Võ Ngọc Ánh (Danlambao) - Hắn khao khát Việt Nam có những doanh nghiệp, sản phẩm như Google, Samsung, Apple... Tuy nhiên, rất không an toàn khi sử dụng các sản phẩm công nghệ, kết nối thông tin có xuất xứ từ các nước cộng sản, độc tài. Bởi nhà nước ấy luôn bất chấp chuẩn mực quốc tế, luật pháp để can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát và cai trị người dân.
"Đánh" Huawei không phải vô cớ
Các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Qualcamm, Intel, Broadcom... đã ra tuyên bố ngừng cung cấp, hoặc sẽ hạn chế bán thiết bị, công nghệ, tài nguyên cho Huawei.
Trước đó, Mỹ, Australia, New Zealand, Canada, Anh, Nhật Bản, Hà Lan... cấm cửa, hoặc sử dụng hạn chế cộng nghệ 5G do Huawei phát triển.
Nỗi lo của các quốc gia dân chủ, văn minh không phải vô cớ. Bởi trước đó, thiết bị công nghệ của Huawei được lắp đặt tại tòa nhà Liên minh châu Phi ở thủ đô Ethiopia được phát hiện đã truyền tất cả thông tin, dữ liệu về máy chủ ở Thượng Hải từ nửa đêm đến 2 giờ sáng trong gần ba năm.
Mấy ngày trước, ông Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc đã lên tiếng, Huawei không liên quan đến chính quyền Bắc Kinh. Lời cam kết của chính quyền Trung Cộng không đủ xây niềm tin ở các quốc gia.
Bởi Trung Quốc xưa nay nổi tiếng thiếu tử tế, quốc gia ăn cắp công nghệ và có nhiều thủ đoạn trên khắp thế giới. Thông qua các thiết bị công nghệ việc ăn cắp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Không ai có thể đảm bảo được các công ty Trung Quốc không khuất phục trước nhà nước độc tài Trung Cộng, buộc họ phải cài đặt các giải pháp kỹ thuật theo ý đồ của Bắc Kinh.
Hàng Việt và niềm tin
Cộng sản thì dù Việt Nam hay Trung Quốc không khác nhau mấy. Hơn nữa Việt Nam xưa nay được cho là ‘copy’ mô hình của láng giềng phương bắc từ thể chế, phát triển kinh tế… đến cách kiểm soát người dân.
Tại Việt Nam, nhiều công ty trong nước hiện nay đã là chủ các doanh nghiệp công nghệ. Từ sản xuất điện thoại thông minh như Bphone, Vsmart, chương trình duyệt web Cốc Cốc, mạng xã hội Zalo hay như Zing Me và hàng loạt mạng xã hội trước đó, đến phần mềm diệt vi-rut BKAV...
Nhà sản xuất dễ dàng can thiệp từ việc chặn ứng dụng, truy cập, theo dõi hoạt động của người sử dụng… Họ làm điều này vì tuân thủ luật pháp, chỉ thị miệng, nhưng có khi chỉ là thói quen, sự phục tùng.
Do đó, chưa hẳn các sản phẩm do người Việt trong nước làm chủ, nghiên cứu, sản xuất có chất lượng thấp. Chính niềm tin đã làm cho các sản phẩm công nghệ Việt Nam khó thành công ngay chính với người Việt.
Dù các nhà sản xuất có đưa ra lời cam kết về an toàn và tính độc lập với chính quyền, nhưng điều này là không đảm bảo.
Bởi ngay cả nhưng công ty quốc tế như Google, Facebook... chính quyền Việt Nam cũng đưa ra luật pháp rừng rú của mình để can thiệp, buộc các công ty này phải phục tùng từ việc gỡ thông tin, đến xóa tài khoản.
Ngoài can thiệp trực tiếp, chính quyền còn lập nên đội ngũ dư luận viên đông đảo để tạo ra các báo cáo giả cho các công ty như Google, Facebook. Điều này khiến không ít thông tin bị xóa, nhiều tài khoản bị đóng. Dù chiếu theo quy định của các công ty trên, thực tế các tài khoản kia chẳng hề vi phạm.
Các công ty trong nước không thể không tuân thủ luật pháp của nhà nước. Một kiểu luật pháp chỉ muốn trói buộc người dân để cai trị. Và các công ty này không thể độc lập và được luật pháp bảo vệ như các công ty ởMỹ, Anh, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Vậy các sản phẩm công nghệ của các công ty trong nước chắc nên chỉ dành cho hơn bốn triệu đảng viên cộng sản sử dụng. Tuy nhiên, phần nhiều trong đám đảng viên kia vào đảng chỉ vì ‘cái túi’, đủ tiền cho con đi học ở xứ tự do... Với đảng họ chỉ, “dạ trước mặt, trổ cặt sau lưng”, hoặc có những mánh mung khác... Nên đảng viên cũng chẳng muốn đảng biết điều họ đang làm. Vậy nên chính đảng viên cũng từ chối sản phẩm công nghệ được đảng ủng hộ.
Hắn vui khi mua một chiếc áo, món hàng nào đó có Made in Vietnam. Nhưng việc mua, sử dụng một thiết bị, ứng dụng công nghệ do một công ty của các xứ sở độc tài chưa bao giờ hắn có niềm tin. Bởi niềm tin đối với một sản phẩm công nghệ không chỉ được tạo từ chất lượng sản phẩm, mà còn bởi chính thể chế, hệ thống luật pháp của quốc gia mà công ty sở hữu nó mang quốc tịch.