30-4 ngày tang thương và Quốc Hận - Dân Làm Báo

30-4 ngày tang thương và Quốc Hận

Nguyên Thạch (Danlambao) - 30 tháng Tư, cái ngày mà đảng CS Bắc Việt gọi là đại thắng và thống nhất nhưng hệ quả của nó là biết bao hệ lụy. "Man rợ đã chiến thắng văn minh" (*) để rồi cả nước phải chịu chung cảnh nghèo nàn đói khổ cùng bao nỗi oan khiên uất hận...

Bao gia đình phải lâm vào cảnh ly tán, vượt biên, vượt biển khiến một số người kém may mắn đã không bao giờ nhìn thấy được bến bờ tự do. 

Từ ngày ấy của tháng Tư Đen, mọi của cải lẫn cả con người đã thuộc về trong cái gọi là "sở hữu của toàn dân" mà ĐCSVN là tầng lớp đại diện cho sự sở hữu ấy. Đảng tự cho bọn chúng có cái quyền đó qua điều 4 của Hiến pháp do chúng tự đề ra. 

Cái đám "lãnh đạo" nào vậy? Quyền lực thì chúng có quyền giữ, tiền bạc, của cải, tài sản, tài nguyên... chúng có quyền hốt. Nhưng đất nước nghèo túng tụt hậu, dân đói khổ, già trẻ lang thang, dăn oan khắp nước, môi trường bị hủy hoại, chất độc tràn lan, nợ công chồng chất, ngoại bang lấn chiếm trên bờ ngoài biển...thì chẳng thằng nào, con nào chịu trách nhiệm!. Thế không phải là một băng đảng khốn nạn thì là gì? Đứa nào, quan nào, tướng nào dám đứng ra chịu nhận tội trước quốc dân đồng bào?. 

Miền Nam thân yêu, một thể chế Tư Do, đầy Nhân Bản và Chính Nghĩa đã bị đoàn quân xâm lăng vào đây cướp của, giết người qua Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 72 và Tháng Tư Đen 19775. 

Người lính Việt Nam Cộng Hòa cùng Dân Cán Chính miền Nam đã chiến đấu để tự vệ một cách anh dũng kiên cường nhưng vận nước đã phải bị hy sinh để trao đổi cho tình trạng cộng sản đang bành trướng khắp thế giới vào cuộc "Chiến tranh lạnh". 

Không chỉ những người trai hùng đã ngã gục theo lằn đạn của quân thù, mà những cô nhi quả phụ cũng phải gánh chịu nhiều tang thương theo sự nằm xuống ấy. Ngày 30-4, chúng ta ghi nhận những chiến tích can trường của những chiến sĩ oai hùng trong chiến trận nhưng đừng quên khối tâm tư nhọc nhằn của những người vợ lính ở hậu phương. Một trong chuỗi đau thương mà một số người vợ lính phải ôm mãi qua thời con gái cho đến gần hết cả cuộc đời. Chúng ta hãy bùi ngùi thương xót cho những quả phụ qua bài thơ sau đây: 

Nỗi lòng chinh phụ 

Ngày ấy anh đi, không bao giờ trở lại 
Bỏ mặc em phận gái má hồng 
43 năm, em vẫn đợi, vẫn trông 
Người lính trẻ tang bồng chinh chiến. 

43 năn dáng kiêu hùng luôn hiện 
Trong giấc mơ rồi trò truyện cùng em 
Đêm mộng tan, sáng tựa bên rèm 
Người yêu hỡi... để em dài nỗi nhớ... 

Cảm ơn anh đã cho em được một lần làm vợ 
Của người hùng dẫu dang dở đời đau 
Dù tháng năm ngắn ngủi bên nhau 
Cũng đã đủ cho tim em khắc ghi vào ký ức. 

Bao năm dài, dáng anh vẫn sống trong tiềm thức 
43 năm duyên đứt đường tơ 
43 năm em vẫn đợi vẫn chờ 
Dẫu biết chắc, anh không bao giờ trở lại. 

Anh miên viễn nơi chiến trường quan tái 
Trả nợ núi sông và mãi mãi không về 
43 mùa đông cô đơn, em vẫn trọn nghĩa phu thê 
Bóng câu ngã, em đợi ngày về hạnh ngộ. 

Đã bao thu, bao mùa lá đổ 
Em vẫn nhặt lá vàng bên mộ người xưa 
Khóm lá thu ủ nỗi nhớ cho vừa 
Rừng lá ủ cũng còn chưa đủ ấm. 

Đường thênh thang, anh mây ngàn vạn dặm 
Mà hôm nay đời lắm gian lao 
30 tháng Tư từ lúc giặc vào 
Kể từ đó, khổ đau giăng kín. 

43 năm trong lặng thầm câm nín 
Dư âm buồn phủ kín đời đau 
Người lính Việt Nam Cộng Hòa ơi, khối thổn thức nghẹn ngào 
Người hùng hỡi, trên cao anh có thấu?. 

Tháng Tư 2018 



________________________________

(*) Nữ nhà văn Dương Thu Hương 


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo