Về bản án dành cho blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ("Mẹ Nấm"), hôm nay (30/6) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
"Tôi thấy bàng hoàng trước việc nhà hoạt động, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án 10 năm tù giam. Bản án vì động cơ chính trị rõ ràng này đã đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền và vi phạm các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Mức án nặng còn cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo.
Chị Quỳnh đã đấu tranh chống tham nhũng và các tiêu cực trong xã hội. Bằng các bài viết của mình, chị đã khiến dư luận chú ý đến số lượng lớn các trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân trong trại giam và trại tạm giam. Bên cạnh đó, chị còn tranh đấu không biết mệt mỏi cho các ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường tại miền Trung Việt Nam và gia đình của họ.
Việc các cơ quan chức năng trừng phạt những nỗ lực vì quyền tự do dân sự, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng nói trên cũng như trong các trường hợp blogger khác bằng việc đàn áp, bắt bớ và giam giữ là một dấu hiệu đáng báo động – đặc biệt là khi quan sát các nỗ lực cải cách trong lĩnh vực hành chính, môi trường và bảo vệ người tiêu dùng mà Chính phủ đã tuyên bố, bởi nếu không có các nỗ lực dân sự và sự tăng cường minh bạch thì mục tiêu hiện đại hóa đất nước một cách bền vững sẽ không thể đạt được.
Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là Chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm."
Bối cảnh
Bà Quỳnh với bút hiệu Mẹ Nấm là một trong số những Blogger nổi tiếng nhất Việt Nam. Năm 2015 bà đã nhận được giải thưởng nhân quyền của tổ chức Civil Rights Defenders ở Thụy Điển. Sau khi bị bắt bà đã được bà Melania Trump trao Giải thưởng Đàn bà Can đảm Quốc tế vào tháng Ba năm 2017 ở Hoa Kỳ.
Những bài viết của bà Quỳnh chú trọng đến các đề tài tệ nạn xã hội, cách quản lý kinh tế tệ hại của nhà nước, ô nhiễm môi sinh và điều kiện giam giữ. Trước khi bị bắt bà Quỳnh đã tranh đấu tích cực cho quyền lợi của các ngư dân miền Trung Việt Nam đang bị xâm hại bởi thảm nạn môi trường do chất thải kỹ nghệ gây ra. Bà Quỳnh đã lên án chính quyền không có hành động nào đối với những kẻ phá hoại môi sinh mà giàu tiền của. Bà cũng dấn thân cho những nhà hoạt động đang bị cầm tù và gia đình của họ.
Đặc biệt các hoạt động bảo vệ môi sinh của bà đã khiến cho bà và gia đình bị đàn áp nhiều hơn kể từ mùa Thu 2016, thí dụ bằng cách đem ra đấu tố tại địa phương. Hàng chục công an đã khám xét nhà của bà và bắt bà vào ngày 10/10/2016.
Liên minh Âu Châu (EU), Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã dấn thân bảo vệ cho bà Quỳnh trong những ngày tháng qua, thí dụ bằng những bản tuyên bố, qua các cuộc trao đổi chính thức và trong khuôn khổ của cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam. Dân biểu Frank Schwabe đã bảo trợ cho bà Quỳnh trong chương trình "Dân biểu bảo vệ dân biểu" của Quốc hội liên bang Đức.
*
Menschenrechtsbeauftragte Bärbel Kofler zur Verurteilung der bekannten vietnamesischen Bloggerin Nguyen Ngoc Nhu Quynh zu 10 Jahren Haft
Zur Verurteilung der bekannten vietnamesischen Bloggerin und Menschenrechtsaktivistin Nguyen Ngoc Nhu Quynh ("Mother Mushroom") sagte die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler, heute (30.06.):
"Ich bin schockiert über die Verurteilung der Bloggerin und Aktivistin Nguyen Ngoc Nhu Quynh zu 10 Jahren Haft. Das offensichtlich politisch gesteuerte Urteil widerspricht menschenrechtlichen Prinzipien und verstößt gegen internationale Verpflichtungen im Bereich bürgerliche und politische Rechte, die Vietnam selbst unterzeichnet hat. Die lange Haftstrafe lässt zudem eine Abwägung mit dem in der vietnamesischen Verfassung geschützten Grundrecht auf Meinungs- und Pressefreiheit und jede Verhältnismäßigkeit vermissen.
Frau Quynh hat sich gegen soziale Missstände und Korruption eingesetzt. Sie hat mit ihrer journalistischen Arbeit auf die hohe Zahl ungeklärter Todesfälle in Haft und Polizeigewahrsam aufmerksam gemacht. Und sie hat sich in Zentralvietnam unermüdlich für die von einer Umweltkatastrophe betroffenen Fischer und deren Familien engagiert.
Dass die Behörden dieses Engagement für Bürgerrechte, Umwelt- und Verbraucherschutz wie auch bei anderen Bloggern mit Repressalien, Festnahmen und Haftstrafen ahnden ist ein alarmierendes Signal – gerade mit Blick auf die von der Regierung proklamierten Reformanstrengungen im Bereich Verwaltung, Umwelt und Verbraucherschutz. Denn ohne bürgerschaftliches Engagement und mehr Transparenz wird sich das Ziel einer nachhaltigen Modernisierung des Landes nicht erreichen lassen.
Das Urteil stimmt mich traurig mit Blick auf das Schicksal von Frau Quynh und ihrer beiden minderjährigen Kinder. Es stimmt auch traurig, dass die vietnamesische Regierung das Potential engagierter Bürger nicht für die Weiterentwicklung des Landes nutzt. Ich hoffe auf einen Freispruch in der Berufungsinstanz."
Hintergrund:
Frau Quynh ist eine der bekanntesten Bloggerinnen Vietnams und schreibt unter dem Pseudonym "Mother Mushroom". Sie erhielt 2015 den Menschenrechtspreis der schwedischen NGO Civil Rights Defenders. Nach ihrer Inhaftierung verlieh ihr First Lady Melania Trump im März 2017 den International Women of Courage Award in den USA.
In ihren Beiträgen konzentriert sich Quynh auf soziale Missstände, staatliche Misswirtschaft, Umweltverschmutzung und Haftbedingungen. Zuletzt war Quynh besonders aktiv im Kampf für die Rechte von Fischern in Zentralvietnam, die von einer durch Industrieabfälle ausgelösten Umweltkatastrophe betroffen sind. Frau Quynh prangerte unter anderem die Untätigkeit der Behörden gegenüber finanzstarken Umweltsündern an. Auch setzte sie sich für inhaftierte Aktivisten und deren Familien ein.
Vor allem mit Blick auf ihr Umweltengagement waren Quynh und ihre Familie ab Herbst 2016 verstärkt Zielscheibe von Repressalien etwa durch öffentliche Bloßstellung in ihrem Heimatort geworden. Am 10. Oktober 2016 war Quynhs Haus von dutzenden Polizisten durchsucht und sie selbst festgenommen worden.
Die EU, Deutschland, die USA und weitere Staaten haben sich in den vergangenen Monaten intensiv für Quynh eingesetzt – unter anderem in Stellungnahmen, offiziellen Gesprächen und im Rahmen des EU-Vietnam-Menschenrechtsdialogs. Der Bundestagsabgeordnete Frank Schwabe hat eine parlamentarische Patenschaft für Quynh übernommen.