Út trọc - gương mặt tiêu biểu của quân đội cộng sản - Dân Làm Báo

Út trọc - gương mặt tiêu biểu của quân đội cộng sản

Đồ Hiếm (Danlambao) - Trong thời đại Bả Chó hiện nay, đảng quỷ đã đào tạo và nuôi dưỡng hai lực lượng vô cùng phản động và luôn trung thành với đảng: Côn an và quân đội. Côn an thì tai tiếng từ lâu vì lúc nào cũng ra tay đánh dân rất hiểm ác còn hơn đánh kẻ thù. Quân đội lại nổi tiếng anh hùng... núp lùm và bám bờ, không dám đối đầu với giặc Tàu bành trướng. Cuối năm rồi theo luồng sức nóng của cái lò tôn, các phe nhóm, băng đảng tướng tá tham nhũng trong CA & QĐ tranh giành ăn chia không đều, đưa đến làn sóng tự diễn biến “ta tự cắn ta”. Đà Nẵng thì Tổng cục 5 của CA cho người sang tận Singapore dẫn độ thượng tá côn an Vũ Nhôm (Phan văn Anh Vũ) hồi cuối tháng 12/2017 về nước, còn ngoài Ninh Bình thì Tổng cục 2 của QĐ phát lệnh tạm giam thượng tá quân đội Út Trọc (Đinh Ngọc Hệ) vào đầu tháng 12/2017 để điều tra làm rõ. Trong phạm vi bài này, chỉ xin nói về đại án Út Trọc, vì tên này vốn là trùm của các trạm BOT hiện đang lùm xùm mưu tính vặt trụi lông dân đen.

Út Trọc là biệt danh của tên thượng tá Đinh Ngọc Hệ, sinh năm 1971 tại Ninh Bình (cùng quê với Cu Quang), đồng thời y cũng là chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn. Gọi ngắn gọn là Thái Sơn con, vì đây là một trong những công ty con của Tổng Công ty Thái Sơn cha - trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thái Sơn cha với môn bài làm ăn “có súng” (quân đội), nhưng thực tế kinh doanh chính là bất động sản và xây "cất”, chứ hoàn toàn không có hoạt động sản xuất nào liên quan đến quốc phòng (Dân ta phải hiểu “có súng” đây là để bảo kê và cướp ngày, chớ hổng phải để đánh giặc đâu à nghen!). Hai cha con Thái Sơn đăng ký hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư xây dựng, các công trình giao thông dân dụng, rồi khai thác khoáng sản đến vận tải hàng hóa, đến khai thác kho bãi, phân phối bia - rượu - nước giải khát, kinh doanh nhà hàng, khách sạn với 10 chi nhánh khắp cả nước. Nhưng nổi bật và cũng tai tiếng hơn cả là các dự án giao thông xây cầu đường, rồi sau đó lập nên vô số các trạm BOT để buộc người dân lưu thông qua lại phải nộp tiền mãi lộ. 

Cty Thái Sơn cha & con là mối quan hệ hàng dọc: Thái Sơn cha đã góp 20% vốn vào Thái Sơn con. Thái Sơn cha là thế lực gốc, có mối quan hệ quyền lực với Bộ Cá Tra, các tướng trong Quốc phòng, để tạo thế lực cạnh tranh với các đối thủ (cũng có súng như côn an, hay có quyền tại các đảng ủy địa phương), hầu tranh giành các dự án dưới danh nghĩa quân đội “sản xuất” như Vịt Teo (VietTel), và cướp đất công hay đất của dân mạo danh quốc phòng (như đất sân bay Tân Sơn Nhất hay đất Đồng Tâm). Hơn 8 năm qua, Thái Sơn con đã hợp tác liên danh với các doanh nghiệp như: Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cty Cienco1- trực thuộc Bộ GTVT), và được chỉ định thầu vô số dự án giao thông BT, cũng như sau đó được phép lập ra hàng loạt các trạm BOT để thu phí. Các công ty liên danh này tạo thành mối quan hệ hàng ngang - quan hệ với người thân, hay người tình - nhằm để khai khống, rồi chia chác và “cất” (biển thủ và rửa tiền). 

Xin giải thích thêm ở đây hai từ: 

BT (Build- Transfer: xây dựng - chuyển giao) là hình thức đầu tư được ký giữa nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng cơ sở như cầu đường; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư phải chuyển giao công trình đó cho nhà nước quản lý. 

BOT (Build- Operate- Transfer: xây dựng - vận hành - chuyển giao) là hình thức đầu tư được ký giữa nhà nước và nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng cơ sở. Xây xong, nhà đầu tư được quyền dùng các công trình đó để kinh doanh dưới hình thức thu phí BOT trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư mới chuyển giao công trình đó cho nhà nước. 

Nói gọn, qua hình thức BT, thì các quan đỏ chỉ có thể ăn hạm qua khai khống (vốn chi ít mà khai nhiều), hay làm láo, xây dối với kỹ thuật lạc hậu và vật liệu xấu (bê tông cốt tre, nhựa đường bánh tráng …). Còn qua hình thức BOT thì được ưu ái hơn nhiều, vì ngoài lợi nhuận như BT, lại thêm lợi nhuận vượt trội qua các trạm thu phí BOT trong thời gian dài (thường là hơn 20 năm), hay do giảm thuế (hơn 20 năm). Nhưng BOT đòi hỏi chủ đầu tư phải có vốn lớn (qua việc bắt tay với ngân hàng hay liên minh với các công ty gia đình đảng viên gộc) và có thế lực mạnh (có súng). Các dự án khủng BT, BOT mà Thái Sơn con cùng các đối tác liên danh đã, đang và dự định thực hiện có thể kể đến như: Dự án đầu tư khôi phục quốc lộ 20 – Lâm Đồng; dự án BOT cầu Việt Trì; dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái; dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3… 

- Dự án cầu Việt Trì (2013- 2015) 

Dự án cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì) có tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỉ đồng, được chỉ định cho liên danh nhà đầu tư gồm Cty Cienco- 1 (20%), Cty Yên Khánh (40%) và Cty Thái Sơn con (40%) thực hiện vào năm 2013. Thông xe 2015. Đến ngày 2/3/2016, Tổng cục Đường bộ cho phép đặt trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an toàn. Tất cả xe ô tô phải qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên. Theo thông tin cảnh báo thì Cầu Việt Trì chịu lực rất yếu, không đạt chuẩn an toàn, nhưng xe cứ phải trả phí BOT, sập tính sau! 

- Dự án Quốc lộ 20- Lâm Đồng (2014) 

Qua năm 2014, Công ty Thái Sơn lại tham gia liên danh với Tổng công ty 319, Cty Yên Khánh đầu tư vào dự án BOT để khôi phục, cải tạo chỉ một đoạn trên quốc lộ 20 qua địa phận Lâm Đồng với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng (BT 1300 tỷ, BOT 2700 tỷ). Theo hợp đồng, phương án thu hồi vốn cho dự án BOT được tính toán trên cơ sở tổng hợp vốn đầu tư dự án, lưu lượng xe qua lại, chi phí vận hành, tu sửa, lãi vay..., nhưng mọi hạch toán này đều không bao giờ được minh bạch. Thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án là 21 năm 4 tháng 5 ngày. 

- Dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái (2017) 

Dự án xây dựng đường và cầu Cát Lái có chiều dài khoảng 4,5km, ngang 60m với thời gian dự kiến xây dựng cầu Cát Lái là 2017 – 2020. Tổng mức đầu tư vào khoảng 5.700 tỷ đồng. Thái Sơn con và các công ty liên danh sau khi xây hoàn tất sẽ có quyền thâu phí BOT trong vòng 23,7 năm! Chà chà, cái vụ này khi phê duyệt ăn chia có dây mơ rễ má đến ma tù họ Đinh và một số cộng Nam tại Thành Hồ (tuy có kẻ đã về hưu), vì Trọng đang muốn “Nắm kẻ có tóc, không ai nắm kẻ (út) trọc đầu”. 

- Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 (2017) 

Một trong những công trình trọng điểm và được xem như là biểu tượng của Thành Hồ trong tương lai. Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành, khu đất bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (cảng Sài Gòn), vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Cầu Thủ Thiêm 3 được Sở Kế hoạch và đầu tư Thành Hồ giao liên danh 3 công ty gồm: Cty Cienco1, Cty Thái Sơn con và Cty Tuấn Lộc nghiên cứu lập đề xuất dự án theo hình thức BT. Chỉ mới được giao cho trúng thầu thôi, nhưng theo quy định bất thành văn của đảng: “mình phải có chi (đậm) sao, người ta mới giao chớ ”? 

Đáng chú ý, trong hàng loạt dự án mà Cty Thái Sơn trúng thầu luôn có một công ty luôn "cặp kè" với Thái Sơn con trong liên danh các nhà thầu, đó chính là Cty Yên Khánh. Giám đốc Cty Yên Khánh là Vũ Thị Hoan (sinh năm 1985), cùng quê Ninh Bình như Út Trọc. Sự thật bên trong là quan hệ Chí Phèo và Thị Nở thời Hồ Bả Chó. Út Trọc đã tạo dựng ra Cty Yên Khánh như là thủ thuật “rửa tiền” – thủ thuật bình thường mà các đảng viên đều làm đầu tiên, nhằm tẩu tán bớt khối tái sản khổng lồ của hắn, phòng khi bị các đồng chí tranh ăn tố cáo. Đó cũng là câu trả lời vì sao Cty Yên Khánh lại giàu phất lên một cách khủng khiếp trong các đầu tư BOT, tuy Vũ Thị Hoan chỉ xuất thân từ một gia thế tầm thường, thành lập công ty khi mới 20 tuổi vậy mà nay thị đã tích lũy được cả chục nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 10 năm! 

Ngoài quan hệ “dang díu”, còn thêm quan hệ “các kụ”: Vì Ninh Bình được xem là “cái nôi kách mệnh” của một số cán cộm trung cấp và cao cấp, nên chắc chắn trong phi vụ này, không chỉ có thượng tá, đại tá, mà còn cả tướng (cướp) nữa (như Trần Đại Cu?) và các kụ trên trung ương nữa. Các “kụ đảng viên” đã đầu tư hàng chục tỷ chắt chiu (qua hối lộ, tham nhũng hay cướp của dân) vào các phi vụ này. Đây là hình thức chơi hụi đen của các kụ. Ngoài Cty Yên Khánh, Út trọc đã tạo dựng thêm các công ty ma (rồi nhờ các đại tá quân đội đứng tên …), hay góp vốn vào các công ty trong hàng ngang (như việc mua lại 28% cổ phần của Cty Cienco1) để huy động vốn đầu tư từ các kụ đảng viên chơi hụi đen. Càng thu gom vốn càng lớn, càng dễ dàng ôm thầu hàng loạt dự án BOT giá trị hàng ngàn tỉ đồng, mà đã được chỉ định từ hàng dọc xuống (không cần đấu thầu công khai). Chỉ sau hơn 3 năm thành lập Thái Sơn con, lương lậu của một thượng tá QĐ dư thừa đến 2.004 tỉ để nhờ bồ nhí đứng tên mua lại “Quyền thu phí đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương” kể từ ngày 1/1/2014!!! 

Đi buôn có bạn, đi bán có phường, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn cha - là đại tá Phùng Danh Thắm, tự Thắm béo (gọi tượng đái Phùng Quang Thanh là chú họ). Thời còn đương chức bọ trưởng QP, Phùng Quang Thanh ưu ái giao nhiều hợp đồng béo bở trong quân đội lẫn ngoài dân sự cho Thắm béo. Út trọc lúc đó là đàn em của Thắm béo, chẳng qua chỉ là đứa thu tô cho Thắm béo mà thôi. Trong các công ty ma (trong hàng ngang) do Út Trọc lập ra còn có liên hệ với đại tá Bùi văn Tiệp - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, quân chủng phòng không - không quân. Nay đã có Tàu cộng phòng không dùm rùi, quân đội ta về nghỉ hưu, thu phí BOT ăn mười đời cũng không hết, khỏe re! 

Tuy tay Út đã bị tạm giam gần sáu tháng, nhưng cho đến nay Bộ Quốc Phòng vẫn chưa trưng ra bất kỳ lệnh bắt, khởi tố hay lệnh khám xét nào đối với Út Trọc. Chắc chắn Út Trọc một mình không bao sân được hết những dự án BT, BOT mà phía sau hắn là một quan hệ mafia chằng chịt và thối nát trong QĐ, trong Bộ Quốc Phòng và cả Bộ Cá Tra. Do đó, vì cái thể diện hèn hạ của “tiểu cục” (đảng csVN) khi trước hành động xâm lấn ngang ngược của “đại cục” (đảng cs TQ) nên vụ án Út Trọc này phải được cẩn trọng khoanh vùng nhạy cảm (tránh không đá động gì đến việc QĐ từ cha đến con chỉ mãi lo đi buôn), Bộ QP cần thời gian để xóa mọi dấu vết có liên quan đến Bộ Cá Tra, bộ trưởng QP và các tướng tá trong đường dây …, trước khi đưa ra một bản cáo trạng bịp bợm mỵ dân và lu loa lên đây chỉ là chuyện một cá nhân phạm lỗi chứ không liên quan gì đến QĐ nhăn răng. 

Giậu đổ bìm leo, báo rận lề đảng đua nhau đưa ra bao nhiêu là chuyện làm kinh doanh gian lận, bịp bợm của Út Trọc như chuyện Út Trọc còn bị tố cáo là dùng bằng giả để leo vào các chức vụ chủ chốt. Dưới đây xin tóm tắc các mánh mung của một thượng tá bộ đội trong việc đục khoét tiền dân: 

- Khai khống tổng giá trị công trình lên gấp nhiều lần để vay vốn ngân hàng, sau đó đem số tiền thặng dư này chia nhau bỏ túi. Điển hình như dự án cầu Việt Trì, khai khống tổng cộng công trình lên 1.828 tỷ (Thái Sơn con và liên danh góp vào 265 tỷ, 1.563 tỷ kia là vay ngân hàng). Còn chi phí thật sự cho công trình là bao nhiêu thì chỉ mình ên Út Trọc nắm mà thôi. Dĩ nhiên tổng giám đốc ngân hàng trong phi vụ này cũng được lại quả không dưới 10%, để nhắm mắt thông qua mọi thủ tục vay mượn. 

- Khai khống trong việc thanh toán tiền mua lại mặt bằng. Bằng chứng được phê duyệt giải phóng mặt bằng trong dự án Quốc lộ 20 - Lâm Đồng là 459 tỉ đồng, nhưng trên thực tế Út Trọc và liên danh của hắn chỉ chi ra có 32 tỉ đồng, chênh lệch hơn 420 tỉ đồng! Dĩ nhiên Út Trọc không dám hốt hết một mình 420 tỷ đâu mà phải biết điều với các kụ, vì còn phải giữ mạng để mà hưởng phí BOT 20 năm dài nữa chớ. 

- Khai man, rửa từ tiền bẩn thành tiền sạch. Út Trọc đã bỏ ra 250 tỉ đồng làm ăn phi pháp bấy lâu để mua lại quyền thu phí của trạm thu phí Bảo Lộc - Lâm Đồng nhưng lại hạch toán số tiền mua bán trên vào tổng mức đầu tư công trình một cách ngon ơ! Chưa hết, lợi dụng là chủ đầu tư độc quyền công trình, Út Trọc tha hồ vặt trụi lông dân đen bằng cách đặt ra vô số các trạm BOT thâu thuế từ Bắc vào Nam với giá phí cao một cách bất hợp lý. Nhiều con đường tồn tại hơn 50 năm, nay tà quyền cấu kết với nhà đầu tư (thường là cán cộm) để biến sở hữu của toàn dân thành sở hữu riêng của cha con nhà chúng một cách ngang nhiên. Theo thống kê đến tháng 9/2017, trên toàn quốc có 38 trạm BOT. Từ Bắc vào Nam nếu một người Việt lái xe hơi đi qua các trạm BOT phải tiêu tốn hết hơn 20 triệu tiền xăng dầu, nhưng tốn đến 93 triệu tiền thu phí, í quên nay phải gọi là thu giá BOT. Chỉ được miễn phí nếu là xe của Phúc, Quang, Ngân, Lú, các cán cộm trung ương… và đặc biệt xe của du khách Hoa kiều: “Hầy, hầy các nị tránh ra cho ngộ lái, lếu không thì ngộ tả nị xị à”! 

Út Trọc là một gương mặt tiêu biểu của cả lũ quân ăn tàn phá hại, chính là lũ quân đội nhăn răng anh hùng núp. Với cấp bậc thượng tá, hắn và đồng rận của hắn chỉ cần biết đi buôn dân bán nước, rồi "biết điều" với đồng rận trên cao thì bọn chúng sẽ được đảng cs bảo kê an toàn “còn đảng còn mình”. Chúng quên hết mọi nghĩa vụ của một người dân hay nhiệm vụ của người lính khi Tổ quốc bị xâm lấn như hiện nay. Chúng có súng không phải để bảo vệ đất nước hay hy sinh vì Tổ quốc, mà chúng dùng súng để cậy thế, cậy quyền cướp đất, cướp tiền thuế dân ngang nhiên giữa ban ngày ban mặt. Xưa chúng “đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”, nay chúng can tâm hại dân, giết dân, trốn chạy trước giặc Tàu bành trướng, vì chúng rặt toàn là lũ nô cộng, cúi ngục (ngu và nhục) trước Tàu cộng như tên tội đồ phản quốc tổng bí lú Nguyễn Phú Trọng của chúng. 

Dân mình mà vẫn tiếp tục vô cảm, để cho đảng CS Việt gian lãnh đạo, thì nước mất nhà tan chẳng có gì là xa vời nữa. 

28.05.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo