Đường chúng ta đi (phần 3) - Dân Làm Báo

Đường chúng ta đi (phần 3)


III. Ai đã đưa đón Tàu cộng nhập nội địa Việt Nam?

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi xin trích ghi lại đôi nét theo những dấu chân xưa và nay trong dòng Lịch Sử của Việt Nam:

a. Kiều công Tiễn.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã ghi chép rằng: Kiều Công Tiễn (… - 938) là tướng của Dương diên Nghệ, vốn là hào trưởng Châu Phong, (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây) được Dương Diên Nghệ tin cậy, cử trông coi châu ấy. Tiễn tham tàn phản nghịch như Hồ chí Minh sau này, Y âm mưu ám sát Dương Diên Nghệ vào năm Đinh Dậu 937. Sau đó chiếm đóng thành Đại La, nắm lấy binh quyền. Năm Mậu Tuất 938, Nghệ cho người sangTàu, nhà Nam Hán để xin viện binh. Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đưa quân sang giả cứu Nghệ để xâm chiếm nước Nam. Vào khoảng tháng 10, khi quân Nam Hán vừa động binh, Ngô Quyền đem binh từ châu Ái ra thành Đại La, xử trảm Dương diên Nghệ. Sau đó Ngô Quyền đã dẹp tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng để dựng nền Độc Lập, Tự Chủ cho nước nhà.

b. Trần ích Tắc.

Trần Ích Tắc 1254-1329, là con của Trần thái Tông, em cùng cha khác mẹ với Trần thánh Tông và Chiêu Minh vương Trần quang Khải. Là hoàng thân nhà Trần, nhưng Trần Ích Tắc là một người tham vọng và muốn thay thế ngôi vị của Thánh Tông và Nhân Tông. Y chính là kẻ đã mời quân Nguyên xâm lược đến Đại Việt vào năm 1285. Sau cuộc bán nước thất bại, Y dẫn cả gia quyến xin hàng và được Tàu cải phong làm An Nam quốc vương; Cuộc xâm lăng của quân Nguyên hoàn toàn thất bại khiến Y phải ôm gói đi lưu vong cho đến chết.

Trong những cuộc chiến với quân Nguyên trong thời kỳ này, sử nhà Nam còn ghi lại đại công nghiệp của Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn trong các năm 1258, 1285 và 1287. Ông đã để lại hậu thế một lời thề khẳng khái: “ Bệ hạ hãy chém đầu tôi rồi hãy xin hàng Tàu”. Về công nghiệp Hưng Đạo Vương còn để lại cho hậu thế Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, và biểu dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.

c. Lê chiêu Thống.

Lê Chiêu Thống (1765–1793) là vị vua thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê. Y làm vua được gần 4 năm (1786-1789). Khi nhắc đến vị vua này ai cũng chê trách Y với hành vi "cõng rắn cắn gà nhà". Theo sử lược, khoảng tháng 06/1786, Nguyễn Hữu Chỉnh vào Nam dâng kế cho Nguyễn Huệ xin làm tiên phong dẫn đường cho Tây Sơn ra Bắc diệt chúa Trịnh Khải với chiêu bài "phù Lê, diệt Trịnh".

Sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao lại Bắc Hà cho vua Lê (1786), rồi rút quân về Nam. Vua Lê lúc ban đầu là Lê Hiển Tông, sau khi qua đời, Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) được kế vị, hiệu là Chiêu Thống, năm ấy 21 tuổi. Nhưng Lê Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước. Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh bị Võ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây, cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội ấy, quân Thanh do Tổng Đốc lưỡng quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo sang và đưa Lê chiêu Thống về lại Thăng Long vào 10/1788.

Nhưng chỉ vài tháng sau, Nguyễn Huệ lên ngôi ở núi Bân, xưng là Quang Trung Hoàng Đế, rồi dẫn quân ra Bắc với những chiến công rạng sơn hà ở Đống Đa, Ngọc Hồi đánh đuổi vá tận diệt quân Thanh vào tháng 01/1789. Tạo nên một chiến công hiển hách trong lịch sử nhà Nam. Phần Lê chiêu Thống theo đám tàn binh chạy sang Trung Quốc rồi mất ở đó lúc mới 28 tuổi.

d. Và những ai trong thời hiện đại?

1. TT. Ngô đình Diệm 1954-1963?

“Nếu cộng sản thắng thì quốc gia Việt Nam cũng bị tiêu diệt và VN sẽ biến thành một tình nhỏ của Tàu cộng. Tệ hơn thế, toàn dân sẽ mãi phải sống dưới ách độc tài của bọn cộng sản vong bản, Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo” (Lời TT Ngô đình Diệm, nhân kịp khánh Thành đập nước Đồng Cam Tuy Hòa 17-9-1955.)

Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 ở làng Đại Phong xã Phong Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Tốt nghiệp trường Hậu bổ, Hà Nội, năm 1921.
Năm 1921, Tri huyện Hương Trà và sau đó là Hương Thủy.
Năm 1923, Tri huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, .
Năm 1926, Tri phủ Hải Lăng, thăng dần lên quản đạo Ninh Thuận
Năm 1929, Tuần vũ tỉnh Bình Thuận.
Năm 1933, Thượng thư Bộ Lại. Ít lâu sau ông từ chức vào ngày 12- 7- 1933.
Đảm nhận chức Thủ Tướng vào 16 tháng 6 năm 1954. Chấp chánh ngày 7-7-1954

Dụ số 21 ngày 11 Tháng Ba, 1955 chính thức sát nhập Hoàng triều Cương thổ lại vào lại đất Trung phần. Chấm dứt đặc quyền của người Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại tại đây.

Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) Sau khi Bảo Đại bị truất, Ngô Đình Diệm tuyên bố "Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa" ngày 26 Tháng Mười 1955. Khai sinh nền Cộng Hòa tại Việt Nam. Ông trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa theo Hiến Pháp. Trong nhiệm kỳ 2 vào ngày 02-11-1963, Ông bị sát hại bởi lũ phản tướng làm đảo chánh. Trước đó không lâu, ông tuyên bố với các phái đoàn vào thăm ông tại dinh Độc Lập trong ngày Quốc Khánh là: “Tình thế biến chuyển, vận nước đổi thay ra sao, sử sách sau này sẽ ghi rõ… Riêng về phần tôi, nếu tôi tiến, các ông hãy theo tôi, nếu tôi lùi các ông cứ giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!” (Ngô đình Diệm. 26-10-1963)

2. TT Nguyễn văn Thiệu 1967-1975?

Vì bài dài, tôi không ghi chép lại phần tiểu sử và công nghiệp của ông. Chỉ xin ghi lại vài câu nói của ông như là một kinh nghiệm vĩnh viễn truyền lại cho đời ghi nhớ:

- Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm!
- Sống mà không có tự do là chết
- Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, (mất vào tay cộng sản) là mất tất cả!”

3. C. B. Hồ chí Minh?

a. Lý lịch:

Khi đến Pháp, Nguyễn sinh Cung (tất Thành) viết đơn xin nhập trường thuộc địa với năm sinh 1892, không có ngày tháng. Sau này đổi là Hồ chí Minh, nhưng mãi đến năm 1945, Y đề sinh ngày 19-5-1890. Cung học Hán tự, chữ Nôm và Quốc ngữ tại quê nhà. Sau 12 tuổi vào Huế và theo học trường hậu bổ Huế. Vào đầu năm lớp 6 thì bị đuổi khỏi trường. Trước đó, cha là Nguyễn sinh Huy đã bị biếm chức quan vì tội uống rượu say và đánh chết người. Khoảng tháng 6/1911, Thành xin làm chân bồi bếp trên tàu thương buôn của Pháp và rời Việt Nam từ đây. Năm 1919, Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông). Thành tham dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Vào tháng 6-1931, Y bị bắt tại một địa chỉ gần khu Kowloon, cùng với một người đàn bà. Vào cuối năm 1932 Y được thả ra và có tin Y đã chết vì bệnh lao phổi nặng. Lễ truy điệu cho Thành do chính những đồng chí của Y tổ chức tại Mạc tư Khoa (Liên Sô) sau đó.

Tuy nhiên gần 8 năm sau, Thành được cho là tái xuất hiện dưới cái tên là Hồ Quang với bản lý lịch cũng hoàn toàn mới mẻ. Huguang (Hồ Quang) đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức. Theo hồ sơ quân bạ được Trung cộng lưu trữ như sau “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语. Với bản lý lịch này, hỏi xem thiếu tá Hồ chí Minh (Huguang) là ai và mang quốc tịch Việt hay Tàu? Y có phải là Nguyễn tất Thành hay không?

Vào khoảng cuối 1940 Hồ Quang theo lệnh của đảng cộng sản Tàu xuôi về vùng biên giới Trung - Việt để lập chiến khu nhằm xâm nhập Việt Nam. Giữa năm 1941, Hồ Quang bị THDQ bắt, bị đưa về Túc Vinh, Y khai tên là Hồ chí Minh. Cái tên này ở lại với Y cho đến ngày vào hòm. Ở đây cũng cần nhắc đến một việc, khi ra khỏi tù ở Túc Vinh nhờ QĐĐ Việt Nam bảo lãnh, Hồ chí Minh đã không quên “cầm nhầm” một tập thơ chữ Hán của một người đồng tù. Theo phần văn bản thì có thể là của người Hoa theo Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên, sau này Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng tru tréo lên, đó là tập thơ của Hồ sáng tác trong lúc bị cầm tù ở Túc Vinh.

Cho đến nay, không ai biết vì lý do nào hay do thuốc men đặc biệt nào mà Thành bị lao phổi nặng, rồi sau khi ra khỏi tù tại Hồng Kông thì vào nhà quàn, nhà táng và đã được các đồng chí đưa ra nghĩa địa chôn cất. Tưởng rằng yên mồ yên mả từ đó. Ai ngờ mấy năm sau Y lại được cho sống lại với một cái tên khác là Hồ Quang. Hơn thế, lại anh dũng nhập đoàn chiến binh trong đội quân giải phóng của Trung cộng với cấp bậc Thiếu tá và hết cả bệnh Lao đã ở vào thời kỳ cuối. Đã thế, Y lại ghiền thuốc lá rất nặng. Theo các chuyên viên y tế cao cấp của Việt cộng cho biết: “Thực chất, bệnh lao là một thứ bệnh vào thời kỳ đó không có thuốc trị, ai mắc phải cũng đều bị chết. Tuy nhiên, vì bác ghiền thuốc lá quá nặng nên bệnh lao cũng phải chạy mặt “bác”! Sau đó, cũng không ai biết vì lý do gì HCM đã về Việt Nam từ 1945, nhưng phải chờ đến năm 1958, khi biết chắc dòng họ của Nguyễn sinh Cung chẳng còn một cận thân nào còn sống, Hồ chí Minh mới dám hồ hởi nhận bản thân là Nguyễn tất Thành.

Dĩ nhiên, Y có thể là Nguyễn tất Thành. Nhưng chỉ khiếm thị, đã không biết làm hai điều lễ giáo truyền đời trong nhân gian như người Việt Nam đã làm. Vinh quy mà không bái tổ. Y về nước, làm chủ tịch từ những năm 1945, nhưng cho đến khi chết, 1970, Y không dám một lần về thăm mồ mả cha mẹ của mình. Nói chi đến việc lễ giáo nhang đèn khăn tang cho Cha mẹ. Rồi khi hai người anh chị em ruột thịt của Nguyễn tất Thành nghe tin em còn sống và đã làm chủ tịch nước. Họ cơm nắm cơm gói từ Nghệ An ra Hà Nội thăm em! Thật là vớ vẩn, Hồ nào có anh chị em như thế, nên Y không cho gặp. Tuy nhiên, sau này có tin đồn ra ngoài là Hồ chí Minh nghĩ lại và có gặp Nguyễn sinh Khiêm khoảng 15 phút. Chẳng ai được nghe biết câu chuyện gặp mặt ấy ra sao. Chỉ thấy ít lâu sau ngày gặp “bác”, Nguyễn sinh Khiêm mừng quá, lăn đùng ra, thổ huyết mà chết. Nghe tin, Hồ viết đôi dòng chia buồn là hết chuyện.

Hình như nhà Việt Nam ta từ sưa xưa đến nay, nhất là những nhà có học, chưa gặp kẻ như bất giáo này bao giờ. Nghĩa là loại bất giáo này không phải không có, nhưng sẽ không bao giờ có cơ hội bước vào cuộc sinh hoạt trong xã hội. Tuy nhiên, nhờ cộng sản Tàu tung hê Y lên hàng “cha già của nhà nước Việt cộng” trong tập truyện “vừa đi đường vừa kể chuyện” xuất bản tại Trung hoa. Nhờ đó, tập đoàn CS/BV thờ Tàu mừng rỡ, theo nhau cúi đầu vâng dạ, xưng tụng suốt!

b. Đời sống và hoạt động:

Đây là câu chuyện mà ai cũng biết rõ. Sau ngày Hồ chí Minh được cộng sản Tàu, Nga trợ giúp, và bằng công sức của người dân Việt trong Ý định giải phóng quê hương khi lên đường kháng Pháp, đã đưa đến chiến thắng vang dội ở Điện Biên Phủ. Xin nhớ, cuộc chiến tranh từ 1941-1954 trong chính danh, có ba viên tướng Tàu chỉ huy trực tiếp trên tất cả mọi mặt trận từ Cao bắc Lạng rồi kết thúc ở Điện Biên Phủ là Trần Canh, La qúy Ba, Vi quốc Thanh… và đoàn cố vấn với hàng ngàn cán binh Tàu. Võ nguyên Giáp chỉ là một cái danh nghĩa cho Việt cộng, lúc đầu còn đứng sau cả Chu văn Tấn. Rồi nhờ chiến thắng này mà Pháp buộc phải rút toàn bộ binh sỹ và thực dân ra khỏi miền bắc sớm hơn. Tuy nhiên, từ chiến thắng tưởng là vinh quang này, lại tạo nên một đau thương khác. Việt Nam bị khối CS và thực dân Pháp chia ra làm hai vào ngày 20-7-1954. Miền bắc thuộc về cộng sản, và miền nam thuộc về Tự Do.

Tưởng cần nhắc lại một vài sự kiện của lịch sử ở đây là ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập", Tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, cùng các Hiệp ước nhận sự bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác. Từ đây Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn nền Độc Lập của đất nước và ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đã thống nhất trong một quốc gia.

Tuy thế, ngay sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng Minh vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại một lần nữa tái xác nhận nền Độc Lập của Việt Nam đã được công bố vào ngày 11/3/1945. Như thế, trong thực tế và cơ nguyên pháp lý, Việt Nam đã thực sự Độc Lập từ ngày 11/3/1945. Không có bất cứ một lý do nào khả dĩ bảo lưu ý kiến cho rằng phải chờ đến ngày 2/9/1945 Việt Nam mới được độc lập vì nhờ vào lời tuyên bố của HCM. 

Tại sao miền bắc lại thuộc về cộng sản? Lý do đầu tiên và dễ hiểu là: Những người Việt Nam yêu tổ quốc của mình đi kháng chiến chống Pháp, đòi Độc Lập cho dân tộc. Họ chỉ muốn đất nước được Tự Chủ, được Tự Do và đuổi Pháp ra khỏi đất nước này mà thôi. Không một người nào, có thể cả hàng cán binh cao cấp lúc đó cũng không hiểu, hay cũng chẳng biết cộng sản hay xã hội chủ nghĩa là cái gì, và chính họ cũng chẳng biết tại sao đất nước lại bị chia đôi. Sau này những người đi kháng Pháp mới biết là đã bị tập đoàn cs Hồ chí Minh lừa đảo thì đã quá trễ. Và còn tệ hơn thế, chúng đã cướp công kháng chiến của toàn dân trong cuộc kháng chiến, còn áp dặt ách thống trị của cộng sản lên nửa phần đất nước này.

Tuy nhiên, việc áp đặt miền bắc vào tay cộng sản là chuyện bất tường, nó rất có thể sẽ bùng nổ cuộc chiến chống lại HCM. Nên trong lúc lòng người còn hoang mang, chưa ổn định, chưa nắm vững tình hình, cũng chưa biết rõ CS ra sao thì Hồ chí Minh đã nhanh tay mở chiến dịch đấu tố Phú Nông Địa Hào. Chiến dịch tội ác này được mệnh danh là “cải cách ruộng đất”. Thực tế, nó có chủ đích triệt tiêu sự đối kháng của người dân nhắm vào chế độ, bằng cách lôi kéo toàn xã hội vào cuộc thảm sát đồng bào mình trong cuộc đấu tố, cướp đất, cướp tài sản của người. Kết quả, hơn 172000 chủ gia đình của Việt Nam trong đó có hàng ngàn sỹ quan trong binh đoàn vừa giải phóng đất nước bị chính đồng bào, đồng đội của mình đấu tố, tàn sát. Và có khoảng 500000 ngàn người khác bị đưa vào chốn lao tù (ngắn và dài hạn) trong chiêu bài cải tạo xã hội của Hồ chí Minh. Khi đó, có ai ngờ rằng, chính mưu đồ tàn bạo, man rợ này đã giúp Y trấn áp được những cuộc chỗi dậy từ người dân, và giúp Y tổ chức thành công nhà nước cộng sản theo đúng sách lược của CSTQ.

c. Công nghiệp!

Dù lý lịch bản thân của Hồ chí Minh bị nghi ngờ không phải là người Việt Nam. Tuy nhiên, phần lý lịch này vẫn cho chúng ta thấy một điều, dù Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành hay là Hồ Quang thì cũng chỉ là một con cờ của cộng sản và được trực tiếp chỉ đạo từ đảng cộng sản Trung cộng. Y không bao giờ là người đã chiến đấu cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Trái lại, là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, Y đã thề trung thành với đảng cộng sản và tổ quốc Trung cộng ngay từ khi gia nhập, nên Y không có một chọn lựa nào khác. Ăn cơm Tàu, lấy vợ Tàu, nhận lệnh Tàu. Người làm việc cho Tàu thì khó thờ Ta! Đó là lý do tại sao Y đã giết hơn 172000 ngàn người Việt Nam rồi mở chiến tranh vào nam theo lệnh của Tàu cộng.

Nay, khi mở lại trang sử cũ, xem ra cái thế của Ngô Quyền với Kiều công Tiễn, hay của Quang Trung Nguyễn Huệ và Lê chiêu Thống không mấy khác với trường hợp của Ngô đình Diệm và Hồ chí Minh. Chỉ tiếc, Ngô Quyền và Đức Quang Trung có được những vị tướng tâm phúc cùng trợ lực, nên đã triệt giết được Kiều công Tiễn, rồi đánh tan quân xâm lược Tàu Ô để đem lại cho tổ quốc nền Độc Lập, Tự Chủ. Trong khi đó, TT Ngô đình Diệm lại gặp quá nhiều kẻ phản phúc với dân tộc Việt Nam. Kết quả, chúng họp nhau lại chém giết Ông, rồi mở đường cho Lê chiêu Thống thời đại là Hồ chí Minh dẫn quân Tàu ô vào chiếm trọn lấy giang sơn của nhà Việt Nam. Đáng buồn thay!

Khi đọc đến đây, chắc bạn đã đồng ý với các quân vương xưa của ta: Phải chém kẻ nội thù trước khi mở đường đánh đuôi quân xâm lăng?

IV. Thế đứng của người Việt Nam hôm nay (kỳ sau).

 05/4/2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo