Võ Thị Sáu và "Bác" Hồ - ai thật hơn? - Dân Làm Báo

Võ Thị Sáu và "Bác" Hồ - ai thật hơn?


Bạn tù của "Bác" Hồ (Tác giả kể về sự thật Nguyễn Ái Quốc): “Người này độ sáu mươi tuổi... Già Lý làm chúa một dãy núi có gia đình và một đội quân nhỏ chặn khách qua đường và bắt nộp tiền mãi lộ... Tiền đến nơi thì người được thả. Tiền đến chậm, gia đình họ sẽ nhận được... bức thư thứ tư với một cái tai của người bị bắt. Nếu bức thư cuối cùng này không có kết quả thì “giao kèo bị xé”, nghĩa là người bị bắt bị xử tử.”

Bạn tù của đại tá Lê Văn Thiện (Tác giả kể về sự thật Võ Thị Sáu): “Theo lời đại tá Lê Văn Thiện kể lại, trong thời gian bị giam cầm ở "địa ngục trần gian" Côn Đảo, ông bị giam chung phòng với một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh, bị thực dân Pháp kết án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ. Dù gọi là tù thường án, nhưng ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng.”

***


Hưởng ứng phong trào này, tôi cũng đi tìm hiểu chút xem thực hư ra sao? Và tôi thấy:

A. Câu chuyện của “Đại tá Lê Văn Thiện” không có % nào là sự thật!

Phái lề Dân đã đưa ra một số tình tiết mới có dẫn chứng. Phái lề đảng chỉ khẳng định yếu ớt qua bài “Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu” (Báo dân Trí, 27-7-2017), rằng: “Theo nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Võ Thị Sáu - một nữ thanh niên xung phong, người con gái đất đỏ sinh năm 1933, hy sinh năm 1952. Trong cuốn sách “Thương binh, liệt sĩ Công an nhân dân” được xuất bản năm 2007 cũng có giới thiệu...” và “Cuốn sách ghi rõ ràng:...” và “Ông Tám Vàng kể lại cho đại tá Lê Văn Thiện và đại tá có ghi rõ trong cuốn “Tình đất đỏ”...”

Cái gọi là “Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại” thì lại chỉ là: 

"Theo lời đại tá Lê Văn Thiện kể lại, trong thời gian bị giam cầm ở "địa ngục trần gian" Côn Đảo, ông bị giam chung phòng với một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh, bị thực dân Pháp kết án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ. Dù gọi là tù thường án, nhưng ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng và đã ở tù hơn 40 năm ở Côn Đảo. Sau này được các chiến sĩ cách mạng giác ngộ nên ông Tám Vàng từng bước thay đổi nhận thức, chọn cách sống có ý nghĩa.

Nhìn cung cách, lối sống của bạn tù, ông Tám Vàng tin tưởng đem các sự kiện xảy ra trong ngày nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị xử bắn (23/1/1952) kể lại cho ông Lê Văn Thiện."

“Đây là đoạn ông Tám Vàng kể lại phút cuối cùng của chị Võ Thị Sáu trong cuốn “Tình đất đỏ”: “Khoảng 4 giờ sáng ngày 23/1/1952, giữa mùa gió chướng, những cơn sóng giữ ào ào đập vào bờ, bầu trời u ám, có tiếng hô vang lên từ các trại giam vọng lại: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”. Tên chúa đảo và thuộc hạ hoảng hốt liền ra lệnh khóa chặt cửa các chuồng giam.”

“Nhà văn cho biết: “Đại tá Lê Văn Thiện, năm 1960 hoạt động cách mạng bị bắt bị giam ở nhà tù Côn Đảo, bị giam với một người tù hình sự là Tám Vàng. Ông Tám Vàng là người chôn cất thi hài chị Võ Thị Sáu, là người chứng kiến buổi chị Võ Thị Sáu bị thực dân Pháp bắn ở Hàng Dương. Ông Tám Vàng kể lại cho đại tá Lê Văn Thiện và đại tá có ghi rõ trong cuốn “Tình đất đỏ”: “… Khi bị đày ra Côn Đảo, giam chung phòng với một ông tên là Tám Vàng. Ông là tù thường án, cao tuổi nhất- 70 tuổi, đã ở tù hơn 40 năm. Được ông Tám Vàng tin tưởng, tôi lần lượt nghe ông kể về ngày xử bắn nữ anh hùng Võ Thị Sáu cùng những tác động sau đó mà ông được trực tiếp chứng kiến.”

Ở đây có mấy vấn đề cần lưu ý:

1. Về sự cần thiết phải ra đời bài báoHé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu” (Báo dân Trí, 27-7-2017), bài báo viết: “thay mặt Nhà Xuất bản CAND, nhà văn Nguyễn Hồng Thái cung cấp những tư liệu quý đến độc giả và các phóng viên báo chí về nữ anh hùng- liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua.

“Hiện nay trên mạng có những thông tin thất thiệt, không hiểu nguyên nhân vì sao lại xuyên tạc, bịa đặt Võ Thị Sáu là người không có thật. Chúng tôi rất buồn và phẫn nộ trước thông tin vu khống, bịa đặt này”, nhà văn Nguyễn Hồng Thái thể hiện sự bức xúc.”

Vậy “để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua.” Mà lại chỉ dựa vào một lời kể của một ông cụ Tám Vàng thôi ư? (Lưu ý: “ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng” - theo bài báo.)

2. Những đồng chí của Chị Võ Thị Sáu ở đâu?

Theo “Võ Thị Sáu – Wikipedia tiếng Việt” thì “Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu (1933-1952) tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một nữ chiến sĩ du kích Việt Nam bị chính quyền Quốc gia Việt Nam xử tử khi chưa đến 18 tuổi.”

Võ Thị Sáu “là một nữ chiến sĩ du kích ” ở địa phương nào? Sổ sách ở đó ghi như thế nào lúc chị bị bắt?

“Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu chống Pháp. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Về Đất Đỏ, chị dùng lựu đạn giết một sĩ quan Pháp và làm bị thương 23 lính, sau đó chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

Năm 1950, Võ Thị Sáu bị chính quyền Quốc gia Việt Nam bắt sau khi đã ném lựu đạn giết chết 2 chỉ điểm viên ”

Vậy những tổ chức “ở trên chiến khu chống Pháp” và “đội Công an xung phong”... đã ghi về chị Sáu như thế nào?

Tịnh không có một chữ!

Những đồng đội mà đã có: “tiếng hô vang lên từ các trại giam vọng lại: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”” đâu rồi mà không kể lại?

Không còn một ai ư?

3. “Nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáuchỉ tồn tại là do máy mắn nhờ vào một “một tay lưu manh, anh chị có tiếng ”!

Một cụ già đến năm 1960 đã 70 tuổi, vậy đến 1975 là 85 tuổi, với “án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ” rất may năm 1960 đã “bị giam chung phòng” với Đại tá Lê Văn Thiện nên mới có câu chuyện này?

Vậy, nếu không có sự giam lẫn lộn giữa tù chính trị với tù hình sự của thực dân Mỹ thì không có “Nữ anh hùng huyền thoại”?

“Nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu” chỉ tồn tại nhờ vào may mắn?

Vì sao “Đại tá Lê Văn Thiện” lại “bị giam chung phòng” với “một người tù hình sự là Tám Vàng” - “án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ”?

4. Có ai biết nhà của “một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh” ở đâu không?

Nhà ở huyện, xã, thôn nào?

CHỊU!

Con cháu bây giờ là ai?

CHỊU!

Với tất cả những dữ liệu trên, cho ta thấy câu chuyện của “Đại tá Lê Văn Thiện” có thật tý nào không?

Với tất cả những dữ liệu trên, cho ta thấy câu chuyện “Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu” (Báo dân Trí, 27-7-2017) có thật tý nào không?

B. Đại tá Lê Văn Thiện… đạo văn của "Bác" Hồ?

I. Địa chỉ người kể chuyện.

Đại tá Lê Văn Thiện: “Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh”

"Bác" Hồ: “Đến Quỳnh Lâm và hỏi Bốn Sẹo.”

Câu chuyện “Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại Võ Thị Sáu” nó i sì phoóc chuyện "Bác" Hồ kể về Nguyễn Ái Quốc!


1. Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi:

“Anh thấy rõ và quyết định con đường nên đi. Cụ Phan Bội Châu vào bậc chú bác của anh. Cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh và một số thanh niên sang Nhật.

Nhưng anh không đi. Anh muốn làm gì?

Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi:

“Trong khi còn học ở trường Sát-xơ-lúp Lôba (Chasseloup- Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn...

2. Ông Mai ở Hải Phòng:

“Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng “Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ. Ông Mai kể lại...”

3. Gặp ông Dân ở Nha Trang:

“Theo địa chỉ ông Mai mách, anh Trần, người cộng tác trẻ của tôi, đến gặp ông Dân ở Nha Trang. Đây là những điều anh Trần ghi chép: “Ông Dân sáu mươi hai tuổi, chủ một cửa hàng nhỏ sạch sẽ và đông khách, nhà đông con. Ông ta tiếp tôi niềm nở và kể chuyện...”

4. Đến Quỳnh Lâm và hỏi Bốn Sẹo:

“Bây giờ anh ấy ở đâu?”

“Ông đến Quỳnh Lâm và hỏi Bốn Sẹo thì ở đấy ai cũng biết. Bây giờ anh ta đã khôn ngoan hơn và được mọi người mến”.



1. Một đồng chí thợ già tên là N. làm ở nhà máy điện…

“Một đồng chí thợ già tên là N. làm ở nhà máy điện thường cùng Bác đi dự các cuộc mít tinh. Một hôm khi cùng nhau từ cuộc hội họp đi về đồng chí N. thủ thỉ nói với Bác...”

2. Bác đến gặp đồng chí X. làm ở đầu máy xe lửa:

“Bác đến gặp đồng chí X. làm ở đầu máy xe lửa đi Pari - Bá Linh. Nghe nói Bác muốn đi Nga, đồng chí X. vui vẻ nhận giúp ngay. Đồng chí X. nói...”

3. Bác cùng mấy đồng chí người châu Phi

“Một hôm Bác cùng mấy đồng chí người châu Phi đi thăm một trại nhi đồng có độ 300 em...”

4. Người kể được tên thì là: Người cả thế giới biết tên!

“Ở Đại hội Quốc tế Phụ nữ, Bác đã gặp nhiều nữ đồng chí bônsơvích, trong đó có đồng chí Cơrúpxcaia (vợ Lênin)...”

Vậy đó: Võ Thị Sáu và Bác Hồ - ai thật hơn?

II. Độ tuổi người bạn tù.

Đại tá Lê Văn Thiện: “một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi”

Bác Hồ: “một tướng cướp già …Người này độ sáu mươi tuổi.”

Trong câu chuyện ở cuốn “Tình đất đỏ” thì: “đại tá Lê Văn Thiện kể lại, trong thời gian bị giam cầm ở "địa ngục trần gian" Côn Đảo, ông bị giam chung phòng với một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi”.

Trong khi đó Bác Hồ kể: “Ông Nguyễn ăn ở tốt với mọi người… những người bạn trong phòng … một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi”.

III. Tù chính trị giam cùng với tù gì?

Đại tá Lê Văn Thiện: “ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng”.

Bác Hồ: “Già Lý... chặn khách qua đường và bắt nộp tiền mãi lộ... người bị bắt bị cắt tai... xử tử.”

“Ông Nguyễn ăn ở tốt với mọi người, và mọi người cũng tốt đối với ông. Khi nào ông không đọc sách, ông nói chuyện thân mật với những người bạn trong phòng và nghiên cứu những đặc tính của họ. Hai người bị bắt làm ông chú ý hơn cả: một em bé học nghề mười ba tuổi đã giết một em bé học nghề khác cùng tuổi với nó, vì em này sau khi đánh bạc thua đã ăn cắp của nó một đồng bạc; và một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi, hòa nhã, mưu trí, và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm được thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn là một anh hùng.

“Tôi là một con sư tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn” – Y vừa nói vừa thở dài. Nhưng y rất lạc quan nói tiếp thêm: “Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây”.

Già Lý làm chúa một dãy núi có gia đình và một đội quân nhỏ chặn khách qua đường và bắt nộp tiền mãi lộ. Y thực hiện rất chặt chẽ nguyên tắc của tướng cướp rừng: Lần thứ nhất khách qua đường bị bắt viết thư về cho gia đình mang tiền đến chuộc. Tiền đến nơi thì người được thả. Tiền đến chậm, gia đình họ sẽ nhận được bức thư thứ hai viết với máu của người bị bắt, rồi một bức thư thứ ba với một ngón tay, rồi bức thư thứ tư với một cái tai của người bị bắt. Nếu bức thư cuối cùng này không có kết quả thì “giao kèo bị xé”, nghĩa là người bị bắt bị xử tử. Có một lần người đem thư trả lời là một cô gái trẻ tên là Bành Hương.

Bành Hương can đảm nói với già Lý: “Thưa đại vương tiền chúng tôi không có vì chúng tôi nghèo. Nhưng tôi đây, Đại vương bán tôi đi hoặc dùng tôi làm nô lệ hoặc tỳ thiếp hay đại vương giết tôi, đại vương muốn làm gì tôi thì làm nhưng tha cho cha tôi”.

Già Lý hết sức cảm động ôm lấy Bành Hương hôn…” (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch)

Vậy đó, đích thị đại tá Lê Văn Thiện đạo văn của "Bác" Hồ!

Vậy đó, Võ Thị Sáu và "Bác" Hồ - ai thật hơn?

27.07.2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo