Sinh con trước Cha - lời cám ơn - Dân Làm Báo

Sinh con trước Cha - lời cám ơn

Lê Bá Vận (Danlambao) - Bài viết “Sinh Con Rồi Mới Sinh Cha - Chính Sử” (Con Sinh Trước Cha) được đăng tải trên mạng ngày 7/1/2017 thì ngày 13/7/2017 có bài phản bác mạnh mẽ từ kênh Phụ Nữ và kênh Giải Độc Thông Tin với tựa đề “Ngắn Chữ Đừng Chơi Thành Ngữ” .

1) Trích phản bác:

…Ai cũng biết “cha già dân tộc” là cách gọi yêu thương, kính trọng của nhân dân cả nước dành cho vị lãnh tụ kính yêu, người đã đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ thực dân, xác lập vị thế một quốc gia độc lập.

Thứ hai, Lê Bá Vận nhắm vào việc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII thành lập Chính phủ mới, bảo đó là “cử giùm chính phủ mới cho Quốc hội nhiệm kỳ tới” và “Quốc hội sắp bầu chưa ra đời thì con đẻ (ý nói Chính phủ) đã có trước. Đáng tiếc cho hắn, đây lại không phải là một việc chưa từng có. Trước đây, tại Quốc hội khóa X, khi đồng chí Nông Đức Mạnh chuyển sang làm Tổng Bí thư, cuối nhiệm kỳ Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Văn An làm Chủ tịch Quốc hội. Tiếp đó, đến cuối nhiệm kỳ khóa XI khi đồng chí Nguyễn Văn An nghỉ hưu, Quốc hội cũng đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội. Khi Thủ tướng Phan Văn Khải nghỉ, Quốc hội cũng đã bầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối nhiệm kỳ khóa XI.

Về việc Quốc hội kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước ngay tại kỳ họp cuối cùng của khóa XIII mà không để sang kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV, theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, “do nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt không tái cử BCH Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đến tháng 7/2016, Quốc hội khóa XIV mới họp phiên đầu tiên trong khi 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII, nên cần kiện toàn chức danh để tạo tinh thần, khí thế mới thực hiện tốt năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm”. Ngoài ra, vào thời điểm đó, các đồng chí đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng đều có đơn từ nhiệm và được Quốc hội biểu quyết thông qua. Như vậy, việc kiện toàn nhân sự vào thời điểm đó được thực hiện đúng quy trình.

Thế mới nói, Lê Bá Vận đã ngắn chữ thì đừng đua đòi chơi thành ngữ.

2) Cha già dân tộc:

Phản bác viết: “Ai cũng biết “cha già dân tộc” là cách gọi yêu thương, kính trọng của nhân dân cả nước dành cho vị lãnh tụ kính yêu, người đã đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ thực dân, xác lập vị thế một quốc gia độc lập.”

Đúng vậy, ” cha già dân tộc” là cách gọi yêu thương, kính trọng của nhân dân cả nước…”

Tuy nhiên “cha già dân tộc” lại mang ý nghĩa “con sinh trước cha”.

Ở các nước dân chủ trên thế giới, người ta rất rõ ràng, thận trọng về vấn đề này. Ví dụ:

Tôn Dật Tiên (1886-1925) được coi là Quốc phụ của nước Trung Quốc dân chủ hiện đại.

Nelson Mandela (1918-2013) là người cha nước Nam Phi hiện thời v.v…

Nếu ta viết: Hồ Chí Minh (1890-1969) cha đẻ nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa (1945) thì không thể sai vì đó là một sự kiện lịch sử.

Nhưng nếu chúng ta gọi HCM là “đồ tể dân tộc” thì đúng nhất, do Bác giết dân như ngóe – là sự kiện lịch sử - cho dù theo Bác đó là điều tốt cho nhân dân, đất nước.

3) Quốc hội khóa XIII thành lập Chính phủ mới:

+ Tiền lệ?

Nông Đức Mạnh lên chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn An thay thế Mạnh làm Chủ tịch Quốc hội.

Nguyễn Văn An nghỉ hưu, Nguyễn Phú Trọng thay thế.

Thủ tướng Phan Văn Khải nghỉ, Nguyễn Tấn Dũng lên thay

(Tháng 6 năm 2006 ông (Phan Văn Khải) xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình một năm[1]. Người kế nhiệm ông là Nguyễn Tấn Dũng. Trong diễn văn kết thúc, ông xin lỗi nhân dân vì đã để tình trạng tham nhũng nghiêm trọng diễn ra: "Để tham nhũng nghiêm trọng, tôi nhận lỗi trước nhân dân". "Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn."[2])

Năm 1988 khi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột[6] thì Quốc hội cử người thay.

Các chuyện này có thật, có cải tổ, lên chức, thuyên chuyển, xa ngày bầu cử quốc hội trên cả năm... là thủ tục bình thường không phải trường hợp sinh con rồi mới sinh cha.

Không phải tiền lệ.

Ở các nước dân chủ thực sự thì cũng vậy.

Ở Anh quốc, tháng 7/2016 giữa nhiệm kỳ, thủ tướng David Cameron đảng Bảo thủ, từ chức sau vụ Brexit, nước Anh rời bỏ khối châu Âu thì bà Theresa May lên làm thủ tướng, lập chính phủ mới. Đó là thủ tục qui định.

Ở Mỹ năm 1963 Tổng thống Kennedy bị ám sát, phó tổng thống Johnson lên thay.

+ Đúng qui trình.

Rõ ràng Quốc hội khóa XIII lúc mãn nhiệm cử giùm chính phủ mới cho Quốc hội nhiệm kỳ tới và Quốc hội sắp bầu chưa ra đời thì con đẻ (ý nói Chính phủ) đã có trước, là một sự kiện xưa nay mới có lần đầu.

Nguyên nhân là sự tranh giành quyền lực quyết liệt giữa các nhóm lợi ích trong đảng, thân Tàu giáo điều, thân Mỹ canh tân.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thắng cuộc tất nhiên có quyền ăn nói theo cách của mình:

a) giải thích tiến trình kiện toàn sách lược “sinh con rồi mới sinh cha” và

b) biện minh rằng sách lược đó được thực hiện là đúng qui trình.

4) Lời cám ơn.

Tác giả rất cám ơn kênh Phụ nữ và Giải độc thông tin đã có bài phản bác mà tác giả nghĩ là cần thiết cho sự tranh luận dân chủ rộng rãi.

Các bài phản bác lại gây chú ý khiến các độc giả tìm đọc các bài viết và hiểu được các mưu mô đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản, ai bảo Mác Lê tình đồng chí chẳng ăn thịt nhau!.

Đồng thời nhân dân thấy rõ các việc làm sai trái của csvn đứng trên pháp luật, sự tham nhũng tha hóa của lãnh đạo và đảng viên.

Các độc hại mà csvn đã gây ra trên đất nước dẫn đến nước ta bị lệ thuộc vào Tàu như một định mệnh và cuối cùng là mất nước diệt tộc.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo