trợ của Hoa Kỳ lẫn các tổ chức có Hoa Kỳ đứng đàng sau như World Health Organiation-WHO, Control Desease Center-CDC, Liên Hiệp Quốc, v.v… Một thực trạng lạ lùng trong xã hội Việt Nam là Cộng Sản Hà Nội sẵn sàng nợ nần thất thoát cả tỷ đô-la một cách dễ dàng cho các công ty tập đoàn Nhà nước (như Vinaline, Vinashine, etc…, chẳng hạn) nhưng khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho y tế chỉ vài chục triệu đô-la lại thì lại đi ngửa tay xin xỏ nước ngoài từng xu một không biết ngượng hay nhục là gì.


Kế đến là ngay cả bệnh nhân cũng phải được ở biệt lập trong các phòng đặc biệt để tránh vi trùng lao lây lan trong không khí. Tất cả những ai tiếp xúc với bệnh nhân trước đó cũng phải được biệt lập xét nghiệm vì xác suất nhiễm bệnh của những người này rất cao. Trong bối cảnh Cộng Sản Hà Nội mê bỏ tiền ra xây thêm khách sạn nhà lầu hay bơm tiền vào các công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ và tràn ngập tham nhũng hơn là bỏ thêm ngân quỹ ra để cải thiện an sinh xã hội thì hệ thống cơ sở hạ tầng y tế của Việt Nam trở nên rách bét. Các bệnh nhân lao phải nằm cùng giường san sát nhau.


Thuốc men trị lao tại Việt Nam hoàn toàn phải do nước ngoài cung cấp. Kỹ nghệ điều chế thuốc tại Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa là con số không do cứ mãi chạy theo tuyên truyền chính trị hơn là phát triển khoa học và an sinh xã hội. 

Bệnh nhân phải uống thuốc mỗi ngày trong ba tháng - rồi lại đi thử nghiệm, rồi lại uống thuốc tiếp như vậy từ chín tháng đến cả năm cho đến khi được kết quả thử nghiệm khẳng định đã thoát khỏi cơn bệnh lao khó trị này. 

Toàn bộ chi phí thuốc men cho bệnh nhân lao tốn khoảng 37 đô-la một ngày là ít nhất. Như vậy, từ ngày uống thuốc đến khi dứt bệnh lao, thì tổng số tiền thuốc men cần cho một bệnh nhân nhiễm lao chữa trị trong một năm lên đến 13505 đô-la là ít nhất. So với thu nhập bình quân của Việt Nam mỗi đầu người không quá hai ngàn đô la một năm thì không một bệnh nhân nhiễm lao nào ở Việt Nam có đủ sức chi trả chi phí thuốc men chữa trị bệnh lao lên đến trên 13 ngàn đô la cả ngoại trừ cán bộ đảng viên cao cấp giàu sụ mà thôi. 

Thuốc bài trừ lao mà ngành y tế Việt Nam có hầu như được Hoa Kỳ WHO hay Liên Hiệp Quốc viện trợ cho không hoặc mua từ ngân sách viện trợ bài trừ lao của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam. Nếu không, Việt Nam sẽ không đủ kinh phí để nhập thuốc trị lao về điều trị cho các bệnh nhân.

Phòng trừ lao còn đòi hỏi sự thăng tiến về dân trí- một điều không thể nào xảy ra đối với xã hội Cộng-sản. Mỗi năm Việt Nam vẫn có thêm trên 130 ngàn bệnh nhân mới bị nhiễm lao. Số lượng trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm lao tại Việt Nam đã vượt qua con số 500 ngàn bất chấp nỗ lực trợ giúp từ Hoa Kỳ. Tình trạng sống chung đụng ổ chuột, thiếu vệ sinh và văn minh tại Việt Nam khiến bệnh lao lan truyền trong không khí hết đường ngăn cản.


Một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là người đồng chí "môi hở răng lạnh" Trung Cộng lại không hề giúp Việt Nam trong việc cải thiện y tế an sinh xã hội như Hoa Kỳ. Thực tế, công cuộc bài lao tại Việt Nam càng thêm chật vật do tình trạng nhiều khách du lịch bị lao từ Trung Quốc thoải mái sang Việt Nam thăm viếng. Giống như Việt Nam, Trung Cộng cũng tự hào về "thành tích" lao phổi của xứ sở mình - một triệu người bị mắc bệnh lao mỗi năm.

Việc Hoa Kỳ cắt giảm ngân sách trợ giúp bài trừ lao cho Việt Nam làm công cuộc bài trừ lao ở Việt Nam bị chao đảo chới với. Ước tính Hoa Kỳ sẽ cắt giảm 20% ngân sách viện trợ cho Việt Nam trong việc phòng chống bài trừ bệnh lao kể từ năm nay. Như vậy số tiền viện trợ cho chương trình phòng chống bệnh lao tại Việt Nam từ Hoa Kỳ trong năm nay chỉ còn dưới bốn triệu đô la mà thôi thay vì từ sáu triệu đô la trở lên như hai mươi năm nay thường thấy.

Tiền đâu để tiếp tục chương trình bài lao, vốn dĩ đã chịu đựng ngân sách eo hẹp suốt bao nhiêu năm qua từ Cộng đảng và hoạt động gần như hoàn toàn nhờ Hoa Kỳ tài trợ! 

Tình trạng nợ nần quốc gia của Việt Nam do các công ty quốc doanh đem lại đã ở mức báo động càng làm cho ngân sách sắp tới đây về y tế an sinh xã hội thêm eo hẹp. 

Trước tình huống bi đát thiếu ngân sách cũng như an sinh xã hội ngày một đi xuống bởi định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, bệnh lao tại Việt Nam sẽ lại như một trái bom nổ chậm có nguy cơ bùng phát. Và nếu đường lối đối ngoại của phe đảng Trọng lú, muốn gần Bắc Kinh hơn để đảm bảo sự độc quyền toàn trị của đảng thì mong đợi sự thành công sau cùng trong việc bài trừ bệnh lao nhờ vào tài lực viện trợ của Hoa Kỳ như hơn hai mười năm nay đã từng xảy ra ngày càng trở nên tăm tối.

Giới y tế của Cộng Sản Hà Nội muốn nhờ giới truyền thông thế giới đánh tiếng cho thấy nguy cơ bệnh lao bùng phát trở lại tại Việt Nam là điều không thể tránh khỏi nếu Hoa Kỳ cắt giảm ngân sách bài trừ bệnh lao cho Việt Nam nhưng câu hỏi đặt ra là: "Tại sao Hoa Kỳ lại cần phải giúp đỡ Việt Nam khi mà giới cầm quyền đất nước này coi trọng chủ nghĩa Cộng-sản và độc tài hơn là coi trọng sự thăng tiến trong an sinh xã hội cho chính nhân dân của họ?" Ngẫm nghĩ mà rằng:

"Mấy đời bánh đúc có xương 
Mấy đời Cộng Sản mà thương dân lành."

Chính Cộng-sản là nguyên nhân gốc rễ của bệnh lao bùng phát tại Việt Nam sau năm 1975; và hậu quả nặng nề của bệnh lao vẫn tiếp tục đè nặng lên thân phận đời sống của người dân Việt Nam mỗi ngày y chang như ba triệu đảng viên Cộng-sản đàng đè đầu cỡi cổ đem đến muôn ngàn bất hạnh oan ức đau thương cho dân tộc này mỗi phút mỗi giây vậy.


________________________________________

Nguồn tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo