Nguyên Thạch (Danlambao) - Bất chấp mọi những nguyên tắc căn bản của Liên Hiệp Quốc và xem thường Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Trung cộng đã ngông cuồng tuyên bố chủ quyền về Đường Phân Khúc 9 đoạn, tức “Đường lưỡi bò” mà đường này chiếm hơn 80% diện tích của Biển Đông, trong đó có các đảo thuộc chủ quyền của các quốc gia khác và đường giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới, cũng như trữ lượng dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.
Viễn ảnh khan hiếm, cạn kiệt nguồn năng lượng của hành tinh này khiến Trung cộng đã hoang mang để rồi đưa đến những hành động chiếm cướp những tài sản vốn không phải là của họ để đáp ứng tham vọng của một “đế quốc mới”.
Bất chấp mọi nguồn gốc lịch sử cùng những điều mà Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 giữa 167 quốc gia, (1) Trung cộng đã ngang ngược một cách ngông cuồng đánh chiếm 7 đảo ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đó là: Bãi Châu Viên, Đá Chữ Thập, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Bãi Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Đá Subi. Sau đó Trung cộng đã dồn nhiều nỗ lực để bồi lắp và xây dựng những căn cứ quân sự kiên cố, kể cả những hầm trú cho các hỏa tiễn đạn đạo, cũng như đã thiết kế những sân bay hiện đại dài trên 3km.
Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 m2, tính đến ngày 21/10/2014. Ngoài đường băng, trên hòn đảo nhân tạo này còn có cảng biển đủ lớn để đón tàu tiếp tế, tàu chiến đấu cỡ lớn, nhiều nhà máy xi măng, cơ sở hỗ trợ, cầu cảng, súng phòng không, hệ thống chống người nhái, trang thiết bị liên lạc, nhà kính, bãi đáp trực thăng. Ảnh: CSIS/AMTI.
Phần nền bê tông hiện trải rộng trên diện tích 100.000 m2, nơi rộng nhất là 400 m. Một số đồn đoán cho rằng Bắc Kinh có thể xây một đường băng tại đây nhưng giới chuyên gia nhận định công trình này quá nhỏ để có ảnh hưởng chiến lược.
Đá Gạc Ma hiện có các công trình như kênh tiếp cận, nhà máy bê tông, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm nhiên liệu, cơ sở quân sự nhiều tầng, radar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng gia cố. Ảnh: AMTI/Digital Globe.
Hành động mang tính bành trướng về quân sự một cách bất hợp pháp bị các nước láng giềng thuộc khối ASEAN và cả thế giới rất bất bình và quan ngại.
Trước những động thái khiêu khích đó, những quốc gia có liên quan trực tiếp đã rất lo sợ nhưng vì khả năng về quân sự rất bị giới hạn nên phải cúi đầu nhẫn nhịn để tránh những cuộc đụng độ mà hệ quả là có thể bị hủy diệt dưới dàn hỏa lực mạnh mẽ của kẻ cướp.
Quốc gia duy nhất hiện nay có đủ khả năng đối đầu với thế lực của Trung cộng không ai khác là Hoa Kỳ.
Chế độ CSVN đã bị lãnh đạo bởi một đảng chính trị độc đảng, đó là ĐCS (Đảng Cướp Sạch) là một đảng tôi tớ, nguyện làm tay sai cho giặc cướp Tàu cộng nên chuyện chống lại kẻ cướp là chuyện khó xảy ra. Xin đơn cử một vài thí dụ để chứng minh cho những điều tôi nói:
- Cách đây 60 năm, dưới chỉ thị của kẻ có quyền lực cao nhất ĐCS là Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký và gởi Công hàm 1958 cho Thủ tướng Chu Ân Lai Trung cộng để công nhận chủ quyền của Tàu cộng về lãnh hải ở Biển Đông. (3)
- Cách đây 43 năm, cộng sản Bắc Việt đã hùa theo giặc Tàu trong trận Hải Chiến Hoàng Sa, CSVN chẳng những đã làm ngơ mà còn hoan nghênh kẻ xâm lược sát hại tàu chiến của VNCH cùng giết chết 74 người anh em sĩ quan, chiến sĩ Hải quân thuộc QL/VNCH. (4)
Với chủ trương Trung Hoa là cái rốn của thế giới, một con Rồng châu Á sẽ trỗi dậy, khiến những năm gần đây Tàu cộng đã ngày càng tỏ ra ngang ngược một cách ngông cuồng, bất chấp mọi hiểm nguy của chiến tranh, mọi ảnh hưởng của sự tàn phá môi sinh. Quốc gia này đã tăng cường kinh phí cho quốc phòng, cài doanh nhân và gián điệp khắp nơi, mà Hoa Kỳ là quốc gia họ nhắm đến. Hoa Kỳ đã nhận biết được những diễn tiến kể trên nhưng có lẽ quá chủ quan và đôi khi xem thường đối phương nên sự lấn lướt của Trung cộng hiện đang trở nên một vấn đề nhức nhối nhất đối với Mỹ.
Với kế sách “Từ không có” đến “Đặt sự việc đã rồi” để chia quyền lợi, Trung cộng chỉ từ lời ít đến lời nhiều chứ không thua thiệt chi cả, mà chuyện lấm chiếm Biển Đông là một thí dụ điển hình. Thứ đến, chuyện nuốt chửng Việt Nam qua hình thức tạo dựng một chế độtay sai, chế độ ấy có bổn phận phải tiếp tay cho cho việc xâm lược trở nên hợp lệ và Trung cộng sẽ tuyên bố với thế giới rằng ĐCSVN tự nguyện xin sáp nhập Trung cộng với đầy đủ chứng cứ, văn bản (Hội Nghị Thành Đô 1990). Trong kế sách thôn tính trọn bộ Việt Nam, Tàu cộng có thể không tốn bất cứ viên đạn gây ồn ào nào. Theo sách lược này, Trung cộng từ một quốc gia không có Việt Nam thành một nước có cả hai. Thế chẳng phải là có lợi ư?.
Trước sự đe dọa Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh một cách ra mặt của Trung cộng, thiết tưởng Hoa Kỳ cũng nên xem vấn đề này là một trong những vấn đề tối quan trọng. Thế giới nói chung và toàn dân Việt Nam nói riêng sẽ rất thất vọng nếu Mỹ để cho Tàu cộng lấn lướt, qua mặt thì còn đâu sĩ diện của một cường quốc hàng đầu của thế giới?.
Cục diện Biển Đông do Trung cộng dậy nên sóng gió, các căn cứ quân sự, sân bay, hầm chứa đầu đạn, hỏa tiễn…là chuyện phải giải quyết ngay. San bằng các cơ sở quân sự ấy là điều cần thiết phải làm và Hoa Kỳ hoàn toàn có cơ hội và lý do để thực hiện trong sự ủng hộ tán thành của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ảnh minh họa - Courtesy Google image
Các học sinh, sinh viên cùng những khoa học gia của các quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, Canada, Úc, Ấn Độ và ngay cả các nhân tài của lớp hậu duệ VNCH hãy sớm đi vào con đường nghiên cứu và phát minh cho khoa học về chủ đề “Xâm nhập và thay đổi đạn đạo của các hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử hạt nhân” (change direction of nuclear weapons) thì quốc gia đó sẽ lãnh đạo thế giới cũng như sẽ vô hiệu hóa được lượng nguyên tử cực kỳ nguy hiểm vì khả năng của nó có thể hủy diệt hành tinh này.
14.08.2017
_________________________________
Chú thích: