Thêm đôi (ba) trường hợp lệch pha - Dân Làm Báo

Thêm đôi (ba) trường hợp lệch pha

"Dường như dân chúng Việt Nam không chỉ ngố... quá mà còn ngố... lâu! Đến giờ này, họ vẫn chưa hiểu: Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam là... một." Trân Văn.

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi sinh trưởng ở Tây Nguyên nên không lạ gì hình ảnh một người đàn bà mang gùi (chất đầy khoai, măng hay củi) chậm bước trên những con đường mòn nhỏ hẹp giữa rừng. Tà tà theo sau là ông chồng thảnh thơi đi tay không, miệng phì phà vố thuốc, vai chỉ đeo một cái xà gạc nhẹ tênh.

Với nhiều vị ở miền xuôi, đây có thể là một cảnh tượng rất phản cảm và đáng chê trách - như dư luận đang ồn ào phê phán chuyện phụ nữ che dù cho (nguyên) TT Nguyễn Tấn Dũng, khi ông đến dự lễ khánh thành cầu Cao Lãnh, vào hôm 27 tháng 5 vừa qua. 

Tôi tin rằng thiên hạ sẽ bớt khắt khe hơn, nếu vấn đề được nhìn theo lăng kính của khoa nhân chủng hay xã hội. Giữa núi rừng hoang vu, mạng sống của chúng ta có thể bị đe dọa bởi nhiều loài thú dữ. Người chồng, vì thế, cần phải được rảnh tay để đối phó với hiểm nguy - khi cần. Và do đó nên ghánh nặng buộc phải... đặt lên vai người bạn đời (mảnh khảnh) thôi, chứ không còn lựa chọn nào khác cả. 

Dù mãnh thú đã gần như tuyệt chủng, và chuyện sở hữu một cây súng hoa cải để phòng thân (nay) chả khó khăn gì nhưng tập tục đi tay không của người đàn ông – ở nhiều nơi – vẫn còn tồn tại. 

Nhà xã hội học William F. Ogburn gọi đây là hiện tượng “cultural lag,” hay “lệch pha văn hóa” – theo như cách dùng từ của dịch giả Bùi Xuân Bách: “Theo Ogburn, sự lệch pha văn hóa là một hiện tượng xã hội phổ biến do khuynh hướng văn hóa vật chất tiếp tục tiến hóa và thay đổi rất nhanh, rất lớn, trong khi văn hóa phi vật thể có xu có xu thế chống đối lại những biến đổi và vẫn còn nguyên vẹn trong một thời gian dài hơn rất nhiều.” (According to Ogburn, cultural lag is a common societal phenomenon due to the tendency of material culture to evolve and change rapidly and voluminously while non-material culture tends to resist change and remain fixed for a far longer period of time.) 

Tuy vốn là người dân vùng biển nhưng Nguyễn Tấn Dũng “vô khu” từ khi còn niên thiếu, và sống khá nhiều năm ở trong rừng. Bởi thế, cách ông ấy ứng xử “tự nhiên như một người đàn ông miền núi” – theo thiển ý – là điều hoàn toàn có thể thông hiểu và thông cảm được. 

TBT Nguyễn Phú Trọng cũng thế, cũng đáng được dân Việt nhìn với ánh mắt khoan dung hơn chút xíu. Nhiều người rủa xả ông ấy là “đồ Việt gian.” Nhà văn Phạm Thành không tiếc lời xỉ vả: “Trọng lú ơi, tao xin mày đấy. Mày giàu có, mày quyền lực nhất Việt Nam rồi, mày còn chưa thỏa hay sao? Sao mày cứ say sưa liếm đít Tàu Cộng, rắp tâm bán nước Việt Nam cho Tàu Cộng mãi thế?” 

Ảnh: Lê Anh Hùng’s blog
Đỉnh điểm của sự việc xẩy ra vào ngày 23 tháng 5 năm 2018, khi một công dân Việt Nam - nhà báo Lê Anh Hùng - treo một biểu ngữ giữa thủ đô Hà Nội, với nội dung nguyên văn như sau: Yêu cầu nhà trức trách khởi tố và bắt giam tên trùm gián điệp Hoàng Trung Hải cùng tên Việt gian bán nước Nguyễn Phú Trọng kẻ đã bao che và đồng loã với y mười mấy năm qua. 

Chưa hết, năm hôm sau, vào ngày 28 tháng 5 năm 2018, tác giả của tấm biểu ngữ này còn không ngần ngại ghi thêm trên trang FB của ông: “Xem ra từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người ta chưa thấy một nhân vật đứng đầu một chính thể nào mà vô liêm sỷ đến mức độ như... Nguyễn Phú Trọng.” 

Tôi e rằng nhà báo Lê Anh Hùng đã hơi quá lời khi khẳng định như trên. Sự thực thì ông Nguyễn Phú Trọng (cùng giới lãnh đạo VN hiện nay) không phải là những kẻ đầu tiên hay duy nhất bán nước cầu vinh, và thuộc loại vô liêm sỷ. Cam phận chư hầu, nhờ cậy ngoại bang để giữ gìn ngôi báu không phải là chuyện hiếm trong đám vua quan (đớn hèn) ở khắp mọi nơi, suốt Thời Trung Cổ. 

Bóng đêm Trung Cổ - xem ra - vẫn còn bao trùm tâm thức của ông Trọng (nói riêng) và giới lãnh đạo cộng sản (nói chung) nên họ vẫn xem tổ quốc như tài sản riêng của dòng tộc, và sẵn sàng cắt đất đem dâng miễn là bảo toàn được quyền lợi của chính mình cùng phe nhóm. 


Như tên gọi, ông Trọng là một kẻ “lú” nên hành xử lệch pha - đã đành. Thế còn hằng trăm triệu dân Việt (cả trong lẫn ngoài nước) thì sao? Dường như họ vẫn suy tưởng như đám lê dân thuộc Thời Trung Cổ, vẫn quan niệm giang sơn là tài sản riêng của đám vua quan nên để mặc đất nước cho bọn này thao túng. Hiếm hoạ mới có dăm người lên tiếng yêu cầu quốc hội đừng biểu quyết dự luật cho ngoại bang thuê đất. “Dường như dân chúng Việt Nam không chỉ ngố… quá mà còn ngố… lâu! Đến giờ này, họ vẫn chưa hiểu: Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam là… một.” Lại thêm một vụ “lệch pha” thấy rõ! 

07.06.2018

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo