CTV Danlambao - Theo thông tin trên trang Facebook Huỳnh Anh Tú vào hồi 19:30', ngày 13/1/2017 cho biết, vợ anh là blogger Phạm Thanh Nghiên đang bị an ninh câu lưu tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài - Tây Ninh.
Trước đó, cô Nghiên đưa bố chồng (tức bố ruột của anh Tú) sang Thái Lan chữa bệnh và thăm thân nhân. Tuy nhiên khi đến cửa khẩu Mộc Bài để làm thủ tục xuất cảnh thì phía an ninh đã giữ hộ chiếu và thông báo không cho cô xuất cảnh vì lý do "an ninh quốc gia".
Đây là lý do mà phía an ninh cửa khẩu của Việt Nam luôn dùng để cấm hầu hết các công dân mà họ cho là những thành phần "nhạy cảm".
Anh Huỳnh Anh Tú cho biết, gia đình anh còn hai người em hiện đang cư trú tại Thái Lan, trong đó người em trai bị đột quỵ liệt nửa người, còn cô em gái thì vừa bị tai nạn giao thông. Do nhà cầm quyền CSVN từ chối cấp giấy tờ tuỳ thân cho anh Tú, nên vợ anh là cô Phạm Thanh Nghiên đã thay anh đưa bố chồng sang Thái Lan chữa bệnh kết hợp với việc thăm những người thân trong gia đình đang định cư bên đó.
Blogger Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh |
Trong quá trình làm việc, phía an ninh cửa khẩu họ đã yêu cầu cô Phạm Thanh Nghiên ký vào biên bản vi phạm và hứa sẽ trả lại hộ chiếu cùng đồ đạc. Cô Nghiên nói từ chối yêu cầu này vì bản thân cô từng nhiều năm làm việc với công an cộng sản nên không tin lời của phía an ninh, đồng thời yêu cầu trả lại hộ chiếu và đồ đạc thì sẽ ký.
Trong phần ký tên, cô nhấn mạnh: “Tôi không vi phạm bất cứ điều gì. Ký tên Phạm Thanh Nghiên”. Sau đó, cô yêu cầu phía an ninh cửa khẩu sắp sếp tìm xe để đưa bố chồng về Sài Gòn và không quên nhắn lại với an ninh cửa khẩu rằng: “Tôi và bố tôi trên đường về nếu xảy ra bất cứ tai nạn hay sự cố đáng tiếc nào thì các anh hoàn toàn chịu trách nhiệm”. An ninh cửa khẩu sau đã buộc phải sắp sếp va đưa hai bố con bà Nghiên ra xe về lại Sài Gòn.
Đến khoảng 22 giờ 30 phút, nữ blogger này viết một stattus trên trang facebook của mình để thông báo đã về đến nhà an toàn.
Blogger Phạm Thanh Nghiên đã từng bị cộng sản bỏ tù 4 năm và 3 năm quản chế chỉ vì lên tiếng chống lại sự bành trướng của Trung Cộng. Sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, cô đã tham gia tích cực vào các buổi biểu tình chống Trung cộng xâm lược, cũng như tham vào những hoạt động phong trào nhân quyền. Cô cũng là một trong những người đồng sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam.
Trường hợp của blogger Phạm Thanh Nghiên không phải là trường hợp đầu tiên. Trước đây đã có rất nhiều nhà hoạt động xã hội bị cấm xuất cảnh cùng với lý an ninh quốc gia. Rõ ràng đây là cái cớ để nhà cầm quyền cộng sản cấm những người bất đồng chính kiến đi ra nước ngoài.
Việc cô Nghiên và những nhà hoạt động xã hội trong nước bị cấm xuất cảnh là một hành động vi phạm nhân quyền của cộng sản. Việc tự do đi lại của công dân được pháp luật Việt Nam bảo hộ rõ ràng trong hiến pháp. Nhưng với chế độ cộng sản thì luật pháp cũng chỉ là công cụ cho cộng sản sử dụng mà thôi.