Dân Làm Báo - Phiên tòa hiệu trưởng mua/bán/hiếp dâm học sinh chưa thành niên chấm dứt. Một phiên tòa xử kín vì ô nhục phải được dùng để dấu che ô nhục. Ông quan tòa tay trái cầm cán cân công lý tay phải cầm thẻ đỏ đăng đàn trả lời báo chí. Tưởng sẽ che được phần nào sự ô nhục nhưng lại làm cả nước thấy rõ hơn khuôn mặt bỉ ổi của mình.
Quan tòa vụ án Sầm Đức Xương: Xử kín là đúng
Ông Mai Văn Hùng, Chánh tòa Hành chính Hà Giang, chủ tọa phiên xử vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò, khẳng định với VnExpress.net ngày 11/3 rằng không phải chịu bất cứ sức ép nào, ngoài việc tuyên sao cho đúng người đúng tội.
- PV: Chủ tọa có thể nói rõ hơn vì sao phải xử kín vụ án Sầm Đức Xương ngày 10/3 vừa qua?
- MVH: Việc này đã có rất nhiều báo đưa nhưng không có báo nào đưa ra chính xác tòa xử kín như vậy có đúng pháp luật hay không. Theo tôi, về mặt thực tế, có thể nói bất cứ người nào chẳng may có con em mình chưa đủ tuổi thành niên đi bán dâm mà bị phát hiện, họ sẽ không muốn xử công khai. Nếu công khai cho nhiều người xem, sau này tương lai con em họ có thể bị ảnh hưởng.
Còn với tòa, phải xử làm sao để vừa trừng trị nhưng cũng phải giáo dục giúp đỡ để người ta phát triển.
Về mặt pháp luật, ở Bộ luật tố tụng hình sự điều 18 và 307 có ghi trong trường hợp cần thiết tòa án có thể xử kín. Tòa không làm sai luật.
Dân Làm Báo:
1. Nếu vậy từ giờ trở đi phải có luật mới: tất cả mọi phiên tòa về bán dâm phải được xử kín.
2. Cấm tất cả báo chí đăng tải bất kỳ thông tin nào về các vụ mãi dâm vì tương lai con em họ có thể bị ảnh hưởng.
3. Phiên tòa này không phải chỉ xử 2 cô Thúy, Hằng. Còn một bị cáo khác nữa là Sầm Đức Xương, đảng viên / cán bộ / hiệu trưởng vừa mua dâm vừa môi giới dâm cho các đảng viên / cán bộ khác. Ông Xương được xử kín cũng để sau này... tương lai của tên cán bộ 54 tuổi này không bị ảnh hưởng ?
4. Điều 18 Luật Tố Tụng Hình Sự - Xét xử công khai
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Trong vụ án này trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật là danh sách đen với 16 cán bộ đảng viên mọi cấp mua dâm nữ sinh dưới tuổi chưa thành niên; sợ phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc đúng ra là sợ phơi bày trước nhân dân bộ mặt dơ bẩn, phạm thuần phong mỹ tục của đảng; và nếu có "đương sự yêu cầu (chính đáng!) thì chắc chỉ có Sầm Đức Xương cộng với 16 đảng viên mua dâm đang thấp thỏm cộng với chỉ thị từ Ba Đình phải bằng mọi giá giữ cho được cái mặt nạ "đạo đức bác Hồ" của đảng.
Điều 307 Luật Tố Tụng Hình Sự - Xét xử
1. Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
2. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
Điều 18 ít ra cũng đưa ra 3 trường hợp chung chung (tùy nghi sử dụng) về việc xử kín. Sang tới điều 307 thì quan tòa đảng ta cứ thoải mái "trong trường hợp cần thiết" để cứ thế mà "tòa không làm sai luật"
- PV: Phiên tòa sơ thẩm lần 2, mẹ bị cáo Thúy và Hằng khá bức xúc khi không được vào dự. Họ đã liên hệ với cán bộ tòa nhưng bị từ chối không cho vào, ông có thể giải thích lý do?
- MVH: Trong Bộ luật hình sự có chương quy định với người chưa thành niên phạm tội. Còn tố tụng hình sự có chương thủ tục tố tụng với người chưa thành niên.
Với 2 bị cáo Hằng và Thúy là trường hợp phạm tội khi chưa thành niên, nhưng đã thành niên trong quá trình tố tụng. Khi xử kín, chỉ có những người có giấy triệu tập của tòa án mới được có mặt trong phiên xét xử như bị cáo, nhân chứng, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Mẹ của 2 bị cáo không được tòa triệu tập nên không thể vào.
Điều này nói lên sự bất nhân, bất cập của những kẻ thi hành luật và ông tòa áp dụng luật này. Họ sẵn sàng áp dụng một điều luật nào đó do họ đặt ra để không cho hai người mẹ vào tham dự phiên tòa xủ con của mình. Chính ông tòa đảng viên này nói: chỉ có những người có giấy triệu tập của tòa án mới được có mặt trong phiên xét xử như bị cáo, nhân chứng, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Không lẽ mẹ của 2 nữ sinh Thúy, Hằng không được xem là người có nghĩa vụ với con mình? Luật sư thì 2 nữ sinh bị áp lực phải từ chối từ trong tù. Cha mẹ thì không cho vào. Hai cô gái bơ vơ giữa pháp đình tha hồ cho bè lũ thông đồng của đảng, dùng cái gọi là luật để lộng hành.
Sự kiện ông tòa Mai Văn Hùng lôi điều 307 để phân trần lại một lần nữa cho nhân dân cả nước thấy lại và ghi nhớ rằng: hiệu trưởng cán bộ đảng viên Sầm Đức Xương và các quan chức tai to mặt lớn trong danh sách đen đã dụ dỗ và hiếp dâm các em bé vị thành niên. Những từ mua dâm và bán dâm chỉ áp dụng cho những kẻ đã trưởng thành (theo định nghĩa của pháp luật) giữa người mua, bán, và môi giới dâm.
- PV: Việc phong tỏa các ngả đường trong quá trình xét xử khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, vì sao phải làm như vậy thưa ông ?
- MVH: Công việc chính của tôi là xét xử vụ án và điều khiển phiên tòa bên trong nên phía ngoài tôi không có trách nhiệm. Tuy nhiên, có một quy định của pháp luật là khi xử kín thì mọi người không có giấy triệu tập của tòa án sẽ không được vào phòng xử. Khái niệm "phòng" trong quy định này không thể hiểu một cách bó buộc được. "Phòng" có thể là một khoảng sân, một khu vực diễn ra hoạt động xử án. Những người không có trách nhiệm thì không được tiếp cận những thông tin trong phòng xử, nên nhiều khi phải mở rộng phạm vi cách li bảo vệ để đảm bảo giữ kín thông tin của phiên tòa.
Khi mà một ông quan toà muốn "diễn" một khái niệm "phòng" theo kiểu cở nào cũng được như thế thì những điều một hai ba bốn tám chín mười nào đó của bộ luật hình sự, ông ta cũng sẽ diễn tùy nghi thôi.
- PV: Gia đình bị cáo Hằng và Thúy ở ngoài phiên tòa nói rằng sức khỏe các con họ không được tốt. Thêm vào đó bị cáo không có luật sư và người thân bên cạnh, liệu việc này có ảnh hưởng đến kết quả phiên tòa ?
- MVH: Thực tế, tôi thấy các bị cáo không hề bối rối. Pháp luật có quy định, khi giải quyết công việc điều tra, truy tố xét xử người chưa thành niên cần phải có những người hiểu biết về họ. Khi xét xử bị cáo là người chưa thành niên, Hội đồng xét xử buộc phải có giáo viên và cán bộ Đoàn thành niên. Hôm qua là một ví dụ. Một số người chưa thành niên, tòa đã chủ động mời một cán bộ Đoàn tham dự.
Nếu đúng như ông quan tòa này nói, 2 bị cáo còn trẻ, không luật sự, không người thân tham dự, mà không hề bối rối thì đây chỉ là 1 phiên tòa kịch. Vở kịch đã có kết luận từ đầu. Hai bị cáo đã bị đi từ áp lực đến thương lượng với củ cà rốt là bản án tù treo với cái giá phải trả là từ chối luật sư, chấm dứt mọi thông tin về những nhân sự liên hệ khi bị tròng đầu bởi cái dây thòng lọng án treo. Ngược lại thì ông ta lại nói dối.
- PV: Trong phần kết luận của Hội đồng xét xử, ông có nhắc đến một vật chứng đã được chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra về hành vi mua bán dâm người vị thành niên. Việc này cụ thể như thế nào?
- MVH: Vật chứng này liên quan đến vụ mua bán dâm khác chứ không liên quan đến 3 bị cáo Thúy, Hằng và Xương. Người tố cáo đến cơ quan điều tra là cháu K (đề nghị giấu tên). Vật chứng là 2 viên thuốc tránh thai mà kẻ môi giới đã mua cho cháu.
Xét thấy vụ việc này không liên quan đến Sầm Đức Xương và người mua dâm tên vẫn chưa xác định được nên HĐXX quyết định tách riêng để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Tên của người môi giới vẫn chưa thể tiết lộ để đảm bảo bí mật.
Cháu K này là N.T.K, học sinh lớp 8C, trường PTCS Thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên. Từ tháng 9 năm 2010 đã tố cáo đích danh hiệu trưởng Sầm Đức Xương phá trinh em và nhiều học sinh khác. Em N.T.K đã được những quan chức này đưa thuốc tránh thai khẩn cấp cho em. Em đã bị hãm hiếp tại phòng mang số 106, khách sạn Tân Bình, huyện Bắc Quang. Chính báo chí đã đăng tải là ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, Công an huyện Vị Xuyên đã tiến hành xác minh vụ việc để vào ngày 7.9.2010, công an tỉnh Hà Giang đã ra lệnh bắt tạm giam Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại nhà riêng.
Chúng ta hãy ghi nhớ điều này từ chính miệng của ông quan tòa "HĐXX quyết định tách riêng để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ" để xem khi nào thì hệ thống pháp lý rừng rú này sẽ làm rõ chuyện những cán bộ đảng viên hãm hiếp trẻ em chưa thành niên.
- PV: Ở phiên xử phúc thẩm một năm trước đó, hai bị cáo Thúy và Hằng có tố ra một loạt “danh sách đen” khiến phiên tòa phải hoãn lại để điều tra từ đầu. Song, những nhân vật này không được nhắc đến trong kết luận của tòa?
- MVH: Trong quá trình xét xử phúc thẩm lần trước, 2 bị cáo có tố cáo bán dâm cho một số người khác khiến phiên tòa phúc thẩm phải hủy án để điều tra lại từ đầu. Quá trình điều tra thấy chưa đủ căn cứ nên không khởi tố và đưa ra xét xử.
- MVH: Danh sách đen' là khái niệm của báo chí chứ thực ra không có 'danh sách đen' nào. Ở phiên phúc thẩm, các bị cáo Hằng và Thúy có tố cáo bán dâm cho người này người kia. Phúc thẩm đã hủy án và giao cho cơ quan điều tra làm rõ, nhưng do chưa đủ căn cứ nên chưa đề nghị truy tố. Không có chuyện tòa án quay lại kiến nghị vì công an đang thụ lý. (http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/12189/-danh-sach-den--la-do-bao-chi-.html)
Phiên dịch ra ngôn ngữ của đảng: cho chìm xuồng. Phát biểu của ông quan toà đảng viên cũng phản ảnh sự thô bỉ cùng cực của một con người. Ông ta đã phủ nhận thứ và chụp lên đầu đây là "khái niệm" của báo chí. Một lần nữa, đây là danh sách đen, với chữ viết có thể kiểm chứng được là của ai. Nếu đây là một bịa đặt thì đó không thể xem là "khái niệm của báo chí" mà là hành vi vu khống và bôi đen cán bộ của đảng và nhà nước. Tại sao không truy tố những phóng viên, tổng biên tập về tội phạm tày trời này? Một lần nữa đây là những cán bộ mua dâm mà đảng ra sức bảo vệ:
“đồng chí” Nguyễn Trường Tô, kẻ đã từng là chủ tịch tỉnh, UVTƯĐ,
“đồng chí” Đinh Xuân Hùng – giám đốc ngân hàng chính sách tỉnh,
“đồng chí” CA Tấn – em ruột giám đốc CA tỉnh,
“đồng chí” Định – phó chủ tịch Vị Xuyên,
“đồng chí” Bích – trưởng ban tổ chức CA tỉnh,
“đồng chí” Tiến – CA tỉnh,
“đồng chí” Minh – CA tỉnh,
“đồng chí” Hướng – cán bộ hải quan
“đồng chí” Thành – giám đốc doanh nghiệp,
“đồng chí” Dũng tài xế bưu điện (lẫn chở gái vị thành niên) …
- PV: Vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò được nhiều người quan tâm và có những dư luận trái chiều. Là chủ tọa thứ 3 xét xử vụ án, ông có bị chịu sức ép nào?
- MVH: Báo chí và dư luận đã lên tiếng về vụ việc khá nhiều. Tuy nhiên, tôi không chịu bất cứ sức ép nào. Có chăng sức ép duy nhất của tôi là xử sao cho đúng người đúng tội. Người có tội phải chịu trách nhiệm, còn người vô tội phải được tuyên không có tội. Nghề này cũng như các nghề khác đều có sức ép riêng.
Đúng! ở xã hội này, bất cứ nghề nào cũng có sức ép riêng. Phần ông tòa xử chuyện cán bộ đảng mua + bán + hiếp dâm gái chưa thành niên này, sức ép cũng rất riêng. Đó là sức ép của cả một tập đoàn đang sống, chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại.
*
Bản tin của VNExpress:
Quan tòa vụ án Sầm Đức Xương: Xử kín là đúng
Ông Mai Văn Hùng, Chánh tòa Hành chính Hà Giang, chủ tọa phiên xử vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò, khẳng định với VnExpress.net ngày 11/3 rằng không phải chịu bất cứ sức ép nào, ngoài việc tuyên sao cho đúng người đúng tội.
- Chủ tọa có thể nói rõ hơn vì sao phải xử kín vụ án Sầm Đức Xương ngày 10/3 vừa qua?
- Việc này đã có rất nhiều báo đưa nhưng không có báo nào đưa ra chính xác tòa xử kín như vậy có đúng pháp luật hay không. Theo tôi, về mặt thực tế, có thể nói bất cứ người nào chẳng may có con em mình chưa đủ tuổi thành niên đi bán dâm mà bị phát hiện, họ sẽ không muốn xử công khai. Nếu công khai cho nhiều người xem, sau này tương lai con em họ có thể bị ảnh hưởng.
Còn với tòa, phải xử làm sao để vừa trừng trị nhưng cũng phải giáo dục giúp đỡ để người ta phát triển.
Về mặt pháp luật, ở Bộ luật tố tụng hình sự điều 18 và 307 có ghi trong trường hợp cần thiết tòa án có thể xử kín. Tòa không làm sai luật.
|
Ông Hùng trong phiên tòa vụ Sầm Đức Xương. Ảnh: Tuấn Anh. |
- Phiên tòa sơ thẩm lần 2, mẹ bị cáo Thúy và Hằng khá bức xúc khi không được vào dự. Họ đã liên hệ với cán bộ tòa nhưng bị từ chối không cho vào, ông có thể giải thích lý do?
- Trong Bộ luật hình sự có chương quy định với người chưa thành niên phạm tội. Còn tố tụng hình sự có chương thủ tục tố tụng với người chưa thành niên.
Với 2 bị cáo Hằng và Thúy là trường hợp phạm tội khi chưa thành niên, nhưng đã thành niên trong quá trình tố tụng. Khi xử kín, chỉ có những người có giấy triệu tập của tòa án mới được có mặt trong phiên xét xử như bị cáo, nhân chứng, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Mẹ của 2 bị cáo không được tòa triệu tập nên không thể vào.
- Việc phong tỏa các ngả đường trong quá trình xét xử khiến người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, vì sao phải làm như vậy thưa ông ?
- Công việc chính của tôi là xét xử vụ án và điều khiển phiên tòa bên trong nên phía ngoài tôi không có trách nhiệm. Tuy nhiên, có một quy định của pháp luật là khi xử kín thì mọi người không có giấy triệu tập của tòa án sẽ không được vào phòng xử. Khái niệm "phòng" trong quy định này không thể hiểu một cách bó buộc được. "Phòng" có thể là một khoảng sân, một khu vực diễn ra hoạt động xử án. Những người không có trách nhiệm thì không được tiếp cận những thông tin trong phòng xử, nên nhiều khi phải mở rộng phạm vi cách li bảo vệ để đảm bảo giữ kín thông tin của phiên tòa.
- Gia đình bị cáo Hằng và Thúy ở ngoài phiên tòa nói rằng sức khỏe các con họ không được tốt. Thêm vào đó bị cáo không có luật sư và người thân bên cạnh, liệu việc này có ảnh hưởng đến kết quả phiên tòa ?
- Thực tế, tôi thấy các bị cáo không hề bối rối. Pháp luật có quy định, khi giải quyết công việc điều tra, truy tố xét xử người chưa thành niên cần phải có những người hiểu biết về họ. Khi xét xử bị cáo là người chưa thành niên, Hội đồng xét xử buộc phải có giáo viên và cán bộ Đoàn thành niên. Hôm qua là một ví dụ. Một số người chưa thành niên, tòa đã chủ động mời một cán bộ Đoàn tham dự.
- Trong phần kết luận của Hội đồng xét xử, ông có nhắc đến một vật chứng đã được chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra về hành vi mua bán dâm người vị thành niên. Việc này cụ thể như thế nào?
- Vật chứng này liên quan đến vụ mua bán dâm khác chứ không lien quan đến 3 bị cáo Thúy, Hằng và Xương. Người tố cáo đến cơ quan điều tra là cháu K (đề nghị giấu tên). Vật chứng là 2 viên thuốc tránh thai mà kẻ môi giới đã mua cho cháu.
Xét thấy vụ việc này không liên quan đến Sầm Đức Xương và người mua dâm tên vẫn chưa xác định được nên HĐXX quyết định tách riêng để cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Tên của người môi giới vẫn chưa thể tiết lộ để đảm bảo bí mật.
- Ở phiên xử phúc thẩm một năm trước đó, hai bị cáo Thúy và Hằng có tố ra một loạt “danh sách đen” khiến phiên tòa phải hoãn lại để điều tra từ đầu. Song, những nhân vật này không được nhắc đến trong kết luận của tòa?
- Trong quá trình xét xử phúc thẩm lần trước, 2 bị cáo có tố cáo bán dâm cho một số người khác khiến phiên tòa phúc thẩm phải hủy án để điều tra lại từ đầu. Quá trình điều tra thấy chưa đủ căn cứ nên không khởi tố và đưa ra xét xử.
- Vì sao bị cáo Sầm Đức Xương được giảm 10 năm 6 tháng tù xuống 9 năm so với bản sơ thẩm của huyện Vị Xuyên?
- Giới hạn xét xử ở phiên hôm qua, VKSND truy tố các hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo Sầm Đức Xương mua dâm ít hơn so với mức sơ thẩm cấp huyện. Một số lần mua dâm của Xương chưa đủ căn cứ và có thể liên quan đến một số người khác nên cần điều tra them để làm rõ. Với bị cáo Hằng và Thúy cũng thế, số lần môi giới mại dâm bị truy tố cũng ít hơn nên được giảm án.
Hơn nữa, góc độ phiên xử sơ thẩm lần trước, việc đánh giá, nghiên cứu, xử lý người chưa thành niên phạm tội chưa chuẩn xác. Nguyên tắc điều 69 Bộ luật hình sự, với tội phạm này thì mặt trừng trị nên giảm hơn, thay vào đó là mặt giáo dục để giúp đỡ.
- Vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò được nhiều người quan tâm và có những dư luận trái chiều. Là chủ tọa thứ 3 xét xử vụ án, ông có bị chịu sức ép nào?
- Báo chí và dư luận đã lên tiếng về vụ việc khá nhiều. Tuy nhiên, tôi không chịu bất cứ sức ép nào. Có chăng sức ép duy nhất của tôi là xử sao cho đúng người đúng tội. Người có tội phải chịu trách nhiệm, còn người vô tội phải được tuyên không có tội. Nghề này cũng như các nghề khác đều có sức ép riêng.
Hoàng Anh
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/03/quan-toa-vu-an-sam-duc-xuong-xu-kin-la-dung/
*
'Danh sách đen' là do báo chí?
Sau khi phiên tòa kết thúc, ông Cao Xuân Hùng – thẩm phát chủ tọa phiên xét xử vụ án "hiệu trưởng mua dâm" đã có buổi trao đổi với các cơ quan báo chí. Ông Hùng nói rằng: “Danh sách đen là của... các cơ quan báo chí, chứ không có bản danh sách đen nào!”.
Xử kín có đúng luật?- Thưa ông, tại sao phiên tòa lại xử kín? Việc tòa xử kín như vậy có đúng pháp luật hay không?
Về mặt thực tế, có thể nói bất cứ một nguời nào mà chẳng may có con em mình chưa thành niên đi bán dâm mà bị phát hiện, chắc chắn những người đó không muốn đưa ra xử công khai. Có thể không che giấu tội lỗi của con em mình vì có trường hợp gần như là nạn nhân, non tuổi quá…
Để làm những việc đó, vậy có muốn đề nghị xét xử công khai, đề nghị mọi người đến để xem? Chắc chắn không ai có ý định đó vì họ không muốn con mình sau lên thế nào, ai lấy... Xử là vừa trừng trị, giáo dục, giúp đỡ để người ta phát triển lên.
Còn về mặt pháp luật, đã có quy định ở Bộ luật Tố tụng Hình sự tại Điều 18 và 307.
Thẩm phán Cao Xuân Hùng |
- Lúc tuyên án ông có nói một vật chứng chuyển cơ quan điều tra xử lý việc khác liên quan đến mua dâm. Vậy thực tế điều này ra sao?
Vật chứng trong bản án có quyết định giữ lại giao cho cơ quan thi hành án tiếp tục bảo quản để chờ giải quyết trong vụ án khác. Vụ này của một người mua bán dâm, cháu này nhỏ tuổi. Trong bản án có nói đến phần quyết định tôi đọc là cháu N.T.T.K, cháu này gia đình tố cáo ra cơ quan công an chứ không phải là do Thúy hay Hằng dẫn dắt.
Họ có mang vật chứng là 2 viên thuốc tránh thai chưa uống nên bị gia đình phát hiện ra, từ đó vụ việc mới bị lộ ra. Việc này ko liên quan đến Sầm Đức Xương mua dâm, đối tượng đó chưa tìm thấy nên vụ việc được tách ra để tiếp tục điều tra. Vụ này chẳng qua xảy ra cùng thời điểm với vụ Sầm Đức Xương.
- Xử kín ngày hôm qua (ngày 10/3) các ngả dường đều bị phong tỏa, có cả lực lượng bảo vệ và chó nghiệp vụ. Nhiều người mặc thường phục đứng ra ngăn cản báo chí. Vậy tòa phối hợp với đơn vị nào, dựa trên điều luật nào?
Mình là thẩm phán, chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm điều khiển phiên tòa, bên ngoài không thuộc trách nhiệm của mình. Ở ngoài thuộc trách nhiệm của cơ quan công an. Trong trường hợp cần thiết họ có thể phối hợp với những người khác là điều hết sức bình thường
Khái niệm đã xử kín, những người không có trách nhiệm không được tiếp cận thông tin. Do đó phòng xử có thể cách xa để thông tin không lọt ra ngoài được, nếu gần quá trong có thể lọt ra ngoài. Nguyên tắc khi xử kín không có giấy triệu tập không được đến tòa, còn khi tuyên sẽ công khai.
Để đảm bảo phiên tòa xét xử hoàn thành tốt thì các cán bộ tòa chủ động không bố trí việc gọi các đương sự ở các phiên tòa khác đến mà đổi sang ngày khác. Còn với người dân, nếu khẩn cấp họ vẫn có thể đến, giả sử ngày cuối kháng cáo mà không giải quyết cho họ sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Không có 'danh sách đen'?- Quy định xử kín đã được nói rõ nhưng bị cáo Hằng và Thúy bức xúc vì không có người thân được đến dự vì có quyền lợi sát sườn. Họ đã liên hệ với cán bộ tòa nhưng bị từ chối không cho vào, ông có thể giải thích rõ vì sao?
Trong bộ luật hình sự có chương những quy định với người chưa thành niên phạm tội. Khái niệm đó tức họ phạm tội lúc chưa thành niên. Còn tố tụng hình sự có chương thủ tục tố tụng với người chưa thành niên. Cả hai khác nhau là chưa thành niên và chưa thành niên phạm tội.
Không có 'danh sách đen' vụ hiệu trưởng mua dâm? |
Có thể xảy ra tình huống người chưa thành niên phạm tội và sau này quá trình các thủ tục tố tụng người ta vẫn là người chưa thành niên. Còn có trường hợp khi phạm tội người ta chưa thành niên nhưng đến giai đoạn tố tụng người ta đã thành niên (điều tra chưa thành niên nhưng sang tòa đã thành niên).
Nếu người chưa thành niên phải có người đại diện, tòa án phải cử luật sư. Còn phạm tội lúc chưa thành niên nhưng đã thành niên khi xử thì thủ tục đó không còn nữa. Có thể trong giai đoạn điều tra có đại diện luật sư nhưng khi xét xử không cần thiết nữa, tòa không cần chỉ định, bị cáo có thể mời. Nếu chưa thành niên, tòa có thể thanh toán tiền cho luật sư.
- Đủ 18 tuổi không cần luật sư nhưng bị cáo phải có đơn. Trường hợp bị cáo từ chối, có điều luật nào cấm không cho luật sư trao đổi hay bị cáo đơn phương từ chối?
Không có điều luật cấm. Nhưng bị cáo đang bị tạm giam, không ai có thể ở bên ngoài với tư cách luật sư có thể vào gặp được. Muốn vào trại phải có giấy của cơ quan tiến hành tố tụng.
Cụ thể Thúy và Hằng đầu tiên có đơn viết tay đơn xin gặp người nhà để bàn có mời luật sư hay không. Dựa vào đơn đó, công an đã cho mời gia đình Thúy và Hằng lên cùng bị can nói chuyện và lập thành văn bản thống nhất không nhờ luật sư.
Sau đó, các bị can viết đơn xin từ chối luật sư trong giai đoạn điều tra truy tố xét xử. Hôm qua, tại tòa chúng tôi có hỏi lại việc viết đơn, các bị cáo đều trả lời bảo có và khẳng định không ai mớm và ép mà điều đó hoàn toàn tự nguyện. Tất cả đã được thẩm tra tại tòa.
Thực tế hôm qua chúng tôi không thấy họ bối rối. Về pháp luật có quy định, khi giải quyết công việc điều tra truy tố xét xử người chưa thành niên cần phải có những người hiểu biết về người chưa thành niên. Ví dụ khi xét xử bị cáo còn là người chưa thành niên thì trong hội đồng xét xử buộc phải có giáo viên và cán bộ đoàn thanh niên. Ví dụ Hằng và Thúy chưa thành niên thì họ buộc phải có những thành phần này.
- Là chủ tọa phiên tòa, anh đánh giá thế nào về kết quả phiên tòa ngày hôm qua?
Thứ nhất, giới hạn xét xử ở phiên tòa hôm qua, VKS truy tố hành vi bị cáo Xương mua dâm ít hơn so với VKS cấp huyện. Cái đó liên quan đến vấn đề mua dâm với người khác, vẫn đang tiếp tục xác minh chưa đủ chứng cứ để truy tố.
Bị cáo Thúy và Hằng cũng vậy. Số lần môi giới mại dâm cũng xác định ít hơn so với số lần bị truy tố tại tòa cấp huyện, và được xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Nguyên tắc điều 69 Bộ luật hình sự, đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là giúp đỡ, mặt trừng trị sẽ giảm hơn, thay vào đó là mặt giáo dục thuyết phục để họ trưởng thành sẽ cao hơn so với những người đã thành niên.
Còn hành vi cũng thế, với người thành niên mức án sẽ nặng hơn.
- Liên quan đến bản 'danh sách đen' không được đưa vào do không đủ căn cứ, và đã chuyển cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ?
'Danh sách đen' là khái niệm của báo chí chứ thực ra không có 'danh sách đen' nào. Ở phiên phúc thẩm, các bị cáo Hằng và Thúy có tố cáo bán dâm cho người này người kia. Phúc thẩm đã hủy án và giao cho cơ quan điều tra làm rõ, nhưng do chưa đủ căn cứ nên chưa đề nghị truy tố. Không có chuyện tòa án quay lại kiến nghị vì công an đang thụ lý.
Xin cám ơn ông!
Kiên Trung ghi
http://m.tin247.com/danh_sach_den_la_do_bao_chi-1-21732526.html
*
TAND tỉnh Hà Giang nói gì sau vụ hiệu trưởng mua dâm
(Tin tuc) - Sau khi TAND tỉnh Hà Giang tuyên phạt Sầm Đức Xương 9 năm tù giam về hành vi “mua dâm trẻ vị thành niên” – mức án đã được giảm so với phiên sơ thẩm trước đó. Dư luận tại Hà Giang tỏ vẻ băn khoăn về phán quyết này. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Vì sao Sầm Đức Xương được giảm án? Vì sao Thúy và Hằng lại từ chối luật sư bào chữa? Vì sao phiên tòa lại được xử kín?.
Để làm rõ hơn về những “nghi vấn” trên của dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với một lãnh đạo của TAND tỉnh Hà Giang - Thẩm phán Mai Văn Hùng, Chánh tòa hành chính – TAND Tỉnh Hà Giang.
Trả lời thắc mắc về việc các bị cáo đều được giảm án so với bản án sơ thẩm của TAND huyện Vị Xuyên, Hà Giang, ông Mai Văn Hùng cho biết điều này xuất phát từ nhiều yếu tố.
Sau khi tòa phúc thẩm TAND tỉnh Hà Giang hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Vị Xuyên và yêu cầu Cơ quan CSĐT tỉnh Hà Giang điều tra lại vụ việc, kết luận số lần mua, bán dâm, môi giới mại dâm của cả 3 bị cáo Xương, Thúy, Hằng đều ít hơn so với kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an huyện Vị Xuyên trước đây nên đã xem xét để giảm hình phạt đối với cả ba bị cáo.
Đối với hai bị cáo Hằng và Thúy, trong quá trình xét xử, thời điểm đó 2 bị cáo này chưa đủ tuổi vị thành niên, nhận thức còn hạn chế và bản thân 2 bị cáo cũng đã tỏ ra hối lỗi, thành khẩn khai báo và thừa nhận mọi hành vi phạm tội như cáo trạng của Viện KSND tỉnh Hà Giang, nên HĐXX đã thống nhất phải giảm án để bị cáo có điều kiện sớm hòa nhập cộng đồng.
Ông Mai Văn Hùng, Chánh tòa Hành chính, TAND tỉnh Hà Giang. |
Về việc hai bị can Nguyễn Thanh Thúy và Nguyễn Thị Thúy Hằng từ chối mời luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vừa qua, ông Hùng cho biết, trong giai đoạn cơ quan điều tra đang làm việc, bị can Thúy và Hằng đã có đơn xin gặp người nhà để bàn bạc về việc có tiếp tục mời luật sư bào chữa nữa hay không. Dựa vào cái đơn đó, cơ quan công an đã bố trí cuộc gặp để 2 bị can Thúy, Hằng và gia đình gặp nhau, rồi đã đi tới thống nhất lập văn bản thống nhất sẽ không mời luật sư.
Văn bản này có chữ ký đầy đủ của mẹ, thậm chí cả chị của bị can Thúy, Hằng. Sau đó 2 bị can Hằng và Thúy đã viết đơn xin miễn luật sư.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh: "Trong phiên xét xử hôm 10/3, HĐXX cũng đã tiến hành xem xét và hỏi lại các bị can có bị ai mớm, ai ép thực hiện việc đó hay không, có phải tự nguyện hay không thì 2 bị cáo đều cho biết là hoàn toàn tự nguyện và điều đó xuất phát từ mục đích cá nhân. Việc này đều có hội thẩm, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa thực hiện giám sát.
Ông Hùng cho biết, dù không có luật sư bào chữa tại tòa nhưng tại phiên tòa, hai bị cáo Thúy và Hằng vẫn hết sức tỉnh táo. Luật có quy định khi điều tra truy tố, xét xử những người chưa thành niên thì cũng phải cần có những người chưa thành niên giám sát. Nếu hôm qua bị cáo Thúy, Hằng chưa thành niên thì trong HĐXX buộc phải có đoàn thanh niên và giáo viên ở đó.
Về việc vì sao TAND tỉnh Hà Giang lại tiếp tục xử kín phiên tòa này, ông Mai Văn Hùng khẳng định việc này hoàn toàn đúng luật và phù hợp với tính chất, mức độ của vụ việc: “Bất cứ người nào có con, em bị phát hiện dính dáng tới vụ việc kiểu như thế này thì cũng không ai muốn được đưa ra xử công khai cả. HĐXX cũng không muốn mở công khai. Chúng tôi cũng đã xét hỏi trong số các cháu được triệu tập tới tòa, có một cháu đi mua hộ bạn viên thuốc tránh thai đã bị bố đánh một chút nhưng chắc chắn rằng ông bố ấy cũng không muốn đông người biết con có mặt trong phiên xét xử. Chúng tôi tiến hành xử theo pháp luật, cũng vừa để trị nhưng cũng vừa để giáo dục, giúp đỡ những người vi phạm tự giáo dục mình”.
Sẽ tiếp tục điều tra một vụ bán dâm khác
Liên quan đến thông tin HĐXX đề nghị cơ quan thi hành án tiếp tục bảo quản một vật chứng trong vụ án này để chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang tiếp tục điều tra, làm rõ một vụ mua bán dâm khác. Ông Hùng cho biết, tòa đã xem xét và thấy đây là vật chứng của một vụ việc mua bán dâm nhưng lại nằm trong một vụ án khác nên đã có quyết định đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ.
Phiên tòa vụ án hiệu trưởng mua dâm hôm 10/3
“Khởi nguồn của vụ án Sầm Đức Xương chính từ một đơn tố cáo của gia đình cháu Nguyễn Thị T.K. (SN 1996, học sinh trường Tiểu học Việt Lâm) liên quan đến vụ án trên và vật chứng là hai viên thuốc tránh thai. Chính từ đó, vụ việc đã được vỡ lở, phát hiện chứ không phải gia đình Thúy, Hằng đi tố cáo. Và vụ đang được điều tra này không liên quan tới Sầm Đức Xương mà liên quan đến một đối tượng khác tên là D. (chưa rõ họ tên và địa chỉ) nên cơ quan điều tra đã tách ra và hiện nay vẫn còn phải tiếp tục xác minh.
Viên thuốc tránh thai đó là sau khi bán dâm, đối tượng D. đưa cho em K. uống sau khi K. bán dâm cho đối tượng D. tại khách sạn Tân Bình, huyện Bắc Quang, Hà Giang. .K đã được đối tượng này trả cho 200.000 đồng sau khi bán dâm và đến nay cơ quan điều tra cũng đã xác định được đối tượng môi giới và đang tiếp tục làm rõ.
Vụ việc này diễn ra trùng thời điểm vụ án Sầm Đức Xương bị phát hiện nên nhiều người đã nhầm tưởng Thúy và Hằng là môi giới", ông Hùng cho biết thêm.
http://www1.eva.vn/tin-tuc/tand-tinh-ha-giang-noi-gi-sau-vu-hieu-truong-mua-d...
*
Hiệu trưởng mua trinh học trò
Thứ Sáu, ngày 11/09/2009, 11:34
(24h) - Mấy ngày nay, cả thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, Hà Giang) bàng hoàng trước thông tin có tới hàng chục em học sinh cấp 2 đã bị... thầy hiệu trưởng phá trinh. Sự việc kéo dài đã lâu và chỉ bị bại lộ bởi... một viên thuốc.
Ngày 7/9/2009, Công an huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) đã ra lệnh bắt tạm giam ông Sầm Đức Xương, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) vì tội tham gia đường dây mua bán trinh trẻ vị thành niên.
Theo nguồn tin ban đầu, ông Sầm Đức Xương đã tham gia đường dây mua dâm bán trẻ vị thành niên là các học sinh cấp 2, cấp 3, học trò của chính mình trong một thời gian khá dài.
Ngôi trường nơi có hàng chục nữ sinh bị cưỡng bức
Vụ việc vỡ lở khi phụ huynh của một học sinh thấy con mình có dấu hiệu đau đớn, chảy máu nhiều ở bộ phận sinh dục đã gặng hỏi. Khi cháu bé nói lên sự thật, phụ huynh của cháu bé này đã gửi đơn tố cáo tới công an huyện Vị Xuyên.
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, Công an huyện Vị Xuyên đã tiến hành xác minh vụ việc. Ngày 7/9, Công an tỉnh Hà Giang đã ra lệnh bắt tạm giam Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại nhà riêng (thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên).
Cũng trong ngày 7/9, ông Sầm Đức Xương đã bị kỷ luật khai trừ đảng tại trường THPT Việt Vinh (nơi ông Xương đang công tác).
Lộ mặt vì một... viên thuốc
Gia đình em N.T.K (học sinh lớp 8C, trường PTCS Thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên) là người đầu tiên dũng cảm đứng lên tố cáo hành vi con em mình bị hại.
Sau khi nhận được thông tin, PV tìm đường tới nhà em học sinh bị hại.
Căn nhà cấp bốn của người bác ruột cháu K. nằm khuất nẻo sau con đường đất ngoằn ngoèo. Từ khi biết chuyện, bố mẹ K. đã dè chừng cảnh giác, tránh tiếp xúc với tất cả người lạ mặt. Ông Nguyễn Văn Hải, bác ruột cháu K. là người duy nhất trong gia đình tỉnh táo và cương quyết đứng lên viết đơn tố cáo vụ việc đứa cháu ruột mình bị hại.
Một phụ huynh có con bị cưỡng bức đang xót xa kể lại sự việc
“Hôm đó là thứ 4, ngày 26/8, cháu K. về nhà với vẻ mệt mỏi, thất thần khác với mọi ngày. Em trai tôi (bố cháu K.) gặng hỏi, nhưng cháu im lặng không nói gì. Một lúc sau, mẹ của cháu thấy trong cặp cháu có một vỉ thuốc còn sót lại một viên, một viên đã bị bóc ra. Gặng hỏi mãi, cháu K. mới nói đó là thuốc của một chị đưa cho dặn về nhà uống và đã bóc ra uống một viên.
Em trai tôi nghi ngờ, đó là thuốc kích dục hoặc thuốc tránh thai, nên bảo mẹ cháu mang ra hiệu thuốc (cạnh KM 26, Quốc lộ 2) để hỏi. Chủ hiệu thuốc cho biết, đấy là thuốc tránh thai khẩn cấp. Đến lúc ấy, nhà tôi (vợ ông Hải – PV) và mẹ cháu K. mới kéo cháu ra một góc, tỉ tê hỏi chuyện, cháu mới nói ra sự thật. Đau đớn và xót xa quá...” - ông Hải tâm sự.
Theo cung cấp của ông Hải với PV, chiều 26/8, sau khi tan học, cháu K được một bạn học cùng trường tên T. (học trên một lớp, cùng trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) rủ: “Đi xem mặt người yêu với chị!”.
Sau đó, T. đưa cháu K. lên một chiếc xe hơi do một người khác đưa xuống khách sạn Tân Bình (huyện Bắc Quang). Tại đây, K. được đưa lên phòng 104. Trong lúc ngồi đợi, một trong số người này gọi điện cho một người đàn ông xuống phòng 106 rồi đẩy cháu K. vào đó...
Sau khi sự việc đã xảy ra, mấy người này đưa cho cháu K. hai viên thuốc dặn mang về uống, chia làm hai lần.
Sáng 27/8, cháu K. đi học về nhà đưa cho mẹ một mẩu giấy của một người bạn cùng lớp (tên N.) có nội dung: “Mẹ cậu có hỏi về chuyện ấy của chúng mình và về viên thuốc thì đừng nói gì nhé!”. Nét chữ học trò còn nguệch ngoạc, chưa thẳng dòng. Mẹ cháu tra hỏi, K. sợ hãi kể hết mọi chuyện. Cháu cho biết, cháu bị đe doạ, nếu tiết lộ sẽ bị đánh.
Đau đớn và xót xa, sau nhiều ngày suy nghĩ, ngày 3/9, ông Hải đã thay mặt em mình viết đơn tố cáo gửi công an thị trấn Việt Lâm và báo cáo sự việc tới giáo viên chủ nhiệm của cháu K. (cô Mai Thị Hà) và ban giám hiệu trường.
Hai má mì tuổi học trò
Đêm phố núi ồn ào bởi tiếng mưa đêm. Thế nhưng, trong căn nhà cấp 4 của ông Hải, không khí như chùng xuống. Khuôn mặt đăm chiêu và đen sạm sau bao ngày mất ngủ, ông Hải ngồi trầm ngâm tư lự. Ông xót xa: “Cháu tôi mới 13 tuổi thôi...”.
Câu chuyện giữa đêm của chúng tôi chỉ có ông vợ chồng ông Hải, anh Lưu (bố cháu K.) và mấy người địa phương dẫn đường. Chị Hương (mẹ cháu K.) và K đang ở nhà, cách đó vài trăm mét.
K. là con lớn của vợ chồng anh chị Lưu - Hương. Hai vợ chồng trước làm công nhân ở nông trường, nay đã nghỉ, sớm tối cùi cụi với nương chè, nương ngô. Anh cho biết: “Cháu K. năm nay mới 13 tuổi, nó sinh năm 1996, vừa mới bước vào năm học mới được chưa đầy tuần lễ. So với chúng bạn, cháu lớn hơn hẳn về ngoại hình (cháu đã cao tới 1m60), nhưng nhận thức chậm hơn. Chính vì thế, cháu mới ngờ nghệch không biết đấy là viên thuốc gì và mới để mẹ cháu biết. Chứ nếu cháu khôn ngoan, giấu nhẹm đi thì có lẽ, chúng tôi cũng không biết được...”.
Sau ngày viết đơn tố cáo lên ban giám hiệu nhà trường, buổi trưa ngày hôm sau (4/9/2009), đã quá giờ tan trường mà chưa thấy con về, anh chị Hải lo lắng lên trường tìm con. Tới nơi, anh chị thấy cháu K. cùng các cháu khác (cháu N., cháu T., cháu H.) đang ngồi viết bản tường trình...
3 hôm sau (ngày 7/9), ông Hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh (huyện Bắc Quang) Sầm Đức Xương đã bị Công an huyện Vị Xuyên ra lệnh bắt tạm giam. Được biết, khi nhà trường (trường PTCS Thị trấn Việt Lâm) yêu cầu viết bản tường trình, các cháu mới khai ra người đàn ông đã hãm hại các cháu là một thầy giáo có tên... Sầm Đức Xương!
Trong lá đơn viết tay trên tờ giấy học sinh và trong quá trình cung cấp, trao đổi thông tin với PV, gia đình em K. khẳng định đã gửi viên thuốc còn lại và mẩu giấy viết tay (do người bạn tên N đã viết cho cháu K. hôm 27/9) cho Công an huyện Vị Xuyên làm tang chứng.
Sau lá đơn tố cáo của gia đình cháu K., gia đình cháu N. (cùng học lớp 8C với K, người viết mẩu giấy trên cho K.) cũng đã làm đơn tố cáo việc con em mình bị xâm hại. Vụ việc vỡ lở, cả thị trấn Việt Lâm (huyện Vị Xuyên) bàng hoàng và phẫn nộ, bởi theo thông tin ban đầu, hàng chục học sinh cấp 2 đã trở thành nạn nhân của người thầy vô luân.
Trước khi Sầm Đức Xương bị Công an huyện Vị Xuyên bắt giữ, hai học sinh có tên Nguyễn Thị Thuý và Hằng (vừa tốt nghiệp cấp 3 vào tháng 6/2009, trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên) đã bị bắt.
Theo lời khai trong bản tường trình của các học sinh cấp 2 trường THCS thị trấn Việt Lâm, hai học sinh này đã rủ rê, đưa các em lên xe ô tô tới nhà nghỉ rồi đẩy các em vào phòng có người đàn ông lạ mặt đã chờ sẵn. Ông Sầm Đức Xương chỉ bị bắt khi hai em Thuý và Hằng khai nhận tại Công an huyện Vị Xuyên về danh tính “người đàn ông lạ mặt”.
Cũng qua bản tường trình và lời khai của các em học sinh nói trên, hàng chục em học sinh cấp 2 trường THCS Thị trấn Việt Lâm - những nạn nhân của một đường dây mua - bán, cưỡng hiếp trinh trẻ vị thành niên bắt đầu hé lộ...
http://m.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/tin-soc-hieu-truong-mua-trinh-hoc-tro-c51...